Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng
phản đối Lệnh kiểm duyệt của Tòa Tối cao bang Victoria, Australia, liên
quan bê bối in tiền polymer cho Việt Nam, trong có nhắc tên một số lãnh
đạo Việt Nam cao cấp, phía Australia đã có phản hồi.
Ngày
7/8 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã mời Đại sứ Australia Hugh Borrowman lên để
trao công hàm phản đối về lệnh kiểm duyệt này với lý do nó "xúc phạm
danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam".
Trong thông cáo ra một ngày sau đó, Sứ quán Úc
nói đã ghi nhận thông tin về cuộc gặp giữa ông Borrowman và Bộ Ngoại
giao Việt Nam.
Thông cáo giải thích Lệnh kiểm duyệt, hay chính
xác hơn là lệnh hạn chế công bố thông tin, được tòa án đưa ra nhằm
không cho một số thông tin nào đó được công khai trước tòa.
Tòa đại sứ nói Tòa án Tối cao bang Victoria không đưa lệnh
này ra công khai đồng thời Úc coi việc vi phạm lệnh này là nghiêm
trọng và đã chuyển cho cảnh sát điều tra.
Thông cáo viết: "Chính phủ Australia đạt
được lệnh kiểm duyệt [từ Tòa án] để ngăn ngừa việc công khai thông tin
mà có thể dẫn đến việc hiểu rằng có sự liên quan đến tham nhũng của một số quan
chức chính trị cấp cao cụ thể trong khu vực".
"Chính
phủ Australia
cho rằng lệnh này là phương cách tốt nhất để bảo vệ các nhân vật
chính trị cao cấp khỏi các sự ám chỉ không có cơ sở."
Thông cáo cũng khẳng định việc nêu danh các nhân
vật này trong lệnh kiểm duyệt không có nghĩa họ làm điều gì sai hay
họ là đối tượng điều tra trong vụ Securency.
Chưa thấy phía Việt Nam tuyên bố ghi nhận giải thích
nói trên.
Lệnh kiểm
duyệt
Hôm 19/6, Tòa án Tối cao bang Victoria ,
đã ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ án in tiền polymer cho các nước
như Việt Nam, Indonesia và
Malaysia .
Lệnh
kiểm duyệt này đã bị website BấmWikileaks rò
rỉ hôm 29/7.
Trong đó, tòa án cấm báo chi Úc đưa tin diễn
tiến vụ án mà "hé lộ, ám chỉ, làm người đọc hiểu hoặc cáo
buộc các cá nhân" trong danh sách đi kèm đã "nhận hối lộ
hoặc có ý định nhận hối lộ hoặc các khoản tiền không đàng
hoàng..."
Lệnh này nhằm bảo vệ tên tuổi của nhiều lãnh
đạo cao nhất ở các nước Đông Nam Á, gồm cả những vị đương kim và đã
về hưu.
Lệnh kiểm duyệt có hiệu lực 5 năm kể từ ngày
ban hành, được nói là có mục đích "hạn chế ảnh hưởng tới quan
hệ đối ngoại của Australia" và "cần thiết để bảo vệ quyền
lợi của Khối thịnh vượng chung trong lĩnh vực an ninh quốc gia".
Trong bê bối in tiền polymer, quan chức cấp cao
của một số quốc gia bị tố cáo là đã nhận hối lộ của nhà thầu
Australia để cho các công ty đó thắng thầu. Một loạt quan chức các
công ty con của Ngân hàng Trung ương Australia đã phải ra hầu tòa.
Trong công hàm phản đối của mình chuyển cho Đại
sứ Úc, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố "cực lực phản đối việc Tòa án
tối cao bang Victoria của Úc ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền
polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt
Nam".
"Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo
Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam."
"VN yêu cầu Úc giải thích nghiêm chỉnh lệnh kiểm
duyệt này và công khai khách quan về vụ án để mọi người hiểu đúng sự thật."
Việc lệnh kiểm duyệt nêu danh một số nhân vật
cấp cao bị cho là có thể gây hiểu lầm về một sự liên quan nào đó
của họ, cho dù chính lệnh này cấm báo chí đưa tin.
Tiền polymer
Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) và công ty Anh sáng
chế ra công nghệ in tiền polymer từ những năm 1980. Úc bắt đầu in loại
tiền này năm 1988 và lên kế hoạch thầu in loại tiền này cho các
nước.
Công ty Securency được lập ra năm 1996 với RBA là
đồng chủ sở hữu. Tuy nhiên RBA nay đã bán hết cổ phiếu của Securency.
Khoảng 30 quốc gia trên thế giới nay dùng tiền
polymer, nhưng để đạt được hợp đồng, quan chức Securency bị cáo buộc
đã dùng tiền hối lộ và các phương thức không hợp pháp khác.
Cảnh sát Australia vào cuộc điều tra vụ
này từ năm 2007. Cho tới nay một loạt quan chức Securency đã phải ra
tòa và cáo buộc cũng nhắm vào một số quan chức nước ngoài.
Đại tá an ninh Lương Ngọc Anh của Việt Nam cũng
bị cáo buộc dàn xếp hợp đồng nhưng vụ của ông bị tòa bác do thiếu
chứng cứ.
Quá
trình điều tra được nói còn đang tiếp tục.(BBC)
=========
Liên quan đến những ai đấy, các anh, chị có biết không? Em kém về Internet nên tìm không được.
Trả lờiXóaLông, Ếch và Hèn. Một thằng nữa - "Thúy đã đi rồi..."!
XóaHọ cấm không được nhắc đến những cái tên : Trương Tấn Sang,Nguyễn Tấn Dũng , Nông Đức Mạnh, Lê đức Thúy...khi tòa án xét sử công khai vụ này. Tuy nhiên, không hiểu sao mấy ông VN lại ...phản đối ! He , he , ...
XóaKhông phải Thúy - y dài, mà là I ngắn, Thúi, cái Đức bị Thúi rồi!
XóaHãy bảo vệ chế độ,không được nói xấu cán bộ.Dù là dân trong nước hay là người nước ngoài ,ở trong nước hay ở nước ngoài.
Trả lờiXóaKính thưa các đồng chí chưa bị lộ
Xóakính thưa các đồng chí sắp bị lộ
kính thưa các đồng chí đang bị lộ
..................
Ông đang nói về nước Nhật Bản?
XóaBây giờ "chúng" hay bĩu môi: "Một triệu USD là cái đinh gì?!"
XóaThật dễ hiểu: Có tật giật mình
Trả lờiXóaTâm địa xấu xa, nhìn ai cũng xấu xa như mình
khong doi toa an uc phai noi, nhan dan vn cung biet nhieu hon the nua ve cac lanh dao cua nuoc vn hien nay.
Trả lờiXóaVí dụ: Con ông Lê Đức Thuý
Trả lờiXóaAn cap con cuc luc phan doi nguoi khac chi dich danh minh.day moi dung la "dinh cao tri tue".
Trả lờiXóaVụ này hơn 10 năm trước ở Hà Nội mình đã nghe bàn tán xôn xao lắm. Hy vọng vụ này được đưa ra công khai cho cả thế giới được biết, khi đó mấy tay lãnh đạo chắc không dám ló mặt đi nước ngoài khỏi tốn bạc của dân.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaquyền cao chức trọng , một chữ kí ( nhất là bán hoặc cho thuê dài hạn đất , rừng , biển ... ) kiếm tiền khủng , thèm chi ít tiền lẻ vụ in tiền polime . Vả lại nói ai chứ động đến ông Sang , không thể tin được , chính ông là người nhận định sâu ( quan tham ) nay đã thành bày đàn và ( quan tham ) ăn như thế dân lấy gi mà ăn ! Và ông là người đang chống tham nhũng mạnh mẽ nhất ...Vụ này , bọn Úc bậy quá !
Chả nên trách mấy ổng , vì rằng thì là , ai ngồi vào ghế ấy cũng vậy thôi ; Bây chừ , đố ai tìm được quan thanh liêm ( cho dù chỉ là tương đối , tức là quan chịu ăn vừa phải ) ; Hoạ ra có quan tạm gọi là thanh liêm ( hay là thuộc diên thưa các đồng chí chưa bị lộ ) thì lại măc bịnh lú lẫn , có cơ nguy hại hơn tham nhũng vì lú , vì không minh mẫn có thể đẩy cả dân tộc vào vào con đường cùng , có khi còn tiêu vong cả đất nước .
Trả lờiXóaTôi rất bất ngờ với cách Việt Nam tuyên bố "cực lực phản đối việc Tòa án tối cao bang Victoria của Úc ban hành Lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số quan chức cấp cao nước ngoài trong đó có Việt Nam"."Việc làm này xúc phạm danh dự cá nhân lãnh đạo Việt Nam cũng như hình ảnh đất nước Việt Nam."
Trả lờiXóaVụ việc đang điều tra và Tòa án có quyền nêu nghi vấn về các nhân vật liên quan, tại sao Việt Nam phải vội vàng giật mình "cực lực phản đối"? Ngôn ngữ ngoại giao như thế là rất nghiêm trọng, quyết liệt. So sánh với những từ ngữ phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo qua vụ giàn khoan 981 như "Việt Nam yêu cầu TQ", "VN đề nghị TQ không được ..." sao mà nhẹ nhàng, e dè vậy. Chẳng lẽ chủ quyền quốc gia không bằng danh dự của mấy ông lãnh đạo tham nhũng bị nêu tên kia sao?
Nếu im đi , không giải thích , phản đối , thanh minh gì , thì thiên hạ lại nghĩ là chuyện đó là có thật .
XóaTự nhiên lại nhảy dựng lên phản đối , thì người ta nghĩ ngay là sợ quá nên phải chối .Thế mới bỏ mẹ chứ . Kể cũng khó . Chấp nhận ăn thì phải chịu . Đếch ai nghe mấy ông giải thích .
Nói chung ở Việt Nam , đã làm quan chức là phải chén , nhẹ , hay đẫy là tùy vị trí , chức vụ . Riêng vụ polime này Cha con nhà Thúy chén khẳm đấy , còn các bố kia chắc không ít đâu .
Khốn nạn nhất là chúng hay đánh đồng...máy thằng nãnh đạo độc tài cai trị-THAM NHŨNG trong vụ in tiền PLM với hình ảnh ĐẤT NƯỚC DÂN TÔC ,CON NGƯỜI VĂN HÓA...VIỆT NAM?
Trả lờiXóaNGLUY
Bịt mồm bịt mắt bịt tai dân Việt trong gần 1 thế kỉ chưa đủ chúng còn muốn bịt mồm luôn cả sụ thật ở các nước VĂN MINH DÂN CHỦ?
Trả lờiXóaNGLUY
Há miệng mắc quai mất rồi.Từ các d/c chưa bị lộ thành các d/c hơi bị lộ.Nhục nhã quá.
Trả lờiXóaCòn tiền kim loại làm ra để... quăng bỏ! B5n dốt này phá hoại đất nước kinh khủng! Chúng còn đặc biệt ngu dốt khi từng in và lưu hành tiền mệnh giá... 30 đồng VN!
Trả lờiXóaNghe nói , mấy năm trước có vụ lùm sùm rằng . Nhật tặng Vn 1 triệu đô- la có " cụ bự " cầm luôn . Sau bị phát hiện , cụ nói là trao cho con rể cầm , đòi lại được có 1 trăm ngàn đô , còn 9 trăm nghìn nó sài rồi ... !
Trả lờiXóaHoá ra là thế cả nên chả ai nói được ai , nhà đã giột từ nóc , trên bảo dưới coi khinh chả thèm nghe ...đành ngậm bồ hòn dĩ hoà vi quý , quyết hy sinh tất cả quyền lợi của dân tộc , của đất nước, cốt sao giữ được cái gọi là " đại cục " , đó chính là cái ghế độc quyền đặc lợi, là lợi ích nhóm . Chính vì vậy , càng lên giọng chống tham nhũng thì tham nhũng càng gia tăng , kinh tế càng lụn bại , xã hội càng bất an , dân càng khổ như ngày hôm nay !
Bao giờ dân nổi can qua ? ...
Chính xác là Hàn Quốc biếu cụ 1 triệu đồng Obama. Cụ cầm luôn nhưng không thực hiện lời hứa gì đấy cho Hàn Quốc. Vậy là họ nhắc khéo cho "CP" VN. Cụ ta bèn mua 1.000 bộ computer second hand (theo thời giá bây giờ khoảng 1 tỉ VND) trao cho HS nghèo. Vậy là cụ lời hơn 20 tỉ! Thế mới là làm chính trị ở VN chứ! Muôn năm! Phải quyết giữ chế độ?
XóaTôi biết có rất nhiều cán bộ giàu khủng kiếp,tài sản của họ tiêu đến đời chít của chít cũng không hết nhưng họ vẫn tham,ăn không chừa cái gì dân hở ra.và tôi cũng biết có người dành dụm cả đời vẫn không đủ một bữa no...thiên đường xhcn bạn nghĩ sao!???
Trả lờiXóaChỉ có cuộc c/m như Lyby mới tìm ra và bắt được bọn tham nhũng tàn bạo vô độ của quan chức chế độ XHCN VN hiện nay.
Trả lờiXóaỞ VN mà tìm ra được quan thanh liêm thì chẳng dễ chút nào. Ai không vào đường giây thì bị dẹp. Vì vậy sâu đàn khắp 3miền Bắc,Trung,Nam.
Trả lờiXóaCo the tay Long Duc Kem moi co tien lam cai nha tri gia may tram ty chu.Mot ke moi kiem cui o rung ra chi lo viec nuoi con gi trong cay gi,khong buon khong ban thi lam deo gi ma giau the.
Trả lờiXóaĐúng! như Lyby !
Trả lờiXóaNghe nói đến lệnh kiểm duyệt của tòa án về vụ in tiền polymer có tên một số nhân vật lãnh đạo của Việt nam. Chưa hiểu đầu cua tai nheo gì Việt nam đã tá hỏa vội vàng ra tuyên bố cực lực phản đối chính phủ Australia ngay. Trong lúc Trung quốc xâm chiếm vùng biển VN cả thế giới lên án. Còn phía VN thì tự trấn an kiềm chế không sao đưa ra nổi lời tuyên bố cực lực lên án Trung quốc! Thế mới biết sợ ảnh hưởng danh tính vài cán bộ nhà nước mới làm trọng. Còn Tổ quốc bị họa xâm lăng chỉ là chuyện tầm thường chờ đến đời con đời cháu lo!
Trả lờiXóa[Tòa án Tối cao bang Victoria] ơi, thế này còn tin vào ai trong việc chống tham nhũng. Bao che cho nhau tầm cỡ quốc tế, xuyên quốc gia. Có lẽ kẻ bảo kê cũng có phần to trong đó nên mới không dám để rò rỉ thông tin? Thế nghĩa là Úc cũng mờ mờ, khó tin lắm!
Trả lờiXóa