Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Học sinh không phải là chuột bạch để đưa lên bàn thí nghiệm


Nếu Bộ Giáo dục muốn thay đổi, muốn ra một đề án nào đó thì trước hết cần phải thông báo sớm cho học sinh chúng tôi biết, chứ đừng để xảy ra việc năm nay học sinh thi mà đến gần ngày thi mới thông báo
Tôi là một học sinh chuẩn bị bước vào lớp 12 (sinh năm 1997) và sẽ thi đại học năm 2015 tới. Thời gian gần đây, nghe Bộ Giáo dục đề ra phương án thi mới, đó là gộp chung kì thi tốt nghiệp và đại học lại làm một. Điều này khiến tôi và bạn bè của tôi hết sức hoang mang và vô cùng bức xúc.
Trước giờ, lứa sinh năm 1997 chúng tôi cứ ngỡ năm sau sẽ là năm thi đại học cuối cùng và chúng tôi đang dồn hết tâm huyết vào kì thi đại học này, nhưng có ai nào ngờ tới, quả thật là trớ trêu.
Đất nước ta từ trước tới giờ vẫn theo lối dạy “lối theo lối gió, mây đường mây”, giáo viên dạy một lẽ và học trò học theo một lẽ khác. Thử hỏi, nền giáo dục nước nhà quá chú trọng vào lý thuyết, không chú trọng vào thực hành, thì làm sao học sinh có thể phát triển được một cách toàn diện được?
Đấy, chỉ bây nhiêu đó thôi, đó chính là cách dạy của đa số giáo viên hiện nay đã biến những học sinh chúng tôi trở thành những chú vẹt đủ màu sắc. Vậy, tại sao Bộ lại yêu cầu học sinh phát triển toàn diện chứ?
Thật sự là trong cách dạy của giáo viên nước ta ngày nay, hoàn toàn không thể giúp cho học sinh chúng tôi hiểu được hai từ “toàn diện” là gì cả.
Nhiều giáo viên quá phụ thuộc vào lý thuyết. Các thầy cô dạy chúng tôi bằng cách đọc và chép, kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh bằng cách đưa cho chúng tôi một xấp đề cương, nói về nhà học thuộc và sáng hôm sau lên trả bài, chỉ cần đọc đúng hết thì chắc chắn điểm sẽ cao.
Nói thật thì học thuộc thì là một chuyện quá dễ dàng, nhưng học sinh có hiểu bài hay không. Ví dụ, khi lên trả bài môn Văn, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh phân tích một khổ thơ nào đó thì học sinh chỉ có nhiệm vụ là đọc hết tất cả những gì trong vở của mình ra là coi như đã hoàn thành nhiệm vụ.
Thế nhưng, học sinh ấy lại hoàn toàn không hiểu được gì từ những tác phẩm đó. Bởi vì sao? Bởi vì những suy nghĩ của bạn sẽ không được giáo viên chấp nhận. Lời văn của bạn ấy sẽ được giáo viên cho là quá trẻ con và giáo viên bắt học sinh của mình phải học theo những gì họ dạy.
Một trường hợp khác, đề ra: “Bạn hãy phát biểu suy nghĩ của bạn về cái đẹp”, bạn An sẽ suy nghĩ về cái đẹp theo hướng này, còn bạn Bình thì sẽ suy nghĩ cái đẹp như hướng khác, mỗi người một suy nghĩ. Thế nhưng giáo viên sẽ chốt lại bằng cách dạy chúng tôi viết về cái đẹp bằng cách sau: “Mở bài: Giới thiệu về cái đẹp. Thân bài: Định nghĩa cái đẹp. Kết bài”.
Thử hỏi, dạy học sinh bằng cái cách không cho họ nói lên cách diễn đạt của mình, mà gán ép họ vào những khuôn phép, luật lệ không cần thiết vậy thì học sinh có giỏi lên được không?
Học thì phải đi đôi với hành, học không hành, làm gì cũng không tới đâu.
Không chỉ vậy, giáo dục nước nhà đặt ra quá nhiều môn học cho học sinh mà sau này khi vào đại học, khi vào đời thì những môn học đó dường như là hoàn toàn vô nghĩa. Nó không đáp ứng được gì cho nhu cầu cuộc sống của chúng tôi trong tương lai.
Môn học quá nhiều, trong khi thời gian một ngày chỉ có 24 tiếng, thử hỏi làm sao mà học sinh có thể sống nổi trong không khí ngột ngạt như vậy được? Thời gian đâu mà giải trí, thời gian đâu phụ giúp gia đình? Đâu phải học nhiều là giỏi, điều quan trọng là học ít hiểu nhiều, học tới đâu hiểu tới đó và biết áp dụng vào cuộc sống thì mới hay chứ.
Ví dụ, sau này tôi có ước mơ làm một bác sĩ, mà ngành Y thì đâu có liên quan gì tới Văn đâu? Tôi đồng ý rằng môn Văn- Tiếng Việt là môn của người Việt, bất cứ người Việt nào cũng phải học nó, nhưng mà học cũng chỉ nên dừng lại ở cấp độ trung bình, chứ đâu cần phải hiểu một cách thâm thúy. Không lẽ sau này, khi bác sĩ ra toa thuốc cho bệnh nhân thì bác sĩ làm thơ trong toa thuốc đó phải không ạ?

Còn nữa, tôi thấy môn Giáo dục công dân nghe ra rất vĩ đại nhưng thật sự nó hoàn toàn vô nghĩa. Giáo dục công dân là giúp cho con người trở nên hoàn thiện bản thân, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đất nước… Thế nhưng, nói là nói vậy thôi chứ cơ bản đó chỉ là những dòng lý thuyết rườm rà và không hề ăn sâu vào tâm trí học sinh.
Giáo dục công dân ra sao mà học sinh cô nào, cậu nấy mở miệng ra toàn là nói tục, chửi thề, vậy có môn học này để làm gì?
Trong Giáo dục công dân có dạy học sinh về tình yêu thương giữa con người với con người, vậy tình yêu thương đó là gì? Tình yêu thương đó được định nghĩa bằng những dòng lý thuyết là xong thôi sao?
Giáo dục công dân giúp cho con người chúng ta hiểu biết thêm về thế giới, về con người, lẽ ra môn học này phải tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp xúc, nói chuyện, chia sẻ với những con người bất hạnh…
Có như vậy chúng tôi mới hiểu được và thấm sâu trong suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương giữa người và người là như thế nào. Học thì phải đi đôi với hành, học không hành, làm gì cũng không tới đâu.
Giáo viên nước ta có cách dạy giống ru ngủ tâm hồn học sinh, dạy mà không có một nét gì riêng cho bản thân mình, ai cũng như ai, làm cho không khí tiết học trở nên nhàm chán, không một tiếng cười, thì làm sao mà học sinh tiếp thu tốt được, nhất là giờ Văn, Sử, Địa… Ôi thôi, ai cũng ngủ gà ngủ gật, thật đau lòng.
Không chỉ có vậy, còn môn Toán nữa, tại sao chúng tôi phải học quá nhiều về lượng giác, tích phân, vi phân, đạo hàm, đường cao, các định lý Pitago…? Những điều này làm chúng tôi nhức điên cả đầu, mà thử hỏi, sau này ra đời những điều trên sẽ giúp gì được cho chúng tôi?
Môn Hóa dạy cho chúng tôi một đống chất, đủ dạng phương trình, đủ cách nhận biết chất. Thế nhưng khi chỉ vào chất đó và hỏi đó là chất gì thì tôi dám khẳng định rằng sẽ có tới hơn 90% học sinh hoàn toàn không biết. Có thể thấy khi học thì hay lắm, nhận biết đồ gì dữ lắm, nhưng thật ra chỉ là lý thuyết và lý thuyết thôi.
Tiếng Anh đáng lí ra là phải chú trọng nhiều vào viêc nghe và nói, còn việc dạy tiếng Anh nước mình chỉ chú trọng vào ngữ pháp. Thử hỏi, một người giỏi ngữ pháp chắc gì đã giỏi tiếng Anh? Bạn ấy có thể nói chuyện với người Mỹ, hay hiểu được tất cả những gì họ nói không?
Các bác Bộ Giáo dục ơi! Các bác có thể lắng nghe ý kiến của học sinh chúng tôi được không ạ? Trình độ dạy học của nước nhà thật sự là quá kém, thua rất xa với những nước tiến bộ như Hoa Kỳ, Singapore… Vì vậy, tôi xin mấy bác đừng có bắt học sinh chúng tôi học theo kiểu Việt Nam mà thi theo kiểu Mỹ, kiểu Úc nữa.
Cái gì cũng vậy, nếu muốn học sinh chúng tôi phát triển toàn diện thì trước hết giáo viên phải toàn diện trước đã, có vậy thì mới làm gương cho chúng tôi được. Và xin đừng dạy học theo kiểu chỉ nói mà không làm nữa, có vậy thì học sinh mới phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của chính mình.
Nếu Bộ Giáo dục muốn thay đổi, muốn ra một đề án nào đó thì trước hết cần phải thông báo sớm cho học sinh chúng tôi biết, chứ đừng để xảy ra việc năm nay học sinh thi mà đến gần ngày thi mới thông báo.
Người ta tổ chức World Cup cũng phải mất hết 4 năm, chúng tôi đã được cha mẹ đầu tư học đại học cũng mất hết gần cả 12 năm, dồn biết bao nhiêu là tâm huyết, nỗ lực để được bước vào ngưỡng cửa ấy. Và, học sinh chúng tôi là những con người chứ không phải là chuột bạch, là vật thí nghiệm để Bộ Giáo dục đưa lên bàn mổ và làm thí nghiệm.
Đi khắp thế gian, không có một đất nước nào lấy công dân, lấy học sinh nước họ ra làm thí nghiệm cả. Vì vậy, tôi mong Bộ Giáo dục đừng làm trái lại với quy luật bình thường đó.
Hy vọng những tâm sự này sẽ đến được với những người đứng đầu ngành giáo dục, tôi mong năm 2015 sẽ thi đại học bình thường như mọi năm. Tôi cảm ơn.

Tano Tung Tăng (kienthucnhansu)
==========

25 nhận xét:

  1. Khốn nạn cái sự học .... tất cả cũng vì những lòng tham bằng , tham cấp ...để có quyền , chức kiếm tiền cho nó rễ......chứ chỉ cần nghĩ học là để lấy kiến thức , lấy khoa học , lấy kinh nghiệm người đi trước .... để làn giầu cho bản thân , cho xã hội ngày càng phát triền ,văn minh thì đâu cần bằng cấp .....

    Trả lờiXóa
  2. Các ông luôn tự hào nào là nền giáo dục XHCN , nào là mái trường XHCN ... Vậy nền GDXHCN nó là như thế nào ? Nó hơn gì nền GD tư bản CN , nó ưu việt ở chỗ nào ? Tôi chIỉ thấy học sinh , sinh viên bây giờ khốn khổ hơn vì đủ các loại tiền phải đóng , đủ các loại phí ... Thân phận như loài chuột Bạch trong labo , học như vẹt ! Nạn học thêm , dạy thêm tràn lan như một loại dịch bệnh . Không lẽ khối kiến thức trong trường chưa đủ hay học sinhbaay giờ ngu quá mà phải dạy thêm tràn lan như vậy ? Chung quy tất cả vì tiền thôi thưa các vị quan chức ngành GD VN XHCN ! Không năm nào việc thi cử THPT và đại học lại không có sự thay đổi , thay đổi xoành xoạch , thế mới lạ ! Hết bộ trưởng này rồi đến bộ trưởng khác , toàn một lũ " nói như rồng leo làm như mèo mửa " .có thể tóm lại như thế này : nền giáo dục Việt nam là một nền giáo giáo dục " không giống ai " , một nền giáo dục tệ lậu ! Ôi , nền giáo dục XHCN !!! Chẳng biết tròn hay méo ? Các cháu yên tâm đi , các cháu sẽ còn là " chuột Bạch " đến vài thập kỷ nữa nhé , có thê là " tầm nhìn 2050 " các cháu ạ .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác vừa kể ra những ưu việt của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa đấy thôi .

      Khốn khổ hơn, đóng nhiều tiền hơn, học thêm nhiều hơn, nhiều thay đổi xoành xoạch hơn ...

      Nền giáo dục VN "không giống ai" vì bác so sánh nó với các nền giáo dục tư bản . Nhưng nếu bác so sánh nền giáo dục VN với các nền giáo dục XHCN khác như Trung Quốc và Bắc Hàn, em nghĩ bác sẽ nhìn thấy nhiều điểm rất tương đồng .

      Xóa
  3. ngành học nước ta giỏi lắm.Mấy cô gv cấp tiểu học-học sư phạm 2 năm,nay hầu hết có bằng đại học tại chức ,thế mà năm nào các cô cũng phải rặn ra một sáng kiến, cứ y như các cô ở viện khoa học bộ gd. Thế nên các cô lại phải lấy sáng kiến của các năm trước để nộp,hoawajc mượn của bạn dạy ở huyện khác mà nộp.vì ngành họ không quản lý, không công khai các sáng kiến đã làm.Ơr cấp nào cũng vạy cả.Thầy cô đã phải gian dối thì làm sao mà tử tế dể dạy trò được.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng vậy, tích phân, vi phân,đạo hàm...học xong quên luôn, chả vận dụng gì mà chỉ mệt hs.Chỉ có mấy ông ở viện toán học thì cần vì họ là chuyên sâu.bài vở quá nặng mà vô ich

    Trả lờiXóa
  5. Cả dân tọc Việt làm chuột bạch
    đâu chỉ mỗi bọn trẻ con vắt mũi chưa sạch

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cũng là một giáo viên, tôi đồng tình với những suy nhĩ của em!
    Nhưng em ạ! Chúng tôi với các em đều trong hoàn cảnh như nhau. Chỉ được nói những gì người ta cho nói, chỉ được dạy những điều người ta hướng dẫn, tất cả đều bắt đầu từ chỗ tít trên cao. Về cơ bản chúng tôi chỉ là những cái caset Madein Việt Nam.
    Và cũng như các em, chúng tôi vẫn phải học, học nhiều thứ bà rằn, chẳng liên quan gì đến chuyên môn cả. Về cơ bản, trong con mắt đảng, chúng tôi là những người cần phải giáo dục, thường xuyên, triền miên học tập để nâng cao nhận thức để trở thành người giáo viên xã hội chủ nghĩa, thay đảng rèn người. Hàng năm chúng tôi vẫn phải gật gà nhét vào đầu hàng lô tư tưởng Max -Lê, hàng lốc nghị quyết, chỉ thị...và chúng tôi cũng như các em, không có một chút quyền nào trong sự học và sự dạy, kết quả chúng tôi trở nên ngu ngơ, thụ động như một cái máy ngớ ngẩn, đù dờ, mất hết khả năng và hứng thú sáng tạo trong công việc rất cần sự sáng tạo.
    Cải cách rồi lại cải cách, càng cải cách càng nát bét, nguyên nhân từ lợi ích của một bộ phận nào đó nên chương trình giáo dục ngày một lê thê, ôm đồm, đồ sộ; càng quấy loảng càng chất lượng thấp nhưng lại tiêu được nhiều tiền. Càng giảm tải càng tăng tải. Về cơ bản giáo viên chúng tôi cũng mất phương hướng.
    Cái đáng sợ nhất hiện nay là sự chỉ đạo của các cấp đảng chính quyền trong giáo dục, chúng tôi phải chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của những kẻ không hiểu gì về giáo dục, coi giáo dục như một cái bánh, ngọt ngào và thơm tho trong lúc chúng tôi trong trạng thái sống dở, chết dở.
    Tôi và em đều là nạn nhân của một nền giáo dục mất phương hướng, thiếu triết lý, nhân văn, sai tứ tung, sai thì sửa, càng sửa càng sai, càng sai càng sửa...và nền giáo dục ấy chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất : Sửa sai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi tâm đắc với nhà giáo.Ở Thanh hóa khi lập trường đại học Hồng đức thuộc Ủy ban tỉnh quản lý còn đưa 1 CÁN BỘ CHƯA TỪNG DẠY 1 GIỜ Ở BẬC ĐẠI HỌC VỀ LÀM HIỆU TRƯỞNG thì sao.Nhưng bù lại, cán bộ đó là con trai của 1 phó chủ tjch UBND tỉnh vừa nghỉ hưu.

      Xóa
    2. Cám ơn bạn.

      Chúng ta phải sống theo hiến pháp. Theo đó, chỉ có "lực lượng LÃNH ĐẠO nhà nước và xã hội" (theo điều 4 hiến pháp), có QUYỀN, chỉ tay, ra lệnh cho chúng ta làm gì. Cho nên học sinh " là chuột bạch để đưa lên bàn thí nghiệm" cũng ĐÚNG theo hiến pháp!

      Nói chung, ở VN, làm cái gì, cũng đúng luật, và cũng sai luật.

      Xóa
    3. Không phải bắt bẻ nhưng "quấy loãng" chứ không phải "quấy loảng" như giáo viên viết.

      Xóa
  7. Hố...hố......
    chủ nghĩa mác giáo lê vô địc muôn năm

    Trả lờiXóa
  8. Coi mấy "cô giáo" tra tấn dã man các em mầm non, các em thiểu năng mà sao thấy nó đặc trưng cho "xã hội tốt đẹp" hiện nay thế?
    Người-thú đang làm chủ xã hội VN! "Tập chung dân chủ" ư? Không! Chính là "Tập chung Người-thú" đó!

    Trả lờiXóa
  9. Những kẻ trong ngành "giáo dục VN" nay chẳng biết làm gì ngoài việc làm bậy, miễn sao là vơ vét tiền thật nhiều, thật nhanh!
    Nếu tính chính xác, Việt Nam cọng sản phải đứng đầu thế giới về khoản tham nhũng! Gần như ai có chức danh "cán bộ" là máu tham bắt đầu chạy rần rật trong người, và ra tay hành động mau lẹ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói thế không được, "những kẻ trong ngành giáo dục' là vơ đũa cả nắm, có một số kẻ thì đúng, đáng tiếc một số kẻ ấy có vị trí trong bộ máy. Còn đại đa số giáo viên cũng đang sống dở chết dở vì cải cách liên tục, quy mô và lặn lội trong đường hầm không lối thoát.

      Xóa
  10. CB giáo dục VN chính là những con chuột bạch to! Còn HS VN là chuột bạch nhỏ.

    Trả lờiXóa
  11. Tất cả đều là nạn nhân của chế độ XHCN? k những thầy, trò, cha mẹ, phụ huynh đều phải lao vào vòng xoáy kim tiền-bằng cấp... ngày nay?Các bác cũng phải có trách nhiệm ,trăn trở khi đồng nghiệp trong nghề 'cao quí' đã từng phát biểu;'' ...cảm thấy khiếp sợ khi vào dạy lớp x y z''
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  12. Đừng đề nghị đổi mới GD mà không được đâu vì đó là quốc sách ngu dân của đcs. Dân càng ngu cs càng giàu!
    Có vậy mà các bác không biết cứ đòi đổi mới mãi. Đúng là ngu lâu dốt bền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cả dân tộc này biến thành chuột cống từ lâu rồi . Ngu dân là điều mà CS cần để thống trị tuyệt đối . Bao giờ dân nổi can qua dìm lũ này xuống bùn mới hả .giận

      Xóa
  13. Công tác cán bộ của ĐCS VN tham nhũng, thối nát đã làm rối loạn xã hội. làm suy yếu đất nước VN

    Trả lờiXóa
  14. Giáo dục Việt nam, như một cơ thể bị bệnh béo phì, đồ sộ, kệnh càng, dư thừa mỡ thịt; con bệnh ấy như thùng thủng đáy, ăn nhiều bao nhiêu cũng không đủ, ăn để duy trì sự sống bệnh hoạn của một cơ thể hầu như tê liệt mọi chức năng, càng ăn càng bệnh.
    Con bệnh ấy lại được tôn vinh là "quốc sách hàng đầu', khiến mọi người chú ý xoi mói, càng chú ý xoi mói càng phát hiện ra lắm bệnh, rồi bất cứ ai cũng xúm vào kê đơn bốc thuốc nghĩ mình sắp chết, nó uống bất cứ thứ gì người ta đưa đến, trúng độc, nó càng trở nên vô phương cứu chữa.
    Bản thân nó cũng không muôn chữa khỏi bệnh, bởi với nó là một tiềm năng để nó người ta rót tiền.
    Bệnh trọng, đau đớn tý nhưng nhiều tiền.

    Trả lờiXóa
  15. Cháu HS Tano Tung Tăng dường như ...quá khích.
    Nếu không có những kiến thức cơ bản thì làm sao có được nền tảng của sáng tạo. Ví dụ: Không coi trọng môn Ngữ Văn thì chẳng bao lâu thanh, thiếu niên VN sẽ giống Việt Kiều F3 cả, thì người Việt nói - người Việt cũng không nghe nổi; không thuộc đ/l Pitago thì chắc không thể làm thợ nề, thợ mộc; không biết khái niệm tích phân thì không thể hiểu tổng liên tục; không biết định vị địa lý thì chắc chắn thời buổi này chỉ có ...ngồi nhà; không có kiến thức hóa học cơ bản thì khả năng uống nhầm ...thuốc chuột là điều dễ xảy ra; ... Cho nên, chẳng có thứ kiến thức nào là phí đâu cháu ạ!
    Có điều là, trong giới hạn đến 18 tuổi (hơi nhiều) thì cần trang bị những gì làm vốn vào đời cho các cháu, để có thể chuyển qua tuổi lao động hoặc học lên (cũng là lao động đấy).
    Nền "học" nước nhà trải qua nghìn năm theo cụ Khổng nên đã bị trì trệ theo XH phương Đông; được nửa thế kỷ theo "Tây học" đã có những đường nét "mô đét", nhưng đã sớm bị "nền Giáo dục XHCN" ...cách cổ mẹ nó đi mất, mà chẳng ai hiểu cái "nền Giáo dục XHCN" nó tròn méo thế nào (giống như mọi thứ đi kèm tính từ "XHCN" khác).
    Vậy thôi. Có đôi lời tâm tình cùng bạn trẻ nhe!

    Trả lờiXóa
  16. Thật tình thì cả nước đã là CHUỘT BẠCH từ lâu rồi, học sinh làm sao thoát ra cho được? Ngay cả giới trí thức toàn quốc đều đã hóa thành chuột cả rồi, chưa ý thức được điều này sao?

    Trả lờiXóa
  17. VN đổi mới thì ít mà lãnh đạo hô hào tự khoe, tự sướng thì nhiều.
    Đổi mới ư???!
    Trường cấp 1 thay tên bằng trường tiểu học
    Trường cấp 2 thay tên bằng trường THCS
    Trường cấp 1 thay tên bằng trường THPT
    Phòng GD đổi thành BAN GD rồi bây giờ lại quay về Phòng GD
    Ty GD đổi thành Sở GD
    Ghép các tỉnh với nhau rồi lại tách tỉnh
    Rồi HỢP TÁC XÃ CẤP CAO
    "Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có" đó là TBT Nguyễn Phú Trọng nói đấy nhé
    Quản lí lãnh đạo xã hội và công tác cán bộ thua xa cả Lào và Campuchia
    Phải chăng đổi mới bằng cách Luồn cúi kẻ thù - Hèn với giặc, ác với dân??? Phải chăng khi VN bị diệt chủng bọn chúng vẫn ca ngợi 4 tốt và 16 chữ vàng ???
    Dở hơi, thối đến thế là cùng mà lúc nào chúng cũng đòi được dân tôn vinh, đòi được muôn năm. Vô lí quá trời !!!

    Trả lờiXóa
  18. VN đổi mới thì ít mà lãnh đạo hô hào tự khoe, tự sướng thì nhiều.
    Đổi mới ư???!
    Trường cấp 1 thay tên bằng trường tiểu học
    Trường cấp 2 thay tên bằng trường THCS
    Trường cấp 3 thay tên bằng trường THPT
    Phòng GD đổi thành BAN GD rồi bây giờ lại quay về Phòng GD
    Ty GD đổi thành Sở GD
    Ghép các tỉnh với nhau rồi lại tách tỉnh
    Rồi HỢP TÁC XÃ CẤP CAO
    "Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có" đó là TBT Nguyễn Phú Trọng nói đấy nhé
    Quản lí lãnh đạo xã hội và công tác cán bộ thua xa cả Lào và Campuchia
    Phải chăng đổi mới bằng cách Luồn cúi kẻ thù - Hèn với giặc, ác với dân??? Phải chăng khi VN bị diệt chủng bọn chúng vẫn ca ngợi 4 tốt và 16 chữ vàng ???
    Dở hơi, thối đến thế là cùng mà lúc nào chúng cũng đòi được dân tôn vinh, đòi được muôn năm. Vô lí quá trời !!!

    Trả lờiXóa
  19. Một điều hiển nhiên là triết lý gd của vn là gì cho đến nay vẫn còn bàn cãi thì gd vn sông được là nhờ cải cách và cải cách,còn sản phẩm của gd như thế nào là tự mỗi gđ phải lo.hãy tự cứu mình thôi.

    Trả lờiXóa