Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

CÁI GỐC CỦA VẤN NẠN “PHÌNH ĐỘNG MẠCH”


                 * Ts. TÔ VĂN TRƯỜNG
Cái gốc của vấn nạn "phình động mạch" hay càng giảm càng phình to bộ máy hành chính nằm ở quan điểm Nhà nước muốn nắm cả kinh tế lẫn chính trị . Nếu áp dụng đúng mô hình Nhà nước pháp quyền  + Thị trường đích thực+ Xã hội dân sự thì chẳng cần bộ máy cồng kềnh của Đảng và chính quyền mà mọi việc vẫn chạy vo vo.
Bộ Nội vụ vừa công bố dự thảo nghị định về chính sách tinh giản biên chế công chức của Chính phủ, đồng thời gửi công văn đến các bộ ngành và địa phương đề nghị góp ý kiến cho dự thảo này.
Trước hết cần làm rõ khái niệm về công chức
Theo quy định tại Điều 4 Luật Cán bộ, công chức định nghĩa: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Vậy thì một số  người bị loại khỏi khu vực công chức? Họ được xếp ở đâu? Như vậy nếu quân đôi là công chức thì nằm trong labor force. Nhưng tại sao định nghĩa công chức lại loại trừ quân nhân chuyên nghiệp? .
Những vấn đề như thế này cần làm rõ, còn nếu không thì chúng ta  sẽ loay hoay, ngụy biện không biết trong số những người nhận lương từ ngân sách nhà nước thì bao nhiêu là công chức đích thực? Theo nguyên tắc của tài khoản quốc gia, quân đội tạo ra dịch vụ bảo vệ an ninh quốc gia. 
Theo chúng tôi ước tính nếu có tinh giảm bớt số công chức cũng chẳng được bao nhiêu, chỉ như “gãi ngứa”  mà phải cải cách tất cả bộ phận hưởng lương ngân sách. Thực tế hiện nay, thuế của người dân đang “phải cõng” số người hưởng lương và phụ cập có tính chất “bao cấp” là hơn 10 triệu người. Nền kinh tế chúng ta đang phải chịu những khoản chi không nhỏ để nuôi dưỡng bộ máy của Đảng và các tổ chức chính trị song trùng với cơ cấu hành chính  từ cấp Phường trở lên. Đây là vấn đề rất “tế nhị”, nói ra dễ đụng chạm nhưng nếu không nhìn thẳng vào sự thật (vì con số biết nói) thì hậu quả nguy cơ “vỡ trận tài chính ” không chỉ  còn là cảnh báo! 
Con số tinh giảm biên chế chỉ như “gãi ngứa”! 
Nghiên cứu Quyết định số 2285/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng  Chính phủ  về phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước và biên chế các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2014 thấy có những đặc điểm đáng chú ý như sau:
 
Số liệu 2014: ngàn người






Biên chế công chức, không bao gồm công an, quân đội và công chức xã


Theo QĐTTg
Kiểm tra lại
Sai số



=(1+2)
Biên chế nhà nước (QĐTTg2285)
281.714
281.732
0.018



1
Tổng biên chế không kể dự phòng
275.107
275.125
0.018



1.1
Cơ quan thuộc bộ, thuộc chính phủ
111.675





1.2
Cơ quan hội đồng  nhân dân đến cấp huyện, không kể cấp xã
162.372





1.3
Ở nước ngoài
1.078





2
Dự phòng
6.607
6.607
0



Bản Quyết định này,  không được kiểm tra kỹ lưỡng, đã có sai số dù nhỏ.









Số liệu 2012: ngàn người














1
Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ

250.100




2
Hoạt động hành chính và dịch vụ hổ trợ

230.500




3
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

1591.300










Bỏ qua sự khác biệt số liệu do phân cách thời gian lưu trữ  năm 2012 và 2014,  và giả thiết là biên chế của nhà nước nằm gọn vào con số 1591.300 ngàn theo Tổng cục Thống kê.  Con số này sẽ bao gồm biên chế trong các khu vực khác của nền kinh tế như sau:
- Cán bộ hành chính thuộc bộ. Con số này tương đương với 275 ngàn trong biên chế không gồm cán bộ xã mà Thủ tướng đưa ra;
-. Đảng và đoàn thể (cũng ăn lương biên chế): Không biết con số là bao nhiêu?
-. Quân đội: có thể là 400.000 người ? ;
-. Công an  là bao nhiêu?
-. Cán bộ cấp xã. Việt Nam có 11.148 xã, phường. Theo một số báo chí, biên chế xã, phường là có khoảng 257.000.  http://motthegioi.vn/xa-hoi/nam-doi-tuong-nam-trong-dien-cat-giam-100000-bien-che-43640.html
Như vậy số công an và cán bộ đảng ăn lương trong biên chế là 659.000. Có thực sự như thế không?  Có thể giảm biên chế họ  được không?

Cái gốc của vấn nạn “phình động mạch”
Bộ Nội vụ cần mạnh dạn đi sâu phân tích tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến biên chế ngày càng phình ra như u bướu ung thư, để chữa cái đang xảy ra, đồng thời chữa cái nguyên nhân tạo ra u bướu thì mới thực hiện nổi ý định ban đầu là giảm 100.000  biên chế (Mặc dù nếu đi sâu phân tích thống kê thì con số này chỉ như muối bỏ biển).
Trước hết là bắt nguồn từ các tiêu cực trong công tác tuyển dụng. Văn kiện Đại hội Đảng đã phải đề cập đến tình trạng mua quan, bán chức. Trong dư luận xã hội đã đề cập đến cách tuyển dụng theo tổng kết dân gian là căn cứ vào “phả hệ, tiền tệ, quan hệ, đồ đệ, trí tuệ”. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn năng lực, phẩm chất đội ngũ công chức trong bộ máy quản lý không đáp ứng được yêu cẩu, không sử dụng được hệ thống cơ sở vật chất đầu tư vào công tác quản lý một cách có hiệu quả (nếu không muốn nói là sử dụng một cách tiêu cực). Một biểu hiện cụ thể của thực trạng đó là tuy có thể cập nhật kết quả hoạt động kinh tế hàng tháng, hàng quý, hàng năm  nhưng Bộ Tài chính chỉ có thể trình Quốc hội để thông qua quyết toán ngân sách chậm hàng năm. Đó là chưa kể tình hình các thông tin, số liệu thu thập được cũng không chuẩn xác dẫn đến tình hình không đánh giá được đúng thực trạng của nền kinh tế để có giải pháp đúng đắn. Do đó, định hướng tinh giản biên chế phải hướng vào việc tinh giản những người không có đủ năng lực và phẩm chất đã được tuyển dụng theo kiểu đã thực hiện như lâu nay.
Cái gốc của vấn nạn "phình động mạch" hay càng giảm càng phình to bộ máy hành chính nằm ở quan điểm Nhà nước muốn nắm cả kinh tế lẫn chính trị . Nếu áp dụng đúng mô hình Nhà nước pháp quyền  + Thị trường đích thực+ Xã hội dân sự thì chẳng cần bộ máy cồng kềnh của Đảng và chính quyền mà mọi việc vẫn chạy vo vo.
Quan điểm ban đầu mang tính THỂ CHẾ mà đúng thì mới tiến hành xây dựng được bộ máy hành chính một cách khoa học , căn cơ được. Còn không sẽ vẫn là xây lâu đài trên cát! Việc giảm biên chế cần phải xem xét ngay ở bộ máy Đảng các cấp và công an  nữa,  xem tỷ lệ các khoản chi nuôi 2 bộ máy đó so với chi phát triển y tế, giáo dục và khoa học công nghệ là bao nhiêu và so với các nước trên thế giới thì ta ưu việt hơn hay trì trệ? 
Đã ai thống kê được chi phí ( tiền của, thời gian công tác ...) của
các đợt học tập nặng về hình thức mà Đảng tổ chức ví dụ như " học tập
tư tưởng Bác Hồ" chưa ? TS Phạm Gia Minh ước tính cũng vào khoảng hàng ngàn tỷ đấy chứ không phải nhỏ đâu. Cách vung tiền như vậy đâu có phù hợp với đạo đức liêm khiết và cần kiệm  mà lúc sinh thời Hồ Chí Minh vẫn làm gương cho cán bộ noi theo. Giảm biên chế là phải đi với giảm sự can thiệp và bao cấp về Thể Chế !
Hay nói một cách khác , nguyên nhân biên chế phình ra không ngừng là do thiết kế mô hình tổ chức không khoa học, thêm bớt cơ quan bộ máy tùy tiện. Thêm cơ quan thì thêm biên chế. Việc tái lập hai Ban của Đảng mới đây là một thí dụ điển hình.
Công chức và chính khách không phân biệt, chuẩn công chức không đạt yêu cầu công việc (mặc dù nhiều bằng cấp và học vị cao). Thường làm việc nào không chạy thì tăng biên chế hoặc lập thêm "Ban chỉ đạo” , càng thêm nhiều ban càng vô hiệu hóa các cơ quan chức năng của Nhà nước mà không hiểu tại sao công việc không trôi, nội  bộ luc đục.

Nhà nước có đến 3 bộ máy
Hệ thống chính trị bên Đảng có uy hơn bên chính quyền, nhưng công việc hành pháp là của chính quyền, luật đã định. Bí thư tỉnh ủy là  người đứng đầu hệ thống chính trị nhưng để tai nạn giao thông tăng thì Chủ tich Tỉnh  có trách nhiệm. Một kiểu ăn nói kỳ cục mà nói mãi không chán và cũng không bắt tội được ai. Một nhà nước mà có đến 3 bộ máy nói như cựu Bộ trưởng Tài chính Hồ Tế, thì dân nào nuôi cho nổi. Bởi vì công chức và viên chức đông như quân Nguyên, dân nuôi không nổi nên đói, mà đói thì phải quơ quào để có cái ăn, cộng với cái cơ chế không giống ai nên nạn tham nhũng càng lộng hành có trời cũng thua!.
Minh họa thực tế trường hợp thứ nhất thường ở một phường của Hà Nội có khoảng vài trăm người được hưởng lương hay phụ cấp các loại từ ngân sách nhà nước do làm việc trực tiếp trong bộ máy hệ thống chính trị của phường, hay do giúp việc cho hệ thống chính quyền phường (bao gồm cả bên Đảng, bên chính quyền, bên Mặt trận, đoàn thể và các tổ chức các loại, tổ nọ tổ kia.., trong những số này không tính người nhận lương hưu).
Trường hợp thứ hai là: Tất cả các cấp từ cơ sở (xã) lên đến cấp trung ương cao nhất đều có một bộ máy lắp ghép, chồng lấn và đan xen lẫn nhau của 3 hệ thống: Đảng, chính quyền (nhà nước) và Mặt trân; đặc biệt sự song song tồn tại và trùng lặp giữa hệ thống đảng và hệ thống chính quyền làm cho biên chế ăn lương từ ngân sách (thuế dân góp) rất lớn, trong đó trên thực tế  bộ máy của hệ thống bên chính quyền là thừa hành quyền lực của bên hệ thống đảng. Thực tế này (của ví dụ 2), khiến cho tính quan liêu của hệ thống chính quyền không thể khắc phục được, hiệu quả và chất lượng công việc thấp, không có cách gì chống được tham nhũng.

Giải pháp
Phân tích số liệu về biên chế rất khó vì thống kê không minh bạch. Nhưng trên là những con số tạm ước đoán.  Nếu muốn giảm chi phí trong toàn bộ hệ thống nhà nước thì phải có số liệu chính xác. Chỉ tập trung vào con số 275 ngàn người mà Thủ tướng đưa ra thì chỉ là “gãi ngứa”. 
Vấn đề là phải xây dựng một cách khoa học, căn cơ khu vực dịch vụ giao dịch nhằm phục vụ nền kinh tế thị trường vốn còn méo mó và non trẻ ở VN và chính lực lượng lao động dư thừa, kém hiệu năng trong bộ máy của Đảng , chính quyền , các tổ chức chính trị - xã hội sẽ là đội quân bổ sung cho khu vực mới mẻ này.
Làm được như vậy chúng ta vừa nâng cao hiệu năng nền hành chính, củng cố cơ cấu hợp lý cho một nền chính trị văn minh đồng thời không đẩy hàng triệu người ra đường do mất việc tạo căng thẳng xã hội.
Về mặt lý thuyết, các nhà hoạch định chính sách của VN cần xuất phát từ những luận điểm hiện đại của lý thuyết kinh tế thể chế (The New Institutional Economy Theory ) để bổ sung cho lý thuyết kinh tế tân cổ điển vốn đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết qua cuộc khủng hoảng  tài chính toàn cầu vừa qua vv...

Thay cho lời kết
Tinh giảm biên chế là chủ trương đúng , là xu thế khách quan nhưng trước hết cần tính minh bạch và tính đồng bộ. Chỉ nói bộ máy hành chính mà không nói bộ máy của Đảng, Mặt trận,  và các đoàn thể, và Hiệp hội hưởng trợ cấp từ ngân sách...là rất phiến diện.Trong điều kiện lịch sử,  xã hội cụ thể của nước ta, nếu không mạnh dạn chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả để có giải pháp khắc phục thì sẽ đi vào vết xe đổ của chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là lại tập trung vào vấn đề điều chỉnh chế độ sở hữu chứ không phải là nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ CEO và bộ máy quản lý.
Việc giảm 100.000 biên chế (không tính theo phần trăm) cũng lại là cái “trò chơi” như con số GDP. Vấn đế không phải đơn thuần chỉ là những con số mà từ quan điểm "Chính  quyền phục vụ dân” như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng tiền thuế của Dân. 
T.VT
--------------

10 nhận xét:

  1. Nói một cách hoàn toàn nghiêm túc, là nếu chính phủ của tay Ba Dũng thực lòng muốn tinh giản biên chế, thì hãy nghe tôi. Mặc dù tôi chỉ học hết lớp 5 (trung học cơ sở) và đương nhiên, không có bằng cấp chuyên môn gì. Cách của tôi đơn giản lắm mà, trẻ con nó cũng biết nhưng đảng và chính phủ thì... không biết. Thế mới đau khúc lòng già thằng dân thấp cổ bé họng này...

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bác Bồng và bác Trường, trong bài này câu chữ đều như dao chém đá. Cứ đọc báo "lề cải" thì chỉ thấy tung hô sự sáng suốt tài tình của lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, lại còn hô cho họ sống muôn năm mới kinh chứ. Nói nhỏ, cánh ấy mà sống muôn năm thì giang sơn xã tắc của ta chắc đến hồi mạt vận.

    Trả lờiXóa
  3. Bài này đã chỉ ra thật rõ căn nguyên của vấn nạn phình biên chế. Không biết bộ nội vụ khi làm đề án tinh giảm 100.000 công chức có nghĩ được như vậy không ? Không thấy rõ căn nguyên, bản chất mà cứ đề xuất kiểu chém gió có thể cũng giảm được chút nào đó nhưng số tăng lên do tuyển dụng mới lại sẽ lớn hơn. Bộ máy phình ra vẫn hoàn phình.
    Nói đi nói lại, căn nguyên vẫn là ở : Thể Chế. Không thay đổi được cái này thì mọi truyện sẽ đâu vẫn hoàn đấy. Chỉ mất thời gian, tốn tiền.

    Trả lờiXóa
  4. Ts Trường đã nói đúng vào cái gốc của vấn đề.Không biết lãnh đạo cấp cao và bộ nội vụ có thấy không?Việc tinh giảm biên chế nhằm mục đích nâng cao chất lượng bộ máy,nhưng cũng nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách phải nuôi bộ máy cồng kềnh,có phải thế không thưa bộ nội vụ?Nhưng hiện nay biên chế ngạch đảng,mặt trận,đoàn thể là bao nhiêu?chiếm bao nhiêu % tổng số người hưởng lương từ hầu bao nhà nước?Cần phải làm rõ điều này vì bộ máy này không phải được nuôi bằng đảng phí,hội phí và đóng góp của đảng viên,hội viên mà cũng từ ngân sách.Không rõ quy định do ai cho phép cán bộ ngạch đảng được hưởng thêm 30% đến 50% lương nữa.Ngành công an hiện có bao nhiêu người,có bao nhiêu c.a trên 1000 dân(Theo tính toán của Gs Ts Ng.Quang A thì tỉ lệ này ở VN cao hơn nhiều so với các nước khác).Cán bộ dân chính có cùng bằng cấp đại học ,cùng năm công tác lương chỉ bằng nửa c.a.Giảm biên mà không xem xét các ngành này thì cũng chẳng thể co kết quả như mong muốn.

    Trả lờiXóa
  5. Bóng bàn nhiều làm gì?
    Cái cần phải thay đổi thì không ai dám đụng chạm.
    Nói ngắn gọn: Tất cả chỉ là đòn ảo- Không thể thay thế sửa chữa.

    Trả lờiXóa
  6. Cứ giảm hết những CQ , cán bộ...mà không ích gì cho dân cho XH , như: các CQ Tuyên giáo-tư tưởng , kẻ vẽ pano áp phích , khẩu hiệu...thì cũng đạt 100 nghìn người rùi. Còn những CQ ăn theo nói leo như Mặt trận TQ, Phụ nữ, Đoàn Thanh nien...thì có đến cả triệu. Bội chi Ngân sách chỉ cần giảm đám này trong một tuần lại thành ...bội thu ngay. He, he...

    Trả lờiXóa
  7. - Tinh giảm biên chế sẽ sãy ra 2 nguy cơ.
    1- Con em công nhân viên và những người không có ô dù, không có tiền đút lót sẽ bị xa thải trước.
    2- Những con cháu các cụ và cháu Bác Hồ (tiền Bác Hồ) sẽ tuyển thêm vào.
    - Mỗi xuất xin vào biên chế 500 triệu thì chúng sẽ đuổi hết để đưa kẻ nhiều tiền vào. Chẳng cần biết năng lực trình độ ra sao? Trái ngành nhưng nhiều tiền vẫn cứ vào ngồi vị trí ngon lành, mát mẻ mà ăn bát vàng...Bất công ngày càng lộng hành.
    Theo tôi trước tiên nên sàng lọc các vị trí công tác Đảng, các quan chức lãnh đạo. những người làm công tác Tổ chức cán bộ...Cho toàn thể CB CNV bỏ phiếu kín bình chon các chức danh này, ai dưới 50% phiếu sẽ bị loại trước...Tiếp theo là những người làm trái ngành nghề được học, đào tạo nghề này làm nghề khác,và cuối cùng mới đến những người không làm được việc.

    Trả lờiXóa
  8. - Làm sao để công chức nhà nước và công chức không phải nhà nước có cuộc sống vật chất và các quyền lợi nghĩa vụ khác không quá chênh lệch thì lúc đó áp lực bằng mọi giá chạy để được vào biên chế nhà nước sẽ giảm đi và không nhất thiết phải là công chức mới oai...

    Trả lờiXóa
  9. Đã có ý kiến cho rằng khối đoàn thể nên gộp làm một. Theo tôi cấp xã có 1 người phụ trách chung,mỗi đoàn thể có 1 người giúp việc không nằm trong biên chế,cấp huyện thì mỗi đoàn thể hiện nay 1 người phụ trách,cấp tỉnh vài người.Hiện nay mỗi xã đoàn thể co 1 người ngồi trên xã cả ngày để hút thuốc lào và đọc báo,có lúc lãnh đạo gọi tham gia vào vai việc chung chung.6 tháng mới phải lấy báo cáo cũ ra sửa đổi vài chỗ để đọc và báo cáo tổng kết.Cấp tỉnh thì mỗi đoàn thể co gần trăm người,trụ sở to như cấp sở mà công việc không có.Thật lãng phí tiền của để nuôi bộ máy này.

    Trả lờiXóa
  10. Nhiều bộ máy , nhiều hệ thống quá , đọc toát cả mồ hôi mà vẫn lơ mơ như thằng mù chữa máy bay .

    Trả lờiXóa