Con người khác các loài động vật khác ở
chỗ có khả năng nhận thức. Nhận thức không chỉ giúp con người đạt được mục đích
này nọ trong cuộc sống, mà bản thân nó cũng là mục đích. Mặt khác, vì những bí
ẩn của sự tồn tại là vô cùng vô tận, nên hoạt động nhận thức phải là hoạt động
thường xuyên, liên tục.
Do tính thường xuyên, liên tục của hoạt
động nhận thức nên vốn tri thức và cách nhìn nhận của con người thay đổi không
ngừng. Bên cạnh một số những điều bất biến, luôn có rất nhiều thứ phải xem xét
lại. Thậm chí, đôi khi phải rà lại xem những thứ ta tưởng là bất biến có thực
sự là bất biến hay không.
Như vậy, những ai không chịu thường
xuyên xem xét lại nhận thức của mình, người đó vẫn còn ở mức phát triển thấp.
Và sẽ là cực kỳ nguy hiểm cho cả một quốc gia, khi những người chịu trách nhiệm
định ra đường lối phát triển có nhận thức vừa mù mờ, vừa xơ cứng, và không chịu
thường xuyên xem xét lại quan điểm của chính mình, không cho phép và khuyến
khích sự xem xét lại.
Ấy thế mà đã có thời kỳ người ta sợ cái
từ “xét lại” như sợ một con quái vật ba đầu sáu tay. “Chủ nghĩa xét lại”
(revisionism) bị xem là bệnh dịch. Người ta thầm thì to nhỏ với nhau với vẻ
nghiêm trọng về những kẻ xét lại. Người ta viết báo, viết sách chửi bới những
kẻ xét lại ở nước khác. Người ta đấu tố và hãm hại những kẻ xét lại trong nước.
Dân tình thì hoang mang, không biết tin vào đâu (rồi cuối cùng cũng nhắm mắt,
cố tự trấn an để tin vào những vị đang cầm quyền).
Đó là vào cuối thập niên 1950 và đầu
thập niên 1960. Một số đảng “anh em” bắt đầu nhận ra rằng chủ nghĩa tư bản tuy
có giãy chết, nhưng càng giãy càng khỏe ra, còn chủ nghĩa cộng sản thì chưa
biết khi nào mới xây dựng được. Trong bối cảnh đó, nếu các nước XHCN cứ luôn
mồm tuyên bố làm cách mạng thế giới và liên tục chuẩn bị cho tình huống chiến
tranh thì không mấy lúc sẽ bị suy kiệt. Hơn thế, những người đi sang phương Tây
về đều chứng kiến một sự thay đổi nhận thức trong chính con người mình. Họ nhận
ra chính các nước tư bản phát triển mới đang dần đạt được những mục tiêu gần
giống như mơ ước của những người khởi xướng CNCS. Tuy nhiên, đa số họ phải giữ
im lặng để bảo toàn sinh mạng, chỉ một số ít mới dám thầm thì với vài người
thân. Chỉ vài người không chịu nổi sự dối trá mới lên tiếng nói rõ sự thật, để
rồi phải chịu đày đọa trong phần còn lại của cuộc đời.
Chấp nhận thực tế tình hình thế giới, ở
cương vị đứng đầu đảng CSLX, Nikita Khruschëv đã thực hiện một bước đi khá liều
lĩnh: đưa ra chính sách “chung sống hòa bình” với thế giới tư bản, trong sự
phẫn nộ của chính những đồng chí gần gũi nhất của ông và của Mao Trạch Đông ở
Trung Quốc. Do ngấm ngầm không ưa chính sách đó và do những thất bại trong các
quyết sách về kinh tế của ông, tháng 10 năm 1964, các đồng chí của ông, đứng
đầu là Leonid Brezhnev, đã tổ chức phế bỏ ông. (Người tiếp quản vị trí đảng
trưởng từ ông chính là Brezhnev, còn vị trí đứng đầu chính phủ được trao vào
tay Aleksey Kosygin.) Tuy nhiên, sau đó các chính sách đối nội và đối ngoại của
đảng CSLX cũng không quay trở lại y hệt như thời kỳ Stalin nữa.
Ở Việt Nam, công cuộc “đổi mới” được
khởi xướng vào năm 1986, mặc dù vẫn còn nửa vời và chưa đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn, nhưng đã chấp nhận những thay đổi còn vượt xa cả chuyện “xét lại” ở
Liên Xô trước đây. Những chuyện như chấp nhận cơ chế thị trường trong kinh tế
hay “làm bạn với tất cả các nước” chẳng phải là xét lại còn hơn cả Khruschëv
hay sao? Mặc dù vậy, một điều kỳ lạ là người ta vẫn sợ cái từ này, và sợ tất cả
những việc bàn bạc để đổi mới thực chất hơn nữa vì tương lai dân tộc. Họ cho
rằng chỉ đổi mới ở mức độ mà họ định ra mới là tuyệt đúng đắn, còn yêu cầu hơn
nữa là suy thoái đạo đức, là làm tay sai cho các thế lực thù địch.
Sợ xét lại, đó là một thứ bệnh. Một thứ
bệnh của những kẻ không muốn thực hiện chức năng chính của con người: chức năng
nhận thức.
Kèm theo nỗi sợ xét lại là nỗi sợ “diễn
biến hòa bình”. Nếu nhận thức của mỗi con người thay đổi thì nhận thức xã hội
cũng phải thay đổi, kéo theo những cải cách trong hệ thống nhà nước. Nếu hệ
thống nhà nước trì trệ lâu thì sẽ xảy ra “tai biến”, tức “diễn biến không hòa
bình”. Nếu nó thay đổi uyển chuyển, bắt kịp với nhận thức của xã hội, thì diễn
biến sẽ là hòa bình, sẽ không có những sự đổ vỡ, tránh được cảnh tan nát, máu
chảy đầu rơi.
Miến Điện là một trường hợp điển hình về
diễn biến hòa bình. Việc chấp nhận một chế độ đa đảng thật sự đã làm cho lãnh
đạo đất nước này được cả thế giới ca ngợi. Mọi việc diễn ra nói chung là êm
thấm.
Ví dụ về diễn biến không hòa bình thì
nhiều: Romania , Egypt , Libya ,… Trong những cuộc diễn biến
đó, xã hội mất mát rất nhiều, và kẻ độc tài luôn hứng chịu số phận thê thảm.
Vậy mà, thật kỳ lạ, người ta lại cứ sợ
diễn biến hòa bình, và cố tình làm mọi cách để tránh né nó. Nếu vậy, sẽ chỉ còn
một khả năng, không chóng thì chầy sẽ xảy ra, là diễn biến không hòa bình!
Sợ xét lại, sợ diễn biến hòa bình – đó
thực sự là những nỗi sợ của người thiếu tầm nhìn.
NGUYỄN
TRẦN SÂM
(
(Blog Đào Hiếu))
--------------
Mỗi khi thắp nhang ngoài Bàn Thiên, tôi khấn: "Cha của chúng con ơi..." Vậy là tôi cảm thấy không sợ gì nữa, vì có Người luôn che chở.
Trả lờiXóaBài viết đã đạt mục đích. Không "Giải phóng tư tưởng" thì làm gì có tự do?
Trả lờiXóabài viết hay quá Bác ơi , tuyệt vời !
Trả lờiXóaVâng... bọn nầy chúng nó đầy bản lĩnh, gian ác, khôn lỏi tiểu xảo, tàn độc.....
Trả lờiXóalũ nầy cũng không thiếu tâm nhìn đâu ạ.
chẳng qua vì tầm tiền, tầm ghế nên đám con rồng cháu tiên mới ra lông lỗi lày...
Nếu phong trào nhân dân nổ ra, ít nhất cũng có một bộ phận không nhỏ quân đội đứng về phía nhân dân!
Trả lờiXóaCó vẻ các điền kiện bùng nổ đang được tích tụ, nhiều người dân sẵn sàng quyết chiến, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng - "bây giờ sống cũng như chết!..."?
Cũng chưa có đến mức sống cũng như chết đâu ạ,nhưng mà lượng đổi chất đổi,tích tiểu thành đại ...sợ quá hóa rồ hóa dại mà lại rồ dại chỉ bởi những nỗi sợ viển vông kỳ cục mới đau chứ !
XóaBác Trọng TBT sợ diễn biến hòa bình.Bác Sang CT nước sợ dân mất lòng tin.Bác Hùng CTQH sợ xử lý triệt để tham nhũng tiêu cực thì hết cán bộ làm việc còn bác Dũng TT thì sợ Nhà nước VN bị phá sản?
Tứ trụ triều đình, mỗi Bác sợ mỗi kiểu,tuy thế không biết các Bác có thấu hiểu được nỗi sợ của người dân VN?
Ngày nay người dân VN không đói,ít rách nhưng ở trong nước thì sợ cơ chế tham nhũng làm hỏng nồi cơm,sợ cơ chế đặc quyền lột đến mảnh cuối cùng của manh áo mỏng dân chủ .Ra ngoài Nước sợ thế gian khinh rẻ một dân tộc anh hùng mà nghèo hèn ngu đần không biết dạy bảo đày tớ để đày tớ giáo điều bảo thủ ngông cuồng dẫn Đất nước lên ghềnh xuống thác dạt dần đến vực hiểm phá sản...nỗi sợ của chủ nhân ông đất Việt không hề mơ hồ ,không thể gọi là thoái hóa biến chất,không có kẻ thù địch,không có thế lực diễn biến hòa bình nó chính là nỗi sợ Đảng CSVN nếu không từ bỏ tư tưởng kiên định CNXH(cái gì hay của CNXH vẫn có giá trị bởi tư bản họ cũng còn làm theo nhưng kiên định thì không)và dân chủ hóa để cả xã hội chung tay vượt khó thì Đảng CSVN sẽ không còn đủ sức đủ tầm ở cương vị lãnh đạo Nhà nước .
Bác Sang CT nước khỏi lo mất lòng tin nơi dân nếu cán bộ đảng viên của các bác đồng lòng cùng nhân dân cải cách thể chế chính trị,cùng chia sẻ khó khăn với nhân dân,với các tổ chức dân sự chính trị khác chứ sao các bác dù đã không còn kham nổi mà cứ muốn một mình ngồi ghế chèo lái ????
Tài hèn đức mỏng, sợ nhiều bề
Trả lờiXóaBản lĩnh, tầm nhìn mù mịt - "phê"
Ghế, mác bon chen đùn trách nhiệm
Trần ai nhân - quả, cõi đi - về!
Cum từ "diễn biến hoà bình"(DBHB) xuất hiện sau năm 1990,cái đảng "chống chủ nghĩa xét lại"to mồm nhất là DCS TQ.Vì sao cụm từ DBHB xuất hiện vào thời điểm ấy? Bởi thế giới CS choáng váng sau tan rã của Liên xô và một loạt các nước Đông Âu sợ mất chủ nghĩa xã hội,mất chủ nghĩa cọng sản,mất đảng cộng sản.Mà mất những cái này là DCS mất quyền lãnh đạo,thế mới có hội nghị Thành Đô!Suy cho cùng DBHB cũng là do ĐCSTQ mớm ra cho các đảng xung quanh.Với một đảng mà đảng trưởng là anh chàng Manh đức Động,với bộ não kém phát triển sẵn sàng bê những cái gì nghe được nhận được không chọn lọc về áp dụng vào đảng mình.Như thế là vô tình tay sai cho địch,làm loa tuyên truyền cho địch,quay lại dày xéo dân tộc mình,đàn áp lại những người không cùng chính kiến,đề nghị sửa đổi,gán cho họ những tội "chống chế độ","chống dân tộc"...Nguy hại thay!
Trả lờiXóaNhững thế lực độc đảng-phản động lúc sắp chết đã ngu lại tỏ ra nguy hiểm?
Trả lờiXóaNGLUY
Tóm lại
Trả lờiXóaKẻ thù nguy hiểm nhất của CS là nhân dân
và nỗi sợ lớn nhất của CS chính là CS
Tất cả chỉ là bao biện ,mị dân,lòe bịp,dối trời lừa dân,lừa dối cả chính bản thân kẻ độc tai chế độ độc tài để bảo vệ chế độ của người CS không còn tính chính danh? Để đất nước tụt hậu như 1 trích dẫn ; VN - Hàn Quốc nửa thế kỉ trước có cùng xuất phát điểm nay có tới 9 vạn người HQ sang VN làm ông chủ hoặc nhà quản lí đồng thời cũng có tới 9 vạn người VN sang HQ làm ...OXIN???
Trả lờiXóaNGLUY
Nhân dân VN sẻ KHÔNG CÒN GÌ sau chuyến đi của ông lê hòng anh ,không thể bứt rời khỏi tàu chệt đảng cộng sản VN hiểu rằng chẳng thà hy sinh dân tộc VN còn hơn để mất đảng ! bọn chúng đem giàn khoan vào VN ,đồng thời xách động bạo loạn đập phá tài sản ở các khu công nghiệp .....RỒI VN BỒI THƯỜNG hởi nhửng ai là con dân đất VIỆT có thể ngậm được cái nhục nầy hay không ,chúng nó có còn đáng cầm quyền hay không ,với 1 phụ nử nhỏ bé với lý do cản trở giao thông ,gây rối công cộng ,xét xử công khai với hơn 1000 công an cảnh sát dân phòng cho 3 người yêu nước để hả dạ bọn tàu ,
Trả lờiXóaHỞI NHỬNG AI LÀ CON DÂN VIỆT NAM ,CÓ AI MUỐN BỊ XỬ BẮN NHƯ TÂY TẠNG HIỆN NAY DƯỚI MỦI SÚNG BỌN TÀU ,ấy vậy mà nhửng người vổ ngực đưa dân tộc nầy đi từ thắng lợi nầy đến thắng lợi khác đang đưa dân vào chổ hang hùm nọc rắn ,chúng quyết tâm nhờ tàu cộng che chở cho chúng cùng gia đình tiếp tục cai trị bằng lưởi lê và nòng súng ! con đường diển biến hòa bình bằng cái miệng sẻ không có kết quả ,1van quân tàu đang được đưa vào các khu công nghiệp ở Hà tỉnh .ngày mất nước dưới bọn bành trướng tàu không còn xa,1 chế độ nhục nhả hèn hạ ,1000 năm nửa và 1000 năm nửa độ hộ của tàu lần nầy là xóa sổ dân tộc VN trên bản đồ ,khổ cho nhân dân tôi nhửng người cùng khổ phải ở lại VN,còn nhửng kẻ có tiền thì chúng đả chuẩn bị cho lần đại di tản thứ 2 từ lâu rối .
Qua bao năm sống dưới chế độ CS - Dân Tộc VN đả mất tất cả : Từ tình làng nghĩa xóm - Từ nết văn hóa mấy ngàn năm xây dựng nay chẳn ra thể thống gì đến nỗi cha con , anh em , vợ chồng không còn truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau - lắm lúc tranh dành của cải vật chật xem vất chất quý hơn tình nghĩa - hiếu đạo mấy ai xem trọng - kính già yêu trẻ thương người cơ nhở hoàn toàn không có , cứ nghi ky nhau không thực hiện được cái tâm của con người ...
Trả lờiXóaMột chính quyền chỉ bảo thủ luôn luôn Đảng là trên hết - có Đảng mới thăng tiến có Đảng là được ưu tiên - cái thẻ Đảng là sinh mệnh là điểm tưa vững chắc cho làm ăn cho quyền thế ...ĐCSVN luôn sợ đỗi mới sợ Dân Chủ càng củng cố càng khủng bố nhằm đe dọa thành phần muốn cải cách đẻ Nước Nhà phat triển cùng thế giới...
Người dân sợ tù đày sợ chụp mủ Đai đa số lo chạy miếng cơm manh áo - người có lương hưu sợ mất nồi gạo - người giàu muốn xả hội dân trí càng thấp để dể bề thu tính , lường đảo thủ lợi ...Trí thức luôn an phận có tiền có chức vụ mặc dân chúng kêu than vẫn dửng dưng bình chân như vại thì làm sao đâu tranh để cải cách thay đỗi đưa Nước Nhà đi lên được ...
Nhưng thánh nhân có câu : Nhân cùng tất biến - Vật cùng tất phản - Thời thế sẻ xoay vần không bao giờ tồn tại - Với một chính thể độc tài tham nhũng thì sớm muộn phải sụp đỏ thay vào đó Chính thể mới tốt hơn theo nguyên vọng của toàn dân : Xây dựng nền Tự Do Dân Chủ ưu việt .
Bài viết rất hay .Nhưng làm sao bây giờ
Trả lờiXóaTìm đâu ra người thủ lĩnh: Xây dựng nền tư do, dân chủ ưu việt
Tin dân thì dân tin!
Trả lờiXóa