*THƯỜNG NHÂN
Đặt
hai bài thơ của hai tác giả, một Đức - một Việt, cạnh nhau, sao chúng giống nhau đến thế. Giống
nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, giống nhau về
cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau vậy. Christa
Reinig chọn 4 đối tượng để hỏi: Gió, mặt trời, sao, người. Hữu Thỉnh
cũng chọn 4 đối tượng để hỏi: Đất, nước, cỏ, người. Ba đối tượng
trên có thể thay đổi thế nào cũng được, ví dụ có thể hỏi bò, lợn, chó xem nó
sống với nhau thế nào, chắc cũng sẽ có những câu trả lời hay.
AI “ĐẠO” AI?
(Bài
thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh và bài thơ “Thượng đế sinh ra mặt trời” của
Christa Reinig)
Nhà
thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng khen bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh: “Đọc Hữu Thỉnh,
dễ nhận thấy anh thường chặt ở câu mà lỏng ở bài. Có người bảo anh là “nhà thơ
nhiều câu ít bài”, kể cũng có lý của họ… (Nhưng trong tập Thư mùa
đông - TN) hiệu quả lập tứ hiện rõ ở các bài “Người ấy”, “Chạm cốc với
Xa-in”, và đặc biệt là bài “Hỏi”
(…) Đấy là một nghệ thuật cô đúc, tinh vi chặt chẽ đến nỗi, ít mà không thiếu,
nhiều mà chẳng thừa. Tác giả hoàn toàn làm chủ những con chữ của mình, mà người
đọc vẫn cảm thấy như tự bài thơ nó vốn thế, nó là một khối vẹn toàn, lấp lánh
tâm hồn và trí tuệ. Những bài thơ như thế làm mới Hữu Thỉnh…” (Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hoá Thông tin 1999).
Nhận
xét như thế là rất đúng với bài thơ “Hỏi”.
Nhưng lúc đó, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không hề biết là trước khi Hữu Thỉnh,
có bài “Hỏi”, thì đã có bài thơ “Thượng đế sinh ra mặt trời” của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig [1] (sinh năm 1926), trong một tập thơ của bà
đoạt giải
thưởng Văn chương Bremen
1964.
Nguyên bản tiếng Đức:
Gott schuf die sonne
Ich rufe den wind
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir
ich rufe die sonne
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir
ich rufe die sterne
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir
ich rufe den menschen
antworte mir
ich rufe – es schweigt
nichts antwortet mir
antworte mir
ich rufe – es schweigt
nichts antwortet mir
(Christa Reinig, Gedichte, Nxb Fischer 1963, tr.
34)
Bản dịch ra tiếng Việt của miền Nam trước 1975, không rõ tên dịch giả, được lưu truyền như
sau:
Thượng đế tạo ra mặt trời
Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
- Gió luôn ở bên em.
Gió với em thế nào?
- Gió luôn ở bên em.
Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
- Mặt trời luôn ở bên em.
Mặt trời với em thế nào?
- Mặt trời luôn ở bên em.
Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế nào?
- Các vì sao luôn ở bên em.
Các vì sao với em thế nào?
- Các vì sao luôn ở bên em.
Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
- Con người im lặng không ai trả lời tôi.
Con người với em thế nào?
- Con người im lặng không ai trả lời tôi.
Bài
thơ này còn có một bản dịch khác, của Quang Chiến, in trên tạp chí Văn học
nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam số 6–2002:
Thượng đế đã làm ra mặt trời
Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em.
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em.
Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em.
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em.
Tôi gọi các vì sao,
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em.
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em.
Tôi gọi con người,
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi – im lặng
Không ai trả lời tôi.
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi – im lặng
Không ai trả lời tôi.
Còn
bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh đã in ở
nhiều sách, nó còn là bài đọc thêm trong sách giáo khoa phổ thông (chắc các nhà biên soạn sách giáo khoa
cũng chưa hề biết bài thơ trên của Christa Reinig). Nguyên văn như
sau:
Hỏi
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Đặt
hai bài thơ của hai tác giả, một Đức một Việt, cạnh nhau, sao chúng giống nhau
đến thế. Giống nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng,
giống nhau về cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau
vậy. Christa Reinig chọn 4 đối tượng để hỏi: Gió, mặt trời, sao, người. Hữu
Thỉnh cũng chọn 4 đối tượng để hỏi: Đất, nước, cỏ, người. Ba đối tượng trên có
thể thay đổi thế nào cũng được, ví dụ có thể hỏi bò, lợn, chó xem nó sống với
nhau thế nào, chắc cũng sẽ có những câu trả lời hay. Ví dụ:
Tôi hỏi bò: Bò sống với bò
thế nào?
- Chúng tôi nhường cỏ cho nhau.
- Chúng tôi nhường cỏ cho nhau.
Tôi hỏi lợn: Lợn sống với lợn
thế nào?
- Chúng tôi ủn ỉn cùng nhau.
- Chúng tôi ủn ỉn cùng nhau.
Tôi hỏi chó: Chó sống với chó
thế nào?
- Chúng tôi sủa cùng nhau.
- Chúng tôi sủa cùng nhau.
Nhưng
muốn bài thơ có tứ hay, nhất thiết là phải giữ nguyên đối tượng thứ tư, đấy là
con người, thì bài thơ mới trở nên hoàn chỉnh. Với bài thơ “Bò lợn chó” trên
đây, chỉ cần ghép thêm vào đoạn kết của Christa Reinig hoặc của Hữu Thỉnh là
không chê vào đâu được.
Vậy
thì nhà thơ cần sáng tác ra bài thơ, hay chỉ cần đi sửa lại đôi chút thơ người
khác? Tất nhiên đã là nhà thơ thì phải tự mình làm ra ý, ra tứ, ra lời, tức là
làm ra “bài thơ của mình”. Việc cóp nhặt thơ, ăn cắp thơ, đạo thơ… những tưởng
chỉ có những người mới tập làm thơ, hay những kẻ hám danh “trẻ người non dạ”
mới phạm tội. Vậy mà câu chuyện đạo thơ ấy nó lại rơi đúng vào ông Chủ tịch Hội
Nhà văn – người đã từng đoạt một bồ giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn. Liệu
người ta có tin được những giải thưởng ấy nữa hay không? Biêt nó là giải thật
hay giải dỏm?
Nghe
nói Hữu Thỉnh là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc ca dao tục ngữ. Nhưng ông đâu chỉ
ảnh hưởng ca dao tục ngữ – thơ ca khuyết danh, có cóp cũng chẳng sao. Tỷ như
Hữu Thỉnh đã “sửa” hai câu thơ của Tự Đức (vì tưởng là của Khuyết Danh?): “Đập
cổ kính ra tìm thấy bóng – Xếp tàn y lại để dành hơi” thành ra thơ của
mình: “Mở trăn g ra tìm – Trăng còn in bóng – Mở cỏ ra xem – Cỏ còn hơi ấm”.
Nhưng
cứ như bài thơ “Hỏi” thì ông còn
“ảnh hưởng” cả thơ hữu danh của Đức. Nếu mà ông không biết chuyện này, sang làm
việc với các nhà thơ Đức, lại đem bài thơ “Hỏi”
ra đọc, và người ta dịch lại tiếng Đức bằng chính bài thơ của Christa Reinig,
chắc sẽ được vỗ tay đến không về nước được.
Văn
nghệ Việt Nam
gần đây kể cũng hơi bị buồn. Chưa xong câu chuyện “tự nguyện” rút khỏi giải
thưởng khi bị các nhạc sĩ tố giác “đạo nhạc” của nguyên Tổng thư ký Hội Nhạc,
đã đến chuyện “đạo thơ” và tự trao giải thưởng cho mình của ông Chủ tịch Hội
Văn. Âu cũng là câu chuyện có vay có trả vậy. Thôi thì người của công chúng
cũng “nhân bất thập toàn” mà. Tôi đưa ra cái chuyện “Ai đạo ai” này chẳng qua cũng là muốn trị bệnh cứu người, và muốn
những nhà soạn sách giáo khoa cũng nên xem kỹ lại, muốn đua ra những ‘đấu
hỏi’ với bà thơ “Hỏi” mà
thôi.
----------------
Thường nhân viết bài này hay quá
Trả lờiXóaKhông tìm- không thấy
Không học-không biết
Không đi- không đến
Không hỏi''HỎI''-hỏi ai trả lời''HỎI''
Thượng Đế...
Cách đây mấy hôm, trong buổi tiếp đoàn nhà văn Trung Quốc, Hữu Thỉnh ngửa bộ mặt tươi hơn hớn hướng về phía ông Đinh Thế Huynh và bà Thiết Ngưng hớp lấy từng lời như lũ học trò ranh ma giả vờ chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài. Muốn lấy lòng quan trên nhưng lại bằng cái trò của trẻ con, sao tầm của ông Hữu Thỉnh lại thấp đến vậy?
XóaTôi hỏi đảng:
Trả lờiXóaĐảng với nhà thơ thế nào?
- Đảng luôn ở bên nhà thơ!
Tôi hỏi Nhà nước:
Nhà nước với nhà thơ thế nào?
- Nhà nước luôn ở bên nhà thơ.
Tôi hỏi các Đại biểu Quốc hội
Các dân biểu với nhà thơ hế nào?
- Các Nghị luôn ở bên nhà thơ…
Tôi hỏi Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh đã 15 năm trụ hội, sắp tới nghỉ chưa?
- Hữu Thỉnh vuốt nhẹ mấy sợi tóc mồ côi, không ai trả lời tôi.
Có một ông chủ tịch như thế, Hội Nhà văn mới kéo dài mấy chục năm kém, nát, mờ nhạt, èo uột , hí nhố, kết nạp hội viên tùm lum...miễn là có thủ tục đầu tiên, có ...đầu vào-đầu ra!
Trả lờiXóaTôi hỏi Th:
Trả lờiXóa- Anh làm gì với thơ của người Đức?
- Tôi Thỉnh ngay về làm của tôi!
P/S: Sau cú choáng váng bởi hành động đẳng cấp World Cup của Kiều Chinh, nay Hữu Thỉnh lại phang tiếp đòn độc cỡ Euro Cup. Thậm chí còn hơn - Nước Đức ở Châu Âu và trên Thế giới!
Bao giờ cho hết "Tháng Ăn Cắp"?
Qua mặt Phật Bà ăn cắp thơ’
Trả lờiXóaQuang Thuận, Hữu Thỉnh mặt tỉnh bơ
Ông cuồm thơ Thiền, tôi thơ Đức
Nobel giật giải – hai ta chờ
Hữu Thỉnh ăn cắp cấu tứ thơ
Trả lờiXóaChỉ có tiểu nhân mới ..."tôn thờ"
Giấu mặt đi đâu, trò côm cán
Một đời văn nghiệp gặt nhuốc nhơ
Hữu Thỉnh là chủ tịch hội nhà văn của một quốc gia tầm cỡ như Việt Nam thì làm gì có chuyện đạo văn, chỉ là chuyện đời thỉnh thoảng ta lại thấy kẻ cắp và người có của ý tưởng lớn gặp nhau thôi mà !!!
Trả lờiXóaNhà thơ "nhớn" HT có tầm Quốc tế,cho nên hợp cấu tứ, cách diễn đạt, trùng ý thơ với nhà thơ Đức là ..trời khiến đó, không phải tại ông ta đâu. Ông HT chắc là không cố tình. Thôi, du di thông cảm cho ổng, để rồi ổng còn làm những Hai cái Chủ tịch Nhớn ở VN là Hội LHiệp VHNT và Hội Nhà văn. Đừng làm ông ta rụng hết những sợi tóc mồ côi còn lại mà buồn lắm!
Trả lờiXóaThơ Chủ tịch hội hay chứ lỵ ! Nhưng mà tôi chả nhớ được câu thơ nào của ông ta!
XóaCó một thời xuất hiện nhà thơ thiền Quang Thuận và được Hữu Thỉnh nâng bi lên mây xanh. Quả là đồng tâm, đồng ý, đồng chí đồng lòng hay nói cách khác là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Sau có người phát hiện ra thơ thiền là đạo thơ.
Trả lờiXóa“Tôi hỏi bò: Bò sống với bò thế nào?
- Chúng tôi nhường cỏ cho nhau.
Tôi hỏi lợn: Lợn sống với lợn thế nào?
- Chúng tôi ủn ỉn cùng nhau.
Tôi hỏi chó: Chó sống với chó thế nào?
- Chúng tôi sủa cùng nhau. “
Thuận hỏi Thỉnh:
Chúng ta “nàm” thơ thế “lào”?
Chúng ta đạo thơ cùng nhau.
Th. hỏi Th.:
Xóa- Giờ làm sao?
Th. đáp:
- Một đêm ăn cắp bằng ba năm sáng tác.
" Hỏi " chi mà Hỏi lắm thế ông hói ơi !
Trả lờiXóaNgoài Bà Christa Reinig ra , không biết ông còn “ Hỏi “ những ông bà nào khác nữa không , nay thì biết rồi nhé . Ông này chắc cũng bị “ Thánh Nhập “ như ông HQT mà thôi , lấy thơ hay của người “ Chế “ thành của mình , mong được Nobel hay sao . Hồi này sao nhiều người bị “ Ngài Nhập “ thế không biết . Còn nhớ Phan Bích Hằng đạo toàn bộ bài “ Lời Ru Ngọn Cỏ “ của tác giả Bùi Văn Bồng , bảo rằng mình làm năm………. 2002 ở K’ Bang – thật trâng tráo và đáng hổ thẹn , trong khi cô ta đang nói mình làm việc thiện .
Chỉ có tâm trạng của người lính già Bùi Văn Bồng thì mới có đủ xúc cảm để có câu thơ tuyệt hay , rung động lòng người như :
“ Người Hy sinh , Đất hồi sinh
Trái tim hóa ngọc lung linh đất trời “
Tầm tuổi như Bích Hằng lấy đâu ra cảm xúc này , nên mới đổi thành :
“ Người Hy sinh , Đất hồi sinh
Máu người Hóa Ngọc lung linh giữa Đời “
Thật khôn lỏi nhưng cũng đáng giận làm sao !
Nay tình huống này cũng giống ông HT , ông lấy đâu cảm xúc của một cô gái “ Tây “ như Christa Reinig,( ở tận Tây Đức ) để “ Hỏi “ gì mà nhiều thế ?
Để gió cuốn đi
Tặng ông HT :
Trả lờiXóaTôi hỏi Đất
Đất đang làm gì mà sôi động ?
-Chúng tôi đang dãn ra bốn phía – tạo thành hố sâu
Tôi hỏi Người
-Người ngửa mặt….Lặng im , Xin hãy hỏi đất , đất đang chờ ông !
Tôi hỏi đất
XóaĐất với Đoàn Văn Vươn thế nào?
- Đất thương Đoàn Văn Vươn
Tôi hỏi Dân
Dân với Đoàn Văn Vươn thé nào?
-- Dân thương Đoàn Văn Vươn
Tôi hỏi Công lý
Công lý với Đoàn Văn Vươn thé nào?
- Công lý ủng hộ Đoàn Văn Vươn
Tôi hỏi nhà thơ
Nhà thơ Hữu Thình với Đoàn Văn Vươn thế nào?-
_ À, à Không dính đến thơ ta
Đại Ca Ca đã cho ta túi quà!
Khi được hỏi tại sao một nhạc phẩm (có câu "Một màu xanh xanh...") của Trần Tiến hao hao giống một nhạc phẩm của Kitaro, Tiến nói câu gì "hay" lắm. Chết cười với mấy bố này.
Trả lờiXóaCác bạn có muốn thăng quan không,bây giờ không biết hối lộlàm quan sao được,thử hỏi QUAN bây giờ mấy ai không ăn cắpvậy quan ăn hối lộlà lẽ đương nhiên cấm được nói xấu quan tham mà vào tù đó nghe chưa...
Trả lờiXóaTôi hỏi sâu:
Trả lờiXóa- Bao giờ mới hết ăn lá, để cây có cơ hội sống?
Sâu nói:
- Cây phải tự mà mọc thông minh thôi!
Tại sao không nghĩ điều ngược lại, là bà nhà thơ Đức ăn cắp thơ ông Hữu Thỉnh. Bởi bà Đức không ai nghe tên, còn ông Hữ Thỉnh sắp nhận Nô Ben của Việt Nam cơ mà? Ít ra thì ông cũng đủ khả năng thẩm định thơ Nô Ben của Hoàng Quang Thuận!
Trả lờiXóaChắc ông Thỉnh hỏi mượn bà kia chút thôi , nếu có Nobel lại đem trả lại đó mà , khi đó nếu ông này quên , chúng ta nhắc để ổng nhớ cũng chưa muộn .
XóaTet nam nay Truong Tan Sang den tham chuc tet nha tho Huu Thinh
Trả lờiXóaOng Truong hoi con thich lam quan khong
Thinh bao toi hoi ong
Ong Truong hoi co con lam tho khong
Thinh bao toi hoi ong
Tho hoi
Bon an cap lam tho cho ai
Thơ Hỏi - tức là THỞ đấy - Với tình hình này, Chủ tịch Nước và Chủ tịch Văn bây giờ chỉ có ngồi mà Thở ...mệt; và Thở ..than mà thôi!
XóaPhì phò!...
XóaĐánh hôi kinh quá đi!
Trả lờiXóaTa đánh đây là đánh giùm cho người Đức. Để họ nghĩ rằng sự ăn cắp cũng bị đa số người Việt Nam ghê tởm!
XóaRất khó để bênh vực sự ăn cắp.
XóaHoang Quang Thuan an cap van suoi cua ong quan ly chua Yen Tu lam tho tam linh va Huu Thinh to chuc hoi thao boc thom am i. Su viec bo lo Huu Thinh noi chi cho muon hoi truong thoi chu khong tham gia.Hoang Quang Thuan duoc Huu Thinh ket nap dac cach lam hoi vien hoi nha van Viet Nam .Khi say ra chuyen dao tho nhieu hoi vien chat van Huu Thinh noi Hoang Quang Thuan do Duong Ky Anh gioi thieu
Trả lờiXóaHuu Thinh rat tai bien bao.Vua qua Huu Thinh da giai thich la chu bao gio dic bai tho Hoi cua nha tho Duc ma chi la su ngau nhien thoi.Toi nghi anh Huu Thinh nen viet dieu van cho minh di thoi.
Ôi cái thời lừa đảo
Trả lờiXóaBọn lưu manh lên ngôi
Đạo thơ như ông Thỉnh
Chỉ là mạt rệp thôi !
Nghĩ mà thương ô. Thỉnh
Chẳng bõ tiếng để đời
Thà ăn cắp vàng tấn
Được giầu sang hơn người
Hơn danh nhà thơ hão
Lận đận cả một đời
Cũng là phường giá áo
Với túi cơm mà thôi !
Chuyện thật như đùa
Trả lờiXóaChủ hội nhà văn
Đạo thơ người khác
Làm riêng của mình.
Thật là hết biết!
Phải chăng xứ mình?
Cái thói hám danh
Không còn thấy nhục
Đã vào xương máu
Của bọn quan chức
Lãnh đạo đảng nhà.
Lãnh đạo đảng ta
Nào là giáo sư
Nào là tiến sĩ
Học viện hàn lâm
Ôi thôi đủ cả.
Nhưng mà hãy hỏi
Những ông giáo sư
Những vị tiến sĩ
Lãnh đạo đảng nhà
Đã làm những gì?
Lợi dân, lợi nước
Hay toàn khoác lác
Phát biểu tầm phào
Hô hào cửa miệng
Những điều sáo rỗng.
Học hàm là tốt
Học vị càng hay
Nhưng phải của mình
Đừng vay người khác
Không thì nhục lắm.
Có lẽ sự nhục
Chẳng đáng là gì
Với thói hám danh
Đã vào xương máu
Của lũ quan chức.
Đến như Hữu Thỉnh
Chủ hội nhà văn
Thơ người còn “Đạo”
Trả lờiXóaGởi bóac Chủ tịt "Hội Văn Thi nô "...
Thi nô Hữu Thỉnh tặng hoa hôn Tô Như Rứa
Mặt mày tủn mủn cảm động khóc chưa vừa !
"CÓ ĐÁM VĂN NÔ BÁO NÔ ĐẦY TAI HỌA
CÚI NỬA MÌNH CHƯA SANG ĐƯỢC NHƯ LỪA ! " (1)
*
Đạo văn tài thơ chằng Hữu Thỉnh
Đăng đàn bao bài viết ngậm mồm hến nín thinh
Cái "đồ ấy" dám gọi "HỘI NHÀ VĂN" bao nhiệm kỳ Thỉnh Chủ tịch
Đa phần tòan văn nô thi nô buồn mửa kinh phát kinh ! ! !
TRIỆU LƯƠNG DÂN cảm tác nhân NGHE TIN boắc Hữu Thỉnh tái đắc cử là CHỦ TỊT Hội nhà văn
1.
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Hữu Thỉnh
Thì cũng giống "y chang" thơ Vương Hoà (Trung Quốc ) - năm 625:
Xóa"Cành đào tơ chiều Đông
Vắt sang thềm xuân ấm" ...thế thôi!!
Với HT thì ...đơn giản!
Cứ " Vắt " qua " Vắt " lại thế này mệt quá . Tóm lại Ông Hữu Thỉnh và ông Hòa , ông nào " Vắt " trước , ông nào vặt của ông nào ?
XóaNhưng ông vương Hoà đã "vắt" từ năm 625 sau công nguyên kia mà!
XóaNgười Đông , Kẻ Hạ
XóaNhư lạ như quen
Dở thu , dở đông
Thế là dở toẹt
Lòi ra mặt mẹt
Là ảnh Hữu Thinh
Linh ta linh tinh
Nhận xằng nhận láo
Thế mà cố néo
Chủ Tịt hội Văn
Lăn ta lăn tăn
Cuối cùng là láo
Láo nha láo nháo
Đến thế là cùng
Lung ta lung tung
Thật bực và mệt
Cái bài thơ trên hồi con trai tôi học cấp 2 cứ phải học thuộc lòng và phân tích để thi tốt nghiệp, cháu bảo mẹ ơi bài thơ này có hay đâu, dở òm, bọn con chẳng hiểu nói gì cả mà cứ phải học thuộc? Tôi cũng mang sgk của cháu ra xem bài thơ đó và thấy nó chả ra lam sao cả mà cứ bắt con trẻ phải khổ vì nó. Sao bác Bồng không post
Xóacái ảnh ông Hữu Thỉnh lên đây cho bà con biểt ông đạo thơ mặt mũi ra sao với!
Hỏi
Trả lờiXóaTôi hỏi đất: Đất Văn Giang, Dương Nội, Trịnh Nguyễn sống với nhau như thế nào?
-Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên nhau chống CƯỚP.
Tôi hỏi nước: Nước sạch Từ Sơn với nước thải Từ Sơn sống với nhau như thế nào?
-Chúng tôi chan hoà vào nhau vì Chính quyền Từ Sơn sắp xây NHÀ MÁY NƯỚC THẢI TỪ SƠN.
Tôi hỏi cây cối ở Văn Giang bị đốn ngã: Cây cảnh, cây chuối, cây lúa bị đốn ngã sống với nhau như thế nào?
-Chúng tôi hoá thành đất để vùi xác kẻ đốn mình.
Tôi hỏi các Nhà văn Việt Nam: Chủ tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh với "Nhà thơ thần" Hoàng Quang Thuận sống với nhau như thế nào?
-Các Nhà văn im lặng, im lặng... rỗi khẽ nói... chúng tôi MỘT RUỘC... MỘT RUỘC CÙNG*.
( * MỘT RUỘC CÙNG tức là CÙNG MỘT RUỘC, nói theo kiểu Nữ thi sĩ Đức Christa Reinig)
“ Mùa Thu Hà Nội “
XóaLặn lội đường xa
Nước Đức ….xa tít
Luôn nhớ quê nhà
Nay chuyện Văn Giang
Vẫn thường đau đớn
Mai nghe…. Trịnh Nguyễn
Lại thấy xót đau
Bà con mình cả
Muôn phương như nhau
Hãy cùng lên tiếng
Mong Việt Nam mình
Bằng người , bằng bạn
Vượt qua khổ nạn
Đã bao nhiêu năm …..
……………………….
Xin gửi cùng bạn
Lời quê chân thành
Mang theo chút lạnh
Cùng gió heo may
Vương mùi hoa sữa
Người xa còn nhớ …….
mùa thu quê hương .?
Để gió cuốn đi
Hihi... Thanks "Để gió cuốn đi" nhé!
XóaĐây là một "món quà" ý nghĩa nhất trong "Ngày đầu tiên của tuổi mới" của Muathuhanoi... So Happy!!!
Tôi hỏi người:
Trả lờiXóa- Danh dự nay đi đâu hết rồi?
Người cúi đầu, chìa ra các giấy báo đóng tiền điện nước...
Tôi hỏi người:
- Sao không bỏ hết đi, tìm một nơi vắng lặng, chỉ có ta và thinh không?
Người chỉ tay về xứ Hà Đông, nơi có chuồng sư tử.
Người khẽ khàng:
- Sống hiên ngang chỉ có trong tiểu thuyết...
Tôi hỏi người:
- Ta sống không bằng cây thông?
Người im lặng với vẻ cam chịu, nhìn lên tường nơi treo chữ "Nhẫn"? Người biết không, "Nhẫn nhục", đó mới là nghĩa thực. Đừng lấy một nửa, rồi cố quên nửa kia!
Đương kim chủ tịch Hội nhà văn
Trả lờiXóaVậy mà lại Đạo thơ người là sao?
Chỉ vì miếng lợi, hám danh
Về già ôm nhục bao giờ hết nhơ!
HỎI???
Trả lờiXóaHỏi ông Hữu Thỉnh
Khi ông đạo thơ
Ông có thấy mình
Giống thằng ăn cắp?
Hỏi ông Hữu Thỉnh
Ông là chủ tịch
Hội thơ, hội văn
Của đảng, nhà nước
Ông lại giở trò
Lưu manh đạo tặc
Chôm chỉa thơ người
Là sao thế hử?
“Hay nhục cục thịt”?
Đớp rồi tính sau
Tiếng đời sợ đếch
Cứ oai đã nào
Phải không Hữu Thỉnh?
Tôi đề nghị bộ giáo dục phải rút bài Thơ Ăn Cắp ra khỏi SGK và toàn bộ thơ Hữu Thỉnh ra khỏi trường học. Bởi học sinh không được vương vấn đến kẻ ăn cắp trong tư duy các em!
Trả lờiXóaCác bác cứ bảo cho rắc rối ra, chứ bác Thỉnh không đạo thì làm sao lên chức và giữ chức được? Cái lớn là bác ấy DAO CHÍNH TRỊ cơ!
Trả lờiXóaTham quyền cố vị chạy chọt chính trị...cốt cho oai, nhưng khó oai lắm. Ăn thua là tâm và tài. Tâm như thế, tài chỉ có vậy, chỉ tổ làm cho thiên hạ đàm tiếu, coi thường mà thôi. Bậc chính nhân quân từ sống bằng chính mình và sống vì thiên hạ,"trọng nghĩa khinh tài", không ai tự đánh bóng, tự đánh đu chức quyền (không đâu) như như tế! Dó là biểu hiện tư chất,nhân cách của kẻ tiêu nhân mà thôi!
XóaTrong cái nghề cầm bút
Trả lờiXóaKị nhất là Đạo văn!
Hơn cả phường lưu manh
Khi Đạo văn người khác.
Hữu Thỉnh là nhà thơ
Hữu Thỉnh là nhà văn
Lại đương kim chủ tịch
Hội Nhà văn Việt Nam
Lẽ nào lại không biết?
Hơn cả phường lưu manh
Khi Đạo văn người khác.
Đây là một câu Hỏi
Gửi đến ông chủ tịch
Hội nhà văn Việt Nam
Nhà thơ Nguyễn Hữu Thỉnh
Đạo văn là lưu manh
Hay tấm gương học tập?
GỞI BẠN LÊ KIỀU NHẪN
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã cho biết câu thơ tuyệt hay của nhà thơ Trung Quốc VƯƠNG HÒA ( 625 sau công nguyên, có lẽ thời Sơ Đường ?) :
"Cành đào tơ chiều đông
Vắt sang thềm xuân ấm"
là câu thơ trích trong bài thơ nào của Vương Hòa ? Nếu bạn cho biết âm hán nôm càng tốt, tốt hơn nữa là bạn cho hiển thị cả chữ Hán của hai câu thơ trên.
Xin cám ơn bạn và nhà thơ chủ trang BÙI VĂN BỒNG
Một kẻ yêu thơ Đường :
NGUYỄN ĐĂNG HIẾU
Chủ tịch mà đạo thì coi chừng cả 1000 hội viên của ông ta cũng... đạo đấy bà con ơi! NGhĩa là nền VĂN HỌC Việt Nam cũng... đạo...
Trả lờiXóaBác Hữu Thỉnh, Sao không trả lời?
Trả lờiXóaKhông nghe, không thấy, không biết! Hà hà... Làm gì được tôi? Có tiền là được rồi. Rách việc! Tiền ơi, tao yêu mày lắm!
XóaHuu Thinh ,Hoang Quang Thuan,Duong Ky Anh,Huynh Uy Dung ky ten trong tap tho Dai Nam Thi Tap trong do co cau:
Trả lờiXóaNgan nam truoc ngan nam sau
Hon tho Uy Dung mot mau sang trong
Con dan nuoc Viet ghi long
On Huynh Uy Dung co cong xay den
Phuong Hang la bac me hien
Huynh Uy Dung dang than tien giup doi
Sau khi khi ten vao tap tho ay Huu Thinh Hoang Quang Thuan Duong Ky Anh duoc Huynh Uy Dung trao moi nguoi mot kg yen sao rieng Huu Thinh duoc them mot phong bao
Hữu Thỉnh chủ tịch HỘI ĐẠO THƠ VIỆT NAM
Trả lờiXóaChưa đủ đâu bạn ơi. Hữu Thỉnh còn là nhà ĐẠO GIẢI THƯỞNG nữa đấy.
Trả lờiXóaCảm thấy hơi bị buồn nha. Nhưng Hữu Thỉnh vẫn có nhiều câu thơ khá hay mà. e thấy cũng không hẳn tiêu cực như vậy. Nếu như thế tại sao lại không hạ bệ nhà thơ này, mà ngược lại ông ấy vẫn rất đứng đắn và chắc chắn đấy thui, Nếu có nhiều tiêu cực, e nghĩ sẽ không trụ được. Chẳng nhẽ là bằng mặt mà không bằng lòng :><
Trả lờiXóaMột hôm lang thang trên mạng gặp bài này, bỗng thấy ngứa miệng nên cũng mạn phép hỏi: Hỏi đời: mấy nẻo nhục vinh.
Trả lờiXóaHỏi xưa: vua chúa, cung đình nay đâu
Hỏi ai khanh tướng công hầu
Hỏi ta: bạc trắng mái đầu, già chưa?
Ôi! Hỏi mãi, mệt quá!
Tui trả lời hộ Hữu Thỉnh (Nhưng khiếm thính):
Trả lờiXóaCác bác Còm măng ơi, Nói Hữu Thỉnh đạo thơ của tác giả người Đức là không đúng vì Hửu Thỉnh không biết tiếng Đức. hu hu...
Nhưng mà thơ Đức đã được dịch ra tiếng Việt, ông nghĩ sao? Ha....ha...
XóaThì rằng là HT chỉ biết đạo bản dịch ra tiếng Việt thôi, nếu nói HT đạo trực tiếp từ bản tiếng Đức thì HT đã hiểu sai nguyên bản. he he....
Xóa