Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Tản mạn “Diễm xưa”

* TÔ NGUA 
Thế mà đã lần thứ 40, ngày 30-4. Đất nước đã thống nhất, nhưng người ta vẫn nói nhiều, kêu gọi và mơ ước về ‘hòa giải, hòa hợp dân tộc’. Và từ suy tư ấy, tôi lại nhớ Trịnh Công Sơn : “Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam”.
Người Sài Gòn hẳn sẽ nhớ về ông nhiều hơn, có tốt, có xấu. Tôi tin, những việc ông làm đều có ý nghĩa của nó, tôi tin người như ông chẳng bao giờ có thể buông tay mà làm hại ai. Trái lại, với ông, hai bàn tay lướt trên phím đàn, mong “Nối vòng tay lớn”! Nên tôi tin, sự kiện ngày hôm đó, ông là người đau khổ nhất, và ông cũng muốn mở ra nhiều hy vọng phía trước. Nhưng, phía trước…là gì? Ôi, đã 40 năm rồi…!
Ngày đó, khi đọc thư tình gửi một người của ông, càng thêm ái mộ con người tài hoa này.
Chợt nghĩ, cô Bích Diễm xưa sao rồi.
Chợt thương cô Ngô Vũ Dao Ánh xưa…
Tôi cứ như một người lữ khách u sầu đi tìm cái đẹp của ca từ của ông.
Hồi đó, tôi có nguyên một cuốn sổ tay chỉ chép những dòng tâm tư của ông, cả một thời  tích cóp, thế mà bị mất. Tôi tiếc, tiếc tôi hay tiếc không tìm lại được nhiều hơn những cảm nhận hay của tôi từ ông, tôi chẳng biết.
Có lẽ một phần vì ngưỡng mộ ông, tôi lần tìm lại những mảng ký ức vụn vỡ xưa, từ những người xung quanh ông, hình thành nên một tôi bây giờ. Có lẽ khi viết Diễm xưa, ông cũng thả hồn trong bao nỗi suy tư: ‘Cuộc vui nào cũng cười vui được, nhưng về nhà, phải đúng là mình. Mình có thể ngồi chong đèn, viết lòng mình, mình có thể bên điếu thuốc, đăm chiêu suy nghĩ, mình có thể thả hồn mình về những ngày xưa, sao cũng được, miễn phải là mình’ …
Diễm xưa, người ta không nhắc nhiều về bà ấy. Nhưng chắc hẳn ngày bà ấy tự mình hát chính bài hát dành cho mình, một ngày quay lại Văn Quán, một ngày để người ta hồi tưởng về ông, chắc chắn bà đã có câu trả lời, rằng bà biết bia đá cũng đau lắm.
Có lẽ việc dùng từ xưa, hay hồi đó, hay chuyện cũ, nghe chua chát quá. Một kiểu ăn mày dĩ vãng, dĩ vãng không vui vẻ gì, nhưng người ta vẫn muốn xin. Đủ chín chắn để hiểu rằng, những chuyện xưa vẫn nhẹ nhàng hơn bây giờ nhiều.
Ngoài kia, mưa vẫn tí tách. Mưa có bao giờ là vui đâu nhỉ?
Tôi đây ư, tôi tồi tệ và thảm hại tới vậy ư? Khách vãng lai mau nước mắt đây ư? Khách quen lúc nào cũng toe toét ở quán cũ đây ư?
Tôi chẳng là ai trong đây cả. Uh. Có người nói đúng đây. Tôi cứ như một khối mâu thuẫn, chẳng thể nào hiểu được. Thế ra, đúng là ta sống, chỉ để đi tìm ta là ai.
Chợt quên mất, không biết, ông đã tìm ra ông là ai trong cuộc đời ông chưa. Nhưng tôi, tìm tôi chắc còn cần nhiều hơn những khoảnh khắc, nghe ngóng lòng mình, văng vẳng bên tai là tiếng nhạc, tiếng lòng của ông.
Bài ca chiến thắng năm đó, bây giờ có còn hùng hồn được nữa không? Trong đó có biết bao nỗi đâu, biết bao thù hận, biết mấy tự hào và ai hy vọng, ai vô vọng? 
40 năm, khi sự kiện 30-4, tôi còn đâu đó trong những hạt bụi. Mẹ tôi khi ấy còn tuổi nhi đồng. Vậy mà đã 40 năm. Thời gian đủ cho con người gần trọn vòng đời: "Một cõi đi về":
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi 
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt 
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt 
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ 
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà …
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn 
         Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì…
Sao mà bâng khuân trăm mối tơ vò: "Trong khi ta về, lại nhớ ta đi"...
Bỏ lững những dang dở một thời, một tôi, một dại khờ,….
… Ngày hội ngộ khi đã đi qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, biết ai buồn vui hơn ai. Biết lấy sự nặng nhẹ nào mà đo lường cho tình huống này. Còn tình yêu thương vô tình chợt gọi/Lại thấy trong ta hiện bóng con người. 
Ngày hôm nay, xảy ra hơi nhiều chuyện, lẫn lộn ngược xuôi những cảm xúc. Chợt nhớ ra, có một thời, tôi từng nhủ, với một bài hát, sẽ viết về một người, mà khi nghe nó, tôi sẽ nhớ người ta, nhớ rất nhiều.
‘Diễm xưa’ của Trịnh gợi ra nhiều liên tưởng trong tôi. Tôi bõng nhớ đến "Bài không tên cuối cùng" của nhạc sĩ Vũ Thành An. Ba năm trước, biết tới bài hát này, như một sự tình cờ. Nghe lần đầu hình như ở quán caffe Chiêu - gắn liền với một thời mộng mơ tại Sài Gòn. Về nhà, tự nghe lại, tự ngấm và đã khóc nức nở. Bài hát quá buồn, ngôn ngữ quá buồn. Cả một sự tiếc nuối trả dài miên man cả một đời người. Bài hát đã day dứt lòng người, day dứt cả một cuộc đời của nữ nhân vật chính - đã làm chính ông phải hối hận và sau đó viết nên bài không tên cuối cùng tiếp nối. Ông tự hỏi đúng hay sai, rồi ông lại phải huyễn hoặc an ủi người xưa là đúng đó em ơi. Vẫn kết thúc bằng một lời nguyện, người đó được bình yên, bình yên tới cuối đời. 
Khóc cho những người xưa.
Người chẳng nhớ ta nên tình xa vạn dặm
Ta mãi nhớ người nên tình đậm trong tim…
Đây là lần thứ 2, tự khóc khi nghe, khi quá buồn, kèm thèm một trích dẫn lụm lặt ở đâu đó trong cả mớ truyện tình xa xưa của mình. Lúc đó, có một người, kề bên nhưng rất xa, xa lắm, chẳng thể nào chạm tới được.
Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Lần thứ 3, vẫn bài hát này, vẫn một câu chuyện xưa, câu chuyện tự huyễn hoặc mình, tự ru mình, tự an ủi mình, như tự mình cầm dao đâm vào tim, rồi cựa mình là thấy đau.
Thế mà, vẫn cố chấp, mỗi khi buồn là lại nghe bài này, nghe tới chán chê, nghe tới hao mòn, tới lúc, không thể nhỏ một giọt nước mắt khi nghe lại nữa.
Lần thứ tư, nghe từ cô gái hát. Trong thời gian chờ, một người, vô tình hay cố tình tìm kiếm không biết, nghe cô ấy hát. Chắc đấy là lần đầu tiên, nhỏ giọt nước mắt trước người thương. Vẫn cố gắng kiềm chế, nhưng làm sao dấu được nỗi buồn qua đôi mắt. Giọt nước mắt đó, lại giành cho những ngày xa xưa, những ngày ám ảnh cuộc sống của mình, tới tận bây giờ. Cái tên gợi cả một câu chuyện, một niềm riêng.
Mọi chuyện, đã thành dĩ vãng hết rồi, nhưng bài hát còn cứ cất lên, thì làm sao quên được. Có những điều, đã thành thói quen, như nghe đi nghe lại, nghe hoài, tưởng đã chai sạn cảm xúc rồi, lại bỗng vỡ òa trong một buổi chiều buồn. 
Này, làm sao ta phủ nhận quá khứ được, bởi đó là lúc con người mình hiển linh nhất mà. Đó chính là con người mình, không phải ai cả. 
Ai cũng có một nỗi sầu riêng, một góc tâm hồn mà không muốn khơi gợi, đụng chạm vào. Niềm riêng đó, chỉ muốn giữ riêng cho mình, chôn chặt nó lại, đừng để ai lỡ chạm vào. Tôi quá ấu trĩ, đem dấu nó vào những bài hát, mà có những ngày, cho nó phát đi phát lại, chỉ một bài, dù nắng dù mưa, dù buồn hay vui.
Cô bạn tôi, một đứa đã vội giấu những giọt nước mắt khi nghe đi nghe lại bài này mãi. Tôi đã không hỏi cô bạn đó, vì sao lại khóc, vì tôi cho rằng, cô ấy cũng có những niềm riêng, rất riêng, nên tôi đã cố không đụng chạm vào.
“Đến một lứa tuổi nào đó, chia vui và chia buồn đều có một nỗi mệt nhọc như nhau” (Trịnh Công Sơn).
Một cách nâng niu trân trọng, cho nhẹ lòng! 
Tôi tìm đâu tôi những khoảnh khắc ngạo mạn này?
Không thể nói về biển với ếch giếng
Nó chỉ biết cái hang của nó mà thôi
Không thể nói về tuyết với ve sầu
Nó chỉ biết có một mùa hạ mà thôi
Không thể nói về đạo với kẻ hẹp hòi
Họ chỉ biết giáo lí của họ mà thôi
… Tôi vẫn thường hay nói về chữ đời.
Chữ đời của tôi, của bạn, của tất cả khi tôi ngồi bên lề.
Tôi vẫn thường lê la những dòng tâm sự
Lướt bên lề và chỉ cười, nụ cười buồn vui chỉ nữa miệng.
Vẫn hay buồn hay vui cho tất cả
Vẫn hay say, thứ ngôn ngữ của đời người.
Rồi một ngày, bỗng ngẩn ngơ bước vào đời.
Không cười, không khóc, không say không buồn.
Không lang thang lân la từng ngõ nhỏ
Cứ thả trôi, trôi dài bất định.
Nếu im lặng là cái chết, có chết đâu tôi vẫn đang đây thôi
Nếu vô cảm là cái chết, có chết đâu tôi vẫn biết mình còn nhớ.
Bài hát cũ, cho mọi hoàn cảnh xưa.
Bao nhiêu năm, tháng, ngày, hôm qua.
Nhớ tất cả, như một khoản nợ ân tình.
Tay buông lơi, thả trôi đời mình.
Kì lạ là, tôi chẳng nhớ ai trong họ.
Chỉ nhớ tôi những ngày xưa đó.
Hay nói chữ đời, hay lê la bên lề buồn vui.
Tôi nhớ tôi những đêm nằm say ngôn ngữ.
Là những tản mạn nho nhỏ hay những tiểu thuyết dài lê thê. Thâu đêm.
Là từng dòng vội chép vì sợ quên,
Là những nếp gấp trang sách mà tôi thích
Là những bài không tên những chiều mưa.
Là quán cà phê Chiêu một mình nghe nhạc Trịnh
Hay phút ngẫu hứng, một mình, tự kiếm và nghe Thái Thanh ca biệt ly
Đấy, chỉ nhớ mình và biết tìm lại mình ở đâu.
             Tôi là sinh viên mới ra trường đang phải tất tả chạy tìm việc làm. Ngẫm chuyện đời, sao cứ như ‘Giấc mơ liêu trai’? Sao mà tháng Tư này, lời tự sự của Trịnh về “Diễm xưa” lại hòa đồng tâm tư của tôi đến thế: “…trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường. Giấc mơ liêu trai nào cũng sẽ không có thực và sẽ biến mất đi"...
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau hằn lên nỗi đau
… 
Làm sao em biết bia đá không đau

Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
TNg ( Tác giả gửi BVB)
--------------

11 nhận xét:

  1. Nhân 30/4/2015, xin hát lại 1 bài của Trịnh:

    Xác người nằm trôi sông
    Phơi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố
    Trên những đường quanh co.

    Xác người nằm bơ vơ
    Dưới mái hiên chùa
    Trong giáo đường thành phố
    Trên thềm nhà hoang vu.

    Trong mưa lạnh này
    Bên xác người già yếu
    Có xác còn thơ ngây.

    Xác nào là em tôi
    Dưới hố hầm này
    Trong những vùng lửa cháy
    Bên những vồng ngô khoai.

    (Bài ca dành cho những xác người)

    Trả lờiXóa
  2. Dương Tuyết Hoalúc 10:06 2 tháng 5, 2015

    Đúng là 30-4 lại nhớ "Diễm xưa". Bài viết nhẹ nhàng, đầy tâm trạng, nhưng rất sâu sắc. Cảm ơn bạn, chúng tôi là sinh viên năm cuối sắp ra trường, vẫn ắp đầy tâm tư với đời như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau".
    > Bây giờ đùng phân biệt đối xử với nhau, hãy sống bằng tình người:
    'Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước hãy thương nhau cùng"

    Trả lờiXóa




  4. Paris, nhắc thầm ta Người Hà Nội + Người Sài Gòn... Người Paris




    https://www.youtube.com/watch?v=XGUEirAHQBA

    Sous le ciel de Paris - Edith Piaf





    Thầm gọi ta Hà Nội, Paris !
    Thầm gọi quãng đời xuân thì
    Paris gợi lại Tình ca cũ
    Paris gợi cảm hứng Sử Thi
    Sông Seine lững lờ lại lãng mạn
    Thoảng hương Nụ hôn Tây phương Paris
    Chuyện Tình dở dang không bao giờ khép lại
    Tóc vàng mắt xanh nhan sắc mê si
    Nụ hôn say đắm trên du thuyền đêm ấy
    Em còn nhớ không Người Đẹp Paris
    Khu La Tinh Vườn Lục Xâm Bảo tình tứ
    Ngàn Cánh Câu vỗ cánh trên Vườn Tuileries
    Đại lộ Champs-Elysées hoàng hôn dạo bước
    Giao thoa hai Con Tim Tây-Đông tình si
    Paris, Hương Xưa sống dậy vỉa hè Phố (1)
    Trung tâm Hội nghị Quốc tế (1) lệ sử đãm mi ....
    Paris, mỗi góc đường gợi Pháp-Việt Sử
    Paris, thầm gọi Hà Nội & Sài Gòn, Paris ! !
    Lưu đày nơi Kinh đô Thủ đô Anh Sáng
    Paris, thầm gọi ta Sài Gòn, Paris
    Paris, mỗi góc hè phố bao Kỷ niệm
    Giao hòa hữu cơ giao thoa sân si
    Paris là Hà Nội & Sài Gòn tổng hợp
    Paris ơi ! Gọi mãi muôn đời Người Paris


    TRIỆU LƯƠNG DÂN




    (1) Trung tâm Hội nghị Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Pháp nơi từng nhiều năm diễn ra
    HÒA ĐÀM PARIS về Cuộc Chiến Việt Nam cách đó không xa là Rue Saigon - Phố SÀI
    GÒN gần quảng trường Ngôi Sao có KHẢI HOÀN MÔN nằm trong Quận 16, PARIS

    Trả lờiXóa
  5. Bạn Tô Ngua viết rất ý nhị, nhiều tự sự giống tôi quá. Tôi thích những câu hát này:
    "Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
    Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
    Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà "…

    Trả lờiXóa
  6. Lương Trác Hoànhlúc 19:44 2 tháng 5, 2015

    Diễm xưa- tuy đã xưa rồi
    Nhưng còn đẹp mãi cho đời mai sau
    Diễm xưa đâu phải cơ cầu
    Chạy tìm khắp chốn nơi đâu việc làm
    Tô Ngua lòng dạ đa mang
    Thương thay nhạc Trịnh lỡ làng tơ duyên
    Việc làm nay phải có tiền
    Diễm xưa đâu có bị phiền...lót tay!

    Trả lờiXóa
  7. Các bạn vẫn còn nhiều mơ mộng của tuổi đôi mươi,còn tôi chỉ kém anh Sơn it tuổi, mà vẫn thấy vui sóng vì cái đầu trời cho lúc nào cũng lạc quan Ngày 30 tháng 4 năm 1975 anh Sơn lên đài phát thanh Sài Gòn ca bài nối vòng tay lớn , vì lo sợ Cộng Sản lại diễn lại tấm thảm kịch bi thương đã xảy ra tại Huế: Tàn sát biết bao người của chính quyền sài Gòn ,cả đến những giáo sư ngoại quốc sang giảng dạy tại trường đại học Huế, làm anh Sơn bỏ xứ Huế ra đị, ngày trở lại anh đã riếc rỉa bạn anh là Hoàng Phủ Ngọc Tường, làm anh Tường khóc nức nở ,thương cho đời trai của các anh bị vùi dập.!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng cuộc đời cũng éo le. Được "chính" quyền cấp 1 căn nhà khá lớn ở đ. Pham Ngọc Thạch Q3, ông TCS bắt đầu "sáng tác" 1 số bài ca vô hồn... ("Em ở nông trường ra biên giới"...)
      Ôi, cái bả vật chất.

      Xóa
  8. TRỊNH CÔNG SƠN vs HUỲNH MINH SIÊNG

    Xác người nằm trôi sông
    Phơi trên ruộng đồng
    Trên nóc nhà thành phố
    Trên những đường quanh co.

    Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù
    Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô!

    Xác người nằm bơ vơ
    Dưới mái hiên chùa
    Trong giáo đường thành phố
    Trên thềm nhà hoang vu.

    Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù
    Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô!

    Rừng núi dang tay nối lại biển xa
    Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà

    Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù
    Hướng về đồng bằng ta tiến về thành đô!

    Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay
    Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi

    Tiến lên giết giặc siết thêm chặt vòng vây
    Tiến vô Sài gòn đánh tan tành giặc Mỹ
    Nước nhà còn chờ trận cuối là trận này
    Tiếng về đồng bằng, giải phóng thành đô

    Trả lờiXóa



  9. Thấp thoáng ẩn hiên bóng Tân tăng bên Làng Mai cạnh .. . Làng Hồng !
    ******************************************************************


    Làng Mai thấp thoáng bóng Làng Hồng
    Lãng mạn trên Đất Pháp thoảng hư không
    Phái Tân tăng Nhật - Dòng Tiếp hiện Việt
    Thầy cúng có vợ con Cổ Sơn Môn ..G
    Thôi thì chân thật cứ như Tin lành Giáo
    Mục sư xong rồi cứ được giường nồng !
    Nhớ Quốc sư Vạn Hạnh Chùa Một cột
    Liên tưởng Tân tăng Nhất Hạnh phiêu bồng
    Một thời vang bóng Hoa sen trong biển lửa
    Thầy về tay trắng may .. .. còn Chân Không



    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa



  10. Mây ngàn ơi ! Nhắn giùm ta Cố nhân bên Sài Gòn Nhỏ, Quận Cam - Cali .. ..


    Trên đường sắt chuyến tầu chuyển bánh
    Về Tương lai bỏ lại ta sao đành !
    Quên Anh trên sân ga Em sao nỡ ?
    Giờ cảm thấy Gió chướng hết Gió lành
    Hôm qua mãi có bao giờ trở lại ?
    Em đi rồi Hoa Nắng hết vàng hanh
    Cơn gió bụi cuốn theo trận lốc Sử !
    Em nay Cali Sài Gòn vẫn cánh canh
    Nhớ Bolsa Quận Cam có Bố Hạ ?
    Sài Gòn Nhỏ có tà áo thiên thanh ? ? ?
    Một thời Gia Long ! Trưng Vương Một thuở ! !
    Giấc mơ xưa Cơn lũ Sử cuốn tan tành !
    Bên kia bờ Thái Bình Dương ngóng vọng
    Về Cố hương Cố quận đẹp mong manh
    Hôm qua đi như Dòng Sông không trôi lại !
    Chuyện Tình xưa như chim đã lìa cành .. ..
    Cố nhân ơi ! Kẻ lưu đày vẫn cuộc lữ
    Mây ngàn ơi ! Nhắn Sài Gòn Nhỏ thiên thanh .. ..



    TRIỆU LƯƠNG DÂN


    Trả lờiXóa