Thành phố Garden Grove của
California vừa thông qua nghị quyết ủng hộ Dự luật Chế tài Giới chức
Cộng sản Việt Nam Vi phạm Nhân quyền (HR4254).
Việc bỏ phiếu trong phiên
họp thường kỳ của Hội đồng thành phố hôm thứ Ba, 12/8 đã thu được
toàn bộ năm phiếu thuận từ các thành viên có mặt.
Dự luật HR4254 muốn áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với những quan
chức chính phủ Việt Nam “đồng lõa trong những vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào
người dân Việt Nam.”
Đây là dự luật lưỡng đảng nhắm trừng phạt các quan chức chính phủ, công an và các cá nhân bị cho là vi phạm nhân quyền với các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, với các chế tài được kiến nghị gồm hạn chế đi lại và trừng phạt tài chính.
Cụ thể, nội dung dự luật muốn cấm các đối tượng bị trừng phạt cùng gia đình họ nhập cảnh gia đình vào Mỹ, kể cả vào với mục đích du học; bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính, đưa tài sản vào hoặc ra khỏi Hoa Kỳ.
Để trở thành luật chính thức, HR4254 cần được thông qua ở cả Hạ viện lẫn Thượng viện Hoa Kỳ.
Đây là dự luật lưỡng đảng nhắm trừng phạt các quan chức chính phủ, công an và các cá nhân bị cho là vi phạm nhân quyền với các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa, với các chế tài được kiến nghị gồm hạn chế đi lại và trừng phạt tài chính.
Cụ thể, nội dung dự luật muốn cấm các đối tượng bị trừng phạt cùng gia đình họ nhập cảnh gia đình vào Mỹ, kể cả vào với mục đích du học; bị phong tỏa tài sản, bị hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính, đưa tài sản vào hoặc ra khỏi Hoa Kỳ.
Để trở thành luật chính thức, HR4254 cần được thông qua ở cả Hạ viện lẫn Thượng viện Hoa Kỳ.
Khó được thông qua?
Từ Hoa Kỳ, nhà báo Trần Nhật Phong nhận định HR4254, cũng giống như các dự luật nhân quyền khác, khó lòng qua được cánh cửa Thượng viện: "Từ mười mấy năm nay, [các dự luật nhân quyền liên quan tới Việt Nam] Hạ viện đều thông qua cả, nhưng luôn bị chặn không lên nổi Thượng viện."
"Dự luật đưa lên Thượng viện chỉ cần bị một hay hai thượng nghị sỹ chặn lại là đã khó được đưa vào Thượng viện để bỏ phiếu. Do đó ở Hạ viện năm nào cũng thông qua nhưng lên Thượng viện là rớt."
Từ Hoa Kỳ, nhà báo Trần Nhật Phong nhận định HR4254, cũng giống như các dự luật nhân quyền khác, khó lòng qua được cánh cửa Thượng viện: "Từ mười mấy năm nay, [các dự luật nhân quyền liên quan tới Việt Nam] Hạ viện đều thông qua cả, nhưng luôn bị chặn không lên nổi Thượng viện."
"Dự luật đưa lên Thượng viện chỉ cần bị một hay hai thượng nghị sỹ chặn lại là đã khó được đưa vào Thượng viện để bỏ phiếu. Do đó ở Hạ viện năm nào cũng thông qua nhưng lên Thượng viện là rớt."
"Điều này cũng tương
tự như chủ đề Việt Nam xin Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát
thương; được thông qua ở một khâu nhưng lại bị tắc ở một khâu khác,
bởi sẽ có những thượng nghị sỹ phản đối điều này," ông Phong
giải thích thêm.
Nhà báo Trần Nhật Phong bình luận việc những người đề xướng nội dung trừng phạt cá nhân trong dự luật HR4254 là dựa vào tình hình thời sự Nga-Ukraine trong thời gian gần đây.
"Họ thấy Hoa Kỳ đã ra một dự luật tương tự đối với [các cá nhân thuộc] chính phủ Nga, cho nên họ làm theo mô hình đó. Còn nội dung [dự luật nhân quyền] những năm trước không có điều này mà chỉ nói chung chung về tình hình nhân quyền Việt Nam."
Tuy nhiên, theo ông Phong, mục tiêu này sẽ khó đạt được bởi "đối với một nước nhỏ như Việt Nam, Hoa Kỳ không coi trọng các vấn đề cá nhân như đối với các nước lớn như Nga".
Nhà báo Trần Nhật Phong bình luận việc những người đề xướng nội dung trừng phạt cá nhân trong dự luật HR4254 là dựa vào tình hình thời sự Nga-Ukraine trong thời gian gần đây.
"Họ thấy Hoa Kỳ đã ra một dự luật tương tự đối với [các cá nhân thuộc] chính phủ Nga, cho nên họ làm theo mô hình đó. Còn nội dung [dự luật nhân quyền] những năm trước không có điều này mà chỉ nói chung chung về tình hình nhân quyền Việt Nam."
Tuy nhiên, theo ông Phong, mục tiêu này sẽ khó đạt được bởi "đối với một nước nhỏ như Việt Nam, Hoa Kỳ không coi trọng các vấn đề cá nhân như đối với các nước lớn như Nga".
'Thông điệp chính trị'
Garden Grove là nơi có đông cử tri gốc Việt. Được biết phiên họp của Hội đồng thành phố hôm 12/8 đã thu hút nhiều cử tri tới theo dõi, và trước giờ bỏ phiếu, nhiều người đã phát biểu kêu gọi thông qua nghị quyết ủng hộ HR4254.
Báo Người Việt, Bấm bản online, trích lời một trong những người có mặt, cựu Ðại Tá Lê Khắc Lý, chủ tịch lâm thời Cộng Ðồng Việt Nam Nam California, nói: “Chiến tranh về mặt quân sự đã xong, nhưng cuộc chiến chưa chấm dứt. Hoa Kỳ hãy sử dụng dự luật này như một vũ khí!”
Tuy nhiên, nhà báo Trần Nhật Phong đánh giá việc cộng đồng người gốc Việt kêu gọi bỏ phiếu hậu thuẫn dự luật không có nghĩa là muốn gây phương hại tới quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra muốn lấn lướt tại Á châu.
Garden Grove là nơi có đông cử tri gốc Việt. Được biết phiên họp của Hội đồng thành phố hôm 12/8 đã thu hút nhiều cử tri tới theo dõi, và trước giờ bỏ phiếu, nhiều người đã phát biểu kêu gọi thông qua nghị quyết ủng hộ HR4254.
Báo Người Việt, Bấm bản online, trích lời một trong những người có mặt, cựu Ðại Tá Lê Khắc Lý, chủ tịch lâm thời Cộng Ðồng Việt Nam Nam California, nói: “Chiến tranh về mặt quân sự đã xong, nhưng cuộc chiến chưa chấm dứt. Hoa Kỳ hãy sử dụng dự luật này như một vũ khí!”
Tuy nhiên, nhà báo Trần Nhật Phong đánh giá việc cộng đồng người gốc Việt kêu gọi bỏ phiếu hậu thuẫn dự luật không có nghĩa là muốn gây phương hại tới quan hệ Mỹ-Việt trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra muốn lấn lướt tại Á châu.
"Việc các thượng
nghị sỹ và các dân biểu ủng hộ dự luật này sẽ tạo áp lực rất lớn,
buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống pháp
luật của Việt Nam, thay vì cản trở việc đưa Việt Nam xích lại gần
với Mỹ hơn"
Nhà
báo Trần Nhật Phong từ Hoa Kỳ
"Cần phân biệt về quan hệ đối tác chiến lược về tình hình thời sự giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam với những đòi hỏi lâu nay của khối cử tri gốc Việt. Sự khác biệt ở đây là phía Hoa Kỳ vẫn muốn thực hiện chiến lược của họ ở Á châu nhưng đồng thời cũng làm theo tinh thần dân chủ và nhân quyền của người Mỹ."
"Do đó, việc các thượng nghị sỹ và các dân biểu ủng hộ dự luật này sẽ tạo áp lực rất lớn, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam, thay vì cản trở việc đưa Việt Nam xích lại gần với Mỹ hơn."
"Điều này mang ý nghĩa hỗ trợ cho phía Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi xưa nay ở sân chơi của cộng đồng quốc tế. Tức là anh phải tuân theo nguyên tắc của cộng đồng quốc tế chứ không thể bước vào sân chơi quốc tế rồi nói vì văn hóa chúng tôi khác biệt nên chúng tôi cứ giữ những gì chúng tôi có, tránh né thay đổi."
"Dự luật này sẽ buộc các lãnh đạo Việt Nam không thể tránh né được nữa mà phải đối diện vấn đề, phải thay đổi mới có thể nhận được những gì họ muốn ở sân chơi quốc tế."
Dự luật HR4254 do Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đệ trình trước Hạ viện Hoa Kỳ hồi trung tuần tháng Ba 2014.
Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Hoa Kỳ hoạt động mạnh mẽ cho vấn đề nhân quyền ở ViệtNam .
Trước HR4254, dân biểu Ed Royce từng soạn dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo, và là người đồng bảo trợ chính Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013. Tuy nhiên, dự luật nhân quyền này đã bị chặn ở Thượng viện.
"Cần phân biệt về quan hệ đối tác chiến lược về tình hình thời sự giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam với những đòi hỏi lâu nay của khối cử tri gốc Việt. Sự khác biệt ở đây là phía Hoa Kỳ vẫn muốn thực hiện chiến lược của họ ở Á châu nhưng đồng thời cũng làm theo tinh thần dân chủ và nhân quyền của người Mỹ."
"Do đó, việc các thượng nghị sỹ và các dân biểu ủng hộ dự luật này sẽ tạo áp lực rất lớn, buộc chính phủ Việt Nam phải thay đổi cơ chế, thay đổi hệ thống pháp luật của Việt Nam, thay vì cản trở việc đưa Việt Nam xích lại gần với Mỹ hơn."
"Điều này mang ý nghĩa hỗ trợ cho phía Việt Nam đáp ứng những đòi hỏi xưa nay ở sân chơi của cộng đồng quốc tế. Tức là anh phải tuân theo nguyên tắc của cộng đồng quốc tế chứ không thể bước vào sân chơi quốc tế rồi nói vì văn hóa chúng tôi khác biệt nên chúng tôi cứ giữ những gì chúng tôi có, tránh né thay đổi."
"Dự luật này sẽ buộc các lãnh đạo Việt Nam không thể tránh né được nữa mà phải đối diện vấn đề, phải thay đổi mới có thể nhận được những gì họ muốn ở sân chơi quốc tế."
Dự luật HR4254 do Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, đệ trình trước Hạ viện Hoa Kỳ hồi trung tuần tháng Ba 2014.
Dân biểu Ed Royce là một trong những nhà lập pháp Hoa Kỳ hoạt động mạnh mẽ cho vấn đề nhân quyền ở Việt
Trước HR4254, dân biểu Ed Royce từng soạn dự luật H. Res.128 kêu gọi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo, và là người đồng bảo trợ chính Dự luật Nhân quyền Việt Nam được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hồi năm 2013. Tuy nhiên, dự luật nhân quyền này đã bị chặn ở Thượng viện.
( BBC /TTHN)
--------------------
Việc Thượng Viện Hoa Kỳ chặn những đề xuất chống CSVN của Hạ Viện, thật ra chỉ nói lên sự "Việt Nam không còn là mối quan tâm quan trọng của Mỹ. Mất thời gian, lằng nhằng!"; chứ không phải họ bênh CS.
Trả lờiXóaThượng nghị sĩ nào chặn, "mua"....
Trả lờiXóavn cái gì cũng mua được, miễn tới giá
Bọn phản động tàn dư Mỹ ngụy chỉ gây phiền phức, chúng phá rối làm quan chức đi đến đâu cũng phải trốn lánh, lấp ló ngã sau mất thể diện Đảng và NN
Trả lờiXóaCác anh CA tài ba đâu rồi sao không truy tố dẫn độ cho học tập cải tạo mút mùa luôn, sao để cho chúng lộng hành vậy.
Em đề nghị trừng phạt bằng cách cắt béng con chim thằng quan chức nào vi phạm nhân quyền.
Trả lờiXóaCó CPHĐ thi thoảng cũng hay dáo để.
XóaViệt nam bây giờ nhiều vị trí quan trong do phụ nữ đảm nhiệm. Biện pháp mà Chí Phèo đưa ra rất nửa vời.
XóaĐúng quá! Hoan hô "Nặc danh18:22 Ngày 16 tháng 08 năm 2014". Nhưng có ngày em vào trang này 100 lần mà anh đại tá yêu quý có yêu quý cho đâu? Toàn xóa còm của em thôi. Coi chừng kẻo em rạch mặt bắt đền anh đó!
XóaGợi ý của anh "Nặc danh01:59 Ngày 17 tháng 08 năm 2014" rất tuyệt vời. Nếu các quan bà vi phạm nhân quyền, cứ cắt phăng cái chỗ để sung sướng đi!
XóaHữu xạ tự nhiên hương. Nếu các quan chức ấy không vi phạm nhân quyền và vẫn được dân VN tôn trọng thì việc gì phải động lòng lên tiếng chi cho mệt.
Trả lờiXóaNếu thay đổi chế độ, bảo đảm bọn quan tham bị thu hồi hết tài sản, trả cho quốc gia. Sẽ có một khoản đáng kể trả nợ cho nước ngoài. Có thể trả trực tiếp (cấn trừ) từ tài khoản quan tham có ở mỗi nước cụ thể, cho khoản nợ mà VN nợ nước đó.
Trả lờiXóaĂn bánh phải trả tiền, không có gì "miễn phí" một cách vô lý đâu.
Chuyện có vẻ mơ mộng nhỉ? Nhưng có câu "Việc đó bất khả dĩ cho đến khi nó khả dĩ".
Nhiều bạn bình luận không đứng đắn, nghiêm chỉnh, lời lẽ không lịch sự. Hạ viện thường sát y kiến người dân hơn là sát tình hình thế giới.Cũng chẳng phải VN hiện nay chẳng có ý nghĩa gì mà mất thì giờ. Thượng viện hiểu rằng, trước đây ủng hộ thực dân Pháp đánh chiếm lại thuộc địa VN từ năm 1946 là sai lầm rồi (Nếu không Cụ Hồ đã chẳng chịu chui vào vòng kiêm toả của Nga Xô và Trung Cộng, VN có thể đã như Singapore rồi) . Ngay nay, vị trí VN nó khác trước nhiều, nếu quan sát bàn cờ thế giới. Câu chuyện tham nhũng, tiêu cực . . .thì đâu chẳng có: Nước văn minh thì làm việc ấy khó hơn và "cao cấp" hơn, nước lạc hậu thì "ăn bẩn" dễ lộ hơn. Chính phủ còn ăn bẩn thì lây sang nhân dân, làm cho cả xã hội trở nên gian dối, tồi tệ. Song cần quan tâm đến cái lớn hơn - tầm thế giới - trước đã. Đấy là sự khác nhau giữa Thượng viện và Hạ viện.
Trả lờiXóaAi phê duyệt ?
Trả lờiXóaCán bộ ĐCS VN hầu hết đều là kẻ lưu manh, tham ác, quan liêu hách dịch. . . Chúng là bè lũ phạm tộ ác chống lại nhân dân, chống lại loài người cần phải đem ra xét xử tại tòa án Quốc tế.
Trả lờiXóa