Đây là lần thứ hai trong năm
tuyến cáp quang biển AAG bị đứt, gây ảnh hưởng
đến đường truyền Internet từ Việt
|
Vụ đứt cáp quang AAG hôm 23/4 đã gây ảnh hưởng đến
việc truy cập internet quốc tế của người dùng trong nước, bao gồm người dùng
tại tất cả các nhà mạng có sử dụng tuyến cáp này, như VNPT, FPT, SPT,
Viettel... Trong đó, VNPT là đơn vị sử dụng lưu lượng quốc tế qua đường cáp AAG
nhiều nhất.
Người dùng
than trời vì mạng internet chậm
Chị T.T.L.Đ, người dùng ADSL của nhà mạng VNPT cho
biết, công ty sử dụng gói cước MegaMaxi trọn gói gần 1 triệu đồng/tháng nhưng
tốc độ tải xuống chỉ đạt 20-40KB/s, thấp hơn nhiều so với tốc độ gói cước
(1MB/s) và chỉ bằng khoảng 1/2 tốc độ tối thiểu cam kết (64KB/s).
Còn anh Long (Q.Tân Phú, TP.HCM) sử dụng gói cước VNPT
dành cho giáo viên, khẳng định mạng internet rất chậm trong những ngày qua. Và
anh Long mong muốn nhà mạng "miễn cước thuê bao thời gian mạng bị gián
đoạn". Ngoài ra, anh Long cho biết thêm, anh còn tốn tiền đăng ký gói cước
3G để sử dụng thay thế nhưng tốc độ cũng không khả quan hơn.
Bên cạnh đó, nhiều người dùng khác cũng khẳng định, họ
gần như không thể sử dụng internet quốc tế trong thời gian xảy ra sự cố đứt cáp
quang AAG. Trong đó, một trong những tác vụ quan trọng và bị ảnh hưởng nặng nề
là Gmail.
Đáng
chú ý, đây không phải là sự cố đứt cáp hiếm hoi xảy ra. Trước đó, cáp quang AAG
cũng đã bị đứt vào 8 giờ ngày 5.1.2015 và cần tới 19 ngày để hoàn thành khắc
phục sự cố. Trong năm 2014, cáp AAG cũng đã bị đứt vào tháng 7 và tháng 9.
Trước tình huống này, nhà mạng FPT đã gửi tới Dân
Việt thông báo sự cố vào sáng 23.4 cùng thông tin hướng khắc phục và lời
xin lỗi khách hàng. Riêng VNPT đã thiết lập hệ thống tự động thông báo sự cố
khi khách hàng gọi đến tổng đài hỗ trợ.
Trao
đổi với Dân Việt vào sáng 8.5, đại diện FPT cho biết thêm, "FPT
Telecom tiếp nhận khiếu nại qua nhiều nguồn khác nhau, gồm tổng đài, báo chí,
văn bản... Trường hợp khách hàng khiếu nại internet chậm do sự cố đứt cáp AAG
thì tùy trường hợp sẽ có những tư vấn giải quyết theo quy định".
Tổng đài chăm sóc khách hàng VNPT thì cho biết, VNPT
đã giải quyết giảm trừ cước cho một số khách hàng khiếu nại tốc độ truy cập
internet bị gián đoạn do đứt cáp quang biển AAG. Khách hàng có thể gửi khiếu
nại tới VNPT thông qua biểu mẫu tại các trung tâm chăm sóc khách hàng. Ngoài ra
VNPT không cho biết rõ tỉ lệ giảm trừ cước, mà phải xem xét riêng từng trường
hợp.
Cũng trong sáng 8.5, phóng viên Dân Việt đã
gửi tới tổng đài chăm sóc khách hàng của SPT câu hỏi về việc "giảm trừ
cước khi internet chậm do đứt cáp quang", thì nhân viên tổng đài nói:
"Đây là sự cố bất khả kháng, tất cả các nhà mạng đều bị ảnh hưởng chứ
không riêng gì SPT nên mong khách hàng thông cảm". Trong trường hợp muốn
khiếu nại giảm trừ cước thì "phải thông qua ban giám đốc".
Người dùng
bị ảnh hưởng có quyền khiếu nại
Liên quan tới sự cố đứt cáp AAG gây ảnh hưởng tốc độ
internet và công việc của người dùng, luật sư Nguyễn Thạch Thảo - Đoàn Luật sư
TP.HCM cho biết: "Khi các bên giao kết hợp đồng với nhau, ngoài việc phải
tuân thủ theo qui định của Luật Viễn Thông thì còn phải tuân thủ theo qui định
của Bộ Luật Dân Sự, bởi đây cũng là một giao dịch về cung ứng dịch vụ. Theo đó,
bên doanh nghiệp viễn thông là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ viễn
thông là bên thuê dịch vụ".
Theo luật sư Thảo, trong trường hợp mạng viễn thông
thường xuyên bị chậm làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đường truyền, không
đúng chất lượng đường truyền như đã thỏa thuận trên hợp đồng cung ứng dịch vụ,
thì theo quy định của điểm e, khoản 1, điều 16, Luật Viễn Thông, bên sử dụng
dịch vụ viễn thông được "khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được
hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh
nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra".
Còn theo qui định của khoản 4 điều 524 BLDS:
"Trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt như thỏa thuận hoặc công
việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm
tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại".
"Có thể thấy qui định của pháp luật để điều chỉnh
các trường hợp trên đều đã có nhưng thực tế, người sử dụng dịch vụ cũng ít khi
nào khiếu nại hay yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ngược lại, đa phần người sử
dụng chỉ chấp nhận đóng phí như cũ và hy vong đường truyền mau sớm được khắc phục
để những hoạt động công việc của họ không bị ảnh hưởng", luật sư Thảo nhìn
nhận.
Nói về lý do "bất khả kháng" mà nhà mạng
thường đưa ra, luật sư Thảo cho hay: "Sự kiện 'bất khả kháng' là một thuật
ngữ pháp lí được qui định trong pháp luật dân sự nói chung, để chỉ những việc
xảy ra ngoài tầm kiểm soát của con người và trong các giao dịch dân sự. Khi gặp
sự kiện 'bất khả kháng' làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng thì các bên
sẽ được miễn trừ trách nhiệm dân sự. Qui định của pháp luật Việt Nam
vẫn chưa định nghĩa rõ thế nào là sự cố bất khả kháng mà chỉ mang tính chung
chung".
Theo qui định của điều 161 BLDS thì: "Sự kiện bất
khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường hết trước được
và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép".
"Thế cho nên, khi xảy ra các trường hợp vi phạm
hợp đồng thì bên vi phạm thường cho rằng lỗi là do bất khả kháng và việc xác
định có phải là bất khả kháng hay không vẫn chưa được rõ ràng, mà thông thường
chỉ mang tính nhận định chủ quan của mỗi người. Nếu bên gây thiệt hại chứng
minh được đó là sự kiện bất khả khàng thì sẽ được miễn trừ trách nhiệm dân sự.
Còn không chứng minh được, là đã vi phạm hợp đồng và phải bồi thường. Điều này
đã được qui định cụ thể ở điều 33 Luật Viễn Thông", luật sư Thảo nói.
Khiếu tại
như thế nào?
Theo luật sư Thảo, trong trường hợp người sử dụng mạng
viễn thông muốn nhà mạng phải bồi thường cho mình do đường truyền internet chậm
so với hợp đồng đã thỏa thuận trước đó, thì người sử dụng cần phải thực hiện
các việc sau:
1.
Khiếu nại trực tiếp với nhà mạng đang cung cấp về chất lượng sản phảm của mình.
2.
Chứng minh được chất lượng đường truyền không đáp ứng đúng như thỏa thuận.
3.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại, như phải bỏ tiền ra mua gói cước 3G để sử dụng.
4.
Nếu không giải quyết được thì người sử dụng có quyền khởi kiện ra tòa để yêu
cầu bồi thường thiệt hại.
"Vấn đề khó nhất hiện nay là bên sử dụng phải
chứng minh được thiệt hại của mình như thế nào? Có căn cứ để được tòa án chấp
nhận hay không? Và lưu ý là doanh nghiệp viễn thông không phải bồi thường thiệt
hại gián tiếp hoặc nguồn lợi không thu được từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông
không bảo đảm thời gian và chất lượng gây ra", luật sư Thảo nói.
Theo thông tin từ Trung tâm điều hành tuyến cáp quang
AAG: Khi khôi phục xong cáp quang, 100%
kênh truyền trên tuyến cáp quang AAG sẽ được khôi phục, việc truy cập internet
từ Việt Nam đi quốc tế sẽ trở lại bình thường.
* * *
Chủ nhật (10-5), các đội tàu đang tiếp tục công việc
sửa cáp quang AAG và dự kiến hoàn tất trong vài ngày tới.
Trao đổi với VnExpress, ông Lâm Quốc Cường,
Giám đốc công ty Viễn thông Quốc tế VNPT-I cho biết đến chiều 10/5, các tàu sửa
chữa tuyến cáp quang biển AAG đang tiếp tục công việc. Đội sửa chữa phải
xử lý từng đoạn cáp, hàn nối, sau đó sẽ chôn cáp xuống khi hoàn thành. Trong
quá trình này, đường truyền Internet qua đây hoàn toàn bị ngắt. Dự kiến công
tác sửa chữa được hoàn thành và Internet khôi phục trong vài ngày tới, ông Lâm
Quốc Cường nói thêm.
Trả lời về việc kết nối Internet chập chờn trong sáng
10/5, đại diện VNPT-I cho biết sau khi xảy ra sự cố đứt cáp, nhà mạng đã chuyển
hướng lưu lượng Internet sang các hướng khác. Cáp AAG hiện vẫn là đường truyền
Internet lớn nhất từ Việt Nam
đi quốc tế.
Cáp AAG lại bị đứt từ cuối tháng 4. Đến 6/5, tàu của
Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển này mới tiếp cận được vị trí gặp sự cố
để tiến hành sửa chữa. Công tác sửa chữa được dự báo hoàn thành vào ngày 10 đến
13/5.
Đây
là lần thứ hai trong năm cáp AAG bị đứt. Trong sự cố hồi đầu năm, công tác sửa
chữa kéo dài 19 ngày. Năm ngoái, cáp quang AAG cũng đứt 2 lần và đều mất trên
hai tuần để khôi phục đường truyền Internet.
AAG
là hệ thống cáp quang biển dài 20.000 km kết nối khu vực Đông Nam Á với bờ
tây nước Mỹ, đi qua Thái Bình Dương và các đảo Guam và Hawaii. Số tiền đầu tư
xây dựng tuyến cáp là 500 triệu USD do 19 công ty sử dụng tuyến cáp đóng góp.
Có 4 công ty Việt
Kể
từ khi đi vào hoạt động năm 2009, tuyến cáp đã nhiều lần gặp sự cố. Trong đó,
đứt cáp hay xảy ra nhất tại đoạn Hong Kong (Trung Quốc) đến
|
(Dân Việt và VnEx)
---------------
Việc này, ai cũng thấy thiệt rõ ràng cho người tiêu dùng. Một người ăn cắp, mọi người đều thấy, thế mà còn đòi phải làm đơn mới xử lý à? Bắt khách hàng trả tiền theo tháng, người ta không xử dụng được , cứ thu tiền rồi xin lỗi xuông, còn thiệt hại của người ta thì không tính, còn phải xin cho.
Trả lờiXóaChỉ có bọn "giãy chết" mới tôn trọng người khác thôi. Còn đám "muôn năm" thì luôn hành xử kiểu "sống chết mặc bay!"
XóaNhững ngày không dùng được - thì,hãy trừ tiền là đúng !
Trả lờiXóa"Trừ là sao? Tăng viện phí là có lợi cho người bệnh đấy!"
Xóa(Cim Tiến)
Chắc lẽ vì anh bạn 4 tốt làm biển đông dậy sóng nên cá trích cắn đứt cáp
Trả lờiXóaqua
Thằng giặc Tàu cộng phá hoại chứ cá mập gì cắn !
Trả lờiXóaGiặc tàu không có giặc ta thì cắn chim dân tộc Vietj chẳng xong thời nay, tiên sư đứa bào coi nó là đồng chí/
XóaBac noi ai roi .ko co dau TQ la ban tot cua ta .Ban tot chi vo y lam dut thoi ..ta noi lai chu noi mich long ban thi minh Tam tu lam lam
Trả lờiXóaKhi nao co nhung su kien nong .co kha nang anh huong den chinh tri o Vn la cap bi dut???????moi cu de y xem nhe
Trả lờiXóaCá mập cắn đứt cáp là khắc tinh của "thế lực thù địch"!
XóaCá mập là thế lực 4 tốt đấy...
Xóa