Tôi đã sống trọn hơn 15 năm chỉ có một mục tiêu trong
đầu là phải học và đỗ đạt thành-tài, ngoài ra tôi chẳng có gì.
LTS: Tuần
Việt Nam
giới thiệu một bài viết thể hiện góc nhìn, những trăn trở riêng của một người
trẻ.
Năm tôi lên 5, mẹ tôi cho tôi tham gia hát múa ở
trường mầm non. Hồi đấy tôi thích lắm, mơ rằng sau này mình sẽ là ca sĩ. Nhưng
sau đó tôi nhận ra sở thích hay quan sát mọi thứ xung quanh của mình, vậy là
tôi mơ ước sau này được làm hoạ sĩ. Cũng giống như những bạn bằng tuổi tôi
thôi, hồi bé chúng ta cứ ước mơ là được làm giáo viên, bác sĩ, chú kỹ sư,
v.v... nhưng chẳng có ai nói cho chúng ta biết: để làm những công việc đấy thì
phải cần phải học những gì, phải làm thế nào để sống vì những ước mơ ấy, và những
ước mơ ấy sẽ giúp chúng ta sống ra sao.
Khi tôi học xong cấp 1 là lúc Người Lớn quyết định cải
cách giáo dục bằng bộ sách giáo khoa mới toanh. Tôi còn nhớ lúc mẹ tôi mua
chồng sách đấy về nhà, tôi dành cả một mùa hè để ngồi đọc và nâng niu từ quyển
này cho tới quyển nọ, sách to, đẹp, nhiều hình và cũng rất nhiều chữ. Nhưng bộ
sách đó lại chẳng làm tròn ý nghĩa "giảm tải" như nó được khoác lên,
sự thật như thế nào thì chắc những người bạn sinh năm chín mươi mốt của tôi
phải hiểu rất rõ. Tôi bắt đầu lao đầu vào học hùng hục, trong đầu chỉ còn một
chữ "HỌC", có cảm tưởng rằng mình sinh ra chỉ để học. Mục tiêu và ước
mơ lớn nhất của tôi lúc đấy là học thật giỏi, đỗ vào trường cấp 3, chỉ đơn giản
vậy thôi.
Học hết cấp 2, tôi thi đỗ vào trường mà bản thân hi vọng,
vậy cũng được xem là thành công nhỉ? Lúc đó, Người Lớn quyết định chia lớp ra
thành các ban Tự nhiên, ban Xã hội. Tôi lại háo hức lao vào một mục tiêu mới:
Đỗ đại học. Vậy là tôi cùng những người bạn của mình lại học ngày học đêm, học
từ lò này tới lò nọ, nhiều đến nỗi nhiều người bạn mà tôi chơi tới tận bây giờ
là những người bạn quen ở lò học ôn.
Hồi đấy khi nhắc tới hai chữ Đại học, ước mơ được làm
hoạ sĩ từ thuở bé của tôi lại hiện về. Tôi nói với mẹ: con muốn thi trường Mĩ
thuật. Nhưng mẹ tôi đã khuyên tôi dừng lại. Tôi biết mẹ tôi đúng, đến bây giờ
tôi càng phải công nhận là mẹ đúng. Cái ước mơ đó sẽ chẳng giúp gì được cho
tôi, ngoài việc thoả mãn bản thân mình. Rồi thì sao, tôi sẽ sống như thế nào
với ước mơ đó, khi mà hiện tại mọi thứ đều khó khăn? Tôi thi vào một trường Đại
học khác, một sự lựa chọn an toàn. Kết quả, tôi đỗ.
Vậy là các bạn biết mục tiêu tiếp theo của tôi là gì
rồi: tốt nghiệp Đại học. Nhưng đến năm 2 Đại học, tôi bỗng nhận ra một nỗi sợ
của bản thân: Tốt nghiệp xong thì làm gì? Mục tiêu tiếp theo của cuộc đời mình
là gì? Tôi thử tất cả công việc khác nhau, nhưng càng thử càng hoang mang. Vì
tôi chẳng thật sự thích một công việc gì, tôi nhận ra mình là một đứa không có
lý tưởng, không có đam mê. Tôi nghĩ: thôi xong, mình thành một đứa vứt đi rồi.
Từ đó tôi đâm ra tuyệt vọng, tôi luôn nghĩ thầm: Tại sao? Tại sao lại là mình?
Tại sao mình lại trở thành một người như thế này?
Càng gần tới ngày tốt nghiệp, nỗi sợ của tôi lại càng
lớn dần lên. Và bùm, nó nổ như một quả bom hẹn giờ. Tôi lạc lối. Tôi nhận ra
mỗi thứ mình đều biết một chút, nhưng không thực sự giỏi một lĩnh vực nào, và
cũng chẳng có gì làm tôi thích thú đam mê tới độ muốn cố gắng cống hiến hết sức
lực của mình cho nó. Bởi tôi đã sống trọn hơn 15 năm chỉ có một mục tiêu trong
đầu là phải học và đỗ đạt thành-tài, ngoài ra tôi chẳng có gì.
Có hai thứ cần trong xã hội: tiền và đam mê. Trong số
những người bạn của tôi nhiều người đã đi làm ở các cơ quan, nhà nước có - tư
nhân có. Họ có tiền. Nhưng nhiều người trong số họ thú thực với tôi rằng họ làm
việc như một cỗ máy, với những khung giờ làm việc cố định và những công việc cố
định. Tôi không muốn bản thân mình giống như họ, làm công việc mình chẳng mặn
mà gì lắm nhưng có thật nhiều tiền. Là bạn thì bạn có đánh đổi không? Tôi thì
không, chắc bởi tôi sống thiên về mặt cảm tính chứ chẳng phải lí trí. Tôi muốn
tự do làm công việc mà mình thật sự đam mê.
Vậy là lại quay trở lại câu hỏi: Mình thực sự đam mê
cái gì? Ý nghĩa tồn tại của mình là gì? Quả là những câu hỏi hóc búa không thể
tưởng tượng nổi. Từng ngày dài trôi qua, tôi vẫn đang lang thang tìm kiếm và
làm thật nhiều công việc, mục đích của tôi là để tìm ra thứ thực sự phù hợp với
mình và bản thân thực sự mê say nó. Nhưng sao mọi thứ lại khó khăn thế, tôi còn
phải tìm cho tới bao giờ nhỉ?
Hôm
nay tôi ngồi cafe với Giang, cô bạn của tôi bảo rằng bố mẹ đang muốn cô về quê
hương lập nghiệp. Là một công việc văn phòng. Giang thích nhiếp ảnh, cô chụp
ảnh rất đẹp. Nhưng cô bạn tôi hiểu rõ rằng để sống một cuộc sống sung túc bằng
cái đam mê đó thì quả là điều không tưởng, nhưng cô cũng nhất quyết không chịu
nghe lời bố mẹ. Cô ấy cũng lạc lối giống như tôi.
Tôi biết có nhiều, rất nhiều người bạn của tôi cũng
đang hàng ngày tìm kiếm cái neo cho riêng họ, tôi biết những câu hỏi tôi đặt ra
trên đây cũng là những câu hỏi mà họ ít nhất đã một lần tự vấn bản thân. Đã có
lúc tôi tưởng mình cô độc, nhưng thực ra tôi cũng giống như những người bạn
đang "lang thang" khác - chúng ta đều không cô độc.
Điều cuối cùng, tôi muốn nói với mẹ tôi, cũng muốn
thay lời những người bạn của mình nói với bố mẹ của họ - những người luôn yêu
thương và lo lắng cho tương lai của những đứa con mất phương hướng hay
"lông bông" hay "chẳng đâu vào đâu": Con xin lỗi mẹ. Xin
hãy cho con thêm thời gian, con vẫn đang cố gắng từng ngày mẹ ơi.
Tôi sinh năm một chín chín mốt.
Thiên Thanh/TVN
---------------
Câu chuyện riêng tư của bạn trẻ Thiên Thanh chắc cũng là của rất nhiều bạn trẻ khác sinh vào những năm 70-80-90. Họ có một kết cục chung là mất phương hướng hay chỉ có cái phương hướng chung là học, đỗ đạt, thành tài và kiếm tiền, nhiều tiền. Cái phương hướng cụ thể này không phải bạn nào cũng đạt được nhưng họ vẫn phải sống, vẫn phải "trưởng thành" và họ sẽ sống, sẽ trưởng thành thế nào chắc có thể đoán được.
Trả lờiXóaMột vài thế hệ đã bị mất phương hướng, bế tắc, thúc thủ. Vì sao vậy trong khi VN có cả hệ thống chính trị với đảng, đoàn, đội luôn "chăm lo" cho thế hệ trẻ với lý tưởng, hoài bão, cống hiến, hy sinh...những tính từ khẩu hiệu kêu như chuông ?
Phải chăng đây cũng là biểu hiện của một loại bế tắc trong rất nhiều thứ bế tắc mà đảngCS, nhà nước không nhìn ra, không muốn thấy nhưng nó vẫn là một thực tế hiện ra mồn một. Vẫn khẳng định chính sách, đường lối của đảng là đúng đắn, sáng suốt nhờ vận dụng sáng tạo học thuyết Mac-Lê.
Thế hệ trẻ rồi sẽ ra sao, đất nước VN rồi sẽ ra sao khi mà lớp chủ nhân ông mới đang không biết gì đến hai chữ đam mê ?. Hôm nay ông ngọc Hoàng (phó thường trực ban TTVH) nói trên báo TT : 90 ngàn người Hàn sang VN làm ông chủ, cũng tương đương số đó người Vieeyj sang Hàn làm O-sin. Nghe sao xót xa, tủi nhục.
Câu hỏi "hóc búa". Thật ra không chỉ hôm nay, mà hôm qua, ngày mai, đã, đang và sẽ luôn có câu hỏi tương tự. Cho nên, thật ra cũng đã có sẵn câu trả lời. Vấn đề là bạn có "chịu khó / chịu khổ" tìm sự trả lời ấy ...Thân già "cổ lai hy" này sẵn sàng hợp tác giúp bạn.
Trả lờiXóaĐỗ Thịnh, 72 tuổi / dothinh1@yahoo.com, 0167.8462.640
Này ông ngài dothinh1@yahoo.com, chúng tôi đã từng bắt được email của ngài ở trên trang nhà TTXVA và đùa chơi với ông về những gì ông làm từ cái thời diễn lễ "ki niệm 1000 năm thăng lên rồng". Mộ thời gian khá dài, chắc ông ngài còn nhớ chứ?!.
XóaChúng tôi đã biết ông ngài đến từ đâu và về đâu. Nếu ông dạy trẻ X91 bóc cứt gà bỏ mồm thì xin mời ông rút lại sự ảo giác trên trang nhà của BVB.
Các chú /bác anh/chị bất đồng chính kiến cẩn thận bắt tay với những gã này.
Rất tiếc cho ông ngài quá. Chúng tôi - chẳng ưa gì đỏ/ đen, nhưng cái xã nhĩa này chẳng đáng xu hào để ái náy lương tri.
STL. gửi lời @VL :)))
Nếu như bạn Nd 1533 đúng, chắc ông "dothinh" phải tới chỗ ông Nhạc sĩ Tô Hải để nghe giải thích, dạy bảo. Nhưng "dothinh" này chắc cứng nhắc lắm đây...
XóaĐời người chia làm hai phần.
Trả lờiXóaNửa đầu hy vọng vào nửa sau. Nửa sau nuối tiếc nửa đầu.
Hãy học một nghề cụ thể (và phải mê nó), chẳng cần đại học, và hành nghề ấy. Vậy là bạn khỏi trăn trở... (Nhưng đừng hành nghề hại người khác nhé.)
Tưởng tượng xem một quốc gia mà ai cũng học đại học? Là tai họa đấy... Gương thành công nhất là của một người bỏ học đại học và theo đuổi việc mình yêu thích bằng chính khả năng của bản thân - Bill Gates
Trả lờiXóaĐịnh hướng gọi là lành tính nhất (ăn bám, ký sinh trùng) của cha mẹ cho con cái hiện nay:
Trả lờiXóa- Chui vào một cơ quan nhà nước, lãnh lương tháng cho nó "khỏe"?!
Sao bạn không tham gia công tác Đoàn? nơi đây lý tưởng tuyệt vời, rất nhiều vị trưởng thành từ công tác Đoàn, trở thành ông nọ bà kia như Vũ Mão, ....như con các vị lãnh đạo ....
Trả lờiXóaChúc bạn sớm thành công!
Tùy lúc mà giỡn.
Xóasự thật chớ đâu có dzỡn
XóaMột kinh nghiệm nhỏ của tôi thế này,năm 76 khi ôn thi đ/h tôi nghĩ thi nghành gì bây giờ.về tự nhiên tôi quên nhiều do mấy năm ở lính,toi quyết ôn và thi khối c ,tôi nghĩ văn tôi không có khiếu,sử thì không thích,ngoại ngữ là hay vì ngoại ngữ khi ra trường chắc đươc ở thành phố để có điện,và tôi đã học ngoại ngữ rồi về nghành du lịch ở tp lam đến bây giơ về hưu rồi vẫn làm thêm đươc.các bạn trẻ nên tính khả năng của mình ,bây giờ ở đâu cũng có điện nên khong như tôi ngày xưa là chọn nghành nào sau đi làm ở nơi có điện.thật buồn cười mà cũng thục tế.
Trả lờiXóaNặc danh 11:07 xúi dại người khác phải không ? tôi thấy bạn hình như là một dư luận viên (xin nói thô tục - dư lồn viên),chúng tôi rất căm thù lũ mạc hạng này !!!
Trả lờiXóaNd 1107 đang phát triển băng đảng tham nhũng ý mà. Ị vào cái mặt của nó!
XóaCon em chúng ta không thi đổ vào Đại học cũng buồn - Thi đổ rồi cũng buồn vì bôn ba sợ đóng học phí không nỗi - học xong Đại Học thì lo xin việc làm không được - phải có tiên chung chi mới được - Ngay xưa VNCH một người làm nuôi cả nhà nay cả nhà làm không đủ để có tiền lo việc cho con . Bởi cơ chế xin cho do chế độ đặc ra nên người dân mới chịu khổ ải này .Vay tiền lo được việc làm thì đại đa số cũng theo đường chung chi mà làm tiên - Tham nhũng đủ cả mọi góc mọi nơi - trắng trợn ....Người dân VN chán ngán cái chế độ XHCN này lắm rồi chỉ chờ ngày tàn lụi mà thôi .
Trả lờiXóaĐúng ra phải là Những câu hỏi hóc búa của một "9X"
Trả lờiXóaXin tư vấn cho anh bạn trẻ:
- VN là một xứ hoàn toàn khác biệt, không thể áp dụng bất cứ nguyên tắc, nguyên lý nào
- Sống, chiến đấu, học tập theo gương bác hồ zĩ đại
Rất đồng lòng với câu trả lời này. Sống chiến đấu và học tập. Lưu ý chữ Sống không phải viết hoa chỉ vì nó ở đầu câu.
XóaSự thật giúp chạy một quốc gia. Các loại bánh vẽ, báo cáo láo, các thống kê không tạo ra sản phẩm. Các con số không là cái gì cả nếu không có con số chúng ta còn lại gì. Anh kiếm ra, làm ra bao nhiêu tiền không quan trọng, quan trọng là anh giữ lại bao nhiêu tiền. Bao nhiêu vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam không quan trọng, quan trọng Việt Nam giữ được bao nhiêu tiền hay lại chạy vào những ổ bi, ổ đạn nào đó ! Kĩ năng thực sự của hàng ngàn, hàng chục ngàn lần lặp lại của anh công nhân hay một kiến trúc sư đều như nhau, đó chính là giúp chạy đất nước này. Tôi nghiệm ra điều này và cứ thế mà làm, biến kĩ năng thành cần câu cơm và tới lúc nào đó cũng là lúc kĩ năng trở thành vũ khí của riêng mình.
Trả lờiXóaCon em chúng ta không thi đổ vào Đại học cũng buồn - Thi đổ rồi cũng buồn vì bôn ba sợ đóng học phí không nỗi - học xong Đại Học thì lo xin việc làm không được - phải có tiên chung chi mới được - Ngay xưa VNCH một người làm nuôi cả nhà nay cả nhà làm không đủ để có tiền lo việc cho con . Bởi cơ chế xin cho do chế độ đặc ra nên người dân mới chịu khổ ải này .Vay tiền lo được việc làm thì đại đa số cũng theo đường chung chi mà làm tiên - Tham nhũng đủ cả mọi góc mọi nơi - trắng trợn ....Người dân VN chán ngán cái chế độ XHCN này lắm rồi chỉ chờ ngày tàn lụi mà thôi .
Trả lờiXóaThành công để trở thành một thứ lông mèo thì xin kiếu.
Trả lờiXóaVới con mắt của 1 người làm văn hoá , và quá trình công tác Tôi đã được thẩm thấu đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ việc làm nhỏ nhất của người. Để áp dụng cho bản thân, và cảm thấy mình ngày 1 hoàn thiện hơn.
Trả lờiXóaKhi đọc các comment ở trang này , từ xưa đến nay thấy toàn là những nhà Dân Chủ hão huyền, ảo tưởng, tự xưng, tự sướng với nhau. Trong khi tôi giám chắc là nếu hỏi mọi người : 1 nền Dân Chủ cần hội tụ những yếu tố gì? Tôi giám chắc các người lắc đầu, gãi tai, bó tay !
- Vậy xin mời các người hãy so sánh : 1 bức tranh là cánh đồng lúa trải dài vút tầm mắt, bầu trời trong xanh đan xen là những sáo diều vi vu , yên bình đến tĩnh lặng. Đến những nhà thơ, nhà văn, họa sỹ, những du khách quốc tế ... cũng không cầm được lòng phải thốt lên : Việt nam quả là vẻ đẹp tiềm ẩn ! Việt nam number one! .... Do đâu mà được như vậy? Xin thưa đó là sự tài tình, và lòng kiên định của ĐCSVN, của con đường CNXH vinh quang!
1 bên là 1 bức tranh : cánh đồng hoa hướng dương , loang lổ , đầy khói súng, đầy những loạt đạn AK - 101, những rocket , tên lửa tầm ngắn ở UKRAINA , người dân phải chui vào rừng sâu, núi thẳm, tị nạn thiếu thốn, nhà thơ, họa sỹ, nghệ sỹ bỏ đất ra đi, du khách thì : says Good bye UKRAINA ! Do đâu ? Vì đâu? - do cái thứ Dân Chủ nửa mùa, mà các người ca ngợi ngày đêm đó.
Các người hãy so sánh: cánh đồng lúa , và cánh đồng hoa hướng dương. Rồi hãy tham khảo sự : ổn định, phồn vinh bao năm qua ! Do ai, giai cấp nào mang lại?
Lại Thành Kiên, trưởng phòng vhtt , Đông Hưng, Thái Bình.
Lại thành Kiên tầm nhìn của Kiên quá ấu trỉ nằm ở đáy giếng xem trời bằng vung - là loại tiểu nhân nệnh bợ - có ăn luôn mồm bác đảng - dơ meo chạy theo cúi lòn - chung quy Kiên là loại Việt gian bán nước mà thôi - Đến khi nô nệ thằng Tàu thì ông cố nội mày đội mồ vẫn khổ Kiên nệnh hiểu không ?
XóaBờ ra vô trưởng phòng
Xóacó chưởng phòng là zui zồi
Nghe tên này khỏi đọc. Đỡ bực mình.
XóaXin lỗi Đại Tá,cho phép tôi văng tục một cái - ĐM thằng dư lồn viên Lại thành Kiên ngu như con heo chết,vì con heo sống còn khôn hơn mày !!!
Trả lờiXóaĐây không phải là câu hỏi riêng của 9x, đây là câu hỏi chung của loài người. Nó đã được nhiều thế hệ nêu ra, và đồng thời vô vàn câu trả lời đã được đưa ra, với những cách nhìn khác nhau. Nó là nguồn gốc của các chủ thuyết, tất nhiên các học thuyết thường thêm tiết mục là "ta ở đâu mà ra" nữa. Và có một điều đánh buồn, phần lớn bước tiếp theo của các chủ thuyết thường là chiến tranh. Cuộc chiến bất tận của Vị Tha (vì người khác) và Vị Kỷ (vì bản thân mình)!
Trả lờiXóaNhưng muốn gì thì gì, trước hết nên lao động chân chính để nuôi sống bản thân mình hẵng. Khi bản thân tự sống được sẽ làm những việc mà mình đam mê. Còn cái mà mình đam mê lại cũng giúp mình sống được thì thật là tuyệt !
Ông Thanh Niên 1991 này thuộc thể loại "lặn" nhiều, nhưng không biết "lội"!
Trả lờiXóaÔng có đọc comment này của tôi xin ông hiểu là ở cái xã hội Việt Nam này để có tiền để thỏa cái "đam mê" , cái "thú" của bản thân chỉ có:
1- luồn cúi, nâng bi, bằng mọi cách được đứng vào hàng ngũ của ĐCS ...
2 - chấp nhận "đầu đội trời", "chân đạp đất" ... Giang hồ số má, buôn "lậu" .....
Nếu ông dám làm cái 1 và 2, thì mới có "vật chất" để nuôi cái đam mê, cái thú ... của ông! Bằng không , xin ông đừng mơ tưởng gì ở cái xã hội này, lần sau có viết thì phải "lăn lộn" cái đã, rồi hãy viết.
Bạn 9x thân mến! Nếu bạn tin trong đời mỗi người có cái nghiệp của mình: Nếu kiếp trước bạn đã có công việc mà bạn yêu thích, kiếp này bạn sẽ thích làm việc đó,còn bạn ở lâu ở thế giới bên kia ,bạn quên hết(may là bạ còn học giỏi), có nhiều người còn tối dạ không nhớ điều mình học: Có nhiều em bé 3 tuổi đã đánh đàn piano thành thạo.
Trả lờiXóaKinh nghiệm trong đời tôi: Hồi nhỏ học dốt,lớn lên học nhọc nhằn lắm mới có mảnh bằng tú tài,sau thích đi buôn cũng thành công nho nhỏ,càng về già tôi mới thấy tôi có năng khiếu về chính trị: Tất cả những điều tôi phân giải đều chính sác: Năm 1968 được tin Mao mờì Nixon sang Bắc Kinh chơi năm 1972 ,tôi nghĩ ngay phe Cộng Sản mất Trung Hoa, năm 1975 tôi đọc được bài sấm của cụ Trạng Trình ,cụ nói sau này Mỹ quay trở lại Việt Nam,rôì hòa bình sẽ đến, bây giờ tôi lại mơ làm thuốc bán ra thị trường.
Tôi khuyên bạn cứ kiếm việc sống bình thường nếu bạn may mắn sau naỳ bạn sẽ tìm ra caí nghề bạn yêu thích.
Khi VN được những người không tham lam bạo tàn dối trá "cướp chính quyền", tác giả sẽ khỏi phải ngơ ngác tự hỏi nữa.
Trả lờiXóaKhông biết tpvh kiên bao tuổi,học hành đến đâu,gia cảnh thế nào,tôi chỉ khuyên một câu là kiên nên đi làm mặt ở mỹ viện đi, cho mặt mỏng lại,đừng để thiên hạ nói là mặt dầy.
Trả lờiXóaChẳng phải chúng ta muốn đa đảng sao? Kiên jỏm này cũng coi là một đảng trong đây, và đang bị dồn, cho đến ngày phải xin thua.
XóaLoài người thì theo loài người,người ta đa nguyên đa đảng,dân chủ dân quyền,hạnh phúc giàu mạnh - thì mình (VN) - cũng đa nguyên đa đảng,dân chủ dân quyền =>thì nước giàu mạnh,giữ vững độc lập // Ngược bằng trái lại (độc tài đẩng trị,chỉ một đảng cai trị,muốn gì thì muốn,chỉ có đảng là trên hết,cương lĩnh của đảng đứng trên hiến pháp ) thì đất nước từng bước xuống cấp dần,dân không còn tin tưởng vào nhà cầm quyền nữa,thậm chí là căm thù => cứ thế đất nước tan rã,và biến mất cũng nên !!!
Trả lờiXóa