Khi một chính quyền, một triều đại bị người dân
'quay mặt đi', thì đó là khi mà chính quyền hay 'triều đại ấy' đã bị 'hạ bệ rồi',
đó là nhận định của một nhà lý thuyết xã hội học từ Hà Nội khi bình luận về những
bài học lịch sử và quy luật khách quan chi phối các thể chế chính trị cầm quyền
ở một quốc gia như Việt Nam hiện nay.
Hôm 09/2/2014, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng
phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam, nói với BBC rằng điều này được hiểu như một 'quy luật' chứ không phải
là một cái gì 'ngẫu nhiên'.Ts. Nguyễn Đức Truyến |
Theo nhà nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến một số thể chế
quyền lực đã bị sụp đổ trong lịch sử đương đại gần đây, như ở Liên Xô, khối
Đông Âu Xã hội Chủ nghĩa (cũ), hoặc một số chế độ độc tài trong mùa Xuân Ả-rập
mới đây, là do đã 'xa rời' nhân dân, quần chúng.
Ông nói: "Những thiết chế đã sụp đổ thực sự là những
thiết chế đã xa dân... Tức là thiết chế đó chỉ hướng vào phục vụ bản thân chính
thể của nó thôi, còn nó không chú ý gì đến đời sống của người dân, những nguyện
vọng của người dân, cho nên dần dần người ta quay lưng lại, người ta không ủng
hộ nó nữa...
"Khi người dân đã quay lại bất hợp tác với hệ thống
chính trị đó, thì hệ thống chính trị đó, cho dù thế nào, cũng không thể nào giữ
được, không thể ổn định được và bản thân nó tự sinh ra lủng cũng, sinh ra mâu
thuẫn và đi đến tự sụp đổ."
'Bất đồng quan điểm'
Gần đây trong dịp Tết Nguyên Đán, Giáo sư Trần Ngọc
Thêm, một nhà nghiên cứu về văn hóa học từ Sài Gòn nói với BBC ông tin rằng Việt
Nam có khuynh hướng ưa chuyển đổi xã hội 'từ từ, chầm chậm' hơn là theo lối 'đột
biến' như ở phương Tây với lý do về mặt truyền thống văn hóa, xã hội, Việt Nam
mang đặc tính "âm tính" kiểu phương Đông.
Bình luận về điều này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, người
từng nghiên cứu Việt Nam trên các bình diện văn hóa học, xã hội học và khoa học
lịch sử bày tỏ ông bất đồng với quan điểm này.
Nhà xã hội học nói: "Tôi không đồng ý, vì vấn
đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ
rằng người Việt Nam
rất hay có đột biến, Cách mạng Tháng Tám là đột biến...
"Chúng ta không nói đến những nguyên nhân, không
nói đến những yếu tố này, yếu tố kia, nhưng tại sao các nước khác vẫn còn đang
trong vòng nô lệ, thì Việt Nam đã là nước đầu tiên thoát ra khỏi vòng nô lệ
ngay sau thời kỳ Thế chiến thứ Hai, còn trước cả Trung Quốc?".
Theo nhà phân tích này, dân tộc Việt Nam không phải là
một 'dân tộc cam chịu' mà trái lại là một dân tộc 'bất khuất' qua suốt quá
trình lịch sử quốc gia, dân tộc tới nay.
"Dân tộc Việt Nam nói như là tử vi 'tôi sinh vào
giờ ấy thì chẳng làm được gì nên hồn cả', thì tôi nghĩ không đúng."
Mở đầu cuộc trao đổi, Tiến sỹ Truyến phân tích những
nhân tố chính yếu quyết định sự chuyển biến xã hội, cũng như trả lời câu hỏi liệu
một hệ thống đảng phái chính trị bất kỳ trong xã hội ngày nay có thể đứng ngoài
quy luật "hữu sinh năng hữu tử" như một quy luật trong xã hội, văn
hóa và tôn giáo vẫn được đề cập xưa nay hay là không.
(Theo BBC)
----------------
Bài này hay đây.
Trả lờiXóaỞ nước ta, vào thời Mạt-Lê, có 2 chính quyền song song tồn tai. Đó là vua Lê và chúa Trịnh. Vua, mang tính đại diên nhà nước và nhân dân nhưng quyền hành thì phủ Chúa thâu tóm. Quan lại từ trung ương đến cơ sở đều do Chúa chỉ định, Vua cứ thế bổ nhiệm nên người ta chẳng coi Vua ra gì, Đám lính bên phủ chúa trở thành kiêu binh, ra sức vơ vét hãm hại dân lành, vua không có cách gì trị được. Dân tình chán ngán, quay lưng lại với cả hai. Chính vì thế khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc, dân chúng hè nhau đốt sạch phủ Chúa, sau này họ hạ bệ cả nhà vua, đến nỗi Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh thì họ ầm ầm theo Tây Sơn đánh đuổi quân Thanh và diệt luôn nhà Lê.Khi Vua Chúa trở thành lũ ăn tàn phá hại thì chẳng thể nào giữ được chính thể. Bài học này cứ phải học đi hoc lại hoài hoài.
Sau khi có được quyền lực, nhà Tây Sơn tha hóa, thậm chí bị nhân dân gọi là "giặc". Họ theo Gia Long lật đổ anh em Tây Sơn. Thực tế này ít được công khai. Chính quyền VNCH khá khách quan khi đặt cả 2 tên đường Nguyễn Huệ và Gia Long ở Saigon.
XóaToi nghe noi co co giao nao day di thi chuong trinh gi do ve kien thuc da tra loi rang BA TRUNG TRAC va TRUNG NHI hinh nhu la dien vien tau hai!!!!!!!!. Nhu the thi the he sau biet gi ve lich su Viet Nam danh duoi TAU KHUA .
XóaVới chính quyền độc ác và tham nhũng thế này, chúng ta quay mặt đi nhưng dí b... trở lại.
Trả lờiXóaQui hoạch treo, dự án treo, tham nhũng tràn lan, trộm cướp đầy đường,lợi ích nhóm, quan trên bao che quan dưới lấy đất của dân.... những hành vi nãy sẽ dẫn đến tình trạng người dân quay lưng với chính quyền.Là người dân của một quốc gia , chả ai muốn quay lưng với chính quyền nhưng chính quyền đã không xem lợi ích người dân là trên hết thì ban đầu người dân sẽ quay lưng một cách nhu nhược nhưng đến lúc đè nén quá thì người dân sẽ vùng lên chống đối chứ không quay lưng nữa đâu.Lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh rằng :"chưa có chế độ nào muốn tồn tại mà không cần dựa vào dân"
Trả lờiXóaTôi đưa em sang sông, bàn tay khám xét “ân cần”
Trả lờiXóaSợ cất giấu những cái chi, sợ sẽ tố cáo chúng tôi?
Nếu tôi lừa em ngay, thì chắc đôi mình không quen
Đừng bước chung một lối mòn, có đâu chiều nay em buồn?
HÔm qua ông nào đăng đàn cho biết " Thanh lý 100 000 công chức là làm thật chứ không phải làm ít nói nhiều" <<< như vậy đủ biết họ cuống tới mức nào rồi. Rất tiếc chả thấy Quang Trung phiên bản thế kỷ 21 đâu cả.
Trả lờiXóaĐồng chí Trọng có lẽ bị nhầm khi phát biểu: hết thế kỷ này chưa chắc đã có CNXH ở VN.
XóaThưa DC Trọng, không phải là CNXH mà chủ nghĩa cộng sản (nghe nói còn tốt đẹp hơn tỷ lần so với CNXH) đã hiện diện trong dinh cơ của 9/10 cán bộ đảng và nhà nước rồi. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của những gì ưu tú nhất trên địa cầu như đảng ta thì chỉ cuối năm nay ta sẽ hoàn thành việc xây dựng CNCS trên quy mô toàn quốc, trừ 100.000 đồng chí bị giảm biên chế đợt này.
Đảng cộng sản (chứ không phải nhân dân) muôn năm.
Trả lờiXóaQuân đội phải trung thành với đảng trước, với dân sau.
Cán bộ của đảng hạch sách, trộm cướp đã thành việc ở huyện.
Dân không quay lưng lại mới lạ.
Suy thoái, xét lại, không kiên định là đây, tìm đâu xa......
Trả lờiXóa1 chính thể mặt dày, không tôn trọng chính mình.
Yêu nước, thật giản dị, có nghĩa là phải biết xấu hổ trước đã.
Mọi người hình như thiếu thực tế.Ở vn ta dân trí còn ở mức không biết dân chủ,nhân quyền là gì đâu nên chính quyền còn quá vững vàng.Nói với 1 cán bộ xã trẻ tuổi ngoài 30 rằng ở ta mất dân chủ quá,cậu ấy nói rằng:VN ta làm gì có mất dân chủ đâu,chỉ có dân chủ quá trớn thôi!.Một trưởng công an xã ngồi đó cũng chêm vào:loại phản động chống đối như C.H.Hà Vũ thì không cần xử mà cho đập chết luôn.Hôm khác ngồi nói về Trần Độ,tay bí thư chi bộ thôn lại nói:Người chống đảng như T.Độ là không chấp nhận được!Ông chủ tịch hội người cao tuổi phát dự thảo hiến pháp đến gđ hội viên thì nói:thế này là dân chủ quá,tôn trọng nhân dân quá chứ còn gì nữa1.v.v..Người dân và cán bộ cơ sở nơi nào cũng chỉ nhận thức được như vậy thôi.Xem ra dân ta còn lâu mới muốn có dân chủ.
Trả lờiXóaPhải. Ở ta đang nhiều lợn hơn người. Nhưng người vẫn kiên trì lợn biến đi!
XóaMột xã hội bất ổn là khi phần lớn người dân không có gì để mất.
Trả lờiXóaDân ta ngán ngẩm chính quyền , nói hay làm dở tham ô đứng đầu , nhất là những Bác cấp cao , ăn no phát biểu ngông cuồng khinh dân , bô bô nhảm nhí điên khùng , xa rời thực tế tưởng mình cao thâm , dân nghèo ăn chẳng được no , trên cao cứ vẫy tay gào tiến lên , đi đâu cũng thấy tham ô ăn không chừa lại chút gì cho dân , văn hoa nịnh hót làm gì , chân tình nói thẳng thế mà hóa hay , Biết sai nên rút mới khôn , chần chừ sóng cuốn chẳng còn cái chi .
Trả lờiXóa