*
Luật sư CAO XUÂN BÁI
(Chuyện bây
giờ mới kể)
Có lẽ nhờ “trận chiến pháp lý” của hai anh em chúng
tôi với Cơ quan điều tra hình sự Bộ tư lệnh hải quân năm xưa mà cả hai đều nuôi
hoài bão sẽ trở thành luật sư...
Năm 1978, từ thao trường là những cánh rừng bạt ngàn
của đảo Phú Quốc, chúng tôi miệt mài ngày đêm với nhiều kỹ năng chiến thuật đặc
biệt của “lính thủy đánh bộ”, chuẩn bị tham chiến tại Campuchia thì cả hai được
tuyển chọn về Học viện hải quân (lúc đó gọi là Trường sỹ quan hải quân 2). Được
đi học nhưng chúng tôi không hề vui. Bởi một lý do thật đơn giản, thật mộc mạc
là phải xa anh em, đồng đội. Xa cái nắng, cái gió, xa con vắt, con muỗi rừng
của Phú Quốc, xa căn bệnh “hắc lào” mà chúng tôi vẫn nói vui rằng ai không bị
“hắc lào” thì không phải là lính Đảo!
Tốt nghiệp ra trường, Trần Xuân Kính nhận công tác tại
Hạm đội 171 (nay là Lữ đoàn 171). Còn tôi là giảng viên Trường kỹ thuật hải
quân. Tôi “yên phận” trên giảng đường thì Trần Xuân Kính cũng “yên phận” trên
biển cả. Dạo đó Việt Nam
chưa phải là thành viên Asean. Mỹ và Phương Tây đang siết chặt cấm vận. Cuộc
sống của người dân đã cực khổ với trăm bề thiếu thốn, thì cuộc sống và sinh
hoạt của người lính xem ra còn vất vả hơn nhiều. Chiến hạm HQ01 của Trần Xuân
Kính có nhiệm vụ bám biển, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho các giàn khoan của
Vietsovpetro ngoài khơi Vũng Tàu. Trong một lần ra khơi làm nhiệm vụ, HQ01 phát
hiện thấy có tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải, gần khu vực giàn khoan. Trong
chuyến ra khơi lần này, do bận công tác nên thuyền trưởng vắng mặt. Kính vừa
phải đảm nhiệm công việc chuyên môn của mình là Trưởng ngành hàng hải, vừa thay
thuyền trưởng chỉ huy tàu. Trần Xuân Kính ra lệnh tiếp cận tàu lạ. HQ01 tăng
tốc. Chiếc tàu nước ngoài phát hiện được HQ01 đang tiếp cận nên tháo chạy. Quyền
thuyền trưởng ra lệnh bắn cảnh cáo. Ba loạt đạn chát chúa vang lên.
Chiếc tàu nước ngoài vẫn ngoan cố, bất chấp tín hiệu
cảnh cáo. Lòng kiên nhẫn đã cạn kiệt, HQ01 nhả đạn tiêu diệt. Tàu lạ bốc khói
và dừng hẳn. Sau khi áp mạn, cán bộ, chiến sỹ của HQ01 làm công tác cứu thương,
và ướp lạnh thi hài của thuyền trưởng và máy trưởng của chiếc tàu lạ rồi lai
dắt chiếc tàu này về căn cứ. Sự việc được báo cáo về Bộ tư lệnh hải quân và Bộ
quốc phòng. Sau khi khám xét và lấy lời khai của những người còn sống trên tàu
lạ, cơ quan chức năng của Việt Nam
mới biết đây là tàu của Thái Lan. Bộ ngoại giao Thái Lan đề nghị Việt Nam cho điều
tra làm rõ sự việc. Theo chỉ đạo của Bộ tư lệnh HQ, cơ quan điều tra hình sự
của Quân chủng hải quân vào cuộc...
Thật may mắn là tôi và Trần Xuân Kính đã được nghiên
cứu khá kỹ về Luật biển 1982 (Liên hợp quốc). Tuy nhiên, để chuẩn bị “chiến
đấu” với các điều tra viên hình sự của Bộ tư lệnh, chúng tôi phải “ôn lại” đủ
thứ. Từ đường cơ sở, vùng nước nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền
về kinh tế v.v.. chúng tôi ôn hết! Phương tiện thông tin liên lạc hồi đó không
cho phép chúng tôi có thể trao đổi nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn một cách dễ
dàng, nhanh chóng như bây giờ. Mà chủ yếu là gửi thư qua bưu điện hoặc thư tay.
Cuối cùng chúng tôi cũng thống nhất được nội dung của “Bài tự bào chữa” trước
cơ quan chức năng. Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai. Quả đúng như vậy.Hành vi ra
lệnh nổ súng của Trần Xuân Kính, tuy còn bị hạn chế ở một góc độ pháp lý nào
đó, nhưng trên phương diện bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh hải, thềm lục địa, vùng
đặc quyền kinh tế của Tổ quốc, thì rất đáng được hoan nghênh.
Cái duyên trên mặt trận pháp lý có lẽ nảy sinh ra từ
đó. Sau khi rời quân ngũ, chúng tôi mỗi người một ngả. Ít có dịp gặp nhau. Khi
nghe tin “quyền thuyền trưởng” năm xưa đã trở thành luật sư của Đoàn luật sư
TP.HCM thì tôi bắt đầu cắp sách tới Trường đại học luật TP HCM. Đó là năm 1998.
Nếu trước đây chúng tôi đã từng “chung chiến hào” thì
bây giờ lại càng gắn bó. Chúng tôi vẫn thường xuyên nhắc nhở nhau rằng trước
đây chúng mình đã cống hiến hết tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc,
thì bây giờ hành nghề luật sư không chỉ đơn thuần là kiếm sống, mà phải tiếp
tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng một nhà nước pháp quyền, một xã hội dân
chủ. Góp phần tích cực trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải...
Chúng tôi đã nhận nhiều vụ, việc của khách hàng. Đôi
khi gặp trường hợp khách hàng quá khó khăn, chúng tôi còn “khuyến mãi” chi phí
cà phê, thuốc lá cho thân chủ của mình trước giờ mở phiên tòa! Có lúc tôi nói
vui với luật sư Trần Xuân Kính rằng “hình như mình ăn cơm nhà mà đang vác
tù và hàng tổng”.
-----------------
Giới Luật sư Việt Nam cũng đang cố vùng vẫy thoát ra khỏi thòng lọng của bọn băng đảng độc tài!
Trả lờiXóaMong có ngày các luật sư VN được hành nghề đúng nghĩa như các luật sư ở các nưóc dân chủ.
Trả lờiXóacương lĩnh đảng nằm trên hiến pháp thì đừng mong đợi điều gì tốt đẹp hơn
XóaMọi người đang "mong" đấy! Nd 1319 xẹp dữ vậy?
XóaTẠI SAO XÃ HỘI ĐÁNH GIÁ NGHỀ LUẬT LÀ MỘT NGHỀ CAO QUÝ? BỞI VÌ NGƯỜI LUẬT SƯ CHÂN CHÍNH PHẢI TỰ ĐEM ĐÔI VAI CỦA MÌNH GÁNH VÁC TRỌNG TRÁCH CÔNG LÝ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN CỦA QUỐC GIA. XIN ĐỪNG ĐÁNH MẤT NIỀM TÔN TRỌNG CỦA XÃ HỘI.
XóaƯớc mong các luật sư VN hết lòng đoàn kết thành một khối phá vỡ nạn độc tài, để có cơ hội thể hiện thiên lương của mình một cách đàng hoàng !
Trả lờiXóaKhông bao giờ ước muốn hành nghề luật sư đúng Luật được, nếu làm việc trong nền tư pháp VN như hiện nay. Tổ chức ĐCSVN, với Điều 4 đã tự ban cho mình quyền năng vô hạn, ngồi xổm .. trên HP và PL .Với những vụ án Tham nhũng hoặc chính trị lớn , liên quan đến cán bộ cao cấp thì đều được/bị tổ chức đảng chi phối, chỉ đạo. Thực sự Nhà nước VN không được xây dựng và vận hành trên quyền năng của HP và PL, mà đều do tổ chức ĐCSVN chỉ đạo, định hướng chung đến vụ án cụ thể . Vụ Năm Cam , PMU18, Vinasihn, Vinaline.. là ví dụ điển hình.
Trả lờiXóaTôi rất hy-vọng các Luật-Sư.
Trả lờiXóaNgười Việt có tâm lí chạy theo số đông.Ngày xưa người ta cho mọi người ăn "bánh vẽ",cái bánh đó rất đẹp,rất quyến rũ,nhưng không mùi,không vị,vì không phải bánh thực.Các thuyết trình viên vẽ ra cái bánh bằng lời,người nghe tha hồ tưởng tượng về sự hấp dẫn của cái bánh vẽ đó.Điển hình về "cái bánh vẽ"mà thuyết trình viên vẽ ra và người nghe đó là bài LÃO ĐẦY TỚ của TỐ HỮU kết thúc nổi tiếng của bài này là LÃO NGỒI MƠ NƯỚC NGA!Vâng!lão đầy tớ há hốc mồm ngồi mơ nước Nga.Theo đó các thế hệ sau luôn "ngồi mơ nước Nga".Tuy vậy mỗi tầng lớp người Việt "ngồi mơ"một kiểu.Những tinh tuý người Việt tin lời thuyết trình viên nên có cuộc NHÂN VĂN GIAI PHẨM,để rồi họ được xét xử là phản động và ngồi tù.Còn hai luật sư trong bài láng máng "hình như mình đang vác tù và hàng tổng".Quí giá là họ kịp nhận ra "hình như".Khốn khổ hơn là số đông mãi vô tư,không hề lăn tăn gì về việc "ĂN BÁNH VẼ"!,thậm chí CÒN THẤY ĂN NGON NỮA LÀ KHÁC.
Trả lờiXóaUi, tàu Thái, không phải tàu Tàu . Tàu Tàu thì ông này tiêu từ lâu gòi .
Trả lờiXóaCũng như Bác Hồ vĩ đại của chúng ta, Tàu Tưởng thì Bác Hồ đuổi, nhưng Tàu Mao thì Bác Hồ mời vào làm cố vấn phá tan hoang nước nhà .
Con người ai cũng ước điều tốt đẹp.nhưng ở hoàn cảnh Việt Nam chỉ ước không chưa đủ mà phải đốt đuốc để tim đường đi...như các anh hùng Cù huy hà Vũ,Điếu Cày Văn hải,Phương Uyên...
Trả lờiXóaNói đến nghề luật sư_thầy cãi ,thầy thuốc thầy giáo,thầy thầy...đều cảm thấy bị xúc phạm cả vì nghề nào ở VN cũng khó sống đúng nghĩa với chính nghề của mình bởi tính đảng được địnhhướng từ trên cao? Nghề nào tồn tại cũng chỉ mục tiêu cao nhất là bảo vệ đảng bảo vệ chế độ?
Trả lờiXóaNL