Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Khi Hội nhà văn “làm chính trị”

Sáng ngày 5/5/2015, Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực TP. HCM chuẩn bị cho đại hội (đại biểu) lần thứ 9 đã khai mạc, chương trình làm việc là 1 ngày.
Nhưng chỉ những người trong ban tổ chức mới được phát tờ chương trình, hội viên chỉ có tập tài liệu 31 trang, gồm: Báo cáo nhiệm kỳ 2010- 2015; báo cáo sửa đổi điều lệ, và bản kiểm điểm của ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2010- 2015.
Khu vực TP. HCM có 155 (hay 156?) hội viên, nhưng chỉ 90 người có mặt. Hầu như những người không có mặt đều không có văn bản chính thức về sự vắng mặt của mình.
Mọi việc diễn ra khá lủng củng dù chỉ có tính thủ tục. Rất rõ việc ban tổ chức không chuẩn bị kỹ trong nhiều chuyện, ngay cả số lượng hội viên. Hội viên cũ thì không còn lạ chuyện này, còn hội viên mới hẳn đang tò mò xem điều gì sẽ xảy ra trong một “đại hội khu vực” của những người cầm bút.
Trọng điểm là việc bầu để cử những “nhà văn đại biểu” đi dự đại hội lần thứ 9 tại Hà Nội tháng 7 tới.
Sau khi đã tốn nhiều thì giờ để xác định có nên hay không việc bầu những người không có mặt làm đại biều.
Vào lúc phiếu bầu cử đã được phát, và đã xác định sẽ gạch tên những người không được cử, trưởng ban tổ chức Lê Quang Trang cầm micro thông báo: Trong danh sách của Văn Đoàn Độc Lập có 26 người là hội viên Hội Nhà văn VN, trong đó có 9 người ở TP. HCM, sau đó đọc tên 9 hội viên, gồm: Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương và Ngô Thị Kim Cúc. Chỉ thông báo tên mà không cần giải thích, trưởng ban tổ chức mặc nhiên yêu cầu gạch tên những nhà văn này để không thể có mặt trong đại hội nhà văn sắp tới.
Là người duy nhất trong số 8 người bị đề nghị gạch tên có mặt, tôi rất tiếc không thể tiếp tục vào buổi chiều để theo dõi tiếp sự việc (do có công việc), nhưng nhiều hơn một nhà văn đã đến nói riêng với tôi: “Hội sai rồi. Sao lại tự thi hành án với những người chưa bị kết án”.
Tôi nghĩ có thể không chỉ một nhà văn nhìn sự việc theo cách ấy. Vấn đề là họ có nói ra hay không, và họ có làm theo yêu cầu của ban tổ chức hay không . Tôi cũng không biết kết quả bầu bán thế nào, nhưng với tôi, mọi chuyện đã quá rõ.
Trong khi các nội dung điều lệ liên quan đến Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập hãy còn ở dạng dự thảo, chưa đưa ra đại hội và chưa trở thành điều lệ chính thức, thì lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đã cho phép mình vi phạm điều lệ Hội, tự ý loại các đồng nghiệp cầm bút, coi thường tất cả hội viên còn lại.
Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1983, tôi đã tràn trề cảm xúc với “đại hội đổi mới” của nhà văn, đại hội lần thứ 4, năm 1989. Những ngày đó, Hà Nội thực sự như ngày hội. Người dân vốn ít khi quan tâm tới hoạt động của giới cầm bút bỗng vui mừng săn đón từng nhà văn trên đường phố. Trong đại hội, nhiều người dân, trong đó có những trí thức khoa bảng, đã mang tới những tâm thư, những thỉnh cầu, đề nghị các nhà văn hãy vì dân mà làm điều đó. Đi thăm thú trong thành phố, các bác xích lô thường hỏi thăm có phải nhà văn đang dự đại hội hay không, và khi nghe trả lời “phải” thì họ nhất quyết không lấy tiền.
Lòng dân thật đáng quý hơn vàng, nhưng quả thật người dân còn chưa hiều hết cái khó của nhà văn. Nhà văn chỉ có trang giấy và cây bút. Họ có thể rót hết tâm huyết lên trang giấy nhưng người quyết định số phận xã hội không phải là nhà văn. Và đại hội nhà văn đổi mới đó đã phải kéo dài thêm mấy ngày, với việc tổng bí thư đến gặp và trò chuyện, phủ dụ các nhà văn trước khi bế mạc.
Những đại hội sau đó tôi đều có dự, có vài đại hội cũng bùng nổ với những tham luận/tranh luận nảy lửa. Và những nội dung, không khí từng kỳ đại hội luôn phản ảnh một thực tế cuộc sống: xã hội có còn trông chờ vào nhà văn hay không, và nhà văn đang “đối xử” với nhau thế nào.
Khi phục hồi hội tịch cho một số nhà văn đã bị xử lý trong vụ án Nhân Văn Giai phẩm, lãnh đạo Hội Nhà văn tin rằng mình đã làm được điều rất tốt đẹp cho những đồng nghiệp cầm bút.
Còn khi cố loại trừ những đồng nghiệp đương thời của mình, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đương nhiệm đang chọn chỗ đứng nào? Thời điểm hiện tại đã là năm 2015 của thế kỷ 21, hơn 60 năm sau thập niên 1950 của thế kỷ trước, của vụ án Nhân Văn.
Những thông tin bổ sung có thể làm rõ hơn ý nghĩa/độ chuẩn xác những việc làm của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam:
Nhà thơ Ý Nhi, có tên trong danh sách bị gạch tên, thực ra đã làm đơn xin rút khỏi Hội Nhà văn VN từ tháng 1/2002.
Nhà văn Dạ Ngân đã rút khỏi Ban Vận động Văn đoàn Độc lập từ 14/12/2014.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã rút khỏi Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập từ 26/6/2014, đồng thời cũng rút tên khỏi tất cả các Hội mà anh tham gia, trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu, Hội Điện Ảnh Việt Nam.
Ngô Thị Kim Cúc/BBC
(Gửi cho BBC từ TP. HCM)
--------------

36 nhận xét:

  1. Nữ văn sĩ Võ Thị Hảo từ bỏ Hội nhà văn csVN.
    Bà Võ Thị Hảo cho hay trên thực tế, bà đã định ra khỏi hội từ lâu nhưng "lười viết đơn rồi quên mất" và "nay thì nhớ ra".
    Bà Hảo tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn csVN với nội dung: "Hôm nay ngày 5/5/2015, tôi tuyên bố từ bỏ Hội nhà văn Việt Nam. Lý do: Hội Nhà văn Việt Nam ngày càng có thêm nhiều hành động tỏ ra thù địch với quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác và nhân quyền của nhà văn.
    Điều này là vi hiến, vi phạm Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước về những quyền dân sự và chính trị cuẩ công dân mà chính phủ VN đã ký cam kết trước Liên Hiệp quốc từ nhiều năm qua.
    Vì thế, tôi tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam kể từ ngày hôm nay."

    Trả lờiXóa
  2. Dương Tuyết Hoalúc 07:07 7 tháng 5, 2015

    Khi đặt "Dưới sự lãnh đạo của Đảng" thì Văn nghệ không thể "Vị nghệ thuật", càng không thể "Vị Nhân sinh" ,mà tất cả phải "Vị Chính trị" , thế là "Khách quan, biện chứng" như Tổng Trọng vẫn nói!

    Trả lờiXóa
  3. Các cháu học sinh lớp 9 đang phải đánh vật với bài "sang thu" của thằng cha Hữu Thỉnh, thơ chẳng ra thơ, thúi như C, mà bắt học sinh phải cảm thụ.......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồ Khánh Phươnglúc 07:45 7 tháng 5, 2015

      "Có đám mây mùa hạ
      Vắt nửa mình sang thu"... (HT)
      Có Nhà văn xảo trá
      Toàn xã hội chửi...Ngu!

      Xóa
    2. "Bỗng nhận ra hương ổi
      Phả vào trong gió se"
      Bỗng nhận ra Đại hội
      Cần 'kéo cánh kết bè'...

      Xóa
    3. "Có đám mây mùa hạ
      Vắt nửa mình sang thu"
      Có nhà thơ Hửu Thỉnh
      Chưa thấy mình ngu ngơ

      Xóa
    4. "Có đám mây mùa hạ
      Vắt cổ chày ra nước"

      "Có đám mây mùa hạ
      Vắt cửa mình vênh vang"

      "Có đám mây mùa hạ
      Vắt kiệt sức của dân"

      "Có đám mây mù hạ
      Vắt nửa người huênh hoang"

      v.v...

      Xóa
    5. "Có đám mây mùa hạ
      Vắt nửa mình sang thu"?
      Cứ như giặt chiếu rồi phơi nhỉ?
      Sao không làm được như con tôi, học lớp 10:
      "Có đám mây mùa hạ
      Nấn ná cười với thu"

      Xóa
  4. Một thời tôi đọc say mê tác fẩm "Hòn Đất", miêu tả sự tàn ác khủng khiếp của phe Nguỵ?
    Mẹ! Cứ như là suy bụng ta ra bụng người!

    Trả lờiXóa
  5. -Nếu có báo chí tư nhân
    -Nếu Hội nhà văn không tiêu tiền ngân sách ...
    ...thì mới biết có cần HNV NỮA KHÔNG? còn bây giờ cứ một tờ báo chia cho gần 800 người làm chủ bút, HNV thì cứ đều đều tiêu tiền ngân sách rót cho thì ai là nhà văn chả được chỉ cần tổ chức các cuộc thi, tổ chức trao giải thưởng , tổ chức lăng xê là thành NV ấy mà. Ai có số liệu nên tổng kết xem một năm từ TW đến địa phương họ tiêu bao nhiêu tiền cho HNV. Nhà văn là người cầm bút buộc họ phải thấy trước được cái xấu, cái tốt của xã hội để phản ảnh và nêu hướng giải quyết theo hướng của mình hay gọi là cái tôi, lâu nay ai đã làm được gì? Một cuốn sách : BÊN THẮNG CUỘC, ĐÈN CÙ thử hỏi nhân dân có quan tâm bằng một cuốn sách gọi là giải thưởng văn học các kiểu hay không?Hay là đến ĐH, HN ăn chơi, đập phá, chửi đổng mấy câu...mà không cần biết mình đang ăn của ai? người dân đang cần ở NV điều gì? Không cẩn thận HNV sẽ là nơi tụ họp của bọn lưu manh viết vài cuốn sách lăng nhăng...Anh trên bao cho anh dưới để phối hợp với bọn thoái hóa tham nhũng trong chính quyền các cấp để xáp vô kiếm đồng tiền còm cõi của nhân dân lao động đấy mà./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Toi co nho toi da doc mot bai` viet nao do (trong nuoc) cho biet, moi mot nam, Hoi nha-van cua Huu-thinh duoc cap tien ngan-sach de chi-phi trong Hoi la nam-ty vnd (5 ty), do la mot so tien rat lon' duoc dangcs cap truc-tiep...Cac ban can tim-hieu con so nay` co thuc khong?
      Hoi nha-van nen tu-trong. khong nen ngoi khong ma tieu tien cua toan-dan VN nhu the ! Con chau sau nay se bi xau-ho vi Ong Cha chung no khi bi nguoi doi nhac ten, mot cai ten da bi o-ue'...

      Xóa
  6. Tôi là người rất thích đọc sách , nhất là những tác phẩm văn học của các nhà văn Việt nam mà bị gán cho cái tội : phản động . nói xấu chế độ ... ( tự lực văn đoàn , nhân văn giai phẩm ). Càng về sau này tôi càng thấy chán " đọc " các ông các bà của cái gọi là " hội nhà văn Việt nam " ! Xin nói thật nhé , ngoài một số rất ít nhà văn , nhà thơ còn gọi là " tử tế " thì tôi thấy cái " hội nhà văn VN " và cả những cái " hội văn học nghệ thuật " của các địa phương nó giống cái lũ " ba lăng nhăng " ! Tiếng là " hội nhà văn , hội văn hóa nghệ thuật ..." mà chửi nhau như hát hay , nói xấu nhau thì mấy bà " hàng tôm hàng cá " ngoài chợ còn phải gọi các ông các bà " hội viên hội nhà văn " bằng cụ . Sách thơ , sách văn của các ông các bà in ra chỉ để " ruồi nó bu " , để cả năm chẳng có ma nào nó mua cho . Đề tài thì độc có là " ca ngợi đảng ta " , " tình yêu tay ba tay tư " , chủ nghĩa thành tích ... , thơ thì độc có một dạng : thơ vịnh con Cóc ! Tóm lại , " hội nhà văn " của các ông các bà có thể gọi là : HỘI CỦA MỘT LŨ BỒI BÚT và PHƯỜNG CHÈO ! Không biết cái con " Đông la " có phải là hội viên hội nhà văn VN không nhỉ ???

    Trả lờiXóa
  7. Xin phép nói thẳng thừng cho đúng tên sự vật thì
    Hội Nhà Văn là nơi tập trung một đám bồi bút văn
    nô mà nhiệm vụ của nó là tuyên truyền cho đảng,
    kể cả làm cái việc gọi là chỉ điểm,nghĩa là theo dõi
    để báo cáo đồng nghiệp mình với công an !

    Trả lờiXóa
  8. Con ngan sach de chia chac la con hoi voi he dai dai. Thang HT la ' chinh tri vien ' cua cai hoi nay len no cu ngoi lu lu mai o day la phai roi

    Trả lờiXóa
  9. Chúng tôi không những kính trọng nữ văn sĩ Võ thị Hảo mà còn biết ơn nữ sĩ đã làm một việc rất hợp với tâm tư tình cảm của chúng tôi ! - chúc nữ sĩ bình an và thật nhiều can đảm !

    Trả lờiXóa
  10. Trong cái hội này có ông "thơ thần" Hoàng Quang Thuận đấy
    Lão Thỉnh đã làm hồ sơ về mấy bài thơ ông này gửi đi Thuỵ Điển để tranh giải Nobel đấy
    Trơ trẽn

    Trả lờiXóa
  11. hội nhà văn chỉ là nơi thi hành án

    Trả lờiXóa
  12. Trong khi bà Võ Thị Hảo rời bỏ HNV.với những phản bác
    cho là HNV.không tôn trọng nhân cách và bóp nghẹt tư do
    sáng tác của nhà văn thì bà Ý Nhi,ở tầm thấp hơn,lại nêu ra
    những lý lẽ chẳng liên quan gì HNV.mà chỉ chĩa mũi dùi vào
    cá nhân Hữu Thỉnh.
    Phải chăng bà này vẫn còn nặng tham sân si ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Những lí lẽ chẳng liên quan đến hội nhà văn"
      Ông Thỉnh là chủ tịch hnv mà không liên quan thì ntn mới gọi là liên quan?
      Bác muốn vào một bàn nhậu mà bác thấy người tổ chức cuộc nhậu ấy là một kẻ vô lại thì có còn muốn nhậu nữa không

      Xóa
    2. Hữu Thỉnh là bộ mặt của HNV csVN. Bà Ý Nhi phê vậy là đúng!

      Xóa
    3. Hoá ra các bác ngây thơ hay sao mà không biết
      là ai làm chủ tịch HNV.cũng thế thôi,chứ cá nhân
      chủ tịch HT.chỉ là cái giẻ rách !
      Vấn đề là HNV.đúng nghĩa là cần phải đề cao và
      xiển dương Sự Thật,chứ không phải chỉ biết ăn
      gian nói dối theo lệnh đảng !
      Trân trọng.

      Xóa
  13. biến hình trùng có thể diễn dịch sang thành côn trùng lên làm...đồng chí lãnh đạo được không?

    Trả lờiXóa
  14. Người và Văn !
    Tạo hóa Sinh ra Con trẻ đã có Tự do và Tư hữu. Khóc,Ăn, Ngủ, Ỉa, Đái là Tự do của Con Trẻ. Dù có là bậc Ông Bà, Cha Mẹ không ai cấm được như cầu Sinh lý Tự nhiaan của Tạo hóa ban cho Con làm Người.
    Vì thế,nhận biết, nghĩ, nói, viết không một ai có quyền dạy bảo và làm thay cho chính Cá thể từng Con người (tre, già, gái, trai). Cha mẹ sinh Con, Trời sinh Tính là dzậy!
    Qua bài "Khi Hội nhà văn “làm chính trị”của Ngô Thị Kim Cúc đủ nhận thấy sự khủng khiếp và nẩy mầm cho một trào lưu u tối là"chính trị" đang thò bàn tay vào những cái đầu (tim, óc) từng cá thể "nhà văn" để định hướng theo cách làm của đảng những năm 50, 60 thế kỷ XX.
    Vì sao "chính trị hóa” sự tự do sáng tác của "nhà văn" ? Bởi những người lãnh đạo chính trị (Hội đồng Lý luận Văn học Nghệ thuật) rất lo và sợ các nhà văn có những tác phẩm ngoài ý muốn của họ.
    Các cụ ngày xưa thường nói:
    CHÉM BẰNG GƯƠM, RỤNG ĐẦU.
    CHÉM BẰNG LƯỠI, RỤNG CHÍ"
    Cứ dể các bác Tự do sáng tác sao được. Vì, mỗi cái đầu của nhà văn là cả một Văn phòng đồ sộ, đầy ắp tư liệu, ghi chép thực tại cuộc sống muôn dân đời thường hàng ngày; đủ thứ hình hài, gương mặt người tốt và xấu, kẻ vô học và người được học, kẻ đê tiện và người hảo hớn, quan chức và đĩa điếm, bui đời và thanh lịch…Vì thế, cứ để các nhà văn viết ra hết thì đát nước này không có đảng lãnh đạo à! Do đó, phải biến đại hội các nhà văn viết theo định hướng, tức nhà văn làm chính trị.
    Thế thôi! Dễ hiểu lắm các cụ ơi! Thế giới người ta quan niệm "địa lý và nhân văn". Văn và Người là lẽ tự nhiên! Việt Nam dạy Học ăn, học nói, học gói, học mở để cho con người biết mà Hành. Không ai dạy và chỉ bảo phải ăn theo, nói leo theo ông bà, cha mẹ!
    Tuy nhiên, Kim Cúc và các bác Nhà văn yên tâm đi.
    Nấm độc chỉ Lên Men được trong Điều kiện Yếm Khí.
    Nấm Độc không thể Lên Men trong Điều kiện Ánh sáng Dân chủ và Tự do, Đổi mới và Công khai hòa nhập và hội nhập với các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới!
    Hãy đợi đấy! Thời xưa, Chính trị áp đảo và làm thay Chuyên môn, Pháp luật, Văn hóa, Nghệ thuật. Nay không còn thời kỳ đó nữa. Dân chúng có đủ Trí thức và Ý thức nhận ra nhân nghĩa của mọi vấn đề trong cuộc sống thật của xã hội làm người!
    Kim Cúc và các bạn hãy tin như dzậy.

    Trả lờiXóa
  15. Làm văn ở VN hiện nay giống con ngựa bị bịt mắt, không cho thấy phong cảnh hai bên đường, cứ định hướng "mặt chời chân ný đo đỏ" phía trước mà lầm lũi cất vó... (không là không được ăn cỏ...)

    Trả lờiXóa
  16. KHOA HỌC VÀ CHÍNH TRỊ
    Ta làm thơ dễ như trở bàn tay
    Thế mới biết không làm thì cũng uổng
    Dễ đến nỗi cứ ngồi vào máy tính
    Mười ngón tay lướt nhẹ đã thành thơ
    Thơ ta làm không nháp cũng đã đành
    Lại có thể viết huyên thuyên mọi sự
    Như khoa học lẫn bàn về chính trị
    Hoặc nhân văn tôn giáo cũng vậy mà
    Ta làm thơ hầu chỉ cốt để chơi
    Hoặc để giúp người đời đôi khía cạnh
    Thơ thực tế vốn giản đơn là vậy
    Ta làm thơ đâu ca ngợi gió trăng
    Cũng chẳng màng ca ngơi đến tình yêu
    Kiểu tình ái làng nhàng phơ phất
    Hay làm thơ cũng chẳng vì sự nghiệp
    Để cho đời công nhận một nhà thơ
    Quả bấy nhiêu đều những chuyện tầm thường
    Ma làm thơ nhằm mua vui chốc lát
    Nếu có giá thì người đời lưu lại
    Còn bằng không như dòng nước trôi đi
    Như gió ngàn thổi mãi thường khi
    Như ánh trăng đâu khi nào trụ lại
    Chính bởi vậy thơ kiểu như Tố Hữu
    Ta xem như bọn con nít học trò
    Cốt làm thơ nhằm nịnh nọt cuộc đời
    Tầm thường thế thì thơ ca cái đếch
    Thôi không nói nhiều chi cho càng mệt
    Ta nói chơi chính trị với thi ca
    Ta nói chơi khoa học cũng gọi là
    Ba yếu tố nhằm trang hoàng đời sống
    Thơ quả cả như vầng trăng trong sáng
    Tít trên trời tỏa rạng ánh tơ trong
    Chính trị như trong cuộc sống đèo bòng
    Vì quyền lợi những ai liên quan đó
    Ấy có nghĩa cá nhân hay xã hội
    Cũng đều là vật chất thường tình
    Hay tham lam quyền bính ở đời
    Cũng là thứ cần câu câu danh lợi
    Lợi lộc ấy đâu có gì trường cửu
    Chỉ qua mau như bọt nước dưới cầu
    Nhưng người đời hầu hết vẫn tầm thường
    Nên vạn thuở vẫn tung hô chính trị
    Khiến chính trị trở thành như cối đá
    Mà đời luôn tự nguyện chụp lên đầu
    Khiến mình thành nô lệ khác chi đâu
    Nên bởi vậy mới có nhà khoa học
    Đã khoa học thì tách rời cảm tính
    Vươn lên cao trong lý tính tự do
    Khoa học luôn phải là kẻ chỉ đường
    Cho nhân loại vẫn trong vòng tăm tối
    Khoa học vốn thanh cao là như vậy
    Phải cao hơn chính trị cả ngàn lần
    Chỉ kẻ ngu mới nghĩ dại thập phần
    Đem chính trị cỡi lên đầu khoa học
    Con tuấn mã bị buộc cương khớp mõm
    Lại thành như cả một kiếp con lừa
    Như mù lòa mà bước mãi trong đêm
    Cõng chính trị lộn nhào xuống hố
    Đấy chính trị kiểu độc tài là vậy
    Nó còn ngu hơn cả những con lừa
    Thế mới thành bắt ngựa phải thồ đồ
    Những con ngựa biến thành lừa nhục nhã
    Nhà khoa học khác gì con tuấn mã
    Đường tự do luôn tốc vó dặm ngàn
    Giữa trời mây non nước thênh thang
    Chỉ phi mãi trên con đường thiên lý
    Đường thiên lý cứ chân trời lùi mãi
    Ấy khác chi sự thật của cuộc đời
    Ấy khác chi chân lý của loài người
    Cũng chân lý muôn đời trong khoa học
    Nên chính trị phải ra đời sau khoa học
    Như người em cùng một mẹ song sinh
    Bởi loài người ngay từ lúc vào đời
    Tất phải bước bằng bàn chân khoa học
    Không khoa học lấy gì đâu trí tuệ
    Chính trị thì chỉ đầu óc đua chen
    Đua chen vì các lợi lộc tầm thường
    Quyền lợi nào mà chính danh thuần lý
    Bởi khoa học mới hoàn toàn trong sáng
    Vì bao giờ khoa học vẫn khách quan
    Vẫn chỉ vì chân lý cả loài người
    Đâu có phải vì lợi riêng cục bộ
    Ấy chính thế điều vinh danh khoa học
    Chẳng vinh danh chính trị được bao giờ
    Trừ những khi bọn nịnh nọt tôi đòi
    Cũng hợm mình làm thơ như Tố Hữu
    Thơ kiểu ấy sức ta làm cả gánh
    Nhưng có làm như thế để làm chi
    Bởi vì tha đâu hạ cấp trong đời
    Mà thơ giống ánh vàng trăng sáng
    Còn khoa học như mặt trời chiếu sáng
    Cho loài người cứ mãi mãi đi lên
    Thế cho nên chính trị hóa con lừa
    Ráng chở nặng hành trang vạn dặm
    Chính bởi vậy chú lừa luôn hữu ích
    Bởi không lừa ai thồ nặng đường xa
    Chỉ trừ khi lừa giở chứng ba ba
    Cứ luôn miệng xưng mình là ông chủ
    Đấy đơn giản bài thơ là như vậy
    Ta không thừa công sức để làm thơ
    Chỉ ham vui mà viết đại cho đời
    Trong chớp nhoáng vài lời là như thế
    ĐẠI NGÀN

    Trả lờiXóa
  17. Hữu Thỉnh Điêu từ lâu rồi :

    Sau bản Đông giải phóng vài ngày
    Tôi với chiến sĩ xe tăng cầu Chaki tắm mát
    Một số anh thì đuổi nhau trên cát
    Một số anh thì đổ dế, hái hoa
    Các anh không nói nhiều về chiến thắng những ngày qua

    Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa. ( Bài thơ Sau trận đánh - Hữu Thỉnh )

    Có bác CCB nào tin được mấy anh lính kia đi đổ dế , hái hoa khi đánh nhau không , hoặc là họ bị thần kinh , hoặc là lão Thỉnh dở người .

    Trả lờiXóa
  18. Bàn nhậu & Nhân sự!
    Chiều qua. Ngày mùng 7 tháng 5 năm 2015. Mấy cha nhà báo, biên tập viên và mấy cựụ lão thành (đầu bạc, đầu hói) chuyên hoạt động trong lĩnh vực chính trị "cấp gạo cội" hứng khởi gọi điện đi uống bia hơi mừng Kỷ niệm 61 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954). Thế là thất lão qui tụ bên bàn bia và nhậu, ồn ào ai nói tự minh nghe!
    Bia vào lời ra. Khí thế Điện Biên bừng bừng mỗi khi uống cạn một ly bia.
    Một cụ thuộc loại "gạo cội" cầm tờ báo nói to: "Chuẩn bị Đại hội Nhà Văn Việt Nam".
    Cụ thứ hải hỏi: "Kỳ này ai làm Chủ tịch Hội, Hữu Thỉnh còn ở lại hay thôi ?"
    Cụ thứ ba, mặt đỏ phừng phừng nói to: "Kỳ này chắc Hữu Thỉnh phải nghỉ thôi chứ, làm nhiều khóa rồi và cũng già. Nên tự giác nghỉ "
    Chú biên tập viên nhanh nhẩu nói: "Nếu Hữu Thỉnh nghỉ, ối thằng muốn nhẩy vào chức Chủ tịch Hội đó nghe". Không ai nói gì.
    Một lúc sau, ông nhà báo thủng thẳng nói: "Có một thằng cha có hàm, có cấp lớn, làm Tổng biên tập một tờ báo ngành, đang rất máu và chạy hết công suất để được ngồi vào ghế Chủ tịch Hội". Thế là cả bàn nhâu sôi nổi hẳn lên. Người nói tao biết thằng đó rồi. Người khác họi lại ai, thắng nào? Không ai trả lời.
    Lại một chầu bia nữa tiếp theo. Rồi một tiếng nói: "Khó nhỉ. Văn mình, vợ người, ai cũng tài giỏi. Theo tớ cho só cũ nghỉ tuốt".
    Cụ "gạo cội" chuyên về nhân sự hỏi lại: "Số cũ nghỉ hết, cả Hữu Thỉnh nữa, thì ai làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam".
    Cụ nhà báo (thuộc loại "cây đa, cây đề") thủng thắn nói: "Có khi đưa Lão Khoa (Nhà thơ Trần Đăng Khoa) làm Chủ tịch Hội Nhà văn Khóa này mà hay".
    Cả bàn nhâu sôi nổi hẳng lên, nâng lý chúc mừng sáng kiến hay! Chọn Trần Đăng Khoa làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa này là Thương sách!
    Thế là các cụ những cựu lão thành chuyên nghiệp làm chính trị, biên tập viên, nhà báo...gọi điện cho các nới yêu cầu tới này giới thiệu Trần Đang Khoa để Trung ương duyệt (đảng làm công tác cán bộ chủ chốt mà) làm Chủ tịch Hội nhà văn VN.
    Đạt được sự nhất trí cao về nhân sự Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa tơi là Trần Đăng khoa. Bàn nhâu bia hơi kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc
    Thế mới hay! Nhậu mà ra Nhân sự !
    Siêu ! Chỉ Việt Nam mới có chọn nhân sự kiểu nhâu!
    Các bác có tin hay không thì tùy!

    Trả lờiXóa
  19. Giờ dân chỉ xem phim thôi. Văn nhàn nhạt của các bố hết thời rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ!
      Lịch sử chính là thời gian và sự kiện được ghi chép "văn nhàn nhạt" đó đấy mấy cha ơi ! Hãy chú ý ghi chép cuộc đời và xã hôi chưa "hết thời" đâu, các cha nôi!

      Xóa
    2. Hoàng Già ơi! Giờ người ta coi tin tức đa chiều và phim. Ông còn đọc tiểu thuyết kiểu "Hòn Đất", "Lê Văn Tám"...?

      Xóa
    3. Mất khôn!
      Nặc danh (07:31 Ngày 10 tháng 05 năm 2015) ơi! Hãy tỉnh lại. Đừng tức giận mà mất khôn. Bọn chúng sai, xã hội suy thoái, đó là chuyện thời đại. Còn một khi đã là Con Người do Cha Me sinh ra, thì phải sống đúng cái mình có (do học, do độc, do truyền thống gia đình...). Đó là Tri thức và Ý thức làm người. Vì thế, không chỉ "đọc tiểu thuyết kiểu "Hòn Đất", "Lê Văn Tám"...ở Việt Nam, mà còn phải đọc cả Văn hóa Trung Hoa thời Cộng sản, Văn hóa Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ và cả Học thuyết của Hitle, của Phát xít Nhật. Tóm lại, mình là con người có tri tuệ và ý thức; không trở thành thùng rỗng và "con cù lần" hoặc con vẹt "ăn theo, nghe, nói theo!
      .Nên, bác đừng vội nóng mũi. Hãy biết ghi chép và tân trọng ca dao, hò vè, sáng tác dân giã...thì sau mới có tác phẩm hay được. Tỷ dụ như Bút Tre thời xưa ở Phú Thọ, nay có ghi chép sau Bút Tre...(!)
      Thế đó, đừng giận mất khôn, bác Nặc danh nhé!

      Xóa
  20. Nguyễn Thanh Namlúc 10:06 9 tháng 5, 2015

    Hữu Thỉnh, là đi thỉnh cầu
    Chiều lòng lãnh đạo, dập đầu ninh trên
    Nhà thơ sao quá đớn hèn
    Tuổi già vẫn thích bon chen với đời
    Chủ tịch Hội, chỉ đi chơi
    Tiền vơ đầy túi, thơ vơi, văn xoàng
    Hội viên nào dám cãi ngang
    Ông dùng quyền lực, ông phang thẳng đầu
    "Trải qua mấy cuộc bể dâu"
    Những điều trông thấy mà đau 'hội hè'
    Chỉ khen, đừng có ai chê
    Chủ tịch như thế, lộn mề Văn chương!

    Trả lờiXóa
  21. MỌi sự lệ thuộc đều làm cho quyền tự do bị trói buộc. Tôi thấy nể phục nhà văn Võ Thi Hảo đã mạnh mẽ dứt khoát từ bỏ HNVVN. Liệu còn được bao nhiêu người hành động như chị nhỉ? Cac anh chị nhà văn chân chính ơi ! Xin các anh chị hãy hướng tới TỰ DO, NHÂN QUYỀN, GIỮ NƯỚC mà sáng tác. Viết vì lệ thuộc đồng tiền thì thế hệ hôm nay họ không tin nữa đâu, Người ta gọi đó là sáng tác để " cúng cụ". Hãy viết cho hôm nay, cho mai sau.Đó là trách nhiệm của các anh chị trước lịch sử dân tôc. Đừng viết lấy lòng lãnh đạo để nhận ít tiền còm mà tiếng xâu để lại cho con cháu mình thì buồn lắm...

    Trả lờiXóa
  22. Các nhà văn nhà thơ còn lại hãy tan hàng đi quí vị,không dại gì làm tay sai cho độc tài toàn trị,không nên dùng ngòi bút của mình để chống lại đồng bào mình ! nhân dân đang trông chờ sự giúp đỡ của quí vị mà ! Xin đừng vô cảm !

    Trả lờiXóa