Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Không có thông tin, dân mới suy đoán, đồn thổi

"Nếu không chủ động cung cấp trước thì mặt trận thông tin chính thống sẽ bị bỏ trống. Có khoảng trống thì dân chúng phải nghe ngóng, suy đoán, đồn thổi. Thông tin vỉa hè, mạng xã hội có cơ hội lên ngôi. Các thế lực chống đối cũng nhân đó mà ùa vào tuyên truyền, lũng đoạn thông tin", GS, Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương chia sẻ.
Không có thông tin, dân phải suy đoán
- Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có phát biểu đáng chú ý về việc phải chủ động đưa thông tin  chính xác, định hướng cho tốt trước các luồng dư luận trên mạng xã hội. Là nhà khoa học xã hội, ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, ông đón nhận thông điệp này thế nào?
- Chỉ đạo của Thủ tướng về việc đổi mới cách cung cấp thông tin là việc làm rất cần thiết, không thể muộn hơn. 
Việc này đáng lẽ phải làm từ lâu lắm rồi.
GS. TSKH, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga,
ông Trần Ngọc Thêm
.
Có hai tiêu chí để xác định giá trị thông tin. Thứ nhất là thông tin đúng, thứ hai là kịp thời.
Cách ứng xử của chúng ta với thông tin từ trước vẫn chịu  chi phối bởi hai yếu tố đó là ảnh hưởng của văn hóa làng xã và tư duy xã hội thời bao cấp.
Văn hóa làng xã là văn hóa dựa trên quan hệ tình cảm trong phạm vi một cộng đồng xã hội khép kín, luôn cố gắng quan hệ tốt với nhau để hỗ trợ, nhờ vả nhau. Đó là thứ văn hóa âm tính, chủ quan. Từ đó dẫn đến lối ứng xử “Tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại”, với chủ trương “Không vạch áo cho người xem lưng” cái gì sai thì “Đóng cửa bảo nhau”, v.v.
Truyền thống văn hóa ấy tạo ra thói quen thông tin thiếu trung thực. Nói khác đi, không phải là đúng sự thật hay không mà là “thông tin tốt hay xấu”, “thông tin có lợi hay không”.
Thời bao cấp, chúng ta từng cấm dân “nghe đài địch”, ấy vậy mà không cấm được hoàn toàn. Nhiều người vẫn thức đêm chờ đến giờ để dò tìm sóng với âm lượng vừa đủ nghe.
Thời bao cấp đã qua, thế giới đã trở nên phẳng từ lâu, do vậy cách quản lý xã hội kiểu cũ không còn phù hợp. Nhà quản lý không thể tiếp tục muốn nắm độc quyền thông tin. Đó là cách vận hành phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Hệ quả là thiếu dân chủ và tác dụng ngược là khiến cho xã hội vận hành không bình thường.
Trong khi đó, quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và trong Điều 69 của Hiến pháp nước ta năm 1992.
- Vậy chúng ta đã từng bước có sự điều chỉnh ra sao thưa ông?
- Trong thế giới phẳng, thông tin lan tràn như hiện nay thì cách quản lý kiểu xin - cho không còn phù hợp. Nếu không chủ động cung cấp trước thì mặt trận thông tin chính thống sẽ bị bỏ trống. Có khoảng trống thì dân chúng phải nghe ngóng, suy đoán, đồn thổi. Thông tin vỉa hè, mạng xã hội có cơ hội lên ngôi. Các thế lực chống đối cũng nhân đó mà ùa vào tuyên truyền, lũng đoạn thông tin. Rất tai hại.
Không nên tái diễn tình trạng cứ đến lúc mọi người đồn thổi ầm ĩ lên rồi, báo chí chính thống mới đưa tin. Kết quả là nhiều khi chuyện không có gì đáng phải giấu giếm mà kết cục mọi thứ trở nên rối loạn không đáng.
Lực lượng báo chí rất hùng hậu, rất đông đảo chưa phát huy được vai trò và sức mạnh đặc thù. 
Chỉ đạo của Thủ tướng có nói cái ý đó. Tức là, đừng để rơi vào thế lúng túng, cái gì cũng đánh giá là “nhạy cảm”, cũng gán cho chữ “mật” càng chỉ khiến cho chúng ta bất lực trước sự bùng phát mạnh mẽ, khuynh đảo mặt trận thông tin của các mạng xã hội…
- Hiện nay giới báo chí rất dè chừng khái niệm “nhạy cảm”, dù khái niệm này không nằm trong bất cứ văn bản pháp quy nào. Là nhà khoa học xã hội, xin GS cho biết khái niệm “nhạy cảm” từ đâu ra và vì sao nó có thể đi trên pháp luật như vậy?
- Khởi đầu, “nhạy cảm” chỉ là khái niệm chỉ mức độ dễ phát sinh cảm xúc mạnh của các bộ phận trên cơ thể (vùng nhạy cảm), từ này dần dần được chuyển sang chỉ những khái niệm mang tính tinh thần nhiều hơn như “tâm hồn nhạy cảm”, và cuối cùng, như ta thấy, nó được dùng để chỉ tất cả những gì mà người ta muốn… tránh né.
Phải chăng đây là dấu hiệu của sự tùy tiện. Chúng ta đã biết một thực trạng rất phổ biến trong quản lý xã hội là cái gì không quản được thì “cấm”. Cấm cho an toàn. Lý do dễ nhất là vin vào từ “nhạy cảm”.
Thế nào là “nhạy cảm”? Chẳng có luật lệ nào định nghĩa thế nào là “nhạy cảm” cả. Khái niệm “nhạy cảm” là một sản phẩm rất điển hình của nền văn hóa nông nghiệp âm tính trọng tình của chúng ta. Rất mơ hồ, rất chung chung, hiểu sao cũng được. Một khi đã mơ hồ, không rõ ràng thì đó chính là mảnh đất tốt nhất cho những suy diễn, phán đoán. Không có đủ thông tin nên không có gì làm chuẩn mực, đúng sai không phân định được rạch ròi… Những khái niệm kiểu như thế này cần phải xóa bỏ vĩnh viễn.
Không còn chỗ cho tin vỉa hè
- Thông điệp vừa rồi của Thủ tướng cũng đã xác định rõ ràng yêu cầu chủ động thông tin, đặc biệt quan tâm đến hiệu ứng của mạng xã hội. Theo GS, đi vào cụ thể, nên lưu ý những giải pháp nào?
- Phải lấy nguyên tắc minh bạch, công khai làm đầu. Thông tin phải đúng sự thật và kịp thời. Xem việc cung cấp thông tin đúng sự thật và kịp thời cho dân là nhiệm vụ, trách nhiệm chứ không phải là đặc quyền “ban phát”.
Tư duy quản lý phải thay đổi tận gốc rễ. Cách quản lý kiểu “ban phát” là không hiệu quả nếu không nói là phản tác dụng.
Đừng để như vừa qua, đó là chỉ cần xuất hiện một thông tin giật gân mang tính “thâm cung bí sử” trên một vài mạng xã hội là làm cho dư luận rúng động.
Họa hoằn lắm có cơ quan quản lý chính thức lên tiếng thì cũng đã muộn, người đọc đâu còn tin nữa. Chính cái sai lầm trong tư duy quản lý đã gây ra tai hại đó, chẳng khác gì ta tự trói chân trói tay, mặc cho đối thủ tha hồ tung hoành.
Tôi tin khi chúng ta thay đổi, tôn trọng nguyên tắc, quy luật của thông tin thì tình hình sẽ khác. Khi xảy ra sự cố nào đó, cần cung cấp thông tin đúng sự thật và kịp thời ngay lập tức. Khi đó sẽ không còn chỗ cho các thông tin “vỉa hè”, thông tin đơm đặt, thông tin mờ mờ ảo ảo vừa có đúng có sai tha hồ hoành hành, chi phối
Quan trọng hơn là sự minh bạch sẽ có thúc đẩy xã hội đi lên. Thay đổi sẽ đến từ nhà quản lý các cấp. Không ai còn có thể ỷ vào chủ trương chung là “Không vạch áo cho người xem lưng” vì mọi chuyện đúng - sai đều phải công khai cho nhân dân biết.
Tôn trọng sự thật, thông tin khách quan còn giúp cho quản lý Nhà nước tránh cách làm tùy tiện, chủ quan. Báo cáo lúc nào cũng thổi phồng kết quả, che dấu cái sai, thất bại.
Người dân và xã hội được thông tin đầy đủ, chính xác sẽ hiểu rõ những chủ trương, chính sách, việc làm của các cấp chính quyền. Phải hiểu rõ thì họ mới tin tưởng, đồng hành, ủng hộ.
Tôn trọng sự thật, thông tin khách quan và kịp thời còn giúp cho mọi thứ trở về đúng chức năng của nó. Một khi báo chí chính thống luôn thông tin khách quan và kịp thời rồi thì các mạng xã hội, facebook sẽ không còn làm nhiệm vụ thông tin xã hội nữa mà trở về đúng chức năng của mình là thúc đẩy sự liên kết xã hội, tìm kiếm bạn bè, tạo lập quan hệ phục vụ các sở thích cá nhân, những mối quan tâm của các nhóm xã hội.
- Xin hỏi thêm ông, thông tin báo chí và tự do báo chí có quan hệ hệ chặt chẽ với nhau song chúng ta phải có tiêu chí như thế nào để xác định “lằn ranh” để không đi từ thái cực này qua thái cực khác? Ví dụ gần đây nhất là câu chuyện tờ báo châm biếm của Pháp Charlie Hebdo?
- Phải phân biệt thông tin phục vụ nhu cầu cuộc sống với việc buôn dưa lê, xoi mói, can thiệp chuyện người khác. Thông tin là để phục vụ những nhu cầu cần thiết, chính đáng của người dân. Đó là quyền được biết về những gì đang diễn ra có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của mình.
Nói cách khác là người dân phải biết họ đang sống trong môi trường như thế nào, xung quanh đang diễn ra những gì. Khi có dịch sởi xảy ra họ cần được biết để chuẩn bị, để đề phòng chứ không phải vì “nhạy cảm” mà giấu giếm như vừa qua.
Những thông tin về bí mật quốc gia thì tất nhiên cần phải giữ. Nhưng bí mật quốc gia cũng cần phải có quy định và danh mục cụ thể và phải tuân thủ đàng hoàng. Những thông tin liên quan đến cuộc sống mà không nằm trong danh mục đó phải cung cấp công khai cho dân chúng.
Quyền được thông tin là được biết những gì cần cho cuộc sống của mình. Tự do báo chí là trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến mình với điều kiện phải tôn trọng người khác, nền văn hóa khác, quốc gia khác chứ không phải là tự do muốn nói gì thì nói.
Không ai được phép tự cho mình quyền nhân danh tự do để xúc phạm người khác,nền văn hóa khác, tôn giáo khác. Đó chính là chỗ nhầm lẫn của những người chủ trương tạp chí Charlie Hebdo. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi bình tĩnh lại, đã có 42% người Pháp phản đối việc Charlie Hebdo in tranh biếm họa nhà tiên tri Muhammad.
Còn phải phân biệt thông tin chính với thông tin phụ. Thông tin đúng sự thật còn đòi hỏi phải đúng với thực tế cả về mức độ chính/ phụ của nó nữa. Cách quản lý cũ về thông tin gây phản tác dụng ở nhiều mặt. Một mặt, nó đôi khi che chắn, không cho công bố những thông tin cần thiết. Mặt khác, nó lại để cho những thông tin lá cải, tầm thường lan tràn. Thông tin về dịch sởi thì người dân không được biết, trong khi thông tin bịa đặt về người mẫu nào giàu có thế nào, ca sĩ nào có bao nhiêu chiếc áo, đôi giày, cặp bồ với ai… thì lại tràn lan. Đây là điều cần khắc phục và chấm dứt.
Duy Chiến/(Tuần Việt Nam)
------------

13 nhận xét:

  1. Lúc nào chẳng có "thông tin". Nhưng người ta sẽ tin vào thông tin hợp lý nhất. Trong lịch sử đương đại VN, "thông tin" về "Lê Văn Tám" đã xúc phạm rất nặng nề tới người dân. Vậy nên họ không muốn ở vị trí là những con lừa nữa!

    Trả lờiXóa
  2. Một kẻ luôn luôn làm chuyện xấu thì dễ gì có thông tin đúng từ miệng hắn tuôn ra ?

    Trả lờiXóa
  3. Hình như ông này đang giải thích cho rõ những ý kiến của
    thủ Dũng còn ngoài ra thì không thực dụng mấy.
    Thông tin là độc quyền của nhà nước CsVN.,do đó chừng
    nào còn độc quyền thông tin thì họ không từ bỏ sự tù mù
    thiếu minh bạch mà họ nhắm đến chừng đó.miễn là có lợi
    cho đảng họ.Chắc ông Thêm không biết cái gọi là "đạo đức
    cách mạng" hay ông biết nhưng lờ đi chăng ?
    Đó là gốc chính,là nguyên nhân cốt lõi,ông à ! Chứ còn
    chủ động thì họ chủ động lâu lắm rồi vì quyền thông tin
    ở trong tay họ mà ! Vấn đề quan trọng nhất là thông tin
    đó có thật,có chính xác hay không mà thôi ! Tuy nhiên,
    ông lại quên không làm rõ điểm then chốt này.Tiếc !
    họ

    Trả lờiXóa
  4. Ông này nói trời ơi,
    Xưa nay chưa có ai đi ăn cắp ăn cướp mà đăng báo cả,và chúng chưa dại ra trình báo cong an.
    Cái bọn to đầu bắt vào rồi mà còn làm tướng,đe nẹt công an thẩm vấn mới ngon chứ.
    Khi chúng mình buộc lòng phải cho chúng sống chung với đại bàng,chúng mới nhận ra giá trị của cuộc sống,và thành thật nhận ăn cắp nhà nước là ăn cướp của toàn dân là xấu đáng ở nhà tù.
    Khi có đạo đức thường thường thôi thì chả ai lại lừa lọc,tham ô gì của ai cả.Vì Ai cũng rõ luật nhân quả khá khắc nghiệt xưa nay.Cầm chắc cái chết mà.
    Còn nói đến đạo đức cách mạng thì không phải như đạo đức của đời thường.
    Với đạo đức cách mạng,thì tham ô,tham nhũng,ăn cướp ăn cắp,phá hoại lừa đảo đều đưa vào trại chế biến thành long não tất.Trước đây ,nhờ vây mà của bỏ giữa trời ai dám thò tay vào...
    Việc nhiều nhà to quá,thì mời chánh nghỉ,phó lên,rồi khai ra và tự nguyện bán đấu giá và nộp lại cho nhà nước....xong thì đuổi việc chứ không phải hưu nai gì cả.Không nghe thì mời tống vào ở chung với đại bàng.
    Đố đứa nào dám.
    Không nên chơi kiểu đã tham ô tống vào trại mà cho ăn đến 32 USD /ngày,thì ai cũng thích tham ô để được ở tù.
    Chuột chạy khơi khơi cả tóp,ở trong bình sứ đâu ???
    Võ Hòa,Nha Trang.

    Trả lờiXóa
  5. Thông tin không đáng tin cậy thì làm sao mà dân tin được hả trời. Còn người đưa tin thật thì bị liệt vào thế lực thù địch, phản động...

    Trả lờiXóa
  6. Noi nhu O. Ts. TN Thiem thi giai quyeto 6/70% su that cung tot nhung DCSVN .Rat so su that llam gi dam noi het.That buon cho dan toc VN song trong 1 Che do Doc tai toan tri.Gian ac va tham lam cam Quyen.dung tren luat phap

    Trả lờiXóa
  7. "Lực lượng báo chí rất hùng hậu,rất đông đảo chưa phát huy được vai trò và sức mạnh đặc thù"
    Ông Thêm thật là xảo trá.Với cương vị của ông,ông thừa biết cái lực lượng đó chỉ được phép nói theo cha nội Nguyễn Thế Kỷ,phó ban tuyên giáo.Nhà báo nào mà dám "phát huy",nhẹ thì đuổi việc,nặng thì bóc lịch ngay,cả đời không cất đầu lên nổi.Ngay cả bản thân ông cũng chẳng giám nói hết những điều mình suy nghĩ

    Trả lờiXóa
  8. Tấm gương những nhà báo dũng cảm nói lên sự thật bị tống giam vào tù đủ hiểu "phát huy được vai trò và sức mạnh đặc thù" như thế nào rồi

    Trả lờiXóa
  9. Tôi còn nhớ cách đây không lâu, vụ CA cưỡng chế đất đai, cướp đất của bà con văn Giang, có 2 nhà báo đang tác nghiệp bị bọn CA đánh đập dã man, đồng thời chửi bới rất tục tĩu. Mấy thằng cha to đầu vội vàng la lên rằng bọn phản động, thế lực xấu dàn dựng, cắt ghép clip. Sau này mấy cha đó mới thừa nhận clip đó là thật và xin lỗi rút kinh nghiệm...Ông Thoại Hải Phòng thì bảo dân bức xúc nên phá nhà anh Vươn, đoàn cưỡng chế không phá, ông Đại Ca thì bảo chúng tôi phá chòi canh cá chứ không phá nhà. Vậy nên tôi ớn cái thông tin của mấy ông đó lắm rồi. Tin của các ông toàn tin tốt cho các ông, còn tin xấu của các ông cũng cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật thành tin tốt cho các ông.Thôi cho tôi xin, chẳng dám tin các ông nữa

    Trả lờiXóa
  10. Thuc ra la chinh quyen nay cung cap qua nhieu tin vit nen thanh ra cha co thong tin gi ca

    Trả lờiXóa
  11. Cạc cạc cạc.... mệt mỏi và ngán tận cooe rồi ông Thêm ơi.

    Trả lờiXóa
  12. Tình hình hiện nay : Báo của Đảng , nhà nước đang bị nhiều cán bộ có chức có quyền biến thành công cụ cho lợi ích nhóm chính trị vào kinh tế : Bịt nhiều thông tin gây thiệt hại vô cùng lớn cho đất nước và nhân dân ta : Chỉ cần lấy 1 ví dụ thì đã đủ hiểu những vẫn đề sai trái nêu trên : Hiện nay hàng loạt cán bộ cao cấp tham nhũng hàng nghìn tỉ đồng , có tài sản nổi là gần chục căn nhà biệt thự hoành tráng và bao nhiêu dự án , bao nhiêu công ti ma để vơ vét của cải của nhân dân và nhà nước …. Chưa tính đến của chìm như tiền vàng …. Cán bộ ngân hàng chiếm đến 4000 tỷ thì mới phát hiện thấy , Ngành giao thông tham nhũng gần 40 ngàn tỷ , nay phát hiện ra thì gọi là tiền tích kiệm , cầu Vân đồn Quảng Ninh tham nhũng 66 tỷ thì gọi là tiền thưởng … Đồng làm biến dạng chính trị nước nhà : Do báo chí chính thống của Đảng và nhà nước chính thống bịt quá nhiều thông tin : Nên họ mới có thời gian và cơ hội tham nhũng nhiều như vậy và việc chống tham nhũng bị bế tắc cũng là do báo chí chính thống bịt thông tin , ĐỒNG LÀM MẤT THỜI GIAN vàng bạc của Đất nước để phát triển kinh tế : Tương tự bảo vệ đất nước và bảo vệ chế độ cũng vậy …. Nêu không thể hết ?
    Đã làm đất nước yếu đi , Đảng mất uy tín với nhân dân và Quốc tế , nội bộ tranh quyền đoạt lợi , nhân dân lầm than ,,,, ĐÃ XUẤT HIỆN giặc ngoại xâm , xã hội nhiều bất công ….. Hỏi rằng Quốc thể làm sao trường tồn được , chế độ làm sao bền vững được .
    Thực ra báo chí tư nhân cũng giống như công ty doanh nghiệp tư nhân .Báo chí của Đảng nhà nước thì cũng như các tập đoàn tổng công ty doanh nghiệp nhà nước : Hỏi rằng với thời đại ngày nay mà không có Doanh nghiệp tư nhân thì đất nước làm sao phát triển được , tương tự nếu không có báo tư nhân thì chính trị làm sao ổn định và phát triển lành mạnh được ?
    Thời sự 19h ngày 27/1/2015 mới cách đây là mất tiếng ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có phát biểu đại ý rằng : Người dân thắc mắc rằng tham nhũng lớn thế thì đã kỷ luật được ai … ông Trọng kết luận chống tham nhũng thì phải lâu dài ….?
    Thế hỏi rằng ăn tết xong còn khoảng 8 tháng nũa thì ông về hưu rồi thì mới chống tham nhũng hay sao , hay là để ông Phùng Quang Thanh , ông Nguyễn Hòa Bình có 30 cái biệt thự thì mới xử lý hay sao ? Mà báo chí cính tông cứ im re ,
    Bề trên và Tổ tiên người Việt : Nay cảnh cáo ông Nguyễn Phú Trọng , Ông Đinh thế Huynh , ban tuyên giáo TW , hội đồng lý luận trung ương cần nhìn lại những sai phạm của mình mà sửa chữa ngay những vấn đề nêu trên …..
    Nên cho thành lập báo tư nhân càng nhanh càng tốt ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái lão lú lẫn,đần độn đó là do bọn thực dụng dựng lên để dễ dàng vơ vét thôi,trông chờ gì vào lão đó

      Xóa