* TRẦN KINH NGHỊ
Quan hệ Việt-Trung như một chiếc hàn thử biểu nóng lạnh thất thường, đặc biệt trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh" nó nóng lên với nhịp độ trung bình 10 năm một cuộc chiến.
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong hải phận Việt Nam ngày 2/5 rồi đột ngột rút giàn khoan ngày 16/7 là một trong những ví dụ mới nhất. Xung quanh việc rút giàn khoan có nhiều điều còn bàn cãi, nhưng có một điều đã rõ là Bắc Kinh hoàn toàn giành quyền chủ động về thời gian và cách thức; có ý kiến còn cho rằng toàn bộ quá trình hạ đặt đến việc rút giàn khoan là cuộc chơi do Bắc Kinh dàn dựng.
Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong hải phận Việt Nam ngày 2/5 rồi đột ngột rút giàn khoan ngày 16/7 là một trong những ví dụ mới nhất. Xung quanh việc rút giàn khoan có nhiều điều còn bàn cãi, nhưng có một điều đã rõ là Bắc Kinh hoàn toàn giành quyền chủ động về thời gian và cách thức; có ý kiến còn cho rằng toàn bộ quá trình hạ đặt đến việc rút giàn khoan là cuộc chơi do Bắc Kinh dàn dựng.
Với tình trạng quan hệ thất thường như thế, phần thua thiệt luôn thuộc về Việt Nam. Tuy nhiên có điều lạ là, mặc dù người VN (cả giới lãnh đạo và dân chúng) tuy không phải một lần mà nhiều lần đã trải qua tâm trạng tràn trề căm hờn uất ức, nhưng rồi lại "quên" ngay sau mỗi cuộc. Này nhé, cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974 dù ít được biết đến nhưng sau này biết được ai ai cũng phẫn uất. Rồi cuộc chiến biên giới Tây-Nam tiếp nối cuộc chiến tranh tranh biên giới phía Bắc kéo dài gần 20 năm trực tiếp ảnh hưởng đến mọi gia đình Việt từ Nam chí Bắc. Cuộc thảm sát Gạc Ma năm 1988 (gọi là "thảm sát" vì cuộc chiến đó lính TQ thỏa sức bắn giết những người lính VN đã được lệnh không nổ súng). Mới đây nhất là vụ giàn khoan Haiyang 981 thực chất là cuộc xâm lược kiểu mới bằng giàn khoan và tàu thuyền như những "cột mốc chủ quyền di động". Tất cả vẫn còn đó như một cuốn phim chiến tranh dài vô tận.
Chiến tranh biên giới 1979 đưa quan hệ Trung-Việt về số 0 |
Suốt 70 năm qua VN đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống các kẻ thù xâm lược khác nhau. Tất cả đều là chiến tranh xâm lược, nhưng rõ ràng VN đã đối xử hoàn toàn khác đối với các cuộc chiến tranh giữa VN với các nước gọi là tư bản đế quốc so với các cuộc chiến tranh giữa VN với TQ xã hội chủ nghĩa. Dưới đây là một số biểu hiện như vậy.
Một là, chỉ các cuộc chiến tranh xâm lược của TQ dù lớn nhỏ, lâu mau đều đã cướp đi những diện tích lãnh thổ hoặc biển đảo của VN. Bằng cuộc hải chiến Hoàng Sa (1974) TQ chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; bằng cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 (thực chất kéo dài nhiều năm sau) TQ chiếm hàng loạt cứ điểm dọc biên giới với diện tích tổng cộng ước bằng diện tích tỉnh Thái Bình (theo đánh giá Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ VN tại TQ); bằng cuộc chiến chớp nhoáng tại quần đảo Trường Sa năm 1988, TQ đã chiếm bãi Gạc Ma và 6 đá hoặc đảo chìm đặt chỗ đứng chân đầu tiên của chúng tại quần đảo xa xôi này ; và bằng vụ giàn khoan Haiyang 891 TQ đã và đang thử nghiệm kiểu chiến tranh xâm lược mới mà hậu quả chưa thể lường trước được.
Một là, chỉ các cuộc chiến tranh xâm lược của TQ dù lớn nhỏ, lâu mau đều đã cướp đi những diện tích lãnh thổ hoặc biển đảo của VN. Bằng cuộc hải chiến Hoàng Sa (1974) TQ chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; bằng cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979 (thực chất kéo dài nhiều năm sau) TQ chiếm hàng loạt cứ điểm dọc biên giới với diện tích tổng cộng ước bằng diện tích tỉnh Thái Bình (theo đánh giá Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ VN tại TQ); bằng cuộc chiến chớp nhoáng tại quần đảo Trường Sa năm 1988, TQ đã chiếm bãi Gạc Ma và 6 đá hoặc đảo chìm đặt chỗ đứng chân đầu tiên của chúng tại quần đảo xa xôi này ; và bằng vụ giàn khoan Haiyang 891 TQ đã và đang thử nghiệm kiểu chiến tranh xâm lược mới mà hậu quả chưa thể lường trước được.
Hai là, trong bất cứ cuộc chiến tranh nào với Pháp, Nhật, Mỹ lãnh đạo VN đều gọi đích danh kẻ thù và huy động toàn dân kết hợp "3 dòng thác cách mạng" thế giới. Nhưng trong các cuộc chiến chống TQ xâm lược lãnh đạo VN tránh nêu đích danh TQ, thậm chí chỉ coi đó là "xích mích giữa láng giềng, anh em..." (Phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Đối thoại Shangi-La (31/ 5/2014), và mỗi khi dư luận quốc tế ủng hộ mạnh lên thì VN thụt lại. Mặt khác, trong khi năm nào VN cũng kỷ niệm rất rầm rộ chiến thắng xâm lược Pháp, Mỹ nhưng lại bưng bít, hạn chế đưa tin về các cuộc chiến tranh với TQ, thậm chí không cho tìm hài cốt và truy tặng danh hiệu đối với các chiến binh tử trận.
Ba là, trong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ lãnh đạo Việt Nam đề cao vai trò nhân dân, coi chiến tranh là sự nghiệp và lẽ sống mà các thế hệ người Việt phải xả thân vì chủ quyền và độc lập dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tuyên bố : "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lại độc lập cho dân tộc". Đó thực sự đã là những cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện đúng với nghĩa của nó. Nhưng trong các cuộc chiến chống TQ xâm lược thì khác, đặc biệt gần đây còn xuất hiện cách lập luận cho rằng "chiến tranh là hy sinh mất mát không cần thiết", và do đó "bằng bất cứ giá nào cũng phải tránh chiến tranh". Thực chất đây là một lối đạo đức giả trái với truyền thống luân thường đạo lý của dân tộc.
Bốn là, trong các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vùng giải phóng tuy chỉ với nền kinh tế tự cấp tự túc thô sơ, chính quyền cách mạng vẫn chủ trương tẩy chay hàng ngoại hóa (tức là hàng từ vùng bị địch chiếm) và chủ trương này được nhân dân nhiệt thành hưởng ứng. Nhưng ngày nay với một nền kinh tế hoàn chỉnh của một quốc gia hơn 90 triệu dân, thì chính quyền lại tỏ ra lúng túng lo sợ bị TQ cắt quan hệ. Ngay trong những ngày tàu thuyền TQ trắng trợn truy sát quân dân ta trên biển thì cán bộ và doanh nhân vẫn thản nhiên tiếp tục quan hệ bình thường với đối tác TQ.
Năm là, nếu tâm lý kỳ thị "địch - ta" sau các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã kéo dài hàng chục năm ảnh hưởng nặng nề đến tiến trình bình thường hóa quan hệ, thì chỉ một ngày sau khi TQ rút giàn khoan 981 mọi thứ dường như đã lập tức trở lại bình thường với hàng loạt chương trình tuyên truyền trên TV, báo, đài được dàn dựng công phu đều bị hủy bỏ. Tất cả diễn ra như một màn kịch vậy! Theo đó, người dân trở lại hân hoan với niềm tự hào vốn có: VN lại chiến thắng rồi! Hình như người Việt thích từ "chiến thắng" trong chiến tranh hơn "thắng lợi" trong xây dựng kinh tế thì phải? Cứ chiến thắng là được, không cần thắng lợi nên cứ để nền kinh tế lệ thuộc vào TQ cũng không sao.
Hội nghị Thành Đô với những thỏa hiệp đến nay chưa được bạch hóa |
Sự cuối đầu không phải lối |
Nhân đây lại phải nhắc lại một sự thât. Đó là không phải bây giờ mà đã nhiều lần trong quá khứ người Việt đã nhận ra nhu cầu "thoát Trung", gần đây nhất là thời Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh hồi đầu thế kỷ thứ 20. Rất tiếc rằng đến thời đại Hồ Chí Minh và các thế hệ kế tiếp khái niệm thoát Trung đã bị lu mờ nếu không nói đã bị hoán đổi bằng khái niệm quan hệ Việt-Trung như "môi với răng", "vừa là đồng chí, vừa là anh em"... Trong thời kỳ này cái tâm thế yếu hèn từ trong sâu thẳm của người Việt lại trỗi dậy và được vỗ về bởi một thứ quan niệm hoàn toàn mới có tên gọi "ý thức hệ cộng sản và XHCN". Nếu tinh thần tự cường dân tộc là bí quyết của chiếc nỏ thần thì nay nó lại một lần nữa rơi vào tay giặc. Theo quy luật "mưa dầm thấm lâu", không chỉ các thế hệ lãnh đạo kế tiếp nhau mà cả dân chúng đã quen với quan niệm dựa dẫm, lệ thuộc vào nước lớn láng giềng đến mức đánh đồng khái niệm độc lập có nghĩa là đối đầu, "thoát Trung" có nghĩa là chống Trung. Và do đó người ta lo sợ một nỗi lo bóng gió vu vơ như ta thấy hiện nay.
Tất cả mọi khái niệm đều có thể thay đổi với những ai thực sự muốn thay đổi cho một tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng sẽ là vô nghĩa chừng nào người Việt Nam (cả chính giới và dân chúng) cứ tiếp tục tranh cãi mà không thể thống nhất cùng nhau rũ bỏ cái "ý thức hệ" chết tiệt đó! Nếu giới tinh hoa (elit) của dân tộc (thường bao gồm các thành phần chủ chốt trong giới lãnh đạo) có bổn phận là đầu tàu dẫn dắt quốc gia, thì có thể nói giới tinh hoa của VN đã đánh mất vai trò đó từ khá lâu rồi. Trên thực tế họ đã và đang dẫn dắt nhân dân theo một hướng sai lệch vì bản thân họ sa đà vào những quan niệm sai lệch và trở nên xơ cứng, bảo thủ đến mức hết phương cứu chữa.
Trên đây là những sự thật mà người VN nào cũng nhận thấy. Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại rằng Việt Nam dù luôn tự hào đánh bại mọi kẻ thù xâm lược nhưng đến nay vẫn chưa chiến thắng được bản thân mình để thoát khỏi cái ý thức hệ viễn vông "vừa là đồng chí vừa là anh em" chết tiệt ấy. Phải chăng đây chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khiến đất nước không chỉ luôn rơi vào thế khó xử trước TQ đồng thời bị kìm chế không thể tận dụng mọi lợi thế trong quan hệ với các bên thứ ba. Do đó "thoát Trung" là thoát khỏi tâm thế phụ thuộc vì những điều viễn vông để trở lại tư thế độc lập tự chủ tự cường cần phải có của một quốc gia dộc lập có chủ quyền. Thoát Trung nhu cầu phát triển tương lai của VN chứ hoàn toàn không có nghĩa là chống lại hay đối đầu với TQ.
Không có gì sai để Việt Nam (cả chính quyền và người dân) hy vọng vào một sự thay đổi đường lối hữu nghị láng giềng đúng đắn từ phía nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng hy vọng nhiều hơn thực tế là ảo vọng. Hy vọng là một chuyện, nhưng chủ động xúc tiến mọi biện pháp cần thiết để giành thế chủ động còn quan trọng hơn nhiều. Những ai còn tiếp tục hy vọng hão huyền vào sự thay đổi hoặc sự nương nhẹ nào đó từ Trung Nam Hải sẽ không cần đợi lâu để lại thất vọng. Bởi lẽ, với chế độ chính trị TQ chưa thay đổi thì bản chất tham vọng bành trướng bá quyền đầy bệnh hoạn trong đó có mưu đồ độc chiếm biển Đông của họ sẽ tiếp tục chi phối quan hệ Trung-Việt. Sau giàn khoan 981, sẽ đến những giàn khoan khác, trước mắt là những đàn tàu cá đang tung hoành ngang dọc khắp biển Đông sớm muộn cũng xung đột với tàu thuyền của VN. TQ đâu có thiếu gì cớ để đánh VN khi họ cần? Hãy đợi đấy!
VN không thể tồn tại và phát triển với thế đơn thương độc mã |
Hà Nội, ngày 7/8/2014.
========
Nói chuẩn ! từ những năm học ngồi ở ghế nhà trường những thứ lịch sử học được từ sách giáo khoa đều rất nhạt nhòa
Trả lờiXóaNhững bài về đảng , chiến tranh đế quốc pháp mỹ đều rất chi tiết kéo dài qua nhiều chương còn những cuộc chiến với TC thì chỉ nhắc đến qua các bài bà Trưng , Ngô Quyền .... từ thời xưa nhưng rất nhạt nhòa , sơ sài còn chiến tranh biên giới 1979 thì tuyệt đối k hề có trong SGK giờ mới hiểu là để bình thường hóa quan hệ với TC nên k đề cập trong SGK
Làm như vậy thì lớp trẻ và thế hệ sau này của VN sẽ thiếu đi tính cảnh giác với kẻ thù sát biên giới ....
Có những thứ vô giá, nhưng bị bon ngu bán với giá ve chai!
Trả lờiXóaSơn hà xả tắc giao cho Đảng
Trả lờiXóaCớ sao tự tác bán cho Tàu
Ích Đảng lợi mình nên dân vô vọng
Dân nghèo Nước lụn cay đắng cay
Nước Âu Lạc của An Dương Vương mất cách đây hơn 2000 năm vào tay giặc tàu , bởi sự ngây thơ của Mỵ Châu , và Nàng đã phải trả giá bằng vết chém của chính cha mình .Sau khi Thần Kim Quy Hiện lên “ Nhắc nhở “ : “ Giặc ngồi sau lưng nhà vua đó “ .
Trả lờiXóa“ Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu “ .
Những câu thơ trên của Tố Hữu nhằm minh oan phần nào cho Mỵ Châu , cũng là nói tới sự “ Nguy hiểm “ của việc đánh mất độc lập , chủ quyền vào tay giặc .
Năm 1990 Tại Thành Đô . Một tập thể những ông già khôn ngoan , sành sỏi , lọc lõi hơn Mỵ châu rất nhiều lần ,và chắc chắn họ đã biết chuyện Mỵ Châu , hơn thế nữa , họ còn là ……Lãnh đạo , nhưng vì sao họ lại trao chiếc nỏ này ( Hiệp dịnh Thành Đô ) để “ Hạ gục nhanh “ nhân dân mình .
Có thể lần này Thần Kim Quy không thèm hiện ra nữa ( Vì Ngài đã nhắc nhiều lần rồi ) . Hoặc cũng có thể Ngài đang bận nhiều việc , nên chỉ nhắc qua ………Mạng . Vậy ai sẽ là An Dương Vương để Xử lý đây .
Tội của Mỵ Châu có thể sẽ nhẹ hơn vì nàng chỉ vô tình rắc lông ngỗng , nhưng các ông kia sẽ bị “ nâng quan điểm “ lên rất nhiều vì đã yểm rất nhiều vàng ( 4 tôt 16 vàng ) để chờ giặc tới .
Để gió cuốn đi
Chính ta đang tự nguyện nhốt ta
Trả lờiXóakhông đứa nào chúng nó rỗi hơi đi nhốt ta
Chi vi Quyen loi ich ki cua be lu ban nuoc ma nhan dan phai chiu hau hoa! muon Thoat Trung thi phai dap do be lu ban nuoc hien nay!
Trả lờiXóa