* MARK LEONẢD
-/ Mặc Kha chuyển ngữ /-
Mặc dù sự trỗi dậy của TQ mang lại lợi ích cho toàn
cầu, không một ai đã giành sự chú ý đúng mức tới các ý tưởng của nó và không ai
đã nêu được rõ vấn đề đó. Trung Quốc có một tầng lớp trí thức sống động một
cách đáng ngạc nhiên, một tầng lớp các tư tưởng của họ có thể là một thách thức
nghiêm trọng đối với quyền bá chủ tự do phương Tây. (Mark Leonard )
Mark Leonard là giám đốc hành pháp của Hội đồng châu
Âu về Quan hệ đối ngoại. Cuốn sách "Trung Quốc suy nghĩ điều gì ?"
của ông đã được nhà xuất bản Estate 4 phát hành.
Tôi sẽ không bao giờ quên chuyến thăm đầu tiên của tôi
tới Học viện khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) ở Bắc Kinh trong năm 2003. Tôi
đã được gặp Wang Luolin - Phó Giám đốc Học viện, ông nội của Wang Luolin đã
dịch bộ sách Tư Bản của Marx sang tiếng Trung Quốc, và Huang Ping, một cựu Hồng
Vệ Binh. Ngồi trên những chiếc ghế bành quá khổ, chúng tôi tiến hành nghi lễ
uống trà và giới thiệu về mình. Wang Luolin đã gật đầu một cách lịch sự và mỉm
cười, sau đó ông nói với tôi rằng, học viện của ông có 50 trung tâm nghiên cứu,
bao gồm 260 môn học với 4.000 nhà nghiên cứu. Khi ông nói điều này, tôi có thể
cảm thấy rùng mình: toàn bộ cộng đồng think tank của Anh chỉ vài trăm người,
của châu Âu chưa đến hàng ngàn, thậm chí ở Mỹ cũng không thể vượt quá 10.000
người. Nhưng ở đây, một học viện riêng lẻ, số lượng nhà nghiên cứu là 4.000
người, đó là chưa kể ở Bắc Kinh còn có nhiều trung tâm nghiên cứu độc lập khác.
Lúc bắt đầu chuyến đi này, tôi đã hy vọng được giới
thiệu nhanh về Trung Quốc, tiếp thu những vấn đề cơ bản và trở về nhà. Tôi đã
hình dung rằng, cuộc sống của giới trí thức Trung Quốc bao gồm một vài nhà lý
luận cứng rắn thuộc nhóm giật dây điều khiển công việc bí mật của Đảng Cộng sản
hay các tập thể trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Thay vào đó, tôi rơi vào
một thế giới kín đáo của giới trí thức, các nhà nghiên cứu và các nhà hoạt
động, tất cả đều tập trung tranh luận về tương lai của đất nước họ. Tôi sớm
nhận ra rằng, cần phải tốn nhiều hơn một vài chuyến đi tới Bắc Kinh và Thượng
Hải để hiểu được cái bề ngoài và hoài bão của những tranh luận trong nước của
Trung Quốc. Thậm chí trong chuyến đi đầu tiên đó, tôi đã hạ quyết tâm muốn
giành trọn những năm tiếp theo trong cuộc đời của mình để tìm hiểu lịch sử sống
động của Trung Quốc.
Trong hơn 3 năm
qua, tôi đã nói chuyện với hàng tá những nhà nghiên cứu Trung Quốc, tìm hiểu
quan điểm của họ về sự thay đổi ngoạn mục ở đất nước họ. Một vài người trong số
họ là những Đảng viên; những người khác là ngoài Đảng và đang phải chấp nhận
mối quan hệ đầy nguy hiểm với chính quyền. Tuy nhiên, ở một vài góc độ, tất cả
họ đều là những người trong cuộc. Họ đã chọn sống và làm việc ở đại lục TQ ,và
vì vậy đối mặt với những đòi hỏi thất thường của nhà nước một đảng.
Chúng
ta đã quen với ảnh hưởng ngày càng tăng của TQ trong nền kinh tế toàn cầu -
nhưng liệu nó có thể tái định hình các ý tưởng của chúng ta về chính trị và
quyền lực?
Câu chuyện về hành vi nhận thức của giới trí thức TQ
ít được dẫn chứng trong các tài liệu một cách đầy đủ. Bên trong TQ - trong các
diễn đàn của Đảng, cũng như ở các trường đại học, trong các trung tâm nghiên
cứu nửa độc lập, trong các tạp chí hàng ngày và trên Internet - sự cuồng nhiệt
tranh luận về khuynh hướng của đất nước: Các nhà kinh tế học tranh luận về sự
bất bình đẳng; các nhà lý luận chính trị tranh luận về tầm quan trọng tương đối
của các cuộc bầu cử và nguyên tắc luật pháp; và trong lĩnh vực chính sách ngoại
giao, các nhà lý luận TQ tranh luận với những người theo chủ nghĩa quốc tế tự
do về các chiến lược quan trọng. Các nhà nghiên cứu TQ đang cố gắng làm hài hoà
các mục tiêu tranh cãi, thăm dò cách làm thế nào để đạt được các lợi ích của
thị trường toàn cầu trong khi bảo vệ TQ khỏi sự phá huỷ sáng tạo mà họ thể gây
ra trong hệ thống kinh tế và chính trị của họ. Một số người khác đang tìm cách
thách thức thế giới phẳng toàn cầu hoá của Mỹ với phiên bản "thế giới
tường lửa" của TQ.
Điều nghịch lý là sức mạnh của trí thức TQ được mở
rộng bởi hệ thống chính trị hà khắc của TQ, nơi không có các đảng phái đối lập,
không có các công đoàn độc lập, không có các phản biện giữa các chính trị gia
và truyền thông tồn tại là để củng cố sự kiểm soát xã hội hơn là thúc đẩy trách
nhiệm giải trình về chính trị. Các tranh luận của giới trí thức Trung Quốc có
thể thay cho thảo luận chính trị - bởi họ vẫn còn mang tính cá nhân, công kích,
và gây xúc cảm hơn là hội tụ về chính trị. Thực tế là không có một thảo luận tự
do nào về việc chấm dứt sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự độc lập cho Tây Tạng
hay các sự kiện về quảng trường Thiên An Môn, mà chỉ có sự tranh luận tương đối
cởi mở trong các tờ báo chính thống và các tập san mang tính chất học thuật về
mô hình kinh tế của TQ, làm thế nào để loại bỏ tham nhũng hay giải quyết các
vấn đề chính sách ngoại giao với Nhật Bản, Bắc Triều Tiên như thế nào ? Mặc dù
Internet bị kiểm soát khá chặt chẽ nhưng tranh luận ở đây là tự do hơn (cho dù
một trong số những blogger tự do, Hu Jia gần đây đã bị bắt giữ). Và đằng sau sự
kiểm soát chặt chẽ này, các nhà học thuật và các nhà nghiên cứu thường sẽ trò
chuyện tự do về nhiều chủ đề, thậm chí cả những chủ đề nhạy cảm nhất, chẳng hạn
như cải cách chính trị. Người TQ thích tranh luận về việc liệu các nhà trí thức
có thể ảnh hưởng tới những người ra quyết định, hay liệu nhóm các nhà ra quyết
định có đối xử với những trí thức như những người nói lên ý kiến của người khác
một cách không chính thức để thúc đẩy các quan điểm của chính họ hay không. Cả
hai câu hỏi này đều đi đến một điều, đó là các tranh luận đã trở thành một phần
của tiến trình chính trị và được sử dụng để đưa ra những ý tưởng và mở rộng sự
chọn lựa cho các nhà ra quyết định của TQ. Chẳng hạn, các trí thức thường cung
cấp các bài viết ngắn cho Bộ Chính trị trong các phiên họp, họ chuẩn bị các bản
báo cáo cho các kế hoạch 5 năm của đảng; và họ tư vấn sách trắng của chính phủ.
Vì vậy, liệu có phải trí thức TQ đang ngày càng gia
tăng cởi mở và theo hướng của phương Tây ?
Sự thực thì có nhiều khái niệm họ đang tranh luận -
bao gồm chính chủ nghĩa cộng sản là nhập khẩu từ phương Tây. Và một sự chuyển
hướng độc lập hơn về tư tưởng, theo mô hình phương Tây có lẽ đang nổi lên như
một hệ quả tất nhiên vì có đến một triệu sinh viên đã học tập và nghiên cứu bên
ngoài TQ - phần lớn ở phương Tây - từ năm 1978, ít hơn một nửa trong số họ đã
trở về, nhưng con số đó đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, một điều không nên
quên là sự hình thành tầng lớp trí thức ở TQ là rất khác biệt so với ở phương
Tây. Giáo dục vẫn đóng góp có ý nghĩa cho sự tồn tại quốc gia, và cho dù có sự
mở rộng lớn về giáo dục bậc cao (khoảng 20% trong số người từ 18-30 tuổi hiện
đang học đại học) nhưng phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là học vẹt. Hơn nữa,
tất cả những người học vẫn bị bị giám sát chặt chẽ để tránh bất đồng chính trị,
và các lớp học cưỡng chế "giáo dục chính trị" vẫn còn tồn tại.
Zhang Weiying có một suy tư về những điếu Xì Gà của
người Cuba .
Khi tôi nhìn thấy ông ta trong văn phòng của ông ở trường Đại học Bắc Kinh, tôi
đã nhìn thấy một nửa trong số nhiều hộp xì gà Cohiba chồng cao trên chiếc ghế
của ông. Những hộp thuốc Xì Gà - trị giá gấp nhiều lần thu nhập hàng năm của
một người nông dân TQ dẫu các sản phẩm này là của một quốc gia cộng sản - mang
những hương vị về tự do phương Tây, đại diện cho sự năng động mà ông ta hy vọng
sẽ dần dần che khuất và thay thế những vết tích cuối cùng của chủ nghĩa Mao.
Cũng giống như những nhà kinh tế học theo chủ nghĩa tự do khác - mà được gọi là
"cánh hữu mới" - ông ta cho rằng TQ sẽ không có tự do cho đến khi khu
vực nhà nước bị tháo dỡ và nhà nước phải co lại thành một thực thể chủ yếu bảo
vệ các quyền về sở hữu.
Đại học Bắc Kinh |
Những nhân vật cánh hữu mới nằm trong trọng tâm các
cải cách kinh tế của TQ trong những năm 1980 và 1990. Zhang Weiying có một câu
chuyện ngụ ngôn ưa thích để giải thích cho những cải cách này. Ông ta kể câu
chuyện về một ngôi làng dựa vào những con ngựa để tiến hành các công việc lặt
vặt trong nhà. Theo thời gian thì những người lớn tuổi trong ngôi làng này đã
nhận ra rằng làng kế bên lại dựa vào giống ngựa vằn và đạt hiệu quả công việc
tốt hơn. Vì vậy, sau nhiều năm họ đã quyết định đi theo con đường của làng kế
bên. Mục đích duy nhất là để tẩy não những người dân làng vốn tôn thờ giống
ngựa cũ của họ. Những người lớn tuổi đã phát triển một kế hoạch đầy mưu trí.
Mỗi buổi tối, trong khi những người dân làng đi vào giấc ngủ, họ đã sơn các
viền đen lên những con ngựa màu trắng. Khi những người dân làng thức dậy, những
người lãnh đạo đã tái khẳng định với họ rằng những con thú này không thực sự là
những con ngựa vằn, chỉ giống những con ngựa cũ với một số sọc vằn vô hại. Sau
một khoảng thời gian dài, những người lãnh đạo trong làng đã bắt đầu thay thế
những con ngựa được sơn sọc vằn bằng những con ngựa vằn thực sự. Những con ngựa
phi thường này đã chuyển đổi vận mệnh của ngôi làng, tăng năng suất và tạo ra
sự giàu có. Nhiều năm sau đó, tất cả số ngựa đều đã được thay thế bởi ngựa vằn
và ngôi làng đã được hưởng lợi từ sự thịnh vượng. Lúc này thì những người lãnh
đạo ngôi làng mới tập trung toàn bộ người dân trong làng của họ và công bố rằng
ngôi làng của họ là một ngôi làng của những giống ngựa vằn, và rằng ngựa vằn là
giống ngựa tốt hơn nhiều so với giống ngựa bình thường.
Câu chuyện của Zhang Weiying là một trong những cách
để hiểu về học thuyết "hai giá" của ông, được đưa ra lần đầu tiên vào
năm 1984. Ông ta cho rằng cơ chế hai giá sẽ cho phép chính phủ chuyển đổi từ
một nền kinh tế nơi mà giá cả do các quan chức quyết định sang một nền kinh tế
khác, nơi mà giá cả được định đoạt thông qua thị trường, hoàn toàn không phải
là ruồng bỏ một cách công khai các cam kết đối với chủ nghĩa xã hội hay đối
nghịch với lợi ích quyền sở hữu bất di bất dịch trong nền kinh tế kế hoạch tập
trung. Theo cách tiếp cận này, một số hàng hoá và dịch vụ tiếp tục được bán ở
những mức giá có sự kiểm soát của nhà nước trong khi các hàng hoá khác được bán
theo giá thị trường. Theo thời gian, tỉ lệ hàng hoá được bán theo giá thị
trường tăng ổn định cho đến đầu những năm 1990, hầu hết toàn bộ hàng hoá đều
được bán theo giá thị trường. Cách tiếp cận "hai giá" tiêu biểu cho
sự kết hợp của chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa gia tăng, cho phép các nhà cải
cách TQ đi vòng qua các trở ngại, thay vì đối đầu với các trở ngại.
Ngôi làng ngựa vằn nổi tiếng nhất là Shenzhen. Vào
cuối những năm 1970, Shenzhen là một ngôi làng làm nghề đánh bắt cá tầm thường,
cung cấp một cuộc sống xoàng xĩnh cho vài ngàn người dân trong làng. Nhưng qua
3 thập kỷ tiếp theo, ngôi làng này đã trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa tư
bản TQ mà Zhang Weiying và các cộng sự của ông đang xây dựng. Do ở gần với Hong
Kong nên vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã chọn Shenzhen thành "khu kinh tế
đặc biệt" đầu tiên. Các kiến trúc sư về cải cách ở Shenzhen muốn xây dựng
các nhà máy công nghệ cao có thể sản xuất hàng loạt các hàng hoá giá trị gia
tăng. Các khu kinh tế mang tính thử nghiệm đó được xây dựng dựa trên các khoản
tiết kiệm khổng lồ của quốc gia và doanh thu xuất khẩu. Các khu vực ven biển đã
thu hút một số lượng lớn công nhân từ các vùng nông thôn, làm cho mức lương ở
thành thị giảm xuống. Và toàn bộ hệ thống là tự do kinh doanh - cho phép phân
hóa giàu nghèo một cách có tổ chức hơn là cố gắng phân phối thu nhập một cách
có chủ ý. Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ rằng "một số phải giàu lên đầu
tiên", cho rằng các khu vực khác nhau nên "ăn trong các phòng bếp
riêng biệt" hơn là đặt các nguồn tài nguyên của họ vào trong một cái
"bình chung". Kết quả là, các nhà cải cách các tỉnh phía Đông được
phép tự do tách ra khỏi các khu vực nông thôn bần cùng hoá và vươn lên.
Nhưng cuộc sống ngày nay là hết sức khắc nghiệt đối
với các nhà kinh tế học đằng sau hệ thống này, chẳng hạn như Zhang Weiying. Sau
30 năm tranh luận với các ý tưởng được nhập khẩu từ phương Tây, TQ đã quay trở
lại chống lại những nhân vật cánh hữu mới (new right). Các cuộc thăm dò dư luận
chỉ ra rằng họ là nhóm có ít ảnh hưởng ở TQ hiện nay. Sự lo âu của công chúng
đang ngày càng gia tăng về chi phí của cải cách, các cuộc biểu tình bởi những
người công nhân bị mất việc, lo ngại về các xáo trộn bất hợp pháp và tiền lương
không được trả. Các ý tưởng về thị trường đang bị thách thức bởi những nhân vật
cánh tả mới (new left), những người ủng hộ mô hình hài hòa hơn của chủ nghĩa tư
bản. Một cuộc chiến của các ý tưởng đang hiện rõ giữa các tỉnh nằm sâu trong
đất liền và các tỉnh ven biển, thành thị và nông thôn; người giàu và người
nghèo.
Wang Hui là một trong những nhà lãnh đạo của Cánh Tả
Mới (New Left), một nhóm trí thức có ranh giới còn lỏng lẻo, những người đang
đánh thức công chúng và thiết lập một tiếng nói cho các tranh luận chính trị
thông qua các bài viết của họ trong các tập san như Dushu. Wang Hui là một sinh
viên về văn học hơn là hoạt động chính trị, nhưng ông ta đã bị chính trị hoá
thong qua vai trò của mình trong cuộc biểu tình của sinh viên vào năm 1989 ở
Quảng trường Thiên An Môn. Cũng giống như hầu hết các trí thức trẻ khác lúc bấy
giờ, ông ta có một niềm tin mạnh mẽ về tiềm năng của thị trường. Nhưng sau cuộc
thảm sát Thiên An Môn, Wang Hui đã chuyển về miền núi và lẩn trốn trong 2 năm
sống như người nông dân và công nhân. Kinh nghiệm của ông đã khiến ông ngờ vực
về sự công bằng không được kiểm soát của các thị trường tự do và thuyết phục
ông ta rằng, nhà nước phải đóng một vai trò trong việc ngăn chặn sự bất bình
đẳng. Các ý tưởng của Wang Hui được phát triển hơn trong suốt thời gian ông
sống lưu vong ở Mỹ trong những năm 1990, nhung cũng giống như nhiều nhà nghiên
cứu thuộc New Left khác, ông ta đã trở về TQ và giảng dạy tại trường Đại học
Qinghua nổi tiếng của TQ. Tôi đã gặp ông vào năm trước trong một quán cà phê
(có tên là Cà phê của Những Kẻ Biết Suy Nghĩ nơi có ghế sa-lông sang trọng và
đồ uống ngon) ở Bắc Kinh. Ông ta trông giống như một trí thức nguyên hình chứ
không còn sống ẩn danh. Ông ta viết các báo cáo vạch trần tham nhũng ở địa
phương và giúp những người công nhân tổ chức chống lại các cuộc cổ phần hoá bất
hợp pháp. Nhóm của ông được xem là "new" bởi nó không giống như
"old left" - ủng hộ các cải cách thị trường. Nhóm của ông là
"left""vì không giống như "new right", lo lắng về sự
bất bình đẳng: "TQ đang ở trong tình cảnh giữa chủ nghĩa xã hội lầm lạc và
chủ nghĩa tư bản nguyên mẫu, và đang phải chịu đựng những nhân tố tiêu cực nhất
của cả hai... Tôi muốn hướng đất nước tới các cải cách thị trường, nhưng sự
phát triển của TQ phải được cân bằng hơn. Chúng ta không nên đặt toàn bộ ưu
tiên đối với tăng trưởng GDP trừ phi quyền lợi của người công nhân và môi
trường được đảm bảo".
Triết
lý của New Left là một sản phẩm của sự sung túc của TQ. Hiện nay, thị trường
đang lái sự tăng trưởng của nền kinh tế, và người dân đang hỏi sự thịnh vượng
sẽ dẫn tới đâu. Liệu điều có nên tiếp tục cho phép tập trung sự giầu có vào tay
của một nhóm tinh hoa nào đó, hay TQ có thể thúc đẩy một mô hình phát triển có
lợi cho toàn bộ người dân ? Họ muốn phát triển một biến thể của nền dân chủ xã
hội cho TQ. Wang Hui nói: "Chúng ta không thể coi một quốc gia là theo mô
hình của người Đức hay Bắc Âu. Chúng ta là một nước lớn mà nhà nước sẽ phải đủ
mạnh để có thể đem lại nhiều phúc lợi xã hội. Đó là lý do tại sao chúng ta cần
cải tổ. Wang Shaoguang (nhà kinh tế chính trị) đang đề cập tới hệ thống chăm
sóc sức khoẻ chi phí thấp. Cui Zhiyuan (nhà lý luận chính trị) đang đề cập tới
việc cải cách quyền sở hữu cho phép công nhân có tiếng nói trong công ty nơi họ
đang làm việc. Hu Angang (nhà kinh tế) đang nói về mô hình phát triển
xanh".
Cán cân sức mạnh tại Bắc Kinh đang dần chuyển về phe
tả. Vào cuối năm 2005, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã đưa ra "Kế hoạch 5 năm
lần thứ 11", là kế hoạch chi tiết xây dựng một "xã hội hài hoà".
Đây là lần đầu tiên từ khi TQ tiến hành cải cách năm 1979, tăng trưởng kinh tế
đã không được coi là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Thay vì đề cập tới một hệ
thống phúc lợi xã hội, họ hứa hàng năm sẽ tăng ngân sách 20% dành cho lương
hưu, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế và phụ nữ nghỉ sinh con. Đối với khu
vực nông thôn của TQ, họ cam kết cắt giảm thuế, nâng cấp hệ thống chăm sóc sức
khoẻ và giáo dục. Họ cũng cam kết cắt giảm 20% tiêu thụ năng lượng.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 là hàn thử biểu cho một mô
hình TQ mới. Theo quan điểm cánh hữu, TQ tiếp tục thực hiện ý tưởng thử nghiệm
- một tiến trình cải cách hơn là một liệu pháp gây sốc. Và TQ chấp nhận rằng cơ
chế thị trường sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm cánh tả, TQ quan
ngại về tình trạng phát triển bất cân bằng và những vấn đề liên quan đến môi
trường và đề xuất sự ra đời của những thể chế mới mà giúp kết hợp hài hoà hợp
tác và cạnh tranh.
Tháng 2.2007, Hồ Cẩm Đào tuyên bố thành lập một đặc
khu kinh tế với sự kết hợp giữa việc hỗ trợ xuất khẩu, ưu đãi thuế và đầu tư
phát triển đường bộ, đường sắt và đường biển. Tuy nhiên, đặc khu kinh tế này
nằm ở trung tâm châu Phi - tại khu mỏ đồng của Zambia . TQ đang chuyển đổi mô hình
tăng trưởng vào lục địa châu Phi thông qua việc xây dựng một hệ thống trung tâm
công nghiệp nối với các trục đường của xe lửa, đường bộ, hàng hải với thế giới.
Zambia
sẽ trở thành một
trung tâm kim loại của TQ, cung cấp cho TQ các loại sản phẩm như: đồng, kim cương, thiếc, uranium v.v..... Khu công nghiệp thứ hai sẽ đặt tạiMauritius , TQ
đang nhân giống mô hình tăng trưởng của mình sang lục địa châu Phi thông qua
việc xây dựng một loạt các trung tâm công nghiệp liên hệ với thế giới thông qua
hệ thống đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Zambia sẽ trở thành một "trung
tâm kim loại" cung cấp cho TQ đồng, kim cương, côban, urani. Trung tâm
công nghiệp thứ hai sẽ được xây dựng tại Mauritius, sẽ là một "trung tâm
thương mại" mở đường thâm nhập thị trường 20 quốc gia đông và nam Phi của
40 doanh nghiệp TQ. Khu vực này kéo dài từ Libi tới Zimbabwe và tới khu vực
biển Ấn Độ và các thị trường của các quốc gia Nam Á. Khu vực thứ ba là
"trung tâm vận tải đường thuỷ" - có thể sẽ được đặt tại thủ đô của
Tanzania, Dar es Salaam. Nigeria ,
Liberia và quần đảo Cape Verde đang
cạnh tranh để giành hai địa điểm còn lại. Với cách thức tương tự khi khu vực
đông Âu đã được thay đổi để gia nhập EU, thì chúng ta cũng thấy châu Phi cũng
thay đổi khi thu hút đầu tư của TQ.
trung tâm kim loại của TQ, cung cấp cho TQ các loại sản phẩm như: đồng, kim cương, thiếc, uranium v.v..... Khu công nghiệp thứ hai sẽ đặt tại
Khi tạo lập các khu vực này, Bắc Kinh đang tiến hành
xây dựng một hệ thống đường sắt và đường bộ xuyên châu Phi tốn kém hơn nhiều so
với đầu tư của các thực dân từng xâm chiếm châu Phi trước đây. Hơn nữa, sự hiện
diện của TQ tại khu vực này đang làm thay đổi các quy tắc của phát triển kinh
tế. IMF và WB đã từng quan ngại khi đầu tư vào khu vực này, tuy nhiên hiện nay
họ đã vươn tới tận các quốc gia nghèo nhất của châu Phi. IMF đã dành nhiều năm
để đàm phán thoả thuận với chính phủ Angola về vấn đề trong sạch của bộ máy
chính quyền và khi chỉ còn vài giờ trước khi kí kết thoả thuận trong tháng
3.2004, các viên chức chính quyền tại Luanda đã nói với IMF là họ không còn
quan tâm tới vấn đề tiền bạc nữa: họ đã nhận được khoản vay 2 tỷ đô-la của TQ.
Một câu chuyện tương tự cũng diễn ra trên khắp lục địa châu Phi tại các quốc
gia như: Chad , Nigeria , Sudan ,
Algieri , Ethiopia ,
Uganda , Zimbabwe .
Tuy
nhiên, việc mở rộng mô hình TQ chỉ diễn ra sau khi các nhà đầu tư TQ thâm nhập
vào các khu vực của lục địa châu Phi. Các nhóm nghiên cứu của các quốc gia có
lợi tức trung bình và thấp như Iran, Egypt, Angola Zambia, Kazakhstan, Nga, Ấn
độ, Việt Nam, Brazil, Venezuela đã quần thảo khắp các khu vực thành thị và nông
thôn của TQ để học tập kinh nghiệm. Các học giả như Zhang Weiying và Hu Angang
đã được mời tới để huấn luyện cho họ. Mục đích của các quốc gia này là học tập
mô hình phát triển của TQ sử dụng đồng tiền trong nước và đầu tư nước ngoài để
xây dựng các ngành công nghiệp có chi phí đầu tư cao. Tình trạng bắt chước mù
quáng mô hình các đặc khu kinh tế diễn ra khắp nơi trên thế giới. WB ước tính
có hơn 3000 dự án đang được triển khai tại 120 quốc gia. Tiến trình toàn cầu
hoá được cho là nguyên nhân thắng lợi của mô hình kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, TQ đang cho thấy chủ nghĩa tư bản nhà nước là một trong những thắng lợi
lớn nhất.
Khi các quan điểm về thị trường tự do lan rộng trên
toàn thế giới, mô hình dân chủ tự do cũng lan theo. Tuy nhiên, đối với các nhà
lãnh đạo TQ, không có gì phải lo ngại về dân chủ tự do. Một trong những đặc
điểm đáng ngạc nhiên trong đời sống tri thức TQ đó là các trí thức "dân
chủ" những người đã đòi hỏi có bầu cử dân chủ từ các năm 80 và 90 đã thay
đổi quan điểm của họ về vấn đề cải cách chính trị.
Đại học Renmin |
Yu Keping cũng có thái độ giống như Zhang Weiying về
vấn đề cải cách chính trị. Hiện nay nhân vật này là một ngôi sao sáng và là cố
vấn không chính thức của Hồ Cẩm Đào. Ông này đang đảm nhiệm công việc phục vụ
cải cách của chính phủ tại các trường ĐH, các nhóm tư vấn và quản lý. Đề cập về
bối cảnh chính trị trong tương lai của TQ, ông thường đưa ra mối liên hệ với
lĩnh vực kinh tế. Trong lần gặp gần đây nhất tại Bắc Kinh, ông cho tôi biết cải
cách chính trị quá nhanh sẽ phá hoại nền kinh tế TQ như là một "liệu pháp sốc".
Thay vào đó, ông đưa ra ý tưởng về một nền dân chủ vận hành trên cơ sở thử
nghiệm thành công từ cơ sở. Ông hi vọng việc tăng cường dân chủ trong nội bộ
đảng CS sẽ lan toả ra bên ngoài xã hội. Yu Keping cho rằng các đảng viên nên
dựa trên quan điểm "dân chủ đầu tiên" bằng cách tiến hành các cuộc
bầu cử trong nội bộ đảng. Cũng giống như các jhu vực ven biển được "làm
giàu trước", Yu Keping cho là các đảng viên cần được "dân chủ
trước" thông qua bầu cử trong nội bộ đảng.
Trong khi các khu vực ven biển được hưởng lợi từ thiên
nhiên ưu đãi, như gần Hồng Kông, sử dụng ngôn ngữ Quảng Đông và có đường vận
tải, Yu Keping nhận thấy những lợi thế đối với các đảng viên như: trình độ học
vấn cao, khả năng diễn thuyết lưu loát cho phép họ có thể đi tiên phong trong lĩnh
vực dân chủ. Ông cũng chỉ ra ví dụ về những gì đang diễn ra. Theo đề xuất của
ông, năm 2006 tôi đã tới thăm một hạt tại tỉnh Sichuân có tên gọi Pinchang. Các
đảng viên tại đây đã bỏ phiếu bầu những người đứng đầu hạt. Về lâu dài, vấn đề
dân chủ nên được mở rộng lên cấp cao hơn trong đảng, trong đó bao gồm cả việc
tiến hành bầu cử trạnh canh đối với các vị trí trọng yếu. Kết luận lôgic về các
quan điểm này của ông đối với vấn đề dân chủ trong nội bộ đảng là sẽ tạo ra các
phe nhỏ được cạnh tranh ủng hộ ý tưởng. Có thể tưởng tượng trong tương lai các
nhóm cánh tả và cánh hữu không chính thức một ngày nào đó sẽ trở thành các đảng
phái chính thức trong đảng CS. Nếu ĐCS là một quốc gia thì 70 triệu đảng viên
của nó sẽ lớn hơn dân số của Anh. Tuy nhiên ngay lúc này thật khó tưởng tượng
hạt Pingchang còn nghèo khổ một ngày nào đó sẽ trở thành một mô hình cho các
trung tâm đã phát triển như Thượng Hải, Bắc Kinh hay Shenzhen. Hiện nay, không
có nơi nào trong số hơn 2.860 hạt của TQ đang đi theo cách thức này.
Nhiều trí thức đang bắt đầu đặt ra câu hỏi về tính
thiết thực của các cuộc bầu cử. Pan Wei, một ngôi sao của ĐH Bắc Kinh đang quan
tâm rất nhiều tới nền dân chủ từ cơ sở. ông cho biết "Cuộc thử nghiệm tại
Sichua sẽ không đi tới đâu. Lãnh đạo chính quyền địa phương có quan điểm chính
trị cá nhân: họ muốn khuyếch trương tên tuổi. Tuy nhiên cuộc thử nghiệm đã
không thành công. Thực tế, Sichuan
là địa phương diễn ra rất nhiều vụ biểu tình. Rất ít các địa phương khác muốn
bắt chước địa phương này".
Các nhà tư tưởng của TQ đã tranh luận là các nước dân
chủ đã phát triển đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng chính trị: số
người tham gia bỏ phiếu đang ít dần, niềm tin vào những người đứng đầu chính
phủ đang dần bị mất đi, các đảng chính trị đang mất dần số người đảng viên và
chủ nghĩa dân túy đang ngày càng phát triển. Họ đang nghiên cứu những phương
cách các nhà lãnh đạo phương Tây đang làm để tạo ra các thủ lĩnh chính trị hay
áp dụng công nghệ mới để tiếp cận công chúng: như tiến hành trung cầu dân ý,
thăm dò dư luận hoặc lập các "hội đồng thẩm phán công dân." Tuy
phương tây có chế độ đa đảng với những cuộc bầu cử chọn ra một đảng lãnh đạo,
nhưng họ cũng đã bổ sung với những mô hình mới của chọn lựa. Với TQ, theo các
nhà từ tưởng TQ, thì sẽ làm mọi việc theo một con đường vòng: chỉ tiến hành bầu
cử trên quy mô nhỏ nhưng đều có tham vấn rộng rãi của công chúng, của các
chuyên gia và các cuộc điều tra thăm dò dư luận. Quan điểm này đã được Fang
Ning, một nhà chính trị học thuộc Học viện Khoa học xã hội TQ đưa ra một cách
rât thuyết phục. Ông ta mô tả dân chủ tây phương như là một quán ăn có thực đơn
được định sẵn, nơi đó khách hang được quyền chọn đầu bếp nhưng không được chọn
cụ thể món mà họ muốn được ăn. Nền dân chủ TQ thì khác, chỉ có một ông đầu bếp
- là ĐCS Trung Quốc - nhưng các món, hay chính sách, sẽ được phục vụ tùy theo
nhu cầu.
Chongquing là một địa thành phố tự trị 30 triệu dân mà
có rất ít người phương Tây từng biết đến. Thành phố này nằm trên các ngọn đồi
tại ngã ba của các con sông Yangtze, Jialin Jiang, nơi đây đang trở thành một
địa điểm thí nghiệm cho các ý tưởng của Pan Wei và Fang Ning. Chính quyền thành
phố đã tiến hành nhiều dự án cai trị quan trọng đối với công chúng, tuyên
truyền tới người dân, trên TV và trên Internet. Các nhà chức trách tự hào về
giá vé tàu giảm từ 15 xuống 2 yuan (khoảng 14 p). Cuộc thử nghiệm này đang được
bắt chước ở các thành phố khác tại TQ. Tuy nhiên có một thử nghiệm lý thú hơn
đang diễn ra tại thị xã nhỏ của Zeguo, thành phố Wenling với việc áp dụng kĩ
năng mới "bỏ phiếu thảo luận" quyết định về các vấn đề chi tiêu quan
trọng của địa phương. Theo nhà khoa học chính trị Stanford James Fishkin, mô
hình này quay trở lại ý tưởng dân chủ của Athen. Nó bao gồm việc lựa chọn mô
hình dân chúng và có sự tham gia của các chuyên gia vào tiến trình đó trước khi
bỏ phiếu thông qua các vấn đề. Zenguo từng áp dụng kĩ năng quyết định biện pháp
sử dụng 40 triệu Yuan (2,87 triệu đô-la) cho ngân sách cộng đồng. Hiện nay,
cuộc thử nghiệm này chỉ xảy ra ở một địa phương, tuy nhiên Fishki và nhà khoa
học chính trị TQ He Baogang tin rằng mô hình "dân chủ thảo luận" có
thể trở thành mẫu hình đối với việc cải tổ chính trị.
Các nhà chức trách dường như. sẵn sàng với các cuộc
thử nghiệm đối việc cải cách chính trị. Tại tỉnh Zeguo, họ đã thậm chí giới
thiệu mô hình chính quyền do một nhóm tập trung lập ra. Tuy nhiên, tiêu chuẩn
chính dẫn tới cải tổ chính trị là sẽ không được phép đe doạ sự độc tôn quyền
lực của ĐCS. Câu hỏi là liệu có thể tồn tại một cơ chế độc tài để lập ra một
chính quyền hợp hiến và ổn định không?
Vè lâu dài, nhà nước độc đảng của TQ có thể sụp đổ.
Tuy nhiên trong trung hạn, chính quyền này dường như đang phát triển các phương
pháp tinh vi một cách gia tăng để kéo dài sự tồn tại của nó và để trấn áp mọi
bất đồng. TQ đã hầu như thay đổi các khái niệm thảo luận về toàn cầu hóa bằng
việc chứng minh rằng cách chế độ chuyên chế vẫn tạo ra tăng trưởng. Trong tương
lai, mô hình độc tài có tham vấn của TQ có thể chứng minh là các nhà nước độc
đảng vẫn có thể được chấp nhận hợp hiến ở một mức độ nhất định. Và nếu kinh
nghiệm tham vấn của TQ phát huy tác dụng, các chế độ độc đoán trên toàn cầu sẽ
tâm huyết đi theo một mô hình mà cho phép cơ chế một đảng sống sót trong kỷ
nguyên của toàn cầu hóa và lan tràn truyền thông đại chúng.
Các học giả TQ ở phương Tây đang thảo luận xem TQ đang
tích cực thúc đẩy chuyên chế hay hay theo đuổi các lợi ích quốc gia. Rõ ràng,
TQ đã nổi lên như một nước chuyên chế lớn nhất toàn cầu. Nhóm Quan sát nhân
quyền đã phàn nàn rằng "Việc TQ tăng cường các chương trình viện trợ nước
ngoài đã tạo ra những lựa chọn mới cho những kẻ độc tài vốn trước đây lệ thuộc
vào những người ủng hộ nhấn mạnh đến tiến bộ về nhân quyền."
Tuy nhiên, không nên biến việc TQ tham gia vào nền
chính trị thế giới thành sự ủng hộ đối với những kẻ độc tài Châu Phi. TQ đang
cố gắng xác định lại vị trí quyền lực trên vũ đài thế giới. Trên thực tế, việc
đánh giá Comprehensive National Power - Quyền lực Quốc gia Toàn diện - đã trở
thành một động lực mạnh mẽ. Các think tanks về chính sách đối ngoại lớn đều đưa
ra các chỉ số riêng để đo lường giá trị sức mạnh của các quốc gia trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, quân sự và văn hoá. Và trong thời đại của toàn cầu hoá
và sự phổ biến của các giá trị chung, thì đặc điểm nổi bật nhất của các nhà
chiến lược TQ là sự tập trung không ngần ngại vào sức mạnh "quốc
gia". Và ý tưởng giành lại chủ quyền từ các lực lượng kinh tế toàn cầu,
các công ty và thậm chí cả từng cá nhân là trung tâm trong quan điểm toàn cầu
của TQ.
Yang
Yi vừa thiếu tướng hải quân đồng thời là là người đứng đầu ban cố vấn quân sự
của TQ. Ông tuy là một trong những người có quan điểm cứng rắn về chính sách
đối ngoại nhưng ý tưởng của ông về sức mạnh đã vượt xa những đánh giá về các hệ
thống vũ khí gần đây. Ông cho rằng Mỹ đã tạo ra một "sự bao vây chiến lược"
đối với TQ bằng cách áp dụng "hàng rào đạo đức" trong các mối quan hệ
quốc tế. Mỗi lần TQ cố gắng khẳng định mình trong quan hệ đối ngoại, hiện đại
hoá quân đội hay thiết lập quan hệ với các nước khác thì Mỹ coi đó như một mối
đe doạ, và phần còn lại của thế giới thường đi theo quan điểm của Mỹ. Yang Yi
phàn nàn rằng: "Mỹ có tiếng nói quyết định đến việc thiết lập và khôi phục
các nguyên tắc quốc tế của cuộc chơi... Mỹ thường nói rằng "Chỉ chúng tôi
mới có thể làm như vậy. Còn các bạn thì không thể."
Một
trong những thuật ngữ được sử dụng trong chính sách đối ngoại của TQ là
"ruan quanli" có nghĩa là "sức mạnh mềm". Ý tưởng này được
xuất phát từ nhà khoa học chính trị Mỹ Joshep Nye năm 1990 nhưng nó được thực
sự được phát triển mạnh mẽ ở TQ hơn là ở Mỹ. Tháng 4.2006, một hội nghị được tổ
chức ở Bắc Kinh với chủ đề "giấc mơ TQ". Đó là một câu trả lời đối
với giấc mơ Mỹ. Đó là một nỗ lực gắn kết TQ với 3 ý tưởng về sức mạnh: phát
triển kinh tế, chủ quyền chính trị và luật pháp quốc tế. Trong khi các nhà
ngoại giao Mỹ nói về sự thay đổi chế độ thì các đồng nghiệp TQ lại nói về sự
tôn trọng chủ quyền và sự đa dạng của các nền văn minh. Trong khi chính sách
đối ngoại của Mỹ sử dụng cấm vận và cô lập để đạt được các mục tiêu chính trị
thì TQ sử dụng viện trợ và thương mại mà không có điều kiện ràng buộc kèm theo.
Trong khi Mỹ áp đặt sự tham khảo ý kiến một cách miễn cưỡng đối với các đồng
minh thì thì TQ ít nhất cũng lắng nghe các ý kiến của các quốc gia khác.
Tuy nhiên trong khi tất cả những nhà hoạch định chính
sách TQ muốn tăng cường sức mạnh của đất nước thì họ lại bất đồng về những mục
tiêu lâu dài của đất nước mình. Về một mặt nào đó, những người theo chủ nghĩa
quốc tế tự do như Zheng Bijian thích nói về "sự trỗi dậy hoà bình"
của TQ và cách thức TQ tái hội nhâp với thế giới; tiếp nhận các nguyên tắc quốc
tế và đóng góp tích cực vào trật tự thế giới. Những năm gần đây, Bắc Kinh đã
tham gia vào hội nghị 6 bên để giải quyết ván đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên; hợp
tác với EU, Nga và Mỹ về vấn đề Iran, chấp nhận vị trí hoà giải đối với vấn đề
thay đổi khí hậu tại một hội nghị quốc tế ở Montreal năm 2005 và gửi 4000 nhân
viên gìn giữ hoà bình làm nhiệm vụ của LHQ. Thạm chí về các vấn đề TQ có bất
đồng với phương Tây thì thái độ cũng đã trở nên mềm mỏng hơn nhiều. Khi phương Tây
can thiệp vào Kosovo, TQ phản đối vì cho là điều đó trái với "nguyên tắc
không xâm phạm". Đối với Iraq ,
TQ né tránh bày tỏ quan điểm của mình. Ở Darfur, năm 2006 cuối cùng TQ đã ủng
hộ vai trò của lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ mặc dù Băc Kinh vẫn bị chỉ
trích vì mối quan hệ của mình với chính phủ Sudan.
Mặt khác, "những người cộng sản mới"của TQ
như Yang Yi và đồng nghiệp của ông Yan Xuetong, đang công khai bày tỏ rằng họ
đang có những tư duy hiện đại để giúp TQ hiện thực hoá những ước mơ xa xưa của
mình. Mục tiêu lâu dài là chứng kiến TQ trở lại vị thế cường quốc của mình.
Giống như nhiều học giả khác, Yan Xuetong đã học theo lối suy nghĩ của các bậc
cha ông trước đây: "Gần đây tôi đã đọc tất cả các cuốn sách này của các
học giả thời xa xưa của TQ và nhận ra rằng những học giả này rất sáng suốt.
Những ý tưởng của họ đúng đắn hơn hầu hết các học thuyết quan hệ quốc tế hiện
đại". Thứ làm ông thấy thú vị nhất là các học giả xưa đã phân biệt 2 loại
trật tự: "Wang" (vua) và "Ba" (lãnh chúa). Hệ thống
"Wang" lấy nước siêu cường làm trung tâm, tính ưu việt dựa trên một
chính phủ ôn hoà chứ không phải dựa trên sự áp bức hay mở rộng lãnh thổ. Trái
lại, hệ thống "Ba" là một hệ thống bá quyền theo lối cổ điển trong đó
các nước hùng mạnh áp đặt các nước yếu xung quanh.Yan giải thích tại sao trước
đây TQ tồn tại cả hai hệ thống: "Ở khu vực Trung Á, TQ có hệ thống
"Wang". Đối với bên ngoài, khi đối phó với những người man rợ, TQ có
hệ thống bá quyền. Điều đó cũng giống như Mỹ ngày nay áp dụng hệ thống
"Wang" bên trong khối các nước Phương Tây nhưng trên phạm vi toàn cầu
Mỹ lại áp dụng hệ thống "Ba" với việc triển khai quân đội và sử dụng
các tiêu chuẩn đôi." Theo Yan Xuetong, "TQ sẽ có hai lựa chọn khi mà
nước này trở nên hùng mạnh hơn. Đó là trở thành một phần của hệ thống
"Wang" phương Tây vốn đòi hỏi sự thay đổi hệ thống chính trị để trở
thành một nền dân chủ hoặc xây dựng một hệ thống riêng cho mình."
Căng
thẳng giữa những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do và những người cộng sản mới
là một biến thể về sự rạn nứt thời kỳ của Mao giữa chính sách đối ngoại theo
hướng cách mạng và theo hướng tư bản. Trong một vài năm tới, TQ rõ ràng sẽ là
một nước tư bản. TQ đã quyết định tham gia vào nền kinh tế toàn cầu cũng như
các thể chế của nó. Mục tiêu của TQ là tăng cường sức mạnh của mình nhằm kiềm
chế Mỹ và đảm bảo một môi trường hoà bình cho sự phát triển. Nhưng về lâu dài,
TQ hi vọng sẽ xây dựng một trật tự thế giới dưới hình ảnh của mình. Ý tưởng của
TQ là tránh đối đầu trong khi thay đổi thế giới dần dần. Giống như những gì TQ
đang làm với chính sách đối nội của mình, nước này hi vọng có thể thay đổi thực
tế giống như ở Châu Phi nơi mà các giá trị và công ước của TQ ngày càng quyết
định đến diễn tiến thực tế, hơn là những giá trị của các nước phương Tây.
Các cơ cấu như EU hay NATO - được lập ra để tập trung
quyền lực hơn là bảo vệ chủ quyền - sẽ một ngày nào đó có thể sẽ thấy các đối
trọng bao gồm Cộng Đồng Đông Á và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Thông qua các tổ
chức như Cộng đồng Đông Á và Tổ chức hợp tác Thượng Hải, TQ đã tái khẳng định
với các nước láng giềng về ý định hoà bình của mình mong muốn tạo ra một cộng
đồng ích lợi mới không bao gồm Mỹ. Một cựu quan chức Mỹ Susan Shirk đã chỉ ra
sự tương đương giữa ngoại giao đa phương của TQ và của Mỹ sau chiến tranh thế
giới 2: "Bằng cách gắn chặt vào các chế độ và các nguyên tắc quốc tế, Mỹ
đã thiết lập thành công một trật tự thế giới mà ở đó Mỹ giữ vai trò bá chủ thế
giới."
Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng đang trở thành một "máy
khếch đại" cho quan điểm toàn cầu của TQ. Không giống như Nga phản đối
quyết liệt các kế hoạch của Mỹ và EU, TQ có khuynh hướng lựa chọn thái độ ôn
hoà. Đối với cuộc chiến tranh ở Iraq, mặc dù phản đối các hành động quân sự
nhưng TQ lại tán thành với việc Pháp, Đức và Nga đưa lực lượng của mình vào
Iraq. Năm 2005, thời điểm diễn ra cuộc tranh luận về việc mở rộng HĐBA của LHQ,
TQ đã khuyến khích các nước Châu Phi đưa ra đòi hỏi về suất ghế riêng giành cho
mình, điều đó làm mất đi hi vọng giành một ghế chính thức của Nhật Bản. TQ cũng
cho phép tổ chức các nước Hồi giáo đi đầu trong việc làm suy yếu hội đồng nhân
quyền mới của LHQ. Đường lối ngoại giao trên đã góp phần hiệu quả vào việc làm
sụt giảm lớn ảnh hưởng của Mỹ: Năm 1995, Mỹ giành được 50,6% số phiếu bầu trong
Đại hội đồng LHQ nhưng đến năm 2006, con số này đã giảm xuống chỉ còn 23,6%. Về
mặt nhân quyền, kết quả đạt được càng rõ rệt: tỉ lệ ủng hộ giành cho TQ đã tăng
mạnh mẽ từ 43% lên 82% trong khi tỉ lệ giành cho Mỹ từ 57% giảm xuống 22%.
James Traub, phóng viên của LHQ làm việc cho tờ NewYork Times cho rằng:
"Một điều hiển nhiên là chức năng của HĐBA bị sự chi phối của Mỹ và điều
này có thể cũng sẽ sớm xảy ra với TQ."
Cuộc tranh luận giữa giới tri thức TQ sẽ tiếp tục diễn
ra tại các cơ quan nghiên cứu, các tạp chí, các trường đại học, trên mạng
Internet với nhiều chủ đề nhạy cảm hơn. Các nhà hoạch định của TQ sẽ tiếp tục
tiếp nhận những tư tưởng của phương Tây phù hợp với mục đích của mình. Khi mà
dấu chân của TQ ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu thì chúng ta có thể
thấy rằng chúng ta ngày càng trở nên quen thuộc với tư tưởng của Zhang Weiying
và Wang Hui, Yu Keping và Pan Wei, Yan Xuetong và Zheng Bijan như chúng ta đã
từng biết đến các nhà tư tưởng của Mỹ trong các thập kỷ trước; từ các nhà kinh
tế của thời chính quyền Regan, đến các chiến lược gia của giai đoạn 9/11.
TQ không phải là một xã hội tri thức mở. Tuy nhiên,
với việc xuất hiện của các cuộc tranh luận chính trị tự do hơn, sự trở lại của
các sinh viên từ phương Tây và cũng như sự thành công của các sự kiện lớn như
Olympic đang làm cho xã hội tri thức của TQ mở hơn nữa. Và vì đó là nước quá
lớn, quá thực dụng và quá tuyệt vọng để thành công, nên các nhà lãnh đạo TQ
đang thử nghiệm những cách làm mới. Họ đã sử dụng những đặc khu kinh tế để kiểm
chứng cho một triết lý thị trường. Hiện tại họ đang kiểm nghiệm hàng ngàn ý
tưởng khác từ nền dân chủ thảo luận đến các liên minh khu vực. Từ những thử
nghiệm xã hội này, một quan điểm mới về thế giới đang nổi lên và có thể kịp thời
hình thành nên một kiểu mẫu TQ có thể nhận dạng được - một sự lựa chọn không
theo đường hướng của phương Tây giành cho phần còn lại của thế giới.
M.L
---------------
Tác giả này thuộc loại học giả thường có ở phương Tây,nghĩa là chưa đủ kiến thức
Trả lờiXóavề châu Á nói chung và Trung Hoa nói riêng,do đó ông ta suy luận trên căn bản văn
hóa dân chủ phương Tây để nhận định theo kiểu bỏ chung bỏ rọ (hay nói văn vẻ là
tổng quát hóa) mà không phân biệt chính trị Tàu + cộng sản.
Chỉ có ngưòi châu Á mới hiểu rõ về châu Á và nhất là dân VN.sống kề cận Tàu mới
hiểu tại sao người Tàu đều có máu đại Hán cho mình là trung tâm vũ trụ,chứ ông ta
thì không.Hơn nữa,máu đại Hán còn được hổ trợ bởi chủ nghĩa cộng sản đề cao vũ
lực hay bạo lực vì cùng...tần số cũng như khẩu vị kiểu như "đồng thanh tương ứng
đồng khí tương cầu" !
Ngay từ đầu,người CS.Tàu đã lấy số lượng lớn về vật chất để áp đảo hầu thâu tóm
tinh thần của ông ta khiến ông ta bị "hớp hồn" rồi sinh lòng cảm phục số lượng đầu
óc think-tank vượt qúa xa phương Tây.Đó là cách đánh "biển người" mà người Tàu
áp dụng như họ đã quen áp dụng trong chiến tranh.Có lẽ ông này không hiểu "qúy
hồ tinh,bất qúy hồ đa" nên mới dễ sa vào chiêu...đoạt hồn đó của Tàu chăng ? Hay
là ông ta cũng không tin về những sự tàn ác đến tángtận lươngtâm của người Tàu
trong dòng lịch sử đấu đá giết chết lẫn nhau của họ,từ xưa đến nay chăng ?
Tưởng cũng nên nhắc lại là người Tàu đi trước thiên hạ về khoa chính trị học với
vô số thù đoạn mà Machiavelli mới đưa ra nhiều năm sau này qua Le Prince.
Do đó,những nhận định trên đây của tác giả này xét ra chưa đủ thâm hậu,thậm chí
sai lầm khi đã ca tụng qúa lời giới trí thức Tàu vốn có dòng máu đại Hán còn mạnh
đến hung hăng hơn cả giới bình dân !
ed
Trả lờiXóa