"Mỗi chiếc tàu cũ 30 năm sử dụng mà có giá trên
dưới 10 tỉ thì càng không thể chấp nhận được trừ khi doanh nghiệp khai khống để
vay vốn",
Tổng thư ký Hội Nghề cá nói.
Xoay quanh việc gần đây các đại gia thi nhau xin cơ
chế ưu đãi lớn vay vốn lãi suất thấp, miễn giảm thuế nhập tàu cá cũ kết hợp
đánh bắt xa bờ gây ồn ào trong dư luận, nhiều ý kiến cho rằng các công ty này
đang lợi dụng chính sách ưu đãi từ Nghị định 67, Phóng viên báo điện tử Infonet
đã có cuộc trao đổi với ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hiệp Hội Nghề cá Việt
Nam, Nguyên Giám đốc Sở Thủy sản Nghệ An.
Gần đây công ty Đức Khải và Trí Việt xin cơ chế ưu đãi
để nhập hàng trăm tàu cá cũ quá niên hạn theo quy định của VN gây ồn ào trong
dư luận, ông đánh giá như thế nào về dự án của hai công ty này?
Ông Trần Cao Mưu: Như họ nói thì mục đích
của dự án góp phần tạo ra phương tiện hỗ trợ ngư dân bám biển, bảo vệ chủ quyền
biển đảo, nếu quả thật như vậy thì cũng đáng hoan nghênh, ủng hộ tinh thần
này.Tuy nhiên chúng ta phải xem xét đến điều kiện họ thực hiện có nghiêm túc
hay không? Tàu nhập về có đảm bảo hay không? Có trái với quy định của Nhà nước
hay không?
Nhà nước đã có quy định về việc nhập tàu cũ như tàu
không được quá 8 tuổi, chất lượng máy phải trên 85%. Vậy thử hỏi tàu 30 - 40
tuổi còn đáp ứng được không, có đảm bảo không? Nếu không đảm bảo thì nhập về để
làm gì? Có thể đề xuất của họ là hay nhưng không đáp ứng đủ điều kiện, trái với
quy định của Nhà nước thì đề xuất cũng chỉ có thể là đề xuất mà thôi.
Thưa ông, Nghị định 67/2014/NĐ- CP đưa ra nhiều chính
sách phát triển thủy sản, nhưng có đề cập đến việc nhập tàu cá cũ không? Theo
ông cơ sở nào để những doanh nghiệp này xin ưu đãi từ Nghị định 67?
Ông Trần Cao Mưu: Tôi cũng đã đọc rất kỹ Nghị
định 67 nhưng không hề đề cập đến cơ chế cho vay ưu đãi từ việc nhập tàu cá cũ,
không có ưu đãi cho tập thể doanh nhân mua tàu cá cũ.Trong Nghị định quy định
rất rõ việc hưởng ưu đãi chỉ áp dụng cho các trường hợp đóng tàu mới hoặc vay
vốn để cải hoán nâng cấp tàu đánh cá của ngư dân.
Theo ông, một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất
động sản đứng ra xin nhập 100 tàu cá cũ và hưởng lãi suất đặc biệt từ quy định
hỗ trợ ngư dân đánh bắt hải sản như vay vốn 90%, lãi suất 1%/năm, điều này có
hợp lý không?
Ông Trần Cao Mưu: Tôi cho rằng điều này là không
hợp lý. Giả sử doanh nghiệp có hăng hái thì mình cũng phải xem xét thật
kỹ điều kiện tàu, chất lượng tàu. Mục đích đầu tư là tạo những con tàu có hiệu
quả. Chúng ta hãy quên đi việc đầu tư theo số lượng, nếu đầu tư chỉ tính được
mấy nghìn tàu thì sẽ vấp sai lầm. Ngư dân phải là người trực tiếp đóng con tàu
của mình. Nếu có doanh nghiệp tự đứng ra đóng tàu cho họ thuê để đi đánh cá thì
tôi e đây là mô hình mà trên thế giới này chưa có. Hay tàu mua về cho ngư dân
mượn, ngư dân chỉ việc bỏ sức liệu có hiệu quả không. Ví dụ họ đánh bắt được 10
tấn nhưng chỉ khai 5 tấn thì sao. Trong dự án có nhắc đến việc mua ụ nổi nhưng
nói như TS. Chu Quang Vĩnh thử hỏi chế biến 1 tấn cá mất 5 tấn nước ngọt,
khoảng 400 tấn mất 2000 tấn nước ngọt, vậy nước ngọt ở đâu ra, chưa nói đến
việc chế biến xong phải đưa vào bảo quản đông lạnh.Việc quản lý tầm xa không
thể hiệu quả được nhất là trong nghề cá.
Được biết theo điều 5, Nghị định 52 của chính phủ về
việc nhập tàu cá, tàu vỏ thép khi nhập về Việt Nam không được quá 8 tuổi, trong
khi hồ sơ của hai công ty này tàu đều có độ tuổi từ 30 đến gần 40 tuổi và trị
giá trên dưới 10 tỉ đồng/ chiếc. Ông đánh giá sao về điều này?
Ông Trần Cao Mưu: Tôi cho rằng những tàu quá cũ
nát, già cỗi nếu nhập về thì chỉ có thể làm sắt vụn và Việt Nam sẽ trở
thành bãi rác của các nước. Tàu vỏ thép hay vỏ gì đi chăng nữa nếu quá già cỗi
thì cho dù sữa chửa, cải hoán cũng không thể đảm bảo được. Hơn nữa công nghệ
khai thác của 30 năm về trước có phù hợp với điều kiện hiện nay hay không hay
là tiền sữa chữa như kiểu “tiền vá quá tiền may”.
Đáng nói mỗi chiếc tàu có giá trên dưới 10 tỉ thì càng
không thể chấp nhận được trừ khi doanh nghiệp khai khống để vay vốn.
Khoảng năm 1996, Nhật Bản cũng có ý muốn cho mình
khoảng 200 chiếc tàu composite nhưng mình không nhận.
Theo tôi được biết thì tàu 10 tuổi cũng không có giá
10 tỉ. Giờ giả sử nhập những chiếc tàu cá vỏ thép từ năm 1978 trị giá khoảng 10
tỉ, thì trong tương lai Việt Nam có khi sẽ trở thành nước nhập đồ cổ, vì đồ cổ
thì càng cổ càng đắt mà.
Có nhiều ý kiến cho rằng Doanh nghiệp đang tự PR hoặc
lợi dụng vốn vay ưu đãi, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Trần Cao Mưu: Mục đích của họ như thế nào mình
không thể biết được. Quan trọng nhất là nhà nước phải xem xét, đừng để họ lợi
dụng. Ngay như ngư dân cũng vậy, tôi đã đi nhiều tỉnh và cũng biết có nhiều
trường hợp ngư dân họ chỉ muốn vay được vốn còn trả nợ thì tính sau. Do đó bất
kể là doanh nghiệp hay ngư dân thì chính quyền địa phương, ngân hàng phải
có trách nhiệm xem xét thật kỹ các điều kiện để cho vay. Phải xác định xem lâu
nay anh có có khai thác trên biển không hay là bấy lâu làm ở đâu bỗng thấy cơ
chế xin vay thì quay về lo chạy vay được vốn còn trả nợ thì tính sau.
Theo ông việc cho vay ưu đãi nên nhắm đến đối tượng
nào thì mới đem lại hiệu quả và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Ông Trần Cao Mưu: Tôi thấy kết luận của Phó Thủ
tướng Vũ Văn Ninh là rất đúng, không đầu tư tràn lan mà cần chọn đúng đối
tượng để đầu tư, chỉ đầu tư, hỗ trợ người làm nghề cá hoạt động hiệu quả, có
khả năng tài chính, trình độ quản lý khai thác nghề cá.
Quan trọng trong nghề cá là kỹ thuật của người khai
thác, cái tàu có tồn tại hay không là dựa vào trình độ quản lý. Ngư dân tự
quyết định con tàu của mình, khi họ bỏ tiền ra họ sẽ có trách nhiệm hơn và chắc
chắn sẽ hiệu quả hơn.
Nghị định 67 ra đời sẽ là cơ hội vàng cho ngành
thủy sản. Tuy nhiên phải đầu tư một cách thật sự nghiêm túc, phải chú ý
tập trung cho từng con tàu một, đảm bảo hoàn thiện hệ thống hậu cần dịch vụ,
cảng cá, bến cá, hệ thống sửa chữa bảo dưỡng tàu…và quan trọng là tìm đúng đối
tác để đầu tư thì mới đem lại hiệu quả.
Diệu Thùy/Infonet
------------------
Bà nó ơi! Lại có ăn rồi! Nào, tay thìa, tay đũa thôi! Lấy cho tôi con dao "ăn" sắc bén đê!...
Trả lờiXóaÔng Mưu làm nhiều thằng buồn rùi....
Trả lờiXóaLàm gì có tiền mà cho vay , cả hệ thông ngân hàng thì nợ xấu chồng chất , tham nhũng tràn lan , DN thi nhau phá sản thì dẫn đến dân đói ,vậy thì làm gì có tiền gửi NH để NH cho vay ? Lại in thêm tiền à ? Các " đỉnh cao trí tuệ " chỉ đc cái chém gió và bịp bợm là giỏi , chả trách !
Trả lờiXóaHãy yên tâm đi , với cơ chế XIN - CHO đang " rất phát triển " hiên nay thì 2 doanh nghiệp nọ nếu được vay vốn với lãi suất ưu đãi ( nghị định 67 /cp ) đã và đang mua những con tàu " đến tuổi nghỉ hưu " về bán lại cho ngư dân VN với mục tiêu rất ư tốt đẹp và hợp " phong trào : bảo vệ biển đảo ! thì chắc chắn sẽ được " thông quan " thôi ! Đến cái ụ nổi Vi-na-sin kia còn " thông quan " được thì mấy con tàu đánh cá " muỗi " này là cái " đinh " , có 10 tỷ bạc chứ mấy !
Trả lờiXóaKhông hiểu mấy thằng cha này khôn lỏi, lừa đảo hay có ...thày dùi!
Trả lờiXóaNhảm nhí như vậy mà báo chí chưa chi đã tung hô mới lạ chứ.
Lại màn Vinashin & Vinalines nữa đây,dân lại nghèo thêm,đất nước lại một phen bệnh hoạn nữa đây !!!
Trả lờiXóaDối trên, lừa dưới - hỡi ai hay!
Trả lờiXóaLợi ích nhóm - tham nhũng - mặt dày
Đục khoét - Nước, Dân - phường giá áo
Nhân nào - Quả ấy, chuốc sầu cay.
Chả có thằng điên nào cho vay vớ vẫn này,chớ nói đén ưu đãi lãi.Tiền đâu phải lá mít.
Trả lờiXóaTiền là kết tinh của cả một dân tộc.Những năm qua lắm thằng cà chớn phá hoại tiền đủ cách,bắt giam đến mệt,hổn láo công an nó đập cho lại bảo mất nhân quyền.
Chả biết đánh cá là gì mà bày đặt đóng tàu thép,đóng tàu to.Nhật,Hàn nó có đội tàu to bằng thép và phương pháp đánh bắt hiện đại,nó đánh khắp Thái Bình Dương vậy mà lỗ chổng gọng,phải dẹp.Nói về biển phải chịu khó học,chớ bị Trung Quốc nó lừa rồi đầu tư ra ngồi ngó tàu võ thép.
Cá bạn có đói thì đi móc cống kiếm ăn,chớ bày bậy ra hại đất nước.
Còn các bạn làm việc trong Nhà nước bàn về tàu cá thì đến Nha Trang ghé XN quốc doanh đánh cá Khánh Hòa ngiên cứu rồi đẻ ra chính sách về đánh bắt hải sản hay hỏi tiến sĩ nguyễn thiết hùng về dự án đánh cá xa bờ nó xa vời vợi.
Cá ở biển Đông đâu lắm mà bày đặt ra phá.Bọn Trung Quốc xúi nhau ra biển Đông đánh cá về đánh nhau chia tiền thuê đi phá VN.Vụ HD - 981 hiện cũng đang đánh nhau giành tiền cấp vì chia không đều đấy.
Thiên hạ lừa nhiều rồi,mong anh Khải về tu là vừa,cướp đất của dân qua kiểu dự án rồi có ngày đấy.Cái gì cũng cần giới hạn thì tồn tại.
Công ty Đức Khải có ông chủ Phạm Ngọc Lâm nổi (Tai) tiếng về tiền án, tiền sự và tù tội! Đó không phải là tất cả, nhưng không thể không xem xét cẩn thận khi cho vay tiền. Đặc biệt, khi bài báo này đã được đăng tải và có rất nhiều ý kiến phản biện đúng đắn mà ngân hàng VẪN DÁM cho Đức Khải vay tiền mua tàu nát thì, nhất định CÓ VẤN ĐỀ nghiêm trọng!
Trả lờiXóa" nhất định CÓ VẤN ĐỀ nghiêm trọng!"
XóaBác vẫn cùng chúng cháu "hành quân"!
Giờ chúng biết làm gì ngoài việc tính kế ăn cắp công khai?!
Trả lờiXóaNăm sau là sụp hẳn!
Ông Trần Cao Mưu xứng danh Cao Mưu!Tay chồng bà chủ tich hội đồng quản tri Bianfisco không dễ gì lừa được ông,Tay này đã bị ông Cao Mưu bóc mẽ như vụ Vinashin
Trả lờiXóa