* TÔ VĂN TRƯỜNG
Suy
ngẫm từ Thông điệp đầu năm đến phát biểu mới đây ở đảo Lý Sơn của Thủ tướng ,
chúng ta nhìn lại bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ trước đã dồn đất nước ta
vào cảnh đau lòng, gây nên những thương đau và tổn thất khủng khiếp trong nội
bộ cộng đồng dân tộc ta. Phải từ góc nhìn cả dân tộc ta đã trở thành nạn nhân
như thế trong cục diện quốc tế ngày ấy, để nhận thức sâu sắc những thách thức
mới của cục diện quốc tế hôm nay đang đe doạ đất nước. Tất cả để gìn giữ, phát
huy hoà giải và đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh bất khả kháng của tổ quốc
Việt Nam
vô vàn yêu quý của chúng ta trong thế giới hôm nay.
Nhiều người am hiểu, theo dõi thời cuộc rất quan tâm đến lời phát biểu
của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp “khánh thành công trình nối cáp điện cho
đảo Lý Sơn” ngày 28/9 vừa qua.
“Hôm
nay, chúng ta cùng nhau có mặt tại đây, trên huyện đảo Lý Sơn, một huyện đảo
tiền tiêu trên Biển Đông của Tổ quốc, một lần nữa, chúng ta khẳng định rằng Tổ
quốc ta, dân tộc ta, Đảng, Nhà nước ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn các thế hệ
người Việt Nam chúng ta, đồng chí, đồng bào chúng ta đã anh dũng hy sinh xương
máu và cả tính mạng của mình vì sự nghiệp độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ, biết ơn các
thế hệ người Việt Nam chúng ta, đồng chí đồng bào đã hy sinh xương máu và cả
tính mạng của mình vì chủ quyền của Hoàng Sa, của Trường Sa, vì chủ quyền biển
đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đội hùng binh Hoàng Sa-Bắc Hải-Trường Sa sống mãi
với Tổ quốc ta, dân tộc Việt Nam
chúng ta”.vv…
Quan điểm thừa nhận sự hy sinh, đóng góp của người dân bảo vệ chủ quyền
độc lập của tổ quốc (kể cả người lính dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh bảo
vệ Hoàng Sa 1974) đã được nhiều người nêu ra từ lâu rồi nhưng đây là lần đầu
tiên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai phát biểu rất đáng ghi nhận trong thể
chế chính trị hiện nay ở Việt Nam.
Ngày nay,
những xu thế của sự phát triển cần có sự hòa giải, hòa hợp dân tộc. Thời gian thống
nhất đất nước đã trôi qua rất lâu rồi. Cất lời hòa giải đến nay đã muộn. Nhưng
muộn còn hơn không.
Đòi hỏi của sự hòa giải hòa hợp dân tộc
Việt Nam
đã trải qua những cuộc chiến thảm khốc vào loại nhất nhì thế giới. Cuộc chiến
đã đi vào từng gia đình, từng làng xóm, từng ngõ phố. Gia đình nào cũng có
người theo phe bên này, bên kia. Sau chiến tranh, nhu cầu hòa giải, gắn kết là
nhu cầu lớn. Kéo dài sự chia rẽ chỉ làm người dân mệt mỏi. Kéo dài sự chia rẽ
chỉ làm phân tán lòng dân. Sự hàn gắn đã diễn ra trong xã hội, trong các gia
đình từ lâu rồi. Tiếp tục sự phân biệt sẽ chẳng có ý nghĩa gì đối với đa số dân
chúng. Nó chỉ làm làm giảm lòng tin, và suy yếu khối đoàn kết toàn dân.
Lúc sinh thời, ông Võ
Văn Kiệt đặc biệt trăn trở, day dứt với câu hỏi phải làm cái gì, làm như thế
nào, khi nào để người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước cùng dòng giống “con
rồng, cháu tiên” được đoàn kết, hòa hợp dân tộc để phát triển đất nước. Ông
thấu hiểu nỗi đau, mất mát của chiến tranh, biết bao chiến sỹ, đồng bào phải hy
sinh để đất nước có ngày thống nhất. Chiến tranh đã cướp mất của ông 4 người
thân yêu nhất, vợ và 2 người con nhỏ bị bom không tìm được thi thể, còn người
con trai liệt sĩ, hy sinh trên chiến trường, bản thân ông cũng trải qua biết
bao bao gian khổ, và không ít lần hiểm nguy vì bom đạn của quân thù.
Có thể nói gia đình ông Sáu
Dân là một trong những gia đình chịu nỗi đau mất mát nhiều nhất bởi
chiến tranh nên ông luôn trân trọng giá trị của hòa bình, tự do và độc lập.
Trái tim đầy xúc động, nhân ái của ông, không chỉ rung lên những đau thương,
tổn thất to lớn không gì bù đắp nổi của đồng bào, chiến sỹ của ta mà còn biết
cảm thông, chia sẻ cả mất mát của người dân bên kia chiến tuyến. Ông hiểu rõ
những vết thương trên cơ thể của đất nước, những di chứng để lại trong tâm hồn
của không ít đồng bào cả 2 bên chiến tuyến. Biết nén thù nhà, đặt sự nghiệp
phát triển của đất nước lên trên tất cả, ông thường trăn trở, suy nghĩ, về làn
ranh ngăn cách giữa người Việt Nam ở 2 bên bờ cuộc chiến, sau hàng chục năm vẫn
còn đó. Mặc dù biết rằng một số đồng chí của mình có thể chưa cảm thông, chia
sẻ nhưng ông Sáu vẫn mạnh dạn viết lên những lời tâm huyết tự đáy lòng mình về
kết quả cuộc chiến tranh khốc liệt hai mươi năm là ““Một sự kiện liên quan đến
chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người
buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì tiếp tục
làm cho nó thêm rỉ máu”.
Đòi hỏi của dân chủ, dân quyền.
Hãy bỏ qua cách phán xét dựa vào thành phần, dựa
vào tư tưởng, dựa vào chính kiến. Dù thế nào họ là người Việt Nam và họ đã có
cống hiến cho đất nước này, dân tộc này. Trong những giai đoạn khó khăn của đất
nước. Đứng trước những hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc, mà Việt Nam đã vượt qua được. Đó là do chúng ta đa
thu được lòng dân. Đã thực hiện được: Tất cả đóng góp, cống hiến đều được thừa
nhận, bất chấp chính kiến. Cần mở rộng dân chủ để có được lòng tin.
Đòi hỏi của nhìn nhận lại
những mối xung đột, bạn thành thù, thù thành bạn.
Chúng ta đã trải qua chiến tranh kéo dài. Chúng ta đã có nhiều kẻ thù.
Những nỗi đau rồi cũng mờ đi theo thời gian. Những xung đột rồi cũng được cởi
bỏ. Những kẻ thù rồi cũng thành bạn bè. Mục đích cuối cùng là để phát triển.
Cùng tồn tại để phát triển. Hiểu nhau để phát triển. Khi đã xóa đi hận thù với
kẻ thù để thành bạn, vậy lẽ nào giữa người Việt Nam với nhau lại khó hòa hợp. Cần
tiến thêm một bước để tạo sự gắn kết dân tộc, và tạo lòng tin trong toàn dân.
Nhà báo Kim Hạnh, Huy Đức và cộng sự đã tổ chức quyên góp thành lập quỹ
mua ngôi nhà cho bà quả phụ Ngụy Văn Thà, sĩ quan chỉ huy hải đội Nam VN đã hi
sinh trong trận bảo vệ không cân sức đảo Hoàng Sa chống Trung Quốc năm
1974, (và hạm đội 7 của Hoa kỳ ở ngay trên biển Đông không hề ứng cứu)
chứng tỏ nhân dân ta
đã không bao giờ quên các liệt
sĩ dù họ mang mầu cờ sắc áo nào đi nữa trong lịch sử đầy biến động của dân tộc
ta.
Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tỏ lòng tri ân tất cả các chiến sĩ đã hy
sinh quên mình bảo vệ biển đảo của chúng ta là việc nên làm, vì sao chậm trễ,
là vì nhiều lý do mà chúng ta đều biết. Tuy nhiên, xét hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam hiện nay, ta chưa thể có chính sách giống nhau giữa các chiến sĩ Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Việt Nam cộng hòa, tiền tử tuất có thể giống
nhau, nhưng giấy chứng nhận có thể khác nhau : Giả dụ : Với các chiến sĩ
CHXHCNVN :"Tổ quốc ghi công" và với các binh sĩ VNCH :"Vinh
danh", còn ở dưới là tên người đã hi sinh trong trận chiến đấu bảo vệ
Hoàng Sa (và Trường Sa, đối với một số người, chủ yếu là binh sĩ của CHXHCNVN).
Nên có một tượng đài chung cho tất cả các thế hệ đã bảo vệ biển đảo của chúng
ta (Hoàng Sa và Trường Sa), ở đây là "Tổ quốc ghi công".
Ở thành cổ Quảng trị có một tượng đài chung cho binh sĩ cả hai miền,
nhưng vì cuộc chiến ở đó dữ dội đến mức không thể phân biệt được ai với ai nữa,
xác chết chồng chất, lẫn lộn với nhau, người Bắc và Nam VN cùng chết một chỗ! Người
dân rất đau lòng, khi nghe nói là người ta đã cho đục hết các dòng chữ vinh
danh các chiến sĩ ta đã hi sinh cho tổ quốc trong trận chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tấn công chúng ta năm 1979, trong khi phía Trung Quốc vẫn kỷ
niệm cho lính của họ ở ngay biên giới với chúng ta. Lịch sử rất công bằng, sẽ
không bao giờ quên những kẻ hèn với giặc, ác và vô ơn với dân.
Đòi hỏi nhìn nhận những đóng góp cho đất nước, dân tộc cho dù họ là ai.
Chúng ta đã từng quá đề cao những chủ nghĩa, những quan điểm cao siêu.
Đất nước, dân tộc đã từng không phải là ưu tiên cao nhất. Nhưng, điều đầu tiên Hồ
Chí Minh dạy thiếu niên nhi đồng là “yêu tổ quốc, yêu đồng bào”. Đó là điều mà
qua kinh nghiệm lịch sử, chúng ta càng ngày càng thấy thấm thía. Bỏ qua tất cả
những xung đột từ đâu đó mang lại. Bỏ qua tất cả những xung đột do lịch sử để
lại. Thừa nhận tất cả những công sức của đồng bào ta, của các thế hệ trước. Ta
sẽ có được lòng tin và sức mạnh. Và đó mới là điều có ý nghĩa hơn tất cả những
điều tưởng như cao siêu từ đâu đó mang tới.
Trên hết, đó là đòi hỏi của sự phát triển đất nước. Nếu có được những
điều trên, sẽ thu được lòng tin. Lòng tin là cái mà chúng ta đang cần nhất để
phát triển. Để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Cần có phản biện xã hội để đảm bảo sự đúng đắn về
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã
điều chỉnh nhận thức về công tác dân vận là phải lấy ý kiến của dân trước khi
ra quyết định về những chủ trương có liên quan đến quyền lợi chính
đáng của người dân. Do đó, phải thực hiện 4 điều là "dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra". Đại hội Đảng lần thứ IX đã tiếp tục nhắc lại việc
phải thực hiện 4 điều đó. Thế nhưng, trong thực tế, dường như chỉ mới thực hiện
việc "dân làm" mà không thực hiện 3 việc kia!?
Khi đang viết bài này, tôi nhận được thông tin từ ngày 30/9 , hầu hết các đường phố và nhà dân
ở Hà Nội đã treo cờ Tổ quốc vì Phường gõ cửa từng nhà, nói rằng Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu treo
cờ từ 30-9 đến 10-10 nhân kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10-10. Tại sao một ngày kỷ niệm của Hà Nội lại có thể yêu cầu
treo cờ lâu thế, lâu hơn bất cứ dịp quốc lễ quan trọng nào, để rồi kéo luôn
quốc khánh Trung Quốc (1/10) vào đó? Và
lãnh đạo Hà Nội có thấy rằng rất phản cảm khi thủ đô treo cờ vào ngày quốc
khánh của Trung Quốc, kẻ đang xâm lấn nước ta không?
Tôi đọc loạt bài viết của ông Nguyễn Trung
về đổi mới Đảng cộng sản Việt Nam để phấn đấu trở thành đảng của dân
tộc, ngẫm suy gần 40 năm độc lập thống
nhất rồi, bây giờ phải đủ tỉnh táo để xót thương thân phận dân tộc mình, từ nỗi đau bị dìm vào cuộc nội chiến hôm qua, để
hôm nay tìm đường vượt lên quá khứ, chỉ có thế mới đủ sức đương đầu với mọi
thách thức trong hiện tại cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nếu Thủ tướng có thực
hiện những điều đã phát biểu thì cũng chẳng phải là quá sớm, và nếu có ai đó
không hài lòng, cản trở thì bao giờ cũng không hài lòng, đợi họ là không tưởng
và rất bất lợi, tất nhiên, khi đó lượng đã chính thức biến thành chất rồi, quá
trình chuyển hóa, tiến lên cùng thời đại dù có nhiều trắc trở, trả giá nhưng
không thể đảo ngược.
Thay cho lời kết
Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, và những lần công khai phát biểu trên diễn đàn Quốc hội và quốc tế về
quan điểm bảo vệ chủ quyền, biển đảo của tổ quốc rất hợp lòng người nhưng người
dân vẫn mong chờ các lời nói biến thành hành động cụ thể.
Tôi vẫn nhớ trong buổi làm việc riêng chiều tối
ngày 5/6/2014 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đã kể phải tự tay tra từ điển để tìm hiểu ý nghĩa
của hai từ “viển vông” để nói về tình hữu nghị!. Ông cũng tâm sự dự kiến sẽ phát
biểu khi khánh thành công trình nối điện cho đảo Lý Sơn về sự ghi nhớ công lao
của đồng bào chiến sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa-Trường Sa dù
là người của chế độ Việt Nam cộng hòa và Chính phủ sẽ có chính sách đối với họ vv...
Dù biết rằng thể chế chính trị ở Việt Nam rất phức tạp, nhưng người dân
luôn ủng hộ và đánh giá cao lời nói, đi
đôi với việc làm của những vị lãnh đạo biết nhìn lại mình và vượt lên chính
mình vì quyền lợi của đất nước, của dân tộc.
TVT
--------------
Theo cơ quan điều tra, ông Phạm Tuấn Chiêm với tư cách là thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đã có hành vi thiếu trách nhiệm, dẫn đến hậu quả làm ông Nguyễn Thanh Chấn, người con duy nhất trong một gia đình liệt sĩ bị tuyên phạt chung thân và bị tù oan 10 năm về tội giết người từ năm 2004.
Trả lờiXóaĐược biết, ngoài ông Phạm Tuấn Chiêm bị khởi tố, cơ quan điều tra còn khởi tố nguyên trưởng phòng 10 Viện Kiểm sát ND tỉnh Bắc Giang Đặng Thế Vinh và nguyên phó trưởng công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang Trần Nhật Duật vì có liên quan đến hành vi làm sai lệch về gây hậu quả nghiêm trọng.
Vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn từng gây xôn xao dư luận suốt một thời gian dài vừa qua vì tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm bị cáo không nhận tội, mặc dù trong quá trình điều tra bị cáo có nhận tội, nhưng cuối cùng ản án phúc thẩm vẫn có hiệu lực và ông Chấn phải chấp nhận hình phạt chung thân.
Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, Thủ tướng là người mạnh mẽ nhất thường nêu rõ các chính kiến của mình về dân chủ, nhà nước pháp quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Một mình Thủ tướng không thể vùng vãy thoát khỏi vòng kim cô nếu không có sự hỗ trợ ủng hộ của nhân dân và những người có tư tưởng thoát trung vì quyền lợi của dân tộc là trên hết. Bài viết hay, thuyết phục người đọc và cũng mở ra yêu cầu đối với những công bộc của dân phải nói và hành động đi đôi với nhau.
Trả lờiXóaMong là hãy học từ lãnh tụ các nước dân chủ - con cái lãnh đạo tự vươn lên bằng tài năng. Không thì cứ làm người bình thường, đừng làm trò mèo, thiên hạ khinh khi.
XóaĐọc hết comments của các bác trong mục này,thấy mừng vì vẫn còn nhiều bác tin vào một sự hòa hợp dân tộc vì một VN hòa bình thống nhất độc lập dân chủ và giầu mạnh.
XóaChiến tranh cũng đã qua đi gần 40 năm ,và cuộc chiến ấy nếu nhìn nhận khách quan chính là cuộc xung đột ý thức hệ mà tội đồ không ai khác chính là cha để của học thuyết đấu tranh giai cấp ,chuyên chính vô sản ,còn thật không may nhân dân VN hai miền Nam Bắc lại là người chụi đựng hy sinh mất mát mà sự thật cuối cùng là cái học thuyết gây cảnh nồi da nấu thịt anh em nay còn lại chỉ là một sự thật hão huyền .
Ngày nay ,trên thực tế CNCS chỉ còn trên danh nghĩa ở một số quốc gia mà sự hiện diện của nó in dấu máu xương quá đậm nét,vì thế mà người ta chưa thể xóa được ngay mấy chữ XHCN trên quốc thiều .
Ý thức hệ xét cho cùng chỉ là công cụ để vận hành một nhà nước chứ nó không thể là mục đích hoạt động của nhà nước như nhiều năm VN lầm lẫn (khẩu hiệu tất cả cho CNXH?).
Ngày một ngày hai,chắc chắn cái ý thức hệ (XHCN) ở VN sẽ sớm bị vứt vào sọt rác bởi những bất cập mà nó đã gây bao đâu khổ cho người dân VN sau 1945.
Ngày nay,mục tiêu chung của cả nước là XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VN GIẦU MẠNH.
Để đạt mục tiêu naỳ VN không cần phải kiên định theo bất kỳ ý thức hệ nào :Quan hệ đa phương ,phát triển kinh tế thị trường ,hội nhập sâu rộng thông qua xã hội dân chủ,nhà nước pháp quyền ,tiếp thu tất cả cái hay cái đẹp của thế giới văn minh để phát triển bền vững cường thịnh .
Xác định được như thế sẽ có hòa hợp dân tộc vì mục tiêu chung,những xung đột ý thức hệ chỉ là tai nạn lịch sử khách quan,Nhà nước VN nên công bằng ,có trách nhiệm với mọi sự hy sinh mất mát của cả hai miền bởi Nhà nước VN hiện nay là đại diện cho sự hòa hợp dân tộc của cả 90 triệu đồng bào cả nước chứ không chỉ cho đồng bào miền bắc hay đồng bào miền nam như khi Tổ quốc chưa thống nhất.
Trong cuộc xung đột ý thức hệ ấy đã không có kẻ thắng người thua mà trên thực tế là cả hai bên xung đột ĐỀU LÀ NẠN NHÂN,ĐỀU CÙNG BỊ THUA THIỆT TRƯỚC CÁC THẾ LỰC NƯỚC LỚN MANG DANH Ý THỨC HỆ ĐỂ TRANH GIÀNH NHAU THÂU TÓM ẢNH HƯỞNG VÀ LỢI ÍCH.
Ta từng yếu hèn khờ dại thì ta đành chụi ,nên thôi đổ lỗi cho nhau để cùng hòa hợp chung lưng xây dựng bảo vệ Tổ quốc VN thống nhất .
Phát biểu của Thủ tướng ở đảo Lý Sơn có thiện chí về hòa giải hòa hợp dân tộc nhưng còn để từ đồng chí lên trên đồng bào, nhờ đọc bài viết phân tích về "Suy ngẫm về phát biểu của Thủ tướng" mới thấy rõ hơn ý nghĩa tinh thần và nội dung của phát biểu. Mong rằng nước ta có nhiều vị lãnh đạo thấy rõ khuyết điểm của mình, vượt lên chính mình, có tiếng nói và hành động vì nền độc lập, dân chủ và giàu mạnh của toàn dân Việt Nam
Trả lờiXóaBài viết ”Suy ngẫm về phát biểu của Thủ tướng” rất hay. Tôi chỉ có một đề nghị thay chữ "nội chiến" (mà nhiều người đã bắt đầu dùng) bằng một chữ khác (tôi chưa nghĩ ra-hay là cứ viết cuộc chiến đã qua) vì thực chất chỉ là một cuộc đánh thuê đối với cả 2 bên (vũ khí của bên ngoài đưa vào ta chỉ có "máu" để bảo vệ cái lí tưởng của bên ngoài).
XóaThủ tướng nói: ... mãi mãi ghi nhớ, biết ơn các thế hệ người Việt Nam chúng ta, đồng chí, đồng bào chúng ta đã anh dũng hy sinh xương máu và cả tính mạng của mình vì sự nghiệp độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
XóaTuy không nói đầy đủ song chúng ta có quyền hiểu là bao gồm tất cả thế hệ và đồng bào ta dù ở giai đoạn nào hay ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ VN đã hy sinh xương máu và cả tính mạng của mình vì sự nghiệp độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nghĩa là chúng ta cũng mãi mãi ghi nhớ và biết ơn các thế hệ và đồng bào ở miền Nam khi đất nước tạm bị chia hai đã hy sinh xương máu và cả tính mạng của mình vì sự nghiệp độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Bất bình thường của Hà Nội trong việc treo cờ.? Phải chăng lại có Lê Chiêu Thống thời nay rồi. Nếu có phải chỉ ra cho toàn dân thấy.
Trả lờiXóaCho đến bây giờ người Cộng Sản vẫn yêu Ðảng Cộng Sản lên trên tất cả, vì đó là bổn mạng của họ,nên ca ngợi bác Hồ cũng như Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ là hành động hão huyền, chính quyền bắt dân phải treo cờ 10 ngày là để làm vừa lòng bọn đàn anh Bắc Kinh. Toàn dân Việt Nam nên nhớ là đa số bộ chính trị hiện nay là bọn Tàu Cộng nằm vùng nên chúng tha hồ tự tung tự tác làm những điều thật chướng tai gai mắt! Muốn thoát khỏi sự áp bức này chỉ còn cách là ủng hộ các bạn trẻ đang đấu tranh ở Hồng Kông giành lại quyền tự quyết của dân tộc cho nhân dân.
Không có chuyện Hà nội yêu cầu treo cờ từ 1/10 đến tận 10/10 để có bao gồm ngày quốc khánh TQ trong đó như có bác nào đó nêu trong trang này đâu.
XóaTheo văn bản số 176/KH-UBND ngày 18/9/2014 thì Hà nội treo cờ từ 8/10 đến hết 11/10 để chào mừng ngày giải phóng Thủ đô .
Viết không chính xác làm mất uy tín trang này của bác Bồng đó.
Hòa hợp gì chứ ? khi mà anh vẫn cứ dí súng vào đầu tôi sẵn sàng nổ súng khi tôi nói điều gì khác anh,bịt miệng bóp cổ tôi không cho tôi nói,nhà cao cửa rộng anh ở,tôi nằm bụi cây cột đèn,đất đai nhà cửa của tôi anh lấy hết để xây biệt thư khủng cho anh,bao nhiêu tiền thuế của dân nghèo như tôi anh đút túi anh,và nhiều thứ nữa...Hòa hợp sao? Đừng nói láo chứ !
Trả lờiXóaKhi mà tư tưởng chủ đạo của người cộng sản vẫn là "đấu tranh giai cấp" thì vấn đề hoà hợp, hoà giải chỉ là một ước muốn xa vời. Ông TTg nói chung chung vậy thôi chứ đi vào chi tiết, cụ thể ông chả làm được gí đâu, dù ông muốn nhưng cả cái hệ thống nó phản đối thì ông cũng chịu, thời TTg VVK phát ngôn còn mạnh hơn, cụ thể hơn, cũng hy vọng lắm nhưng có tiến triển gì đâu.
Trả lờiXóaGiải pháp nào để các bên chấp nhân đi đến hoà hợp ? Khi mà các ý kiến, đề nghị đưa ra đều rất cực đoan, cố chấp. ĐCSVN với cương vị cầm quyền, lãnh đạo cần có những việc làm thiện chí cụ thể, không chỉ là hô hào, kêu gọi trong khi vẫn chủ trương đấu tranh giai cấp, phân biệt đối xử với ngay đồng bào trong nước, người trong đảng, ngoài đảng. Nếu Chưa có hoà hợp dân tộc, lỗi là ở người cầm quyền, người lãnh đạo. Phía dân, họ chỉ làm khi thấy hay, thấy đúng. Chưa hay, chưa đúng thì chưa làm. Thế thôi.
ĐCSVN nếu không vượt lên chính mình để có hoà hợp dân tộc thật sự là có tội với dân, với nước, là không phát huy được sức mạnh đoàn kết dân tộc, là tự cô lập mình.
Mình hoàn toàn tán đồng với nội dung và tinh thần bài viết . Như người xưa thường nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” và cũng gần như lời nguyền “lời nói đọi máu” khi nhắc tới lời nói và việc làm .
XóaCác đảng phái cộng sản bị cấm tại Indonesia và Singapore, còn Philippines tiếp tục chống lại các nhóm du kích cộng sản.
Trả lờiXóaKhối các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất Đông Á đã vượt qua quá khứ cộng sản và áp dụng mô hình tư bản chủ nghĩa để phát triển.
Di sản của chủ nghĩa cộng sản là nó để lại sự thất bại của một hệ thống kinh tế.
Trong lúc vẫn là quốc gia độc đảng và kiểm soát chặt truyền thông, Việt Nam đã theo đuổi chính sách tư bản chủ nghĩa, ủng hộ đầu tư.
Cái chết của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Á có phải là điều đương nhiên, khi mà các nền kinh tế nơi đây đang ngày càng trở nên toàn cầu hóa.
(Tom McCawley)
Ôi luật nhân quả đã thành hiện thực, hãy chờ xem./.
Trả lờiXóaTổ Quốc Ơi ! đau thương đang quằn quại
Trả lờiXóaLòng muôn dân đang muốn thoát nô vong
Ai anh hùng vực dây cả Non Sông ?
Chỉ những vị đang nắm quyền thực tại
Trong chiến đấu hy sinh dành độc lập
Máu toàn dân cùng đã đổ chan hòa
Nay Độc Lập dân mưu cầu hạnh phúc
Xóa hận thù xay dựng những yêu thương
Trước hai miền phân chia theo nghịch cãnh
Cùng đau thương tan tát lệ tương tàn
Máu cùng đổ cũng anh em ta đó
Ôi hòa bình còn vang mãi thị phi
Tổ Quốc lâm nguy - ngoại ban xâu xé
Sao ngồi yên hưởng lợi những vinh hoa
Sao cứ mãi tranh công cùng đổ lỗi
Sao phủ đầu ngăn cấm tiếng quê hương
Phải xóa sạch hận thù đang gieo rắc
Lấy tình thương xóa bỏ những hận thù
Lấy Tổ Quốc làm trọng giữ Sơn Hà
Cùng một nước ta chung nhau gánh vác
Ai anh hùng vực dậy cứu Non Sông
Chỉ những vị đang đứng đầu Đất Nước
Lòng dũng cảm hy sinh vì Dân Tộc
Đem thanh bình no ấm cho Toàn Dân
Lịch sử ghi công Anh hùng Dân Tộc
Tiếng thơm này vang mãi đến đời sau
Cờ đả đến tay Anh hùng quyết phất
Đừng chần chờ cơ hội sẻ vụt bay
ĐVK
HÒA HỢP DÂN TỘC – Phải ‘vượt lên chính mình’ Nói thì nói vậy chứ thực hiện khó lắm. Sau năm 75, Đảng sỉ nhục, thóa mạ, bôi nhọ những người thuộc VNCH một cách khủng khiếp và dai dẳng, dùng những từ ngữ vô cùng tồi tệ để nói về họ, phân biệt đối xử, xem họ là kẻ thù. Giờ đây, để thay đổi tư tưởng và nhận thức đó hoàn toàn không dễ, nhất là những đảng viên lớn tuổi, thủ cựu. Ngay diễn đàn này, để ý 100 còm của Công Sơn là đủ cả 100 lôi VNCH ra nói xấu. Bác TVT rất chí lý, tất cả chúng ta là người Việt Nam, phải đoàn kết, gạt bỏ hận thù. Chung sức chung lòng xây dựng đất nước, chống lại kẻ thù thực sự sát bên.
Trả lờiXóaTôi thấy anh Tô Văn Trường viết như vậy là thấu tình , đạt lý nên cho đăng sớm.
Trả lờiXóaHiện nay, nghe nói có nhiều kẻ đang " ăn không được thì đạp đổ" và đề nghị ứng xử theo lối " cá mè một lứa" tức là tuổi Sửu đến Đại hội Đảng 12 tất cả nghỉ hết ! do vậy cần có những hành động thiết thực.
Có lẽ kể từ khi đổi mới, đây là lúc đất nước phải đối mặt với những thử thách nghiệt ngã nhất và trong số các vị Thủ tướng “sau đổi mới” thì ông Nguyễn Tấn Dũng chính là người đang phải đối mặt với những khó khăn đòi hỏi người đứng đầu Chính phủ phải thể hiện bản lĩnh nhất!
XóaBất chấp những “lời ong tiếng ve”, với dáng vẻ điềm tĩnh vỗn có, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất bản lĩnh của cá nhân ông cũng là bản lĩnh của dân tộc Việt Nam khi tuyên bố không đánh đổi chủ quyền độc lập của đất nước lấy một thứ hòa bình hữu nghị viển vông nào đó trong sự kiện dàn khoan HD981. Và lần này, khi dự lễ khánh thành công trình dẫn điện ra đảo Lý Sơn cũng chính Thủ tướng thay mặt toàn dân , nói lên lời thề thiêng liêng trước các bậc tiền nhân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Giọng ông vang lên, xúc động khi lời nói tri ân đến tất cả các anh hung , liệt sỹ và đồng bào đã hy sinh vì Hoàng Sa-Trường Sa.
Có thể nói tinh thần hòa hiếu, hòa hợp và hòa giải dân tộc là bản sắc đặc biệt của dân tộc Việt Nam ta. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trước kia và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay là những người lính thực thục trong chiến tranh giải phóng dân tộc, các ông từng trải qua và từng chứng kiến tận mặt những đau thương, mất mát của đồng bào mình. Bởi thế, các ông cũng đã không ít lần bày tỏ tâm nguyện và hành động mạnh mẽ theo tinh thần hòa hiếu, hòa hợp, hòa giải dân tộc. Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở đảo Lý Sơn không chỉ là một Thông điệp rõ ràng nữa về ý chí về ý chí đoàn kết quyết tâm giữ gìn biển đảo của nhân dân ta mà còn là như sự tiếp nối logic tư duy “vượt lên chính mình” để hành động nhằm gắn kết dân tộc thành một khối đủ sức mạnh đối phó với những thử thách lớn lao của thời cuộc như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã làm lúc sinh thời.
"đổi mới" cái gì chứ? Có lẽ là "đồi mồi" thì đúng hơn!
XóaVề quan hệ VIỆT-TRUNG với vấn đề đổi thù thành bạn, tức vấn để thuộc chính sách thêm bạn, bớt thù đã được vận dùng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Trả lờiXóa- Việt-Trung là hai nước láng giềng. Mối quan hệ láng giềng đó ĐÃ VÀ SẼ TỒN TẠI HÀNG NGÀN NĂM. Đó là một thực tế chi phối mọi đường lối, chủ trương, chính sách của chúng ta.
- Do đó, chúng ta phải có chính sách xây dựng quan hệ láng giềng hữu nghị, hòa bình nhưng không phải bằng bất cứ giá nào. Quan hệ đó phải đảm bào được thực hiện có nguyên tắc.
- Đường lối, chủ trương, chính sách có tính chiến lược lâu dài là PHẢI XÂY DỰNG QUAN HỆ LÁNG GIỀNG HỮU NGHỊ, BÌNH ĐẲNG, TÔN TRỌNG CHỦ QUYỀN CỦA NHA, KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NHAU, HỢP TÁC HAI BÊN CÙNG CÓ LỢI, ...
- Câu hỏi được đặt ra là LIỆU LÃNH ĐẠO TQ CÓ CHẤP NHẬN NGUYÊN TẮC ĐÓ KHÔNG ? Chấp nhận nguyên tắc đó là LÃNH ĐẠO TQ PHẢI TỪ BỎ CHÍNH SÁCH BÁ QUYỀN BÀNH TRƯỚNG, TỔI THIỂU LÀ ĐỐI VỚI VN. Liệu điều đó có thể biến thành sự thật không và bao giờ thì biến thành sự thật ? vv...
BÀI VIẾT CỦA ANH TÔ VĂN TRƯỜNG RẤT TRÚNG. PHẢI NÓI ĐƯA Ý KIẾN CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT LÀ MỘT ĐIỂM RẤT MẠNH VÀ HAY CHO MỤC ĐÍCH CỦA BÀI VIẾT.
XóaNỘI DUNG PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG ĐỌC KỸ MỚI THẤY, NHƯNG BÀI VIẾT CỦA ANH LÀM " SÁNG " LÊN HƠN NHIỀU.
MỘT PHẦN CŨNG PHẢI THÔNG CẢM CHO THỦ TƯỚNG NTD TRONG ĐIỀU KIỆN KHÓ CÓ THỂ NÓI MẠNH VÀ RÕ HƠN NHỮNG SUY TƯ THỰC CỦA ÔNG.
Ông K. Maxk viết "Tư bản" khi CNTB mới ỏ thời kỳ đầu, và "tiên đoán" rằng đặc trưng xã hội của CNTB là sinh ra 2 GC đối kháng (TB&CN), nên phải "thịt" nhau - Đó là nhầm lẫn tai hại của ông, vì các lát cắt xã hội (quốc gia, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, văn hiến,...) đâu chỉ có 2 GC!
Trả lờiXóaVN ta thì mới có hình hài của 2 cái giai cấp này, nhưng do ĐCS (đội TP của GCCN!) có tài tổ chức, đã lãnh đạo cuộc cách mạngGPDT thành công. Lẽ ra tạm thời stop ở đây để tìm đường mở mang đất nước, thì lại say máu lên, tưởng là đang làm "cách mạng vô sản" thật (nhưng làm gì có "căm thù GC"). Phía bên kia cũng chẳng chịu thua, biến cuộc chiến giành thống nhất đất nước thành cuộc chiến ý thức hệ! Thành ra biến cái "mâu thuẫn GC" thành mâu thuẫn dân tộc, anh em ruột thịt, bà con hàng xóm láng giềng,... và hậu quả là đất nước tan nát. Đến chừ, đã có nhiều người sinh sau chiến tranh (trừ CT với TQ) đã là những người làm "chủ" cái đất nước này, vẫn lấy hậu quả chiến tranh để che mờ những yếu kém của đất nước, thế mới lạ!
Cái thế hệ dưới 40 - 45 tuổi (tuổi sung sức nhất) làm gì có "lòng căm thù" với ai đâu mà phải kêu gọi "hòa hợp dân tộc" cơ chứ.
Cho nên, cứ kiểu này, chưa biết ai được ai mất!
"Hòa hợp dân tộc"? Dân tộc Việt Nam này chưa có lúc nào không hòa hợp cả!
Trả lờiXóaÝ các "ông" cộng sản là muốn "thuần" hóa Dân tộc Việt Nam?!
Ðừng nói nhiều điều viển vông ca anh chàng mồm nói giỏi nhưng tâm gian ác: Bao nhiêu người yêu tự do dân chủ muốn xua ảnh hưởng xáu của Tàu ra khỏi sứ sở bị bỏ tù!
Trả lờiXóaMột lũ chuyên đánh tráo khái niệm - chỉ lừa được mấy ông dân mắt toét. Rồi thì sao? Dân vẫn khổ, quan vẫn tham!!!
Trả lờiXóaBình luận tùy theo góc nhìn của mỗi người nhưng phải trên tinh thần xây dựng . Một số comment đọc chỉ thấy chê bai chửi rủa người khác không thấy đưa ra các giải pháp góp ý xây dựng đất nước.
Trả lờiXóa"chê bai chửi rủa"? Phải chăng bạn đánh tráo khái niệm "phê phán" thành "chê bai chửi rủa"?
XóaCòn giải pháp người ta đưa ra liên tục đấy - ĐA ĐẢNG! Bọn tham nhũng xéo đi! Để những hiền tài đất nước ra tay cứu VN.
Vậy Nd1955 còn muốn gì? Đừng chơi trò núp bóng tung hỏa mù đánh lén kiểu DLV nhé!
Đánh giá về con người rất khó. Nghe Thủ tướng nói thì hay nhưng người dân vẫn nhìn những gì Thủ tướng làm .
Trả lờiXóa"Hòa hợp dân tộc...
Trả lờiXóaÀ á à ơi...
Ngủ đi...
Đừng tính... tảo... (tỉnh táo) nhe..."
Cạnh nhà tôi có mấy thắng trộm cướp ra tù vào tội như cơm bữa...nhưng miệng thì lúc nào cũng từ nay em xin chừa,em...con sẽ sống tốt sẽ hoà đông với hàng xóm nếu ra tù. Ra tù lại trộm cướp,lại đâm thuê chém mướn lại đi tù. Các cụ ta nói cấm có sai"con mực cạo hết lông lại mọc lông đen!!!" Cây ngọt trái không đắng,cây đắng trái không ngọt,kẻ ác đến chết vẫn ác!!!
Trả lờiXóa