Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Vụ án trùm Minh 'sâm' và sự bí mật... công khai


Câu chuyện tiền thật- chất lượng ảo, lại tiếp diễn ở một vụ việc khác gây xôn xao xã hội. Sau sự xôn xao về người lớn, giờ là sự xôn xao cho con trẻ.
I-Xã hội đang ồn ào về vụ Minh “sâm”- ông trùm giang hồ xã hội đen đất Kinh Bắc vừa bị cơ quan chức năng bắt vì một loạt hành vi phạm tội. Mối thắt nút của vụ việc hình sự đầy kịch tính khiến cho dư luận đàm tiếu và không kém phần hài hước là ở chỗ, ông trùm giang hồ kiêm đại gia, từng được ca ngợi bởi những hoạt động dân sinh xã hội bề nổi che mắt thiên hạ.
Doanh nghiệp Minh “sâm” từng được công nhận là “tập thể lao động xuất sắc” của tỉnh Bắc Ninh. Thậm chí Minh “sâm” từng được vinh danh là 01 trong 1000 doanh nhân tiêu biểu của cả nước trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Mới hay, trong đời sống nhiễu nhương này, có rất nhiều giá trị đang bị rối loạn, lập lờ trắng đen. Tiền thật mà chất ảo.
Thật ra, cái sự tiền thật- chất ảo không hề hiếm hoi. Dù đôi khi nó gây bất ngờ.
Tỷ như cái kết quả công bố ngày 20/8 mới đây của Bộ Nội vụ phối hợp với Ngân hàng Thế giới, khảo sát thử nghiệm mức độ hài lòng của người dân với dịch vụ hành chính công (DVHCC) tại ba tỉnh: Phú Thọ, Thanh Hóa và Bình Định. Cuộc khảo sát nằm trong lộ trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Kết quả đẹp “như mơ” khiến cho cả cơ quan trong cuộc, và người ngoài cuộc ngỡ như mình… đang mơ: Hơn 80% số người dân hài lòng với DVHCC.
Cứ với con số này, chả mấy chốc mục tiêu của chương trình cải cách hành chính- đến 2015 có trên 60%; đến 2020 có trên 80% số người dân hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính, sẽ đạt được.
Cũng không chỉ có 03 tỉnh miền Trung khó khăn nói trên, cách đây ít lâu, xã hội đã ngỡ ngàng về chỉ số hài lòng của người dân trong các DVHCC được khảo sát tại t/p HCM, đô thị có trình độ dân trí vào loại khá cao của cả nước, mà báo chí gọi là “đẹp đến khó tin”.
Đó là giao thông công chính 99%, lao động - thương binh và xã hội 100%, nông nghiệp và phát triển nông thôn 94,3%, tài nguyên - môi trường: 90%. Còn ông Nguyễn Văn Quang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế t/p HCM nói, ông ngỡ ngàng và không tin vào những con số này. Ông Quang không tin. Người dân t/p HCM không tin, và ngay cả những con số đó, nếu biết nói, có lẽ cũng phải bảo, chúng tôi còn không dám tin vào chính chúng tôi, nữa là…
Vậy nhưng những con số đó vẫn được trịnh trọng công bố, lưu trữ trong các tủ hồ sơ của các sở, ngành, như một thứ “bảo hiểm uy tín”… ảo về DVHCC.
Và nếu như tin vào tất cả các con số đẹp như mơ, đẹp đến khó tin đó, thì xã hội phải tin đánh giá của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, khi ông đưa ra con số cũng rất… thái bình- là chỉ có trên dưới 1% số cán bộ, công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ. Con số quá thái bình đó của ông, khi đó đã khiến xã hội bất bình. Vì đa số người dân lại không tin.
Cũng như hiện nay, dư luận xã hội không hề tin vào những kết quả khảo sát mà Bộ Nội vụ vừa tiến hành, cho dù có cả, nói như nhà báo Đào Tuấn,  “yếu tố nước ngoài” đo lường.
Vậy thì vì sao lại có những con số như đánh đố người dân… hái hoa tình yêu vậy: Tin- không tin; tin- không tin; tin- không tin…?
Đó là bởi Bộ Nội vụ đã tiến hành khảo sát một vấn đề nghiêm túc nhưng hoàn toàn thiếu hẳn một phương pháp khách quan, khoa học trong đo lường các chỉ số điều tra xã hội học. Và căn nguyên sâu xa phải chăng vẫn lại là bệnh thành tích quen thuộc? Nhìn ở tầm khái quát, đã có thể thấy cách khảo sát có 05 điểm phi khoa học.
-Về quy mô, việc khảo sát chỉ có 03/64 tỉnh, thành phố cả nước. Trong số 03 tỉnh đó, thực chất mỗi tỉnh chỉ khảo sát được hơn 1500 người. Liệu con số hơn 80% số dân hài lòng các DVHCC, bao gồm ở tất cả lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng công trình, cấp giấy đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của 4500 người đó, có đại diện cho mức độ hài lòng của gần 90 triệu dân cả nước. Tỷ lệ 80% thực chất có “sai số” rất lớn, nếu mở rộng hơn nữa số đơn vị tỉnh, t/p được khảo sát?
- Điều bất ngờ nữa, xã hội có quyền nghi ngờ tính xác thực của con số hơn 80% số dân hài lòng với các DVHCC, nếu biết rằng, những người được khảo sát lại được trả … thù lao. Như một logic tất yếu, người được khảo sát sẽ khó mà có thể trả lời thẳng thắn, trung thực
- Kết quả điều tra phụ thuộc rất nhiều vào trình độ những đối tượng được khảo sát, vào việc họ thường xuyên phải “cọ xát” với các DVHCC. Trong khi đó, theo báo Lao động, ngày 21/8, những người được khảo sát lại “có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết, nên khi trả lời đã phải… hỏi lại cán bộ cho rõ”.
- Một điểm đáng chú ý, như ở tỉnh Phú Thọ, 46% số người được phỏng vấn thừa nhận là người “thân quen” của công chức. Liệu những câu trả lời có bảo đảm tính khách quan, hay đậm đặc sự… thiên vị?
- Việc đánh giá chất lượng phục vụ của DVHCC hay bất cứ lĩnh vực nào khác, lẽ đương nhiên phải do một cơ quan, một tổ chức tồn tại độc lập, khách quan với các ngành, các lĩnh vực. Tuy nhiên, do đặc thù, do những bất cập về tổ chức, mà cuối cùng, Bộ Nội vụ lại tự đánh giá mình (thông qua khảo sát công tác này tại các địa phương), tự đặt mình vào tình huống vừa đá bóngvừa thổi còi. Liệu kết quả này với những sai số lớn như đã phân tích trên, có đủ sức khiến xã hội tâm phục, khẩu phục?
Thực chất, những tỷ lệ phần trăm vừa công bố vẫn chỉ là những con số, những tỷ lệ “lạc quan” một cách… bi kịch. Bởi hiện trạng tiền thật- chất ảo đó không chỉ vô tình đem lại tâm lý tự mãn, “tự sướng” mà thực chất là bệnh “thành tích” về chất lượng DVHCC. Điều tệ hại hơn, kết quả đó không bảo đảm cơ sở khoa học để dựa vào đó, Nhà nước xây dựng các chính sách, định hướng phát triển DVHCC nói riêng, cải cách hành chính nói chung một cách đúng đắn, chuẩn mực, mà có khi lại làm thiên lệch?
Đó chính là cái mất lớn nhất, sau cái được- những con số “ảo”
                                                           ***************
II- Câu chuyện tiền thật- chất lượng ảo, lại tiếp diễn ở một vụ việc khác gây xôn xao xã hội. Sau sự xôn xao về người lớn, giờ là sự xôn xao cho con trẻ.
Đó là đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện GD tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” do sở GD t/p này vừa đưa ra. Nội dung của đề án là toàn bộ SGK truyền thống được đưa vào sách điện tử dưới dạng 3D kết hợp với âm thanh, hình ảnh được cài đặt vào máy tính bảng.
Theo tính toán, đề án này cần đến 4000 tỷ đồng để đầu tư, trong đó ngân sách nhà nước chỉ chi một phần, còn lại là “xã hội hóa GD”, tức là các bậc cha mẹ phải mua sắm cho con em mình. Tính ra, sẽ có khoảng 320.000 máy tính bảng phải mua, trị giá mỗi máy tính từ 3- 5 triệu đồng. Có khoảng 451 trường tiểu học tham gia.
Ngay lập tức, hàng trăm bài báo viết, trên mạng cá nhân phân tích, phản biện về vụ này.
Vì sao và tự lúc nào, ngành GD trở nên “mất thiêng” đến vậy với xã hội? Và cứ bàn tới chuyện tiền bạc đầu tư cho GD, là XH phản ứng rất mạnh.
Đi ngược thời gian chút ít, chỉ mới hơn một con giáp thôi, sẽ hiểu vì sao XH mất niềm tin.
Đó là công cuộc đổi mới GD năm 2000 trước đây, với mục đích tăng cường thiết bị GD, đổi mới phương pháp dạy và học. Rút cục “hàng nghìn tỷ đồng ném ra gió”, còn thầy trò vẫn tiếp tục dạy chay- học chay.
Xã hội chưa quên câu chuyện 70000 tỷ đồng cho đổi mới CT, SGK tung ra trên báo chí năm 2011. Và mới đây, năm 2014, chỉ còn là 34000 tỷ đồng. Rút cục, người đứng đầu ngành phải công khai xin lỗi, vì chưa tính toán kỹ con số này, dù “trận đánh lớn” chưa… mở màn.
Vụ việc ở cấp Bộ chưa xong, nay đến cấp sở.
Mới hay, trong thời buổi thế giới phẳng và thông tin đa chiều rất nhanh này, bất cứ vụ việc nào, mà “sặc mùi tiền”, đặc biệt trong GD, lĩnh vực dạy người, đòi hỏi sự minh bạch, công khai, đàng hoàng, thì y rằng vụ việc đó rối tung lên, trở nên phản tác dụng. Giáo dục t/p HCM đang tự cho mình… “nốc ao” trong con mắt hoài nghi của các bậc cha mẹ.
Không có gì đau khổ hơn là sự “mất thiêng” của ngành làm thầy thiên hạ.
Trước khi nói đến đề án máy tính bảng, không thể không nói tới sự thất bại của việc đưa thiết bị GD vào nhà trường trước đây. Cho dù hai loại thiết bị này khác nhau về nhiều phương diện, khác nhau cả về độ tuổi thực hiện, lẫn quy mô. Vì sao?
Vì những phát hiện của báo chí những ngày này xung quanh đề án máy tính bảng, đã có thể dự báo sự thành bại của một chủ trương.
Dư luận XH từng đặt rất nhiều câu hỏi, vì sao chất lượng thiết bị GD đã có bộ chuẩn, được ngành GD tổ chức đấu thầu hẳn hoi, nhưng khi đưa về trường, các thiết bị đó đã không thực hiện thành công các thí nghiệm đơn giản nhất về hóa, lý…v.v… Rút cục chất đống trong kho.
Đơn giản, là một thực tế tồi tệ này. Sau khi các công ty thắng thầu, thì khi bắt tay vào sản xuất đại trà, họ sẽ thay bằng các vật liệu khác, giá thành rẻ mạt, không đúng quy chuẩn. Thí nghiệm là một hoạt động khoa học thực nghiệm, thực hành, mà vật liệu đã bị thay thế, thì thí nghiệm đó liệu có thể thành công không? Còn con đường vì sao các công ty ngang nhiên sản xuất những bộ thiết bị GD không đủ chuẩn quy định, thì đó là một… bí mật.
Một bí mật khác, có những trường tiểu học nổi tiếng hẳn hoi, rất khốn khổ khi phải tiêu thụ rhiết bị GD cũ tồn kho từ quận đưa xuống. Không một bậc cha mẹ nào biết, con mình học CT, SGK mới, nhưng thiết bị GD lại mua toàn… đồ cũ tồn kho từ nhiều năm trước đây, khi chưa cải cách.
“Nhân vật trung tâm” làm đảo điên các câu chuyện về  thiết bị GD, không ai khác, chính là đồng tiền.
Và nay, đến lượt máy tính bảng.
Tiết lộ mới nhất của một kỹ sư tin học, giám đốc một công ty chuyên về máy tính ở t/p HCM (đăng trên VTC News, ngày 26/8) khiến người dân “sốc” thật sự. Đó là loại máy tính bảng này được mua với giá chỉ 900.000 đồng nhưng khi bán ra thị trường, thì đội lên từ 3 – 5 triệu đồng/chiếc. Theo vị này, chất lượng của máy tính bảng loại này rất thấp, dùng liên tục vài giờ là hết pin. Loại pin này chỉ sạc được khoảng 500 lần là chai pin, mỗi cục pin thay với giá từ 200 – 300 ngàn đồng.
Báo GDVN, ngày 25/8, đặt câu hỏi ngay title bài: “Ai đứng sau đề án bắt học sinh mua máy tính bảng...”? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời? Hoặc đó cũng là một bí mật mà báo chí phải tiếp tục điều tra.
Nhưng có nhiều điểm không cần bí mật. Như khi trả lời phỏng vấn VTC News (ngày 22/8), Phó GS Văn Như Cương đã không chút vòng vo:Nhập máy TQ giá rẻ (và bán đắt- KD) cho học sinh thì chỉ “béo” nhà cung cấp thiết bị, còn lợi ích cho học sinh thì chưa thấy đâu!
Và nhiều điểm khác, thuộc về khoa học GD, khoa học về con người, mà các quốc gia văn minh đi trước nước Việt đã chứng minh sự “lợi bất cập hại” của việc đưa quá sớm, máy tính bảng vào cho trẻ tiểu học, cũng không phải là bí mật. Như ở Pháp, Mỹ, Canada, Anh quốc…, đều có những cảnh báo, khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ sớm tiếp xúc với các đồ điện tử, trong đó có máy tính.
Bởi sự phát triển của đại não và hệ thần kinh của trẻ dễ bị tổn thương; trẻ dễ mắc các bệnh tim mạch; mắt, cột sống, hạn chế năng lực ngôn ngữ… Nghĩa là những gì của tuổi thơ tạo hóa ban cho một cách tự nhiên thì máy tính sẽ lấy bớt đi một cách tự nhiên, để trả lại những thương tổn âm thầm của thể chất, tinh thần, tâm lý, tâm hồn non nớt do cơ thể các bé còn đang giai đoạn lớn.
Không phải vô lý khi trang thông tin điện tử ProCon.org, được điều hành bởi một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Santa Monica, California (Mỹ) chuyên nghiên cứu về những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội, vừa đưa ra mang tính tổng kết 15 điều lợi, 17 điều hại của việc sử dụng SGK điện tử của trẻ (Zing.vn, ngày 24/8). Đáng chú ý, ở 17 điều hại của máy tính bảng lại là những vấn đề căn cốt GD trẻ tuổi thơ ấu, hạn chế sự hình thành thói quen, năng lực tư duy tích cực, và sự đầu tư tốn kém về tài chính kéo theo trong quá trình sử dụng. Đều là những điều xã hội VN cần giải quyết, do truyền thống “học gạo”, và mức sống phổ biến còn nghèo.
Nhưng điều bất ngờ ở SGK điện tử trên máy tính bảng vừa được ICT News thông tin, là ứng dụng dạng số hóa SGK chứ không hề có tương tác gì với người đọc.
Và một điều nữa bí mật nhưng lại cần công khai. Rất nhiều câu hỏi của các chuyên gia, nhà quản lý GD đặt ra, tại sao đề án lại chọn lứa tuổi tiểu học, mà không phải lứa tuổi học sinh THCS trở lên?
Đây là một cách tính toán của máu kinh doanh đắc sách. Thành phố HCM là một đô thị phát triển, các bậc cha mẹ rất có ý thức lo cho con từ bé thơ. Số trẻ tiểu học lại rất đông- và điều này hứa hẹn là một… lượng khách hàng lớn. Có gì trẻ thơ cần mà cha mẹ không đáp ứng?
Thế nên theo tính toán của vị kỹ sư IT nói trên, nếu theo đề án này, có nghĩa một năm có khoảng 300.000 thiết bị biến thành rác thải công nghiệp. Lợi nhuận thu về cho các đơn vị kinh doanh thiết bị này lên tới hàng chục tỷ đồng/năm.  Một con số tính toán quả là lạc quan. Giống sự “lạc quan” của DVHCC.
Nhưng là một cách làm GD đầy… bi kịch. Khi chỉ có tiền là trên hết. Đến đề án dạy trẻ cũng đậm đặc mùi kim tiền.
Thì hậu thế là/VnNm sao biết sống vì đất nước, vì cộng đồng đây?
Kỳ Duyên /VnN

16 nhận xét:

  1. Mùi tiền bạc ... tanh và lạnh

    Trả lờiXóa
  2. Lừa trên, dối dưới, sực tanh hôi
    Thế sự bon chen - cái - ghế - ngồi
    Lợi ích nhóm, nhiệm kỳ...thối nát
    Hãy mau quét sạch, chớ buông trôi!

    Trả lờiXóa
  3. "Tiên học lễ hậu học văn " cái sử học ngày nay thật sự là hỏng rồi ,! ngày xưa tôn sư trọng đạo ,xem thầy cô như cha mẹ của mình ,có khi còn hơn vì cha mẹ sinh ra nhưng bồi dưởng kỷ năng sống và làm việc cho mổi tâm hồn con người là thầy cô ! như 1 tờ giấy trắng khi những điều thầy cô viết vào trí óc học sinh lúc ban sơ nó sẽ ghi dấu mãi trong tâm trí cả đời người
    Ấy vậy mà dưới cái thời đại định hướng xả hội chủ nghĩa người thầy bây giờ trong cửa miệng của hầu hết phụ huynh và học sinh là những cái bỉu môi nhửng tiếng xì to lớn kèm theo là những lời thóa mạ nghành giáo dục ! nhửng vụ mua bán bằng cấp ,thầy hiếp trò ,cô vay tiền lường gạt sẻ không đếm xuể khi click vào trang google ! không MỘT AI TRONG CHÍNH QUYỀN HIỆN NAY BIẾT XÓT XA XẤU HỔ VÀ TỰ NHẬN LỔI TRƯỚC DÂN TỘC VN TÌNH TRẠNG GIÁO DỤC XUỐNG CẤP CỰC KỲ NHƯ HIỆN NAY ,bao nhiêu tiền để có 1 suất giáo viên mầm non và họ sẻ làm cái gì khi được nhận vào làm và con cái của người dân là những người bị trút gáng nặng đầu tiên .! tại 1 trường cấp 1 ở đồng nai ( và hầu như toàn bộ các trường khác ) họ ghi dấu ấn rất rõ lên những học sing từ cấp 1 ,đồng phục phãi mua của nhà trường không được mua ở nơi khác ,sách giáo khoa cũng phải mua của trường dù nhà sách có bán đầy ,rồi vở viết ,rồi NGAY ĐẾN CẢ BAO NYLON BAO TẬP CỦNG PHẢI DO TRƯỜNG CUNG CẤP dĩ nhiên là với cái giá cao hơn ở ngoài mổi thứ từ vài ngàn đến vài chục ngàn ,nhửng anh chị em công nhân đang làm việc tại đây đa phần là những người nghèo từ các tỉnh họ cắn răng mờ mắt vì tiền cho con cấp sách đến trường ,tôi chưa nói đến cái cảnh học thêm ,theo nguyên tắc thì cấm không cho ,nhưng thử các em không học thêm thì sẻ biết hậu quả ngay ,xả hội sẽ sản sinh ra cái giống học trò gì đây khi giáo dục bằng mọi cách moi tiền ,nó xuống tới 1 mức độ nghiêm trọng ,trên thì đề án đổi mới 40 ngàn tỷ ,sau rút lại ,rồi NHẤT QUYẾT CHUYỂN SANG ĐỀ ÁN SÁCH GIÁO KHOA ,4000 TỶ rồi đề án máy tính bảng ,,,tỷ tỷ ,,,tỷ,,,tỷ nghĩa là MẠNH THẰNG NÀO THẰNG NẤY ĂN ăn không sót 1 ngóc nghách nào ,ai còn coi trọng thầy cô giáo như ngáy xưa ,vạn sự dĩ ư tiền thế có chết không ( tôi xin lổi củng có nhưng thầy cô rất tốt ,nhưng khốn thay ,không còn lại là bao ) ,KỂ TỪ GIỜ PHÚT NẦY TOÀN DÂN PHẢI TUYÊN CHIẾN VỚI NGHÀNH GIÁO DỤC ,NGHĨA LÀ MỌI PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG HÃY ĐƯA TẤT CẢ NHỮNG GÌ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC CHO CON EM CHÚNG TA MÀ MANG ÂM HƯỞNG CỦA ĐỒNG TIỀN THAM NHỦNG XẤU XA THÌ THÔNG TIN TẤT CẢ CHO MỌI NGƯỜI CÙNG BIẾT ĐỂ LÊN ÁN họa chăng như thế thì mới chấn chỉnh được ,đúng là VN đang thời kỳ mạt giáo ,tôi kể ra đây chuyện nầy nhưng tôi muốn khóc vì con gái người bạn đả tốt nghiệp đại học ,tôi hỏi nó cháu có biết huyên Đức hòa Long an nằm ở miền nào không ,nó trả lời ở miền đông ,tôi hỏi nó vậy miền đông có mấy tỉnh
    nó im re ,tôi nói đức hòa là thuộc về miền tây ,nó cũng cố cãi cho bằng được sau đó tôi phải lấy bản đồ chỉ cho cháu thì cháu mới ngộ ra ,thế đấy ,giáo dục thời @ và $

    Trả lờiXóa
  4. Toàn lại lừa đảo hại dân bán nước chớ công bộc cho dân cái chi! Chỉ vì tiền chỉ vinh thân phì gia bòn thiên hạ chớ có lo cho dân cho nước mô!!!? Mà cán bộ toàn là 5 c và đỉnh cao "trí tuệ" he he
    ỐI Bác Hồ ơi Bác biết không ? Thạch Sanh nay ít Lý Thông quá nhiều ( hơn 3 triệu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoảng 2,9 triệu Lý Thông, khoảng 100 Thạch Sanh và khoảng 700 ngàn kẻ đần độn.

      Xóa
    2. Thạch Sanh bị đuổi về quê Cam Pu Chia rồi!

      Xóa
  5. Lâu nay , phải nói là từ ngày có nhà nước do ĐẢNG lãnh đạo , nhiệm vụ của viên chức chính quyền chỉ triển khai và thừa hành theo chỉ thị cấp trên , theo nghị quyết của ĐẢNG .

    Tất cả mọi sinh hoạt của chính quyền nhà nước đều theo chỉ thị , có họp hành đàng hoàng , có chỉ thị hẳn hoi , văn bản mạch lạc , có báo cáo kết quả , tất cả mang tính chất văn minh dân chủ để đi đến tổng kết hàng tháng , hàng quí , hàng năm , hoàn toàn xuất sắc , thành công và vượt trội .

    Hôm nay , vỡ quả bóng bao che , chiếc mặt nạ vẽ son cho nhau , Đảng khen chính quyền thừa hành triển khai tốt , chính quyền khen Đangr tổ chức lãnh đạo hay , mèo khen mèo dài đuôi , nhân dân than oán kêu ca thì mặc kệ , ngân sách nhà nước thì thoải mái chi xài , nợ nần có chính phủ chịu .

    Quyền lưc áp đặt từ Đảng lên nhà nước , nhà nước xuống địa phương cơ quan ban nghành , cuối cùng là dân gánh chịu . Dân chịu không nỗi , phải hối lộ luồn lách mới hưởng được cái quyền lợi đáng ra là được phục vụ !

    Không phải chỉ có Công An làm dân khổ , có cả các chi bộ Đảng âm thầm tiếp tay trong im lặng vì sợ chệch chính sách , chệch đường lối Đảng , chệch cái chính trị an ninh mơ hồ ! Chính là cái XHCN ba hồi tối , ba hồi sáng , trắng đen không minh bạch , xuôi ngược không rõ ràng .

    XHCN nó kẹt cứng trong nền kinh tế vô quyết định , không biết do Đảng hay do chuyên môn . Chuyên môn thì phải có luật lệ rành mạch , trách nhiệm rõ ràng , nhưng không quyết định được khi nó bị pha nhiễm màu sắc chính trị , vì uy tín Đảng , quyền lợi Đảng vẫn được xem là tuyệt đối .

    Từ đấy có hiến pháp biến thành luật , nhưng luật càng xuống thấp nó biến dạng thành lệ , phép vua thua lệ làng , luật pháp thua lệ Đảng .

    Chính cái lệ làng ngày xưa tạo nên cường hào ác bá . Ngày nay cái lệ ĐẢNG đỡ hơn , nó chỉ tạo nên hối lộ và tham nhũng . Nên cái chuyện bị bốc lột thì nhiều , còn gọi là đàn áp khủng bố chẳng có bao nhiêu , bởi vì người Việt có câu lấy của che thân . Chỉ có kẻ nghèo mạc riệp , hay ức lòng quá mới chai lyf mà chống đối , thí cái mạng cùi để chấp nhận bi khủng bố đàn áp tù đày .

    Sinh hoạt Đảng và Nhà nước xem ra rát công khai , công khai dân chủ , công khai hội họp . Nhưng tội tham nhũng và hối lộ thì tuyệt đối bí mật , tuyệt đối bao che .

    Từ đấy xã hội tạo nên hai tầng lớp , tầng lớp lao động chân chính lấy của che thân trong nghèo đói thiếu hụt , tầng lớp chuyên môn có chức có quyền ăn hối lộ & tham nhũng có dịp hưởng thụ giàu sang .

    Chính sự phung phí của tầng lớp giàu sang mang đến cho xã hội một nét phồn hoa giả tạo , nó kích động nên nạn trộm cướp vì đua đòi , đưa đẩy xã hội chủ nghĩa lần hồi thành xã hội mất đạo đức , những thành phần có tiền có thế lực xem rẻ thành phần học lực yếu kém và nghèo đói . Hình ảnh này hoàn toàn phủ nhận giá trị búa liềm xem trọng giai cấp công nông trên lá cờ của Đảng . Nói đúng hơn trong Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tại VN hiện nay thành phần nông dân & công nhân là hai thành phần trực tiếp đóng góp nhiều nhất cho xã hội , nhưng lại bị thiệt thòi nhiều nhất , bị xem thường nhiều nhất . Ngược lại thành phần Đảng viên , thành phần học thức và giàu có , trở thành những chủ nhân ông của xã hội , một XHCN không tưởng tượng được !

    Như vậy có công bình , có bác ái hay không , khi đất nước này là đất nước chung của người Việt , tại sao lại có sự kỳ thị phân biệt rõ nét về giàu nghèo ? Có phải do yếu kém về tự do báo chí , tự do bầu cử , tự do biểu tình ...vv .., để dẫn dến một chế độ dân chủ hơn , nhân phẩm con người được xem trọng hơn , người dân được đóng góp nhiều hơn trong tinh thần làm chủ thực sự .

    Những nhà lãnh đạo VN hôm nay như Tổng Bí Thư , Chủ tịch Nước , Thủ Tướng , Chủ tịch Quốc Hội , tất cả đều có kinh nghiệm , tài giỏi , được rèn luyện và thử thách trong nhiều lĩnh vực , chắc chắn rằng đã nhận rõ được cái bộ mặt thật của XHCNVN ngày hôm nay . Hy vọng rằng , các vị sẽ có hành động chính xác cho ĐCSVN & CNXH có nên tồn tại hay phải xoá bỏ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ô hay!đã gọi là đảng lãnh đạo toàn diện cơ mà.

      Xóa
  6. Lừa trên, dối dưới, sực tanh hôi
    Thế sự bon chen - cái - ghế - ngồi
    Lợi ích nhóm, nhiệm kỳ...thối nát
    Hãy mau quét sạch, chớ buông trôi!

    Đồ họa và phỏng dịch ra 6/8:

    Hồng Anh kiểm điểm bên Tàu!
    Cận Bình hảo hảo vỗ đầu gối y
    100 tỷ viện trợ cũng vì
    Lợi đỏ răng nhọn xiết ghì chúng dân!

    Trả lờiXóa
  7. Trạch Dân dù có cao mưu
    Gió mưa bè Đảng mã ngưu bầy đàn!
    Cận Bình lớn mật to gan
    Đả hổ vào thẳng tập đoàn Shanghai!

    An Nam, các Tổng toàn tài!
    Hạn ngạch tham nhũng chia bài bản nha
    Tội trước vĩnh viễn được tha
    Học theo anh Tập mồ ma phải đào!

    Trả lờiXóa
  8. ra đường,chỗ nào tôi cũng nghe người dân kháo nhau " cụ Thiệu nói đâu sai đừng nghe những gì cộng sản nói hãy nhìn những gì cộng sản làm...chưa bao giờ lời cụ lại đúng như hôm nay.tư năm cam,phương ninh hột,tuấn phượng,minh sâm...đều một thời được đài báo đảng ca tụng hết lời đúng cái như bà con thấy...vinalai,sin...quả đấm thép...lộ ra toàn bọn trộm cướp cả.đảng ta vĩ đại nhỉ...

    Trả lờiXóa
  9. Mấy chục năm hô hào xây dựng con người mới XHCN, hậu quả là một nền giáo dục nát như tương.
    Một SV ra trường muốn đứng lớp ư? Giá hàng trăm triệu.
    Một cán bộ ngành giáo dục muốn tồn tại ư? muốn phát triển tăng quan tiến chức ư? chức nào giá đó.
    Tiền lương ko đủ sống, ko vẽ ra dự án để kiếm tiền bù lỗ, kiếm tiền dâng biếu để tồn tại để PT thì có mà "phắn" sớm.
    Trong một môi trường hoang dã man rợ như thế, ko chỉ ngành giáo dục, ngành nào rồi cũng thối um.
    Trên chính trường các bác chém giá vù vù, nhưng tôi nói thất với các bác, nên biết xấu hổ tý, dân họ biết cả đấy, kiếm được tý nói thật của các bác đã khó chứ nói chi đến chuyện các bác làm thật.

    Trả lờiXóa
  10. Xã hội đảo điên đảo lôn vì các thuật ngữ được hô hào kích động mị dân lòe bịp như ;công nghiệp hóa hiện đại hóa ,điện khí hóa, xã hội hóa bê tông xã hội hóa... đểu nhất là xã hội hóa GD? Quan chức trong ngành GD nói riêng và QC nãnh đạo khác họ coi GD-cha mẹ học sinh là một các mỏ giàu tiềm năng ,tận thu triệt để khai thác bất chấp hiệu quả? kể cả việc học 2 buổi trên ngày 'nên tùy theo lứa tuổi-tiểu học và khu vực- miền núi? sau nhiều năm áp dụng mặt ưu điểm khó phát huy còn mặt hại đã có kết quả tạo ra 1 thế hệ mắt cận nhiều hơn ,còi cọc thấp bé nhẹ cân học 2 buổi 7-8 tiết trên ngày; học chính khóa ,học tăng cường, học nâng cao, học bổ trợ rồi học thêm ngoài giờ lên lớp do chương trình giảm tải nhưng lại là quá tải theo mỗi năm
    học...
    Một đất nước tụt hậu,nhèo ,yếu... một XH tội ác xh ngày càng gia tăng,nãnh đạo chống lưng cho XHĐ tác oai tác quái,những thằng bảo kê trao tặng bằng giấy khen huân huy chương...cần phải xử như các nước dân chủ? xét đến cùng tất cả ...cũng chỉ là nạn nhân của chế độ đảng trị???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  11. Nói gọn cho nhanh: không có CQ , CA bảo kê , từ thằng cắt tóc vỉa hè đến bà bán xôi...đố ai tồn tại được . Nhưng muốn tồn tại được , bất kể là ai, từ thằng cắt tóc vỉa hè ...trở lên , phải biết "quan hệ" theo luận thuyết Năm Cam (không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng...rất nhiều tiền). Ai không tin , cứ ra hàng nước vỉa hè lân la là biết ngay.

    Trả lờiXóa
  12. Xã hội thời kỳ ĐCS VN cầm quyền tràn đầy bi kịch
    bi kịch lớn nhất là nền tảng đạo đức văn hóa xã hội bị đảo lộn
    kinh tế xã hội VN tụt hậu so với các nước trong khu vực gần 100 năm

    Trả lờiXóa