Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

NÔNG DÂN LÀM GIÀU Ư? - KHÓ LẮM!

* BÙI VĂN BỒNG
Mấy ngày nay, trên các phương tiện thông tin đị chúng ở ‘cả hai lề’, nhất là trên các trang blog có nhiều bài viết phản ánh, bài nêu vẫn đề thực trạng và không ít bình luận về ‘tam nông’ (nông dân, nông nghiệp, nông thôn). Đây là thực trạng bức xúc từ xưa đến nay ở nước ta. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng mà nghị quyết nào của đảng, nhiều chủ trương của nhà nước coi là nhiệm vụ trọng yếu, có khi còn nêu khẩu hiệu “mặt trận hàng đầu”.
Nhưng biết bao đại hội, hội nghị, chính sách, biện pháp mà ‘tam nông’ ở nước ta vẫn èo uột, không có cơ sở bền vững, cấc nỗ lực vẫn cứ như’ăn đong’, chưa thoát khỏi sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, ‘tự cấp tự túc’. Nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Hội NDVN lại bàn sâu về ‘tam nông’. Nhưng, xem ra, chủ trương nhiều mà biện pháp ít; có khi biện pháp dẫu có nhiều, nhưng hữu hiệu, kết quả kém; thực trang vẫn là: “Nói thì tràng giang đại hải / Làm như nhện đái sau hè.
            Có tải bàì chủ đề ‘tam nông' lên mạng, mới thất rõ hơn những bức xúc của bạn đọc, của cộng đồng. Bức xúc toàn xã hội, nhưng tập trung vẫn là người nông dân và các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế. Bài “Ai ơi, bưng bát cơm đầy…” của TS. Tô Văn Trường đăng trên blog này, có những ý kiến phản hồi, nhận xét (comment) của nhiều bạn đọc nói trúng, nói thẳng nói thật, tâm huyết:
- Nhìn lại thì thấy thật đáng sợ. Quốc gia nông nghiệp sau bao nhiêu năm giải phóng mà căn cơ tự cường nông nghiệp vẫn còn lập cập về nội lực. Điều này nếu gặp bác sĩ sẽ nói: "Chúng ta sống nhưng đang liên tục chảy máu".
- Nông dân làm giàu cho nhiều người. Nhưng ai thương người nông dân nào? Chẳng ai cả, trừ chính họ. Họ vẫn như tự loay hoay trong cõi hỗn mang.
- Có lẽ có đến 80% người dân Việt Nam là nông dân hoặc gốc gác nông dân ( chỉ tính 3 đời trở lại). Ai cũng hiểu nỗi khó khăn nhọc nhằn của người nông dân và mảnh ruộng là miếng cơm manh áo của họ cho nên Bác Hồ đã đưa ra khẩu hiệu: Người cày có ruộng, bây giờ lấy đất nông nghiệp là dự án BĐS, KCN nhiều quá không hiểu nông dân thế nào khi không còn ruộng! 
- Nông dân miền Bắc đang suy nghĩ tự cung, tự cấp với nông nghiệp và lương thực, thực phẩm .
1. Điều kiện để tổ chức nông dân chuyên nghiệp không có đâu .( Diện tích đất, quy mô sản xuất lấy đâu ra)
2 . Lập trang trại chăn nuôi phụ thuộc thức ăn nhập khẩu không đảm bảo tiêu chuẩn , giá đắt , hàng nhập lậu và dịch bệnh.... chỉ có lỗ.
3 .Tận dụng lương thực và thức ăn khai thác tại chỗ đảm bảo an toàn cho sản phẩm phục vụ cho chính gia đình .
4 . Mất niềm tin vào nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp đồng thời mất luôn niềm tin vào sản phẩm của cả những nông dân chuyên canh.
5. Đảng ta ra nghị quyết thì giỏi , các nhà khoa học lý thuyết cũng khá . Nhưng cứ xem nông thôn Việt Nam sẽ như thế nào trong những năm tới…
Về bài “ Cho nông dân vay tiền còn nhén nhót’, post dẫn LINK từ “Tuần Vietnamnet”, có bạn đọc nhận xét, và cũng nêu tâm tư: “Ai ơi ăn bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay...vay tiền. Chính quyền giành và lấy ruộng của tôi chia cho người khác. Mẹ hỏi gia đình mình là gia đình cách mạng sao cũng bị tịch thu?...Tôi bảo: “Mẹ chuyển sang cho nông dân vay, chặt đẹp”. Thật tội cho họ, không có ai cho vay. Gia dình tôi đành chuyển từ địa chủ sang làm ăn kiểu “tư bản nông nghiệp”… bắt buộc. (Bà con ) Vay của mẹ tôi thì sản phẩm mẹ mua lại cả, vay của nhà nước không ai mua sản phẩm đó, họ bán lỗ, mẹ lại mua giá hời. Không ai lo cho nông dân đâu, …
            Hôm qua, anh Trần Kỳ Quan, nông dân ở miệt vườn trái cây cù lao Bình Hòa Phước nổi tiếng của huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đưa con lên thành phố Cần Thơ thi đại học. Anh kể:
- Nhà có 10 công vườn, trồng nhãn, chôm chôm. Trước đây, làm ăn dễ dàng, thu nhập cao. Nhưng hơn 10 năm qua, nhà vườn bỏ ra biết bao công sức mà làm ăn vẫn trầy trật. Có khi được mùa, nhưng xuống giá. Có vụ giá lên chút đỉnh, nhưng lại mất mùa. Hai vợ chồng trần thân cơ khổ lao động cật lực, 10 công đất vườn (10.000 m2) chỉ thu được 40 triệu đồng/năm. Chi tiêu chợ búa ăn uống đắt đỏ, giá cả thị trường tăng vọt, con cái đi học đóng nhiều khoản tiền, lại nuôi cha mẹ già, có thấm gì đâu. Nhà tui vườn được vậy là rộng, trong xã nhiều  hộ chỉ vài ba công đất, hoặc không đất phải đi làm thuê, đói. Lấy công làm lãi cũng khó. Xứ miệt vườn xưa nay nổi tiếng dễ làm ăn, mà nay nguy cơ ngày càng đói. Cơ cực vẫn phải lo cho con ăn học, cũng mong nó lên đại học, nhưng hai vợ chồng trần lưng ngoài vườn, ngoài kênh từ sáng đến tối, như bơi ngược dòng cũng phải ráng thôi, không biết sẽ sống ra sao.
Rồi anh lắc đầu:
- Tui đang lo, không biết, nếu như con gái tui trúng vào đại học, gia đình sẽ lấy tiền ở đâu để chu cấp cho con ăn học. Một tấn nhãn mới mua được cái máy vi tính. Giá xăng dầu lên, cước vận chuyển tăng lên. Giá phân bón và các loại vật tư nông nghiệp cũng tăng. Giá điện, giá xăng lên, cho chạy máy tưới cây mà cũng đau ruột, chi phí lớn quá. Thiếu vốn sản xuất, muốn vay tiền ngân hàng nhưng thủ tục rườm ra, nhiêu khê, đòi hỏi đủ thứ. Ngân hàng còn nói: “Cho doanh nghiệp vay, mối lớn, quản lý dễ; cho nông dân vay phải quản nhiều đối tượng vất vả lắm. Nhân viên lại phải về xã, ấp, lội mệt! Mà biết đâu lai thành món nợ khó đòi. Bởi nông dân làm ăn thất vụ, thu lời ít, làm sao trả tiền cho ngân hàng đúng kỳ hạn?” – anh nói tiếp – Làm cực khổ, trăm khoanh, nhưng đến mùa lại bị tư thương ép giá, bán đổ bán tháo, nếu không trái chín rũ rụng hết. Thôi, rẻ cũng đành bán, bấm bụng mà bán, còn hơn bỏ thối”.
Anh Trần Kỳ Quan tâm sự rằng, hôm rồi xem tivi, thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu, nói rằng "Hội Nông dân Việt Nam phải kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng xa rời nông thôn, coi thường nông nghiệp, xem nhẹ vai trò người nông dân trong quá trình phát triển". Anh cười: “Nghe thấy hay, thấy đúng. Hừ, đường lối và diễn thuyết của các vị bao giờ chả đúng! Nhưng làm được hay không lại là chuyện khác. Cuối cùng, nông dân vẫn khổ, vẫn khó thoát nghèo. Còn làm giàu ư? Khó lắm!”. .
BVB
------------------

23 nhận xét:

  1. Các điều Bác Hồ dạy, trẻ em, người lớn đọc vanh vách. Bác cũng phải soạn cho có vần điệu cho người ta dễ nhớ. Khổ cái, miệng thì nhớ, nhưng bụng lại "quên" làm cho đúng bài.
    Làm không nổi, thôi thì cứ nói cho hòa cả làng...

    Trả lờiXóa
  2. Bác Bồng ơi
    Học cấp 1 năm xưa, em có thuộc bài, nay nhân đọc bài viết rất sâu sắc, rất thực tế của bác, em xin thêm hai câu cuối cho hợp thời sự, có gì bác bỏ qua cho em:
    Nông dân đã nói là làm
    Đã phát là động, đã vùng là lên
    Đã lật, lật dưới lên trên
    Đã chuyển, là chuyển bốn bên chân trời...
    ...Nhưng nay thời thế, thế thời
    Đòi lật, lập tức bị lôi vô tù..Hu hu...

    Trả lờiXóa
  3. khong nen do toi gia NS cao, thap cho Thuong lai vi ho cung la BAN cua nha nong.co chang tai chinh sach dau Voi, duoi Chuot cua NN voi nhung my tu dep de cho moi lien minh CONG, NONG nhung thuc ra cac thiet che XH ve kt luon di nguoc va chong lai loi ich cua NONG DAN nhu nd 109/2010 ve kd ,xuat khau Gao chang han. mot cau hoi lon la tai sao Nguoi ND VIET NAM qua ba thoi ky lich su,NGO DINH DIEM, NGUYEN VAN THIEU va den xhcn van khg thoat ngheo?

    Trả lờiXóa
  4. đầu tư vào nông nghiệp là quan trọng,vì là sự còn mất của quốc gia.nhiều nước công nghiệp đều cấp vốn không lãi và còn bù tiền khá lớn.Nước TA khôn quá nên trấn lãi cao mà cũng không đáng gì,nên tư bản nông nghiệp sống khỏe,nông dân thì sống qua ngày.
    Nói không xa rời nông nghiệp chắc để ngèo,như Việt Nam không tiến lên công nghiệp hiện đại thì nô lệ.Nông dân MỸ đã công nghiệp trong sản xuất nông nghiệp,vậy mà chưa giàu dù chính phủ hỗ trợ giá rất lớn.
    đừng nghe nó nói,hãy cứ học ra thành phố cùng khởi sự công nghiệp và kinh doanh.

    Trả lờiXóa
  5. Túm lại, Tam Nông luôn bị Tam Tai.

    Trả lờiXóa
  6. bài hay có ý nghĩa lắm !! nhưng đã là người con của xhcn thì hãy chấp nhận đi !! chúng ta có nói gì đi nữa thì cũng không thể thay đổi được cái xã hội này đâu!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự Thay đổi (Change) là tất yếu trong vũ trụ - sớm hay muộn. Bạn thử nghĩ xem, sau 10 năm, 100năm, 1000 năm nữa, sự việc phải khác hiện tại chứ?!

      Xóa
  7. Liên minh công nông là chỉ nói mà không làm, nó là lý thuyết suông " Họ" có lãnh đạo và quản lý đâu chỉ lo giữ ghế thôi bà con nông dân tôi ạ. Có tý vốn chia nhau hết còn đâu nữa mà đầu tư cho tam nông ?

    Trả lờiXóa
  8. Nông dân không làm giàu được đâu? làm gì có ruộng mỗi người chỉ được 1- 1,1 sào ( nhưng ai sinh từ 1993 về trước nới được chia ruộng). Hàng nhiều chục thứ lệ phí trừ trên một đầu sào ruộng, ở quê đủ thứ đóng góp khác trông chờ vào hột thóc ( có những thứ đóng góp rất phi lý, biết thế nhưng vẫn phải đóng nếu không đóng chính quyền nó theo dõi đến khi cần chứng thực cái giấy tạm vắng đi làm ăn hay chứng nhận cái lý lịch đi làm công nhân ở công ty... thậm chí giấy đăng ký kết hôn nó mới trả thù , nó hành cho khổ phải nôn tiền ra mới xong. Ruộng của mình muốn cấy loại lúa bán được giá cao, muốn cấy sớm nó không cho với ký do phải cấy theo sự chỉ đạo của huyện, và nó chỉ đạo cho thủy nông không bơm nước cho làm được đất, có chỗ cố tình tát nước làm đất cấy nó cho người nhổ lên. Mỗi năm 1 sào ruộng trừ chi phí chỉ còn được 900.000đồng - 1.200.000 đồng. Nếu hộ nào sinh năm 1990 lập gia đình năm 2011 đến nay có 1 con ( vợ là người khác xã) như vậy năm 2013 hộ này có 3 khẩu nhưng ruộng chỉ có 1,1 sào và một năm số tiền thu được từ làm ruộng như trên, hỏi làm giàu được không??? bao nhiêu năm thì giàu có nhà ở riêng hay suốt đời núp đít bố mẹ? NGhị quyết của đảng, chính chính sách thì rất hay, kêu nhưng thực hiện chẳng được bao nhiêu. Mấy ông lãnh đạo TƯ cứ thử về quê làm ruộng một vụ xem, còn cư chém gió trên hội nghị thì ai chả chém gió được. Từ ông lớn đến ông bé khi thấy chỗ nào bí,bí là mở mồm đổ cho cơ chế. Cơ chế là cái gì? nó đều do các ông làm ra cả, sao không thay cơ chế đi, cứ kêu cơ chế hoai vậy

    Trả lờiXóa
  9. Nông dân tự lo được cho họ và gia đình, kể cả những lúc khó khăn nhất trong chiến tranh.

    Nhưng cán bộ Đảng ta chỉ quen với chính sách kiểm soát thời bao cấp, đâu biết gì về kinh tế thị trường mà điều hành.

    Vựa lúa DBSCL mà con gái đi lấy chồng ngoại, con trai đi làm lao nô là một điều đau lòng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nhưng cán bộ Đảng ta chỉ quen với chính sách kiểm soát thời bao cấp, đâu biết gì về kinh tế thị trường mà điều hành."

      Sống theo điều 4 hiến pháp, chỉ "đảng ta", mới có QUYỀN lãnh đạo

      Xóa
  10. "Nhưng làm được hay không lại là chuyện khác".

    Toàn nhứng vị, tốt nghiệp trường đảng (cao cấp chính trị), với dày dặn kinh nghiệm "chuyên chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp", không có linh cảm về nông nghiệp, về công nghiệp thực phẩm, thì lấy đâu ra "giàu".

    Ngay như giáo sư (Việt nam công nhận giáo sư) về xây dựng đảng cộng sản, Ng Phú Trọng, có biết gì về sản xuất nông nghiệp!

    Trả lờiXóa
  11. Nông dân làm giàu ư ? thưa Bác Bồng và quý vị không bao giờ nông dân làm giàu được nếu như đảng còn lãnh đạo (đảng đã suy thoái trầm trọng ) trong một Đất nước Cũng giống như trong một gia đình Ông con (nông dân ) chăm chỉ chịu khó làm ăn tích cóp của cải thì ông Bố ( Đảng CS ) lười lao động,ăn chơi sa đọa , cờ bạc,gái gú ...v.v hư vậy thì ông con làm bao nhiêu cho đủ để ông bố hưởng thụ ???

    Trả lờiXóa
  12. Nguyễn Văn Chí Phèolúc 05:47 5 tháng 7, 2013

    Nông dân làm giàu? Bác Bồng ơi, cho em một ngày nửa lít rượu là em cám ơn lắm rồi! Tụi em cũng không dễ chết đói đâu: hái rau dại, chích điện (tận diệt) là có cá sống qua ngày. Có điều việc học hành của tụi nhỏ cứ xập xèng, đọc được con chữ đã là may phước, không dám mơ tới Harvard, Cambridge... Như vậy bác có thể hình dung về tương lai của xứ ta. Tụi em đang cố gắng ổn định cái nghèo... cho sạch, cố gắng không trở thành thú vật.
    Kính bác Bồng một ly!

    Trả lờiXóa
  13. Bài viết rất sâu sắc, đúng thực tế xã hội, hoàn cảnh nông thôn.

    Trả lờiXóa
  14. Ổn định đang khó,ai làm giàu được .Phấn đấu sản phẩm ít độc hại.

    Trả lờiXóa
  15. "Tam nông" bài ấy của Tàu
    Xứ ta chéplại từ đầu đến trôn
    "Lông" dân, "lông" nghiệp, "lông" thôn
    "Tam lông" cùng trụi, lông "nồn" cũng trơ
    Bác Hai chống cuốc đầu bờ:
    VINA chết hết, VINO cận kề (*).

    (*)(VINA - tức Vinashin, Vinaline, Vinacafe, Vinacomin...; còn VINO là nông dân Việt nam)




    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xứ ta có một cụ "Lông"
      Cho 'lên' 'lông nghiệp' lập công hàng đầu
      Núa ơi xuất khẩu đi đâu
      Để 'lông dân' phải ôm sầu đói meo
      Nàm núa nà việc dân nghèo
      Kẻ đi buôn bán phất vèo lên mây
      Doanh nghiệp ăn chặn kiểu 'lày'
      Thì 'lông dân' tất có ngày...chết toi!

      Xóa
    2. Ối giời là ối giời ơi
      Tởm nhất là cứ ca ngợi Lông Mao.

      Xóa
  16. hi hi hi toàn là ảo, kể cả những chươn trình khuyến khích nông dân làm giàu, hay những tâm gương làm giàu từ Nông Nghiệp cũng đều là hư ảo, không có thật. cứ sát cánh cùng nông dân đi rồi sẽ biết. Nếu làm ruộng thì càng khổ hơn. giá lúa thì bấp bên, chưa bao giờ giá lúa vượt qua cái ngưỡng 5500 đồng/1kg. giá phần thì năm nào cũng tăng, Thủy lệ phí thì tính theo giá lúa thị trường, cứ 1 sào 500m2 thì phải nộp 16kg lúa, cứ như thế thì nông dân kg có lãi bao giờ đủ ăn là may lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  17. Tôi đọc đi đọc lại cái định nghĩa "giai cấp" của Lenin để soi lại cái cơ cấu và vai trò của các giai cấp trong xã hội VN hiện tại, thì thấy rằng GCCNVN đã không còn và không thể đóng vai trò lãnh đạo đất nước VN nữa (tôi ko muốn dùng từ "lãnh đạo CMVN"), còn người nông dân giờ đây có còn là "GCND" nữa không? "Liên minh giữa GCCN, GCND và tầng lớp TT" hiện nay là gì? Mục tiêu của "cách mạng" VN là gì khi mà sự hình thành "giai cấp mới" ngày càng rõ ràng...
    Cho nên, tình cảnh của người nông dân như bài viết và các comments cũng chỉ thể hiện khía cạnh nhức nhối nhất của xã hội VN xuất phát từ những đường lối "sai nhưng không sửa, hoặc càng sửa càng sai" mà thôi!
    TBT Nguyễn Phú Trọng "từ đất đi ra", chắc còn phải gắn bó với làng quê. Không biết ông nghĩ thế nào!
    Mình cũng xuất thân từ "chân đất mắt toét", càng nghĩ càng buồn!

    Trả lờiXóa
  18. Bài viết nói lên cuộc sống hiện tại của nông dân ta hiện nay do làm ăn manh mún và định hướng liên kết chưa tốt nên ít người làm giàu được,và cái tính ích kỷ chục lợi cá nhân chạy đua theo lợi nhuận, thị trường theo kiểu thấy người ta làm có lợi là đua theo rồi không lợi thì phá bỏ, bài viết đề cập nhiều vấn đề thẳng thắn nhưng thực sự bài viết có nhiều chỉ chích với lời lẽ hơi quá mặc dù rất nhiều đều đúng thực tế, chúng ta bàn luận với lời lẽ ôn hòa hơn có lẽ sẽ tốt cho mọi người. và diễn đàn blog sẽ sống được lâu.

    Trả lờiXóa
  19. Bí quyết thành công, bí quyết làm giàu nhanh
    http://dinhtrongtrang.com

    Trả lờiXóa