Báo
Tin tức trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị "Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị
chính sách đối với Việt Nam".
Thưa
các đồng chí và quý vị đại biểu
Thưa các bạn và các vị khách quý
Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Hội nghị về “Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam”. Đây là một chủ đề rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực. Đối ngoại đa phương ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống chính trị - kinh tế - đối ngoại của thế giới và cũng là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của ViệtNam .
Thay mặt Chính phủ ViệtNam ,
tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị đại biểu trong nước và quốc tế. Tôi hoan nghênh
và đánh giá cao sự tham dự của các diễn giả quốc tế. Sự chia sẻ của Quý vị và
các bạn về kinh nghiệm đối ngoại đa phương sẽ rất có ích cho việc hoạch định và
triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới để
Việt Nam chúng tôi có thể đóng góp tích cực và hiệu quả hơn cho cộng đồng quốc
tế.
Thưa Quý vị và các bạn
Đối ngoại ViệtNam ,
trong đó có đối ngoại đa phương, đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong lịch sử hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đối ngoại đã mang lại những thành công vang dội trên mặt trận đa phương, với những dấu ấn lịch sử của các Hội nghị Geneva 1954, Hội nghị Paris 1973, góp phần kiến tạo hòa bình, giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước.
Tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, đối ngoại đa phương đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam ra khỏi thế bị bao vây cấm vận, từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, thúc đẩy các mục tiêu phát triển, bảo vệ và duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việt Nam ngày nay là thành viên tích cực, có trách nhiệm của nhiều tổ chức, diễn đàn quan trọng ở khu vực và thế giới như Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, APEC, ASEM… Chúng ta thật sự tự hào trước những bước trưởng thành của đất nước trong các hoạt động đối ngoại đa phương.
Nổi bật là việc nước ta đã đảm nhận thành công cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khóa 2008-2009 và vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Chúng ta cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện đa phương lớn mang tầm vóc quốc tế, giành được sự tín nhiệm, ủng hộ của bạn bè trên thế giới, vị thế đất nước không ngừng được nâng cao.
Trong quá trình tham gia và hội nhập vào đời sống quốc tế, ViệtNam luôn nhận
thức rõ vai trò quan trọng của các thể chế, các diễn đàn đa phương đối với các
vấn đề an ninh và phát triển của khu vực và thế giới.
Bước sang thế kỷ 21, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến những chuyển dịch mạnh mẽ trong nền tảng kinh tế thế giới cũng như trong tương quan lực lượng quốc tế. Và quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đa phương và liên kết ở các cấp độ - cả khu vực, liên khu vực và quốc tế.
Trong môi trường an ninh và phát triển đang chuyển biến rất nhanh và sâu sắc, tất cả các nước lớn nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng giải quyết các vấn đề chung cấp bách. Các thách thức toàn cầu ngày càng nhiều và phức tạp, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực.
Đó là việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết xung đột, đến các vấn đề liên quan tới liên kết kinh tế, tài chính, tự do hóa thương mại, đầu tư… cũng như việc hợp sức ứng phó với khủng hoảng và các thách thức an ninh phi truyền thống.
Thế giới đang hướng đến cục diện “đa cực” cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Tất cả các quốc gia đều rất coi trọng các thể chế, các phương thức giải quyết đa phương, nhằm phục hồi kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới. Trong đó châu Á - Thái Bình Dương đang đi đầu về xu hướng liên kết đa tầng nấc và đã trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị năng động.
Ngày nay, từ cấp độ tiểu vùng, khu vực đến liên khu vực, toàn cầu và trong mọi lĩnh vực, chúng ta đều cảm nhận được về tầm quan trọng và sự tác động của các thể chế hợp tác đa phương.
Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu,
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy đối ngoại. Chúng ta chủ trương “triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại” trên tất cả các kênh song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao Nhà nước - đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân.
Đại hội XI của Đảng cũng đề ra chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” và đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, theo đó hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở các chủ trương lớn của Đảng - Nhà nước và xu thế chung của thế giới, chúng ta cần xác định đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của ViệtNam . Đối ngoại
đa phương là phương tiện hữu hiệu để chúng ta triển khai đường lối đối ngoại
độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế.
Các thể chế, các diễn đàn đa phương là nơi Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển; nâng cao vị thế của đất nước và hài hòa với các lợi ích chung; cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở đề cao vai trò của luật pháp quốc tế. Đồng thời, đây cũng là nơi chúng ta thể hiện tinh thần ViệtNam là bạn, là
đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết. Chính sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của các bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam đã góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu
Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức hội nghị toàn quốc để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta bàn về chủ đề này với sự tham gia, đóng góp của nhiều diễn giả là chính khách hàng đầu của thế giới và ViệtNam
– những người dày dạn kinh nghiệm về đối ngoại và đặc biệt là đối ngoại đa
phương.
Tôi đề nghị Hội nghị cùng các diễn giả, đại diện các tổ chức quốc tế thảo luận để giúp tìm ra các biện pháp hữu hiệu đẩy mạnh đối ngoại đa phương, phục vụ hiệu quả cho bảo đảm môi trường hòa bình và phát triển của Việt Nam trong thời kỳ chiến lược mới.
Thứ nhất, cần đề xuất những định hướng cả trước mắt và dài hạn cho đối ngoại đa phương của ViệtNam
trong thời kỳ mới. Hội nghị cần làm rõ những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đối
ngoại đa phương, những thuận lợi và thách thức trong triển khai thực hiện. Sau
gần 30 năm đổi mới, chúng ta có thuận lợi lớn là thế và lực của đất nước đã
tăng lên rất nhiều. Việt Nam ngày nay là thành viên tích cực của ASEAN và hầu
hết các tổ chức khu vực, quốc tế quan trọng, có quan hệ ngoại giao với 184 quốc
gia và tạo dựng khuôn khổ quan hệ ổn định, sâu sắc với các đối tác hàng đầu.
Mặt khác, chúng ta cũng đứng trước những thách thức to lớn từ sự thay đổi sâu
sắc của cục diện đa phương và môi trường chiến lược ở khu vực và thế giới.
Thứ hai, cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương. Đây là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”.
Tôi mong rằng Hội nghị sẽ thảo luận kỹ về phương thức xử lý hài hòa các mối quan hệ quan trọng, như mối quan hệ giữa lợi ích, quan tâm của Việt Nam với lợi ích, quan tâm chung của khu vực và thế giới; giữa lợi ích song phương với lợi ích đa phương; giữa lợi ích tổng thể với lợi ích của mỗi ngành… Chúng ta cần coi trọng việc đóng góp thiết thực vào xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2015 và Chương trình nghị sự phát triển sau 2015 của Liên hợp quốc.
Thứ ba, cần làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ tư, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế cần bàn sâu các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương, phù hợp với chuyển biến của tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất nước. Đồng thời, cần có biện pháp khuyến khích, tăng cường sự tham gia, đóng góp nhiều hơn của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương, doanh nghiệp trong nỗ lực chung này. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công trong triển khai thực hiện chính sách.
Các bài học, kinh nghiệm, đề xuất và khuyến nghị tại Hội nghị có ý nghĩa quan trọng để nâng tầm đối ngoại đa phương của ViệtNam . Giai đoạn 10 - 20 năm tới rất
then chốt đối với nước ta khi chúng ta nỗ lực hình thành Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015, tham gia các liên kết kinh tế sâu rộng, các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới, đồng thời hoàn tất nhiều cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào năm
2015 – 2020. Đây là yêu cầu và nhiệm vụ rất mới của đối ngoại nước ta.
Đối ngoại đa phương đã tỏ rõ tầm quan trọng và sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần tạo thêm thế và tăng thêm lực cho đất nước trong cục diện mới đang định hình.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, các tổ chức quốc tế, khu vực, các học giả, các nhà nghiên cứu và những người bạn thân thiết của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới cũng như trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại đa phương của đất nước chúng tôi.
Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp
Chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc.
TTXVN/Tin tức
Hôm nay, tôi rất vui mừng tham dự Hội nghị về “Đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam”. Đây là một chủ đề rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực. Đối ngoại đa phương ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong đời sống chính trị - kinh tế - đối ngoại của thế giới và cũng là một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt
Thay mặt Chính phủ Việt
Thưa Quý vị và các bạn
Đối ngoại Việt
Trong lịch sử hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đối ngoại đã mang lại những thành công vang dội trên mặt trận đa phương, với những dấu ấn lịch sử của các Hội nghị Geneva 1954, Hội nghị Paris 1973, góp phần kiến tạo hòa bình, giành và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước.
Tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, đối ngoại đa phương đã góp phần quan trọng đưa Việt Nam ra khỏi thế bị bao vây cấm vận, từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, thúc đẩy các mục tiêu phát triển, bảo vệ và duy trì môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việt Nam ngày nay là thành viên tích cực, có trách nhiệm của nhiều tổ chức, diễn đàn quan trọng ở khu vực và thế giới như Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, APEC, ASEM… Chúng ta thật sự tự hào trước những bước trưởng thành của đất nước trong các hoạt động đối ngoại đa phương.
Nổi bật là việc nước ta đã đảm nhận thành công cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc khóa 2008-2009 và vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Chúng ta cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện đa phương lớn mang tầm vóc quốc tế, giành được sự tín nhiệm, ủng hộ của bạn bè trên thế giới, vị thế đất nước không ngừng được nâng cao.
Trong quá trình tham gia và hội nhập vào đời sống quốc tế, Việt
Bước sang thế kỷ 21, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến những chuyển dịch mạnh mẽ trong nền tảng kinh tế thế giới cũng như trong tương quan lực lượng quốc tế. Và quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đa phương và liên kết ở các cấp độ - cả khu vực, liên khu vực và quốc tế.
Trong môi trường an ninh và phát triển đang chuyển biến rất nhanh và sâu sắc, tất cả các nước lớn nhỏ đều đứng trước nhu cầu tăng cường hợp tác, liên kết để cùng giải quyết các vấn đề chung cấp bách. Các thách thức toàn cầu ngày càng nhiều và phức tạp, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực.
Đó là việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết xung đột, đến các vấn đề liên quan tới liên kết kinh tế, tài chính, tự do hóa thương mại, đầu tư… cũng như việc hợp sức ứng phó với khủng hoảng và các thách thức an ninh phi truyền thống.
Thế giới đang hướng đến cục diện “đa cực” cùng với xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trong quan hệ quốc tế. Tất cả các quốc gia đều rất coi trọng các thể chế, các phương thức giải quyết đa phương, nhằm phục hồi kinh tế, mở rộng không gian phát triển, tạo thêm thế và lực trong cục diện mới. Trong đó châu Á - Thái Bình Dương đang đi đầu về xu hướng liên kết đa tầng nấc và đã trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị năng động.
Ngày nay, từ cấp độ tiểu vùng, khu vực đến liên khu vực, toàn cầu và trong mọi lĩnh vực, chúng ta đều cảm nhận được về tầm quan trọng và sự tác động của các thể chế hợp tác đa phương.
Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu,
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển quan trọng về tư duy đối ngoại. Chúng ta chủ trương “triển khai đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại” trên tất cả các kênh song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao Nhà nước - đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân.
Đại hội XI của Đảng cũng đề ra chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” và đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, theo đó hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở các chủ trương lớn của Đảng - Nhà nước và xu thế chung của thế giới, chúng ta cần xác định đối ngoại đa phương là bộ phận rất quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt
Các thể chế, các diễn đàn đa phương là nơi Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích an ninh và phát triển; nâng cao vị thế của đất nước và hài hòa với các lợi ích chung; cùng chung tay giải quyết các thách thức toàn cầu và xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, cùng có lợi trên cơ sở đề cao vai trò của luật pháp quốc tế. Đồng thời, đây cũng là nơi chúng ta thể hiện tinh thần Việt
Trong công cuộc bảo vệ chủ quyền của đất nước, đặc biệt trong tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta cần coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN, Phong trào Không liên kết. Chính sự đoàn kết, ủng hộ mạnh mẽ của các bạn bè quốc tế tại các diễn đàn đa phương đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam đã góp phần quan trọng đề cao chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, các nguyên tắc ứng xử của khu vực, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu
Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức hội nghị toàn quốc để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương. Đây cũng là lần đầu tiên chúng ta bàn về chủ đề này với sự tham gia, đóng góp của nhiều diễn giả là chính khách hàng đầu của thế giới và Việt
Tôi đề nghị Hội nghị cùng các diễn giả, đại diện các tổ chức quốc tế thảo luận để giúp tìm ra các biện pháp hữu hiệu đẩy mạnh đối ngoại đa phương, phục vụ hiệu quả cho bảo đảm môi trường hòa bình và phát triển của Việt Nam trong thời kỳ chiến lược mới.
Thứ nhất, cần đề xuất những định hướng cả trước mắt và dài hạn cho đối ngoại đa phương của Việt
Thứ hai, cần phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại nói chung và trong triển khai đối ngoại đa phương. Đây là thời điểm chúng ta cần và hoàn toàn có đủ điều kiện để chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi chung”.
Tôi mong rằng Hội nghị sẽ thảo luận kỹ về phương thức xử lý hài hòa các mối quan hệ quan trọng, như mối quan hệ giữa lợi ích, quan tâm của Việt Nam với lợi ích, quan tâm chung của khu vực và thế giới; giữa lợi ích song phương với lợi ích đa phương; giữa lợi ích tổng thể với lợi ích của mỗi ngành… Chúng ta cần coi trọng việc đóng góp thiết thực vào xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau 2015 và Chương trình nghị sự phát triển sau 2015 của Liên hợp quốc.
Thứ ba, cần làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ tư, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế cần bàn sâu các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương, phù hợp với chuyển biến của tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất nước. Đồng thời, cần có biện pháp khuyến khích, tăng cường sự tham gia, đóng góp nhiều hơn của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương, doanh nghiệp trong nỗ lực chung này. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công trong triển khai thực hiện chính sách.
Các bài học, kinh nghiệm, đề xuất và khuyến nghị tại Hội nghị có ý nghĩa quan trọng để nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt
Đối ngoại đa phương đã tỏ rõ tầm quan trọng và sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần tạo thêm thế và tăng thêm lực cho đất nước trong cục diện mới đang định hình.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của Liên hợp quốc, WTO, ASEAN, các tổ chức quốc tế, khu vực, các học giả, các nhà nghiên cứu và những người bạn thân thiết của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới cũng như trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại đa phương của đất nước chúng tôi.
Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp
Chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc.
TTXVN/Tin tức
==========
Múa lưỡi giỏi lắm , chẳc là được nhà văn nào đấy soạn bài phát biểu .... nhưng người ta chỉ xem những gì ông làm , phe cánh ông làm , con cái ông làm họ hàng ông làm .... chứ không ai còn tin ông phát biểu cái gì ......lần sau muốn làm giầu thì ra thương trường mà kinh doanh đừng bám vào chính quyền , móc tiền của dân , của nước nhục nhã lắm...
Trả lờiXóa"Nếu quá ham tiền, đừng làm chính trị! Làm chính trị để kiếm tiền, sẽ trở thành con điếm già, tạo vây cánh mafia!"
Xóa(Lee Kuan Yew)
Ba ếch, ba nhái này lại múa mép guyếc liệc bẻm mép nói cho hay, cho có không ngoài mục đích kiếm phiếu đại hội 12 của tâp đoàn công sản và giành cái ghế cụ lú đang tọa mà.
XóaThôi ... Thôi, Ông Nguyễn Tấn Dũng ơi!
Trả lờiXóaÔng hãy đối thoại với dân trước đi đã:
- Vụ hối lộ làm tiền POLYME bọn "chuột túi" nó đút vào túi ông bao nhiêu?
- Vụ vinashin - Vinaline ông ngơ đi để cho đàn em của ông nó tàn phá đất nước , để rồi nó thi nhau chảy vào tk bên thuỵ sĩ là bao nhiêu?
- vụ ông dùng thế lực của mình để cho Tập Đoàn Xuân Thành (Ninh Bình) chiếm dụng vốn NN : hơn 4000.000 000 000(bốn nghìn tỷ VNĐ). Ông có bao nhiêu vốn ngầm ở Tập đoàn Xuân Thành này?
Hãy đối thoại với máy cai gạch đầu dòng đi đã !
"Đối thoại đa phương tk 21".... Ông Dũng không đủ trình độ để phát biểu đâu ( chưa học hết lớp 6 / ngoại ngữ nửa chữ cắn đôi) , mọi phát biểu của Ông chỉ là đọc lại những gì bọn thư ký nó viết , soạn sẵn ra rồi.
Hỏi thêm - Tại sao tập đoàn tội ác EVN có thể làm mưa làm gió, hại chết nền kinh tế VN một cách ngang nhiên như vậy?
XóaBác Dũng của em học qua lớp y tá trường làng rồi đó!
XóaNhưng dù sao vẫn còn có tinh thần dân tộc hơn nhiều so với kẻ khác!
Trả lờiXóaTớ mà đã ăn sạch không từ một thứ gì, phá nát ráo chọi
Xóacon cái tớ đâu vô đấy rồi
tinh thần tớ còn cao hơn nhiều
Chán Vịt Nd 2140 này quá! Có "mầu" không mà hót dữ vậy?!
XóaKhông đánh đổi ghế ngồi lấy dân chủ viển vông
XóaBạn nài thu nhập ngoài lương thêm 3 triẹu/ tháng à.
XóaCòn 6 năm nữa,2020, là thành một khu của tàu rồi còn đâu mà nói chuyện tới 15,20 năm nữa.Đọc mà tôi chẵng hiểu ông nói điều gì cụ thể.
Trả lờiXóaBên công an còn nói về vụ giấp CMND kiểu mới có thể tồn tại ở VNCS 500 năm nữa đấy! Trí tưởng tượng cũng phong phú ra phết!
Xóabán nước cho giặc để giữ ghế và để tiếp tục tham nhũng.
Trả lờiXóaNói như iểng - như ếch nhưng tham lam. lưu manh, hèn với giặc - ác với dân
tôi không có thời gian đọc bài này.tại sao bác Bồng đưa bài này lên làm gì
Trả lờiXóaLà năm thứ 8 ông làm thủ tướng VN , ông làm được cái gì cho dân cho đất nước VN .
Trả lờiXóaThôi ông im đi thì hay hơn ,dân đen chúng tui ngán ông lắm rùi , ông nói" viển vông " lắm .
Thôi .....thôi ...thôi đi .
Thà là bỏ hết ta làm lại từ đầu
XóaThà là vất hết ta bầu lại người tài
Thà là bỏ xứ chứ không chịu ngục tù
Thà là chết còn hơn sống nhục này
Việt Nam ơi
Dân Tộc Việt Nam ơi
Sao không đấu tranh cứ chịu nhục hoài
Trí thức ơi ta đứng dậy mạnh dạng nào
Thà là vất hết ta làm lại từ đầu
Thà là mấy ông xuông hết ta bâu lại người tài
Việt Nam - Việt Nam Tự Do sống còn
Việt Nam - Viêt Nam Tự Do muôn Đời ...
Thàng thư ký nào viết hay quá
Trả lờiXóaDễ thôi! Tớ xào xáo các bài có sẵn của các nguyên thủ nhiều nước. Việc quái gì phải nghĩ làm chi cho mất thời gian qúy báu. Để làm "việc khác".
XóaNói chuyện "xưa", ai muốn gặp gỡ chào hỏi bác VVK phải đưa cho thằng thư ký của bác ấy 5.000 đô nhé. Tin hay không tuỳ dạ dày mỗi người.
Nhiều người thà tin Vua Nổ Fidel Castro Cuba hơn cha này. Vì Fidel nổ tung trời về CNCS, nhưng có vẻ không tham nhũng và bao che tham nhũng.
Trả lờiXóaÔng bà nói "Thà làm đầy tớ thằng giỏi còn hơn làm ông chù thằng ngu".
Trả lờiXóaNhưng chúng ta là đầy tớ của những thằng ngu! Vậy là quá sá tệ rồi! Thật tình, nhiều người sống cho có, đợi ngày chết, để chuồn khỏi xứ bẩn thỉu này! Làm gì có "Độc lập - Tự do = Hạnh phúc" chứ?!
Chúng ta phải quếc luệc một cách cân nhắc, phải không nào? À, các đ/c không nên tin vào bọn Úc nhe. Họ ganh ăn tức uống đấy. Không có tiền cò là họ hay nói xỏ xiên lãnh đạo trong sach, vững mạnh.
Trả lờiXóaÔng này nói nhưng không làm, hay nói một đằng làm một nẻo! Vừa qua Thượng nghị sĩ McCain cũng đã nhắc nhở:ông mong muốn thông điệp đầu năm của TT NTD được thực hiện!
Trả lờiXóaÔng ếch này có xin làm đầy tớ hoặc con nuôi thìTập chủ tịch cũng chỉ cười ruồi. Đại ca Tập đang đả hổ và sắp tới sẽ bắt rồng. Xong việc ông ấy sẽ đưa Trung quốc theo con đường dân chủ. đảng cs Trung quốc chưa chắc có đại hội 19. Mệnh trời đấy. Chờ xem. Chỉ khi đó vận nước Nam ta mới thay đổi được.Đừng chờ mong gì cái lũ vừa bẻm mép lại vừa lú lẫn này.
Trả lờiXóaCó những con ng sinh ra chỉ hơp với ăn ngon mặc đẹp suy nghĩ viển vông... và đọc lại diễn văn của kẻ khác soạn sẵn???
Trả lờiXóaNGLUY
Đảng viên thời @:
Trả lờiXóaBa X ẩn số quá nhiều,
Bao giờ mới giải được điều này đây.
Đầu năm thông điệp khá dầy ,
Nào là kiên quyết làm ngay ,
Nào là kiên quyết ra tay diệt trừ,
Vậy mà ẩn số riêng tư .
Tư Sang chẳng thấy để trừ anh Ba .
Thế là tất cả úm ba la.
Thông điệp ,phát biểu cũng là lừa dân./.
Anh Ba phát biểu lần đân
XóaCó đâu giúp Nước giúp Dân mà chờ
Tư Sang một thể cùng rơ
Tay chân Trọng lú xác xơ dân lành
Một đường kết nghĩa anh em
Chử vàng chử tốt Dân đen hết thời
Đang lang thang thì lọt ngay vào ổ phục kích của đồng rận Cuốc Hội Hoàng Hữu Phước. Anh ta post lên toàn những hình ảnh "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã"! Tôi chạy ra khỏi đấy mà mặt mày còn choáng váng!...
Trả lờiXóaỞ VN các quan từ xã đến TW chỉ lấy bài viết của người khác đọc ra oai trước công chúng thôi. Chủ tịch bí thư thường đi đánh bắt xa bờ để khỏi bị lộ. Ở VN Chủ tịch bí thư không tham nhũng, không đánh bạc, chơi gái, không nói 1 đàng làm 1 nẻo mới là chuyện lạ
Trả lờiXóaThường Chủ tịch bí thư miệng nói tư tưởng HCM nhưng, thực tế chúng luôn cấu kết với xã hội đen bóp cổ dân để giữ ghế, để tham nhũng ...
"Thưa các Đồng chí và quý vị đại biểu,"
Trả lờiXóaThành ra cái Hội nghị này toàn là "các đồng chí" nội (không có vị đại biểu nào ở các ĐCS "anh em" cả), còn các "quý vị đại biểu" (đa phương) thì đều là các ...công cụ của các "thế lực thù địch" cả!
Các đồng chí mang tinh thần QTVS đi đâu hết trọi rùi hỉ?
Hay đây là tín hiệu kiếm bạn (đa phương) phi CS cho đỡ ...cô đơn.
Việt Nam Việt Nam tiếng goi là người - Việt Nam nằm cúi xuống không ngẫn đầu lên - Việt Nam nước tôi - Việt Nam Viêt Nam không phải là người - Việt Nam chịu nô lệ trăm năm cộng nô giặc Tàu . Việt Nam khổ đau - Việt Nam là gì ?
Trả lờiXóaViệt Nam Việt Nam lụi tàng
XóaLà nhà ngục lớn...
XóaViệt Nam Việt Nam không lẽ chịu hoài - Việt Nam Ta quyết chiến đứng lên mọi nhà - Việt Nam là Việt Nam Ta - Tổ Quốc Sơn Hà nguy biến - Việt Nam không ngừng tranh đâu Tự do công bình bác ái Dù cho xường tang thịt nát vẫn kiên cường - Toàn Dân quyết thề tranh dấu - Trí thức đứng dậy muôn nơi - Đập tang bè lủ bán nước - Mị dân cưởng quyền bấy lâu - Đày dân xuống bùn nhơ nhuốt phải đền tội không tha .Viêt Nam là Việt Nam Ta - Mọi người như một người - Đứng lên Đứng lên Quyết chiến - Quyết chiến ....
Trả lờiXóaNgày ông Dũng làm phó thủ tướng, nhiều người từng trông mong ông sẽ làm việc vì nước vì dân khi ông lên chức thủ tướng thay ông Khải.
Trả lờiXóaNhưng tất cả dân Việt đã bị ông cho ăn bánh vẽ bằng lối lãnh đạo tùy ý, không nghe can gián của giới tri thức.
Tôi không cho rằng ông là người ngu muội hay kém cỏi mà bị lũ lâu la, thuộc cấp xui ông chỉ đạo, thực hiện bậy bạ.
Sau hơn hai nhiệm kỳ làm thủ tướng, người dân chắn một điều ông là người tham lam, nuông chiều con cái và chỉ bới mục đích vinh thân phì gia, làm lợi cho gia đình, dòng tộc nhà ông trên sự khổ cực của người lao động.
Bài nói rất long lanh nhưng tôi chẳng hiểu gì,và cũng hết tin các ông cs từ lâu rồi,chỉ số nhập siêu từ tàu,90%công trình trọng điểm,các vị trí xung yếu ở biên giới,tây nguyên,biển đảo,là tàu nắm hết,người tàu ra vô vn càn quét ktvn như đi siêu thị là những thực tế phũ phàng chứng mình cái tâm,cái tài của t/t dũng và êkíp,chưa kể nợ xấu,nợ công,các loại vina đang lũng đoạn tàn phá đất nước mà đều có dấu ấn của t/t dũng và êkíp!
Trả lờiXóaNhiều "người" mong ông này là Eltsin? Không đủ tầm đâu. Cùnh lắm là cỡ Gorbachev - phá cho CSVN tan nát!
Trả lờiXóaNói cho đúng, tội phá hoại nát bét ĐCSVN chính là mấy tên mang danh "cộng sản" bây giờ!
Trả lờiXóa