Một gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi
những hạt giống đã nảy mầm nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn
mạnh và khi đó người dân sẽ có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh
khỏe nhất để dùng vào việc gây dựng lại cơ đồ…”
Ông Nguyễn Anh Dương, chuyên gia của Viện nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam (CIEM) cho biết trong một cuộc hội thảo hồi
cuối năm 2013 (22/11/2013) rằng cứ mỗi ba tháng Việt Nam phải trả nợ công, gồm
cả gốc và lãi lên tới 25.000-26.000 tỉ đồng (hơn một tỉ đôla) (tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581607/cu-moi-ba-thang-viet-nam-tra-no-1-ti-usd)
. Đấy là hồi cuối năm ngoái, khi mọi chuyện vẫn “bình thường” nhất là quan hệ
với Trung Quốc vẫn “tốt đẹp”. Sau sự kiện Trung Quốc đem giàn khoan HD-981 đặt
sâu vào trong lãnh hải Việt Nam khiến quan hệ hai nước nổi sóng, dẫn đến các
cuộc biểu tình bạo động gây chết người Trung Quốc tại Vũng Áng thì sự trả đũa
và trừng phạt kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam không biết diễn biến thế
nào mà mới đây, ngày 7/8/2014 trong Hội nghị toàn quốc ngành kế hoạch và đầu tư
tại Đà Nẵng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải thốt lên “Việt Nam dứt khoát
không để vỡ nợ, phải bố trí đủ để trả nợ…”.
Một câu hỏi khiến nhiều người dân Việt Nam (và cả một số đại biểu quốc hội) quan tâm đó
là: Nợ công của Việt Nam
hiện nay là bao nhiêu? Cùng với nó là các câu hỏi như: Nợ công của Việt Nam được quản
lý và sử dụng như thế nào? Phương án trả nợ ra sao? Nếu vỡ nợ thì chính phủ sẽ
giải quyết như thế nào? Cuộc sống của người dân khi đó sẽ đi về đâu? ...Cho dù
các quan chức cao cấp của Việt Nam
ra sức trấn an dân chúng rằng, nợ công vẫn ở mức an toàn (50-60% GDP) nhưng
theo các chuyên gia kinh tế thì nợ công Việt Nam đã vượt ngưỡng an toàn từ lâu
và đã vượt quá 100% GDP. Theo tiến sĩ Phạm Thế Anh, trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thì “Nợ công Việt Nam nếu tính cả nợ doanh
nghiệp nhà nước với nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã trên 100% GDP năm 2012,
tương đương khoảng 180 tỉ USD. Số nợ này gấp khoảng bốn lần thu ngân sách của
VN mỗi năm”. baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/viet-nam-dang-tra-lai-bao-nhieu-ty-usdnam-cho-no-cong
Những người dân Việt Nam không quan tâm đến chính trị
thì cho rằng nợ công nhiều hay ít không ảnh hưởng đến họ và việc trả nợ đã có
đảng và nhà nước lo? Một tin không mấy vui dành cho họ là trung bình mỗi người
dân Việt Nam
(từ lúc mới ra đời cho đến lúc nằm thở bằng bình ô-xy ở bệnh viện) đều phải có
trách nhiệm trả nợ công là khoảng 20 triệu đồng! Những người này sẽ bảo “Tôi
làm gì có tiền mà trả? Tôi có vay đâu mà trả? Mà tôi không trả thì đã sao?” Vậy
sự thật là như thế nào? Điều đầu tiên mà những người này cần nhớ là đảng, nhà
nước và chính phủ Việt Nam
không làm gì ra tiền. Ngay cả lương của họ cũng lấy từ ngân sách quốc gia, tức
là từ tiền thuế của người dân mà có. Nhà nước đi vay tiền của nước ngoài, về lý
thuyết là để phục vụ cho các nhu cầu phát triển của người dân Việt Nam, họ chỉ
là người thay mặt người dân Việt Nam đi vay nợ mà thôi. Vì vậy toàn thể người
dân Việt Nam
phải có trách nhiệm trả nợ là hoàn toàn đúng và không thể khác được. Nếu có
người cho rằng tôi không có gì để trả, thì khi đó con cháu họ sẽ phải trả bằng
cách phải đóng thuế nhiều hơn và nhận mức lương ít đi so với nhu cầu của cuộc
sống. Bạn nói tôi không có tiền để nộp thuế. Không sao, nhà nước có muôn nghìn
cách để móc túi bạn mà cách đơn giản nhất là tạo ra lạm phát, tức là làm cho
đồng tiền mất giá đi. Bạn vẫn sẽ nhận lương 3-4 triệu/tháng như trước nhưng giá
trị thực của đồng lương đó chỉ còn 1-2 triệu vì giá cả ngoài thị trường đã tăng
lên gấp đôi.
Nếu cuối cùng, vì người dân không còn gì để nộp cho
nhà nước để trả nợ nữa thì vỡ nợ cấp nhà nước sẽ xảy ra. Chuyện này không có gì
mới và lạ. Năm 1997 một loạt các nước vùng Đông Nam Á đã vỡ nợ trong đó có cả
Hàn Quốc, Thái Lan. Mới nhất là ngày 31/7/2014 vừa qua, Argentina một quốc gia
Nam Mỹ đã vỡ nợ lần thứ hai, sau khi mất khả năng thanh toán 1,5 tỷ USD trái
phiếu quốc gia cho cho hai quỹ đầu tư của Mỹ. Giả sử Việt Nam rơi vào tình
trạng vỡ nợ thì điều gì sẽ xảy ra? Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thì: “Nếu
Việt Nam vỡ nợ, tất nhiên hệ số tín nhiệm của tín dụng đối với Việt Nam sẽ rất
là thê thảm, trong trường hợp nhà nước muốn vay tiền chỉ số tín dụng từ BB sẽ
rơi xuống B- và xuống hơn nữa...như thế làm sao Việt Nam có thể tồn tại trên
thị trường tài chính quốc tế. Những chuyện ấy sẽ kéo theo làm cho một nước
không thể ngóc đầu lên nổi. Chúng ta đã thấy chuyện đó xảy ra rồi, thí dụ bên Argentina
vỡ nợ lần thứ hai kéo theo bao nhiêu hệ lụy của nền kinh tế”.rfa.org/vietnamese/programs
Như vậy cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ không thể vay
được tiền của ai nữa kể cả từ Quĩ Tiền tệ Quốc tế, cho đến khi khả năng trả nợ
được phục hồi. Trái phiếu của Việt Nam khi đó chỉ còn là đống giấy lộn.
Chuyện vỡ nợ công của Việt Nam không còn là chuyện giả tưởng
nữa mà đang có nguy cơ lớn trong những ngày sắp tới. Sự vỡ nợ của các Quĩ bảo
hiểm xã hội (tức là Quĩ Hưu trí của công nhân viên chức nhà nước) liên tục được
đưa ra và cảnh báo là có thể vỡ sớm hơn so với dự báo. Lý do là có nhiều doanh
nghiệp hoạt động èo uột dẫn đến việc nợ đóng tiền cho Quĩ bảo hiểm xã hội. Lý
do quan trọng nữa, theo lời ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề
xã hội của Quốc hội khiến ông “bày tỏ sự lo lắng về hoạt động đầu tư, tăng
trưởng quỹ BHXH, vì nguồn quỹ này chủ yếu cho ngân sách Nhà nước vay và mua
trái phiếu Chính phủ (73,41%), các ngân hàng thương mại Nhà nước vay chỉ chiếm
(24,72%).bhxhhagiang.gov.vn/index.php/vi/news/
Như vậy nếu nhà nước vỡ nợ công thì các Quĩ Hưu trí
này cũng vỡ nợ theo. “Sổ hưu” của các cán bộ và quân nhân ăn lương nhà nước,
khi đó cũng không còn. Không hiểu khi đó đại tá-giáo sư Trần Đăng Thanh sẽ ăn
nói thế nào để thuyết phục các đảng viên yên tâm và tiếp tục đồng lòng cùng
chính phủ chống lại nguy cơ “diễn biến hòa bình” của “các thế lực thù địch”?
Một bản tin cũng đáng chú ý trên báo Pháp Luật Thành Phố là “Bạc Liêu: Nguy cơ
không còn tiền để chi lương”. Điều khiến chúng ta giật mình là tỉnh Bạc Liêu,
một miền quê trù phú với những cánh đồng cò bay thẳng cánh, có công tử Bạc Liêu
ăn chơi nổi tiếng Sài thành thuở trước, mà giờ đây cũng gay go như vậy thử hỏi
những nơi khác sẽ như thế nào?cafef.vn/thoi-su/bac-lieu
Nếu không có những thay đổi đột biến và sâu rộng về
thể chế chính trị thì sẽ không có cách gì cứu vãn được tình thế. Vì chính trị
là quyết định tất cả. Người dân Việt Nam sẽ phải trả giá đắt cho sự bàng
quang và thờ ơ của chính họ đối với các hoạt động chính trị của nhà nước và các
tổ chức đối lập dân chủ. Một mặt người dân luôn trông chờ và hy vọng vào sự
thay đổi và sự tử tế của chính quyền. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì một
chế độ độc tài toàn trị chỉ luôn vơ vét và làm giàu cho chính họ và thân tộc họ
chứ không bao giờ họ vì dân vì nước. Mặt khác vì tâm lý chờ đợi và cam chịu,
ngại thay đổi nên người dân Việt Nam đã không dành sự quan tâm cần
thiết và đúng mức cho các tổ chức chính trị dân chủ đối lập. Sai lầm của người
dân ở đây là họ vẫn cố gắng tưới nước cho một gốc cây đã mục ruỗng thay vì dành
một chút thời gian để chăm sóc cho những hạt giống mới đã đâm chồi nảy lộc. Một
gốc cây mục không thể nào sống lại được, trong khi những hạt giống đã nảy mầm
nếu được nuôi dưỡng tốt thì không mấy chốc sẽ lớn mạnh và khi đó người dân sẽ
có quyền lực chọn những giống cây thích hợp và mạnh khỏe nhất để dùng vào việc
gây dựng lại cơ đồ.
Là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập của người
Việt Nam, chúng tôi xin được đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề nợ
công cũng như sự an toàn của Quĩ Hưu trí để người dân Việt Nam tham khảo và
đánh giá như sau:
-Để tránh vỡ nợ công thì cách tốt nhất là chính quyền
cần hạn chế vay mượn nước ngoài tối đa. Vay ít thì trả ít, nguy cơ vỡ nợ vì vậy
sẽ được giảm thiểu.
-Muốn tránh vay nợ nước ngoài nhiều thì chính quyền
phải tăng thu ngân sách bằng biện pháp chống thất thu thuế. Muốn chống thất thu
thuế thì đầu tiên phải chống được tham nhũng (cứ một đồng bị tham nhũng thì
ngân sách nhà nước sẽ mất đi mười đồng, thậm chí hàng trăm đồng từ tiền thuế).
Thứ hai là phải chống được buôn lậu. Thứ ba luật pháp phải nghiêm minh và bình
đẳng với mọi thành phần kinh tế. Nhà nước sẽ kiên quyết xóa bỏ bọi ưu đãi và
đặc quyền, đặc lợi dành cho các tập đoàn và các doanh nghiệp nhà nước, kể cả
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI. Nhà nước sẽ tư hữu hóa mọi ngành nghề
kinh tế và tạo ra một bộ luật kinh tế chung cho tất cả mọi thành phần với tất
cả sự ưu đãi và dễ dãi để người kinh doanh yên tâm đầu tư các dự án dài hạn.
Nhà nước không có chức năng kinh doanh mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ trọng tài
và giữ cho các hoạt động kinh tế và xã hội được ổn định và đảm đảo an sinh xã
hội.
-Chính quyền Việt Nam phải cắt giảm tối đa bộ máy
công chức và những người hưởng lưởng từ ngân sách. 30% công chức “sáng cắp ô
đi, tối cắp ô về” phải cho nghỉ việc. Trả các hội đoàn ăn lương ngân sách về
cho xã hội dân sự như Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội nông dân, Hội phụ nữ… Các
hội này phải tự thân vận động và sống bằng sự đóng góp của các hội viên. Nhà
nước không có trách nhiệm và không nên nuôi cơm các hội này. Các đảng phái và
tổ chức chính trị cũng phải tự thân vận động, tồn tại và phát triển bằng chính
năng lực của mình.
-Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy rất cần
nhiều nguồn vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở và phục vụ dân sinh. Việc vay mượn nợ
công là điều vẫn phải làm trong nhiều năm tới. Để tránh thất thoát và tham
nhũng trong việc đầu tư và giải ngân các nguồn vốn vay này thì tiêu chí minh
bạch và công khai cần phải đặt lên hàng đầu. Tất cả các dự án đầu tư công đều
phải được thông báo rộng rãi từ trước khi đấu thầu một gian đủ dài để mọi doanh
nghiệp có thể nghiên cứu và tham gia. Việc đấu thầu phải diễn ra công khai minh
bạch, dưới sự giám sát của người dân và báo chí. Một ủy ban độc lập của quốc
hội sẽ quản lý và giám sát quá trình đầu tư công này.
-Quĩ Hưu trí (Quĩ bảo hiểm xã hội) là một vấn đề rất
quan trọng cho sự ổn định của đất nước vì nó liên quan đến lương hưu của hàng
triệu người …hưu trí. Bất cứ sự đổ vỡ nào của Quĩ Hưu trí đều gây ra những hệ
lụy nghiêm trọng cho đời sống xã hội. Vì sự quan trọng đó mà không thể để “việc
quản lý và sử dụng Quĩ Bảo hiểm Xã hội là trách nhiệm của tổ chức …bảo hiểm xã
hội”. Quĩ Hưu trí phải do một Ủy ban độc lập của Quốc hội quản lý và giám sát.
Việc dùng tiền của Quĩ hưu trí để đầu tư phải rất thận trọng, công khai và đảm
bảo an toàn một cao nhất…
Các đề nghị của chúng tôi đưa ra có thể chưa đầy đủ và
vẫn còn phiến diện tuy nhiên chỉ với chừng ấy thôi thì người dân Việt Nam cũng
có thể thấy rằng, nhà nước hiện nay không thể làm được gì, không thể thay đổi
được gì. Rõ ràng là phải thay đổi thể chế chính trị trước tiên sau đó mới có
thể làm những việc tiếp theo khác…
Việt Hoàng /(Thông luận)
========
Lương của cán bộ đảng,của sĩ quan cao khác thường. Những người này nếu hoạt động ở biên giới ,hải đảo,những địa bàn khó khăn,nguy hiểm thì có thể được hưởng phụ cấp tới 300%.Còn làm việc tại văn phòng,các địa bàn bình thường thì hưởng theo mặt bằng chung của xã hội.Như thế là công bằng.
Trả lờiXóaTôi biết một ông sĩ quan cả đời chẳng biết trận mạc là gì,về hưu lĩnh gần chục triệu hàng tháng,mỗi tuần một lần đi nhà thổ(đấy là ông ta khoe thế)
Tôi xác nhận. Có bà phàn nàn với tôi: "Nó (chồng bà ta) mỗi lần lĩnh lương hưu là đi ba ngày khỏi nhà. Bảy mấy tuổi đấy, nhưng còn tinh trùng là còn vác c. đi!"
XóaCây ngay thì bóng mới ngay
Trả lờiXóaNói thì thế này, làm lại thế kia
Nhân dân, đất nước ra rìa
Để lợi ích nhóm ăn chia sướng đời
Vần xoay biến đổi cơ trời
Ắt là quét sạch - đi đời lũ tham!
Càng tưới nước, độ ẩm càng tăng lên, gốc cây mục càng mau phân hủy. Lo gì?
Trả lờiXóaVỡ nợ nếu xảy ra cũng có cái hay, nó sẽ cho mọi người thấy bức tranh kinh tế VN thực tế là màu hồng như đảng, chính phủ vẫn khẳng định, hay là màu xám như "lề trái" vẫn nói.
Trả lờiXóaVỡ nợ sẽ buộc mọi người phải thừa nhận kinh tế VN đúng là cái cây đã mục ruỗng, không thể vun bón chăm sóc cho nẩy mầm được.
Vỡ nợ là thế bị dồn đến chân tường, lúc đó mới mong ĐCSVN thay đổi.
Ngược lại, nếu vỡ nợ không xảy ra, vẫn trụ được và đi lên thì tác giả Việt Hoàng đã sai, đã bi quan quá sớm, ĐCSVN vẫn tại vị và kiên định lập trường Mác-Lê, không thay đổi gì.
Theo quan sát của phó thường dân thì kinh tế VN không mấy khả quan vì VN không phải là nước có nền kinh tế sản xuất sản phẩm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân ngưng trệ, doanh nghiệp NN thì từ thua đến lỗ, công nghiệp chủ yếu chỉ là gia công, lắp ráp; Nông nghiệp xuất khẩu gạo chỉ đủ mua phân bón, thuốc trừ sâu; Chưa nói đến văn hoá, giáo dục, an sinh xã hội đang xuống dốc trầm trọng.
Vỡ nợ hay không vỡ nợ chỉ phụ thuộc vào tài nghệ của đảng, chính phủ trong đó có cả tài nghệ che đậy cho đến khi không thể che đậy. Cái gì phải đến sẽ đến.
Đảng, chính phủ vẫn khẳng định mạnh mẽ : đến 2020 VN sẽ cơ bản thành nước công nghiệp hoá. "lề trái" đang lo ngại 2020 VN sẽ thành tỉnh của TQ theo HĐ Thành Đô. Kết hợp hai thông tin này có thể sẽ có một đáp số chung ? ? ?
Phó thường dân không bi quan cũng không lạc quan, chỉ biết chờ xem.
UBND thành phố HCM vừa quyết định duyệt cho xây sân bay trực thăng và đường hầm an toàn tuyệt đối cho các lãnh TP - Vì dân cái gì .
Trả lờiXóaHọ tính chuồn đi đâu? Tại sao cứ thích tạo ra sự căm thù từ nhân dân??? Vì lòng tham lam vô độ!
XóaĐây là quyết định có tầm nhìn gần, nhìn xa nhất : có biến thì hoặc thăng thiên, hoặc độn thổ là thượng sách, ít ra còn giữ được chỗ đội nón.
XóaTính chuồn qua Nga, sống như chó chui gầm chạn??
XóaTuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đang quyết liệt yêu cầu những kẻ không biết làm gì, ngoài việc tham nhũng, phải rút khỏi chính trường!
Trả lờiXóaÝ này rõ và chính xác Thanhk.
XóaCác cụ dạy: Miệng ăn núi lở
Trả lờiXóaĐây....không chỉ ăn mà còn phá
3 tỏi 1 tháng là còn tiết kiệm đấy ạ
Tôi suy nghĩ : hiện nay ý đảng lòng dân đang gặp nhau!
Trả lờiXóaDân ta muốn thoát ,Trung một gã hàng xóm khổng lồ luôn muốn nuốt chửng người hàng xóm Việt nam.
Các vị lãnh đạo vơ được nhiều tiền của dân và của nước cũng muốn thoát Trung, sợ nếu Việt nam thành khu tự trị của bọn xâm lược Tàu khi đó nếu Tập Cận Bình thành công trong chống tham nhũng ở Trung quốc nó sẽ bắt KHU TỰ TRỊ AN NAM phải làm theo.
Thì đó các quan tham Trung cộng đang bán tháo bất động sản...Ở Việt nam thì từ LÝ TRƯỞNG à quên chủ tịch xã cũng có vài cái nhà vừa vừa ở một vài thành phố, quan huyện , quan tỉnh thì có biệt thự, taì khoản gửi nước ngòai... Sao họ không bàn cách thu hồi về ngân sách để chống vỡ nợ nhỉ ?Nếu báo chí cả phải lẫn trái, các giáo sư, tiến sĩ kiên trì phanh phui, liên tục thì sẽ có chuyển biến đấy. Tiếc thay một số TÒA BÁO và các phóng viên cũng ăn theo thì người dân lao động chỉ có giơ xương, dương mắt đứng nhìn thôi./.
Không thể vở nợ được lại vác bị đi ăn xin tiền ODA, ODB ,tiền hổ trợ dân nghèo của LHQ và WB cứ xào qua xào lại đều chảy về túi chính phủ ,với lai nhung ngành tỷ dola VN không thiếu như may mặc ,da giầy ,cà phê gạo tha hồ mà chén ! nếu không trả nợ được thì dân chia nhau quần áo da giầy mà sơi thôi ,còn các bác ĐẢ CHUẨN BỊ BẢI ĐỔ TRỰC THĂNG CHO VIỆC ....di tản chiến lược ,sau nầy ,CÓ MÀ BAY ĐÀNG TRỜI ,khôn hồn thì liệu mà cư xử , phản lực củng không thoát
Trả lờiXóaCho nó "vỡ" mau đi để còn sắp xếp lại mà vận hành đúng quy luật!
Trả lờiXóaỦng hộ hoan ngênh các quan trên ăn mạnh hơn nữa
XóaKhỏi "ủng hộ" chúng tớ cũng quằm cho sạch sành sanh để tiến tới CNCS không còn gì để ăn cắp!
XóaSống chiến đấu lao động và học tập theo gương bác Chương vĩ đại!
Vỡ nợ của VN nhiều khả năng xảy ra và rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp, giới công chức và người dân. Khi đó TBT, TT, CTN và thằng khốn Trần Đăng Thanh nó cao chạy xa bay từ lâu.
Trả lờiXóaTT Dũng đang chuẩn bị cho Vỡ nợ của VN rồi đấy. Ông ta chỉ ra cách tính GDP rất "độc đáo" của VN lâu nay như 1 phát minh VĨ ĐẠI, rồi tiếp đó là ông quán triệt cho Công an VN mạnh tay hơn nữa đối với ...
Khi tham nhũng tràn lan thì càng vay lớn cho đầu tư công, thất thoát càng nhiều
tai sao quoc hoi va nhan dan lai khong co quyen biet so tien no cong cua dat nuoc hien nay la bao nhieu
Trả lờiXóaCó một đám tự nhận "biện chứng" nhưng ngoan cố đi ngược lại quy luật biện chứng - đào thải.
Trả lờiXóa