* NGUYỄN NGỌC TƯ
Tôi gọi Sông là tiểu thuyết
buôn chuyện. Buôn, chứ chẳng phải kể. Tiểu thuyết này như nhiều truyện ngắn gộp
lại với nhau. Qua mỗi khúc sông là xong một câu chuyện. Mỗi địa danh gắn với
một vài khoảnh khắc bàng hoàng.
Những gì nhóm của Ân - nhân
vật chính - góp nhặt trong chuyến đi dọc sông Di có chung một chủ đề: Những
mảnh đời trôi dạt, chưa đủ đậm nét để gọi là những số phận.
Người ta tồn tại mà
luôn đợi một ngày bỗng dưng chìm nghỉm đáy sông vì một vụ sạt lở nào đó. Phấp
phỏm pha chút thờ ơ bất cần. Có phần hả hê thỏa mãn vì những cái chết thảm khốc
chính mắt mình chứng kiến. Của hàng xóm, của cả họ hàng, của cả chồng. Nói
chung là đã chai lì.
Tồn tại kiểu như vậy,
người ta còn nghĩ đến cống hiến một cái gì đó? Hay riêng tư hơn, yêu thực sự
một ai đó?
Cao, anh chàng người lùn, và
cả đống đàn ông ở Yên Hoa, mòn mỏi đam mê cô gái điếm tên Huyền, người là của
tất-cả-mọi-người nhưng lại không-của-riêng-ai.
Huyền chết trôi sau một vụ
sạt lở. Đám đàn ông nhanh chóng tìm nguồn “an ủi” ở chốn khác. Chỉ Cao là vẫn
đau đớn, tôn thờ đến cả cái lỗ rún trên xác Huyền. Đó là tình yêu? Đừng đùa.
Những chàng trai ở Ể Uu giẫm
đạp lên nhau để ngấu nghiến đôi môi của một bức tượng. Tượng Son, cô gái sứt
môi lỡ thì đã tự tử bên miệng vực, khi mang thai đứa con mà dân làng nghi là
của cha cô.
“Cứ bải hoải vì những nụ hôn
với đá, mà không thiết tha gì với người”. Những chàng trai, họ say men gì? Say
thứ rượu sông Di uống ba ly là bỏ xứ? Hay say tình? Đừng đùa. Tình nào sống nổi
ở đây?
Những mảnh đời vứt đi. Vì họ tồn
tại trên một dòng sông lúc nào cũng chực lôi họ đi?
Không.
Tôi có cảm tưởng là những
người như thế sống ở đâu thì cũng thế thôi. “Bốc” họ lên khỏi bờ sông Di (liêu
xiêu và lênh đênh), đặt họ giữa Sài Gòn (bê tông cốt thép) thì thế nào nhỉ? Tai
họa.
Đổ lỗi cho hoàn cảnh, trò đó
cũ rồi.
Nhà báo Hàm Châu nói, đọc
cuốn sách này ông không chia sẻ được tâm hồn với một nhân vật nào. Chắc vì ông sống,
và chúng ta (có lẽ là) phần lớn đang sống, còn các nhân vật trong Sông thì
không. Chẳng ai sống cả. Ai cũng vật vờ như cái xác trôi sông.
Ân (giới tính nam) rời khỏi
Sài Gòn, bỏ việc bỏ mẹ bỏ lại cả người yêu (cũng giới tính nam), đi lang thang
dọc dòng sông Di, nghĩa lý gì? Trước Ân mấy năm còn có Ánh (giới tính nữ) cũng
có chuyến đi y hệt. Không bao giờ trở về. Cả hai giống nhau. Cùng là nhà báo
giỏi. Cùng rời bỏ một-nơi-nào-đó để đi đến không-nơi-nào-cả. Nghĩa lý gì?
Có lẽ người ta nghĩ thế là
lãng mạn. Hoặc điên. Mà dù sao thì lãng mạn và điên cũng luôn dính vào nhau.
Sống, người ta không cần
lúc-nào-cũng-tỉnh. Nhưng lúc-nào-cũng-không-tỉnh thì cũng có phải là sống đâu?
Trong Sông, Nguyễn Ngọc Tư có
lẽ là tự vấn mình, mượn lời nhân vật Xu hỏi Ân: “Có bao giờ họ hỏi ông sao lại
để họ sống khổ sở đến vậy không, những nhân vật của ông ấy?”. Và suy nghĩ
của Ân sau đó: “Hình dung một ngày nào đó có người đến và hỏi sao mi không để
cuộc đời ta suôn sẻ mà phải bị dập vùi đến vậy? Chắc ông Nguyễn Du phải trốn
gầm giường khi nhác thấy bóng Thúy Kiều ngoài ngõ”.
Nhà báo Hàm Châu nói tiếp:
“Những truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư có nét buồn nhưng vẫn tươi sáng.
Càng về sau càng ảm đạm. Khói trời lộng lẫy, rồi đến Sông, ảm đạm
quá. Nếu không tươi sáng, ta không thấy được cái đẹp trong lý tưởng. (Tất nhiên
tôi không nói đến lý tưởng cách mạng - ông chú thích). Đẹp hình thức, đẹp nội
dung, đẹp cả tư tưởng nữa”.
Thiếu tươi sáng, Sông có
đẹp không?
“Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư
ảo”, lời giới thiệu nhà xuất bản viết ra ngoài bìa sách là của biên tập viên
Trần Ngọc Sinh, mà chính anh cũng không giải thích được, khi được hỏi. Anh Sinh
cười bảo: “Để Tư bán được nhiều sách hơn thôi”.
Tôi thấy “đáo để, trần tục và
hư ảo” thì có. Nhưng đẹp… Cả một cụm từ, đọc lên nghe bơ vơ không kém lời giới
thiệu “giày vò và quyến rũ” mà ban tổ chức LHP Cannes dành cho bộ phim Bi,
đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di. Chẳng cho ta một chút ý niệm nào về tác
phẩm.
Có câu nói luôn ở mãi trong
đầu tôi không chịu ra, của nhà toán học Ngô Bảo Châu về văn chương. GS Châu bảo
anh muốn viết những cuốn sách khiến người đọc “thiết tha hơn với cuộc sống”.
“Nếu chúng ta không biết cười, một nụ cười thật sảng khoái, chúng ta sẽ chết”,
lời giáo sư.
Mà cuộc đời này, có buồn cũng
lại có vui, và còn hằng hà sa số cảm xúc khác nữa. Chị Tư ngoài đời biết cười
những nụ cười sảng khoái. Vậy mà văn buồn mãi là sao? Phí!
NNT
---------------
Xin tác giả, nhân nói về sông, và những ai nghiên cứu Thanh Hoá và quê Thanh Hoá cho hỏi: Thanh Hoá có con sông tên là Sông Mã, vậy sao lại có tên ấy? Xin căm ơn trước khi nhận được câu trả lới!
Trả lờiXóaBạn thử tham khảo "Lịch sử tên gọi của sông Mã - Diễn đàn ThanhHoaFC". Có điều họ cũng chỉ đoán thôi.
XóaHình như Sông Mã được kết nạp vào ĐCSVN? - "Sông Mã anh hùng! Chứ huầy huầy dzô! Ấy khoan hò khoan! Ấy khoan hò khoan!..."
Cảm ơn Nặc danh 14:42 Ngày 24 tháng 08 năm 2014
XóaCâu hỏi đặt ra là để tìm hiểu xem thiên hạ hiểu thế nào. Còn đáp án thỉ quá đơn giản để đưa ra, vì tôi ở gần đó về mặt ngôn ngữ. Nói thế không có nghĩa Cảm ơn mà Vô ơn đâu. Học tập nhau qua Net. Đáp án phải dựa trên phong tục và ngôn ngữ, ở đây là phương ngữ. Chính vì vòng vo mà tôi đoán chắc là nhiều ý kiến, chắc chắn sai là chính.
Các địa danh Sông Mã, Chợ Vinh, Dung Quất … mất đi cái nghĩa cốt lõi của nó do, đôi khi là học đòi trong ngôn ngữ vì không phân biệt được các thanh của tiếng địa phương.
Nói vui về Thanh Hoá (TH), xin lỗi trước để đừng coi là nói xấu nhau nhé: “Thanh Hoá quê choa – Khu 4 đẩy ra, Khu 3 đẩy vào, sang Lào không nhận. Về nhà uất hận lập riêng Vương Quốc TH quê choa. Quốc kì là cành rau má, quốc ca bài Dô Tá Dô Tà… Nông nghiệp thâm canh là cành rau má, nền công nghiệp hoá là phá đường tàu … cách mạng đến Còng (giáp Nghệ An) thì quay trở lại (hết đất TH)”.
Về phong tục: Mỗi miền đều có 1 dòng sông chính có tên là sông Cái, sông Cả … (sông Mẹ, sông Bố - Cả: hiểu theo tiếng miền Nam).
Về ngôn ngữ: Từ trung phần TH vào đàng trong Mẹ được gọi là Mạ. Và từ Mạ này họ cũng gọi là Ngựa – trong quân cờ.
Do vậy học đòi ngôn ngữ chuyển Mạ - Ngựa, rồi ngựa la Mã. Vậy dòng sông này thành sông Ngựa/sông Mã.
Xin trả lại tên cho “EM” là sông Mạ hoặc sông Mẹ.
Câu hỏi này sẽ không có câu trả lời. Không như Sông Hồng, vì có nuớc màu đỏ của phù sa.
XóaNếu đoán mò, có thể "Mã" đọc chại từ âm "Mạ" (Mẹ). Người Việt cổ đương nhiên không có khái niệm "Mã - Ngựa", vốn là âm Tàu.
Vế vụ đọc trại, xin kể hai chuyện thú vị:
- Anh tôi hành quân vuợt Trường Sơn. Đoàn quân gặp hố sâu, dễ rơi xuống. Vậy là truyền lại đằng sau" "Phía trước có hố"! lưu ý các đồng đội phải cẩn thận! Đột nhiên đoàn quân dừng lại không dám đi nữa, khi một anh Nghệ An hét truyền lại sau: "Phịa trược cọ hộ (hổ)!"
- Một ông bạn Nghệ An tự hào với tôi: "Tiệng Anh cọ nguồn gộc tự tiệng Nghệ An!". "?". "Ộng không nghe nỏ biệt ạ? Nỏ là No - không, đọ!"
Bạn có biết Cửu Long Giang (9 dòng sông), thực ra chỉ có... 8 dòng (8 cửa sông Mê Kông - Sông Mẹ - đổ ra Biển Đông)? Như vậy tên gọi đúng phải là "Bát Long Giang". Rõ như vậy còn bị "đưa đẩy", huống chi là Sông Mã. Vậy nên, đừng tìm câu trả lời hư vô...
XóaTheo tôi, cứ hiểu Mã nghĩa Đẹp (mã) là được rồi.
Có phải là "ma chưa chết" không nhỉ!
Trả lờiXóaTức là ma sống "muôn năm"?
XóaTôi có nghe một câu chuyện: Vợ chồng nọ thuê phòng trong lâu đài. Do không khí ớn lạnh, họ hỏi ông chủ:
- Ở đây ghê quá? Liệu có ma không ngài?
- Tôi ở đây 450 năm rồi. Chẳng thấy ma cỏ gì sất...
Bài viết hay.
Trả lờiXóaĐối với tôi, Ng. Ngọc Tư cũng giống như Đ. Vĩnh Hưng - chả hiểu tại sao lại trở nên "nổi tiếng"?
Trả lờiXóaĐời là bể khổ, chẳng riêng ai
Trả lờiXóaSân khấu - cuộc đời bất tái lai
Nhân - Quả cội nguồn ngời Nghiệp báo
Tam tài vạn vật, chẳng hề sai!
Trả lờiXóaTôi là độc giả trang bác Bồng. Tôi thấy bạn @ ND 07:34 ngày 24/8/2014 có câu hỏi khá thú vị. Tôi xin trích phần tư liệu tìm được trên GL. Mời bạn xem nhé, và có thể tra cứu dễ dàng với từ khóa " Sông Mã: Dòng sông Mẹ". Chúc vui!
__________________________________________________________________
Tháng 11 5 2011
Sông Mã: Dòng sông Mẹ
Sông Mã bắt nguồn từ dãy núi Bon Kho thuộc huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên), chảy theo hướng tây bắc – đông nam qua huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La), các huyện Mường Ết, Xiềng Khọ, Sốp Bau (tỉnh Hủa Phăn – Lào), huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình), các huyện của tỉnh Thanh Hóa:
Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn… rồi đổ ra ở dòng chính là sông Mã (cửa Hới – Lạch Trào) cùng hai phân lưu là sông Tào (cửa Lạch Trường) và sông Lèn (cửa Lèn – Lạch Sung).
Sông Mã có tổng chiều dài 512 km, trong đó đoạn chảy trên tỉnh Điện Biên dài 58 km (11%), đoạn chảy qua tỉnh Sơn La dài 82 km (16%), đoạn chảy qua tỉnh Hủa Phăn (Lào) dài 102 km (20%), đoạn chảy qua tỉnh Thanh Hóa dài 270 km (53%). Diện tích lưu vực sông Mã là 28.400 km2, phía bắc lưu vực sông Mã giáp lưu vực sông Đà và sông Bôi, phía tây là lưu vực sông Mê Kông, phía nam là lưu vực sông Hiếu và sông Yên, phía đông là biển Đông. Trong 28.400 km2 diện tích của lưu vực sông Mã, phần diện tích của các địa bàn như sau: tỉnh Điện Biên: 2.150 km2 (7,5%), tỉnh Sơn La: 4.600 km2 (16,2%), tỉnh Hủa Phăn (Lào): 10.310 km2 (36,3%), tỉnh Hòa Bình: 1.790 km2 (6,3%), tỉnh Thanh Hóa: 8.900 km2 (31,3%), tỉnh Nghệ An: 650 km2 (2,28%).
Hệ thống sông Mã có 90 sông nhánh: 40 sông nhánh cấp I; 33 nhánh sông cấp II; 16 nhánh sông cấp III; và 1 nhánh sông cấp IV. Trong 40 sông nhánh cấp I có 5 sông diện tích lưu vực từ 1.000 km2 trở lên là: Nậm Khoai, Nậm Lương (sông Luồng), sông Lò, sông Bưởi và sông Chu. Tổng lượng nước của hệ thống sông Mã là 20,1 km3/năm.
Sử cũ gọi là sông Lỗi Giang; ngoài ra còn có nhiều tên gọi khác như sông Tất Mã, Lễ, Định Minh, Nguyệt Thường, Hội Thường. Cũng giống như nhiều dòng sông khác của Việt Nam, có rất nhiều cách giải thích khác nhau về tên gọi của sông Mã:
Cách giải thích thứ nhất: Người Kinh ở vùng đồng bằng Thanh Hóa cho rằng “Mã” là một từ Hán – Việt có nghĩa là “Ngựa”. Sông có tên gọi “Mã” vì dòng nước chảy xiết, nhanh và mạnh như ngựa phi, và “sông Mã” có nghĩa là “sông Ngựa”.
Cách giải thích thứ hai: Sông Mã có nghĩa là “sông Mẹ”. Mạ trong tiếng Việt xưa (nay còn lưu lại trong phương ngữ miền Trung) vốn có nghĩa là “Mẹ”. Những con sông lớn ở vùng Đông Nam Á thường được gọi cái tên có nghĩa “Mẹ”. Ví dụ: tiếng Việt có sông Cái, rào Cái = sông Mẹ; tiếng Thái Lan có Menam = sông Mẹ; tiếng Mông cổ có Meklong = sông Mẹ.
Vậy tên gọi sông Mã không ngoài quy luật đặt địa danh nêu trên trong toàn vùng, có nghĩa sông Mã = sông Mạ = sông Cái (nghĩa là “sông Mẹ”).
Cách giải thích thứ ba: Người Thái ở xã Mường Lèo và một số vùng khác thuộc huyện Sốp Cộp và huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) gọi tên của sông là “Nậm Mạ”. Cách gọi này xuất phát từ việc ở đầu nguồn của sông có nhiều cây “Pháp mạ” (rau mạ) nên đã lấy tên của loại rau đặt tên cho con sông là “Nậm Mạ” (sông cây rau mạ)....
Tôi chẳng biết viết gì hơn mà chỉ có một câu hỏi, sao Bác Bồng lại đăng bài viết tào lao như thế? Trong khi còn rất nhiều đề tài khác nóng bỏng, thiết thực, hữu ích hơn?
Trả lờiXóaTrời đất mênh mông . Trời thời cao , đất thời dày , biết sao cho vừa lòng người được . Biết đâu đây là ý chủ nhà muốn cho bạn đọc bớt đi chút suy tư trong đời thường , mà đời thì bao giờ cho hết suy tư . Việt Nam mình hàng ngàn năm nay bao giờ chẳng nóng , Theo dự báo thời tiết , sắp tới sẽ có mưa dông nhiều nơi , trời chuyển mát .
XóaBùn đến khi nào buồn ngủ thì đi ngủ
Trả lờiXóaMỗi người - hạt bụi cõi trần ai
Trả lờiXóaSân khấu - cuộc đời, mặc thắm - phai
Vui với những gì - Ta - hiện có
Đạo - Đời an lạc, bớt chông gai!
Chuyện cổ tích được kể vào năm 3000: "Ngày xửa ngày xưa. Trong một khu bưng biền nọ, có gia đình ếch..."
Trả lờiXóaHãy đọc tuyển tập truyện ngắn hay nhất thế giới, rất bổ ích cho chúng ta.
Trả lờiXóa