Yêu sách Đường Chín đoạn của Trung Quốc không căn cứ theo quy
định của UNCLOS. Khác biệt trong việc diễn giải UNCLOS và yêu sách “dựa
trên căn cứ lịch sử” đã làm cho tranh chấp tại Biển Đông giữa Trung Quốc
và các quốc gia ASEAN thêm căng thẳng.
Xuất xứ: Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh (Trung Quốc)
Thời gian phát điện: Ngày 21/09/2009:10:22’UTC
Thời gian công bố: Ngày 01/09/2011: 23:24’ UTC
Phân loại: Điện mật
Tóm tắt: Theo một đầu mối liên lạc tại Đại sứ quán,
những lợi ích cơ bản của Trung Quốc tại Biển Đông (Trung Quốc: Biển Nam Trung
Hoa; Quốc tế: South China Sea “SCS”; ND) là bảo vệ phần biên giới lãnh thổ đã
được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền, khẳng định và phát triển yêu sách đối với
những nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây, và duy trì tự do hàng hải trên
biển. Các Quan chức và các nhà học giả cho rằng, Trung Quốc muốn giải quyết
những tranh chấp về lãnh thổ một cách song phương với từng quốc gia Đông Nam Á
có yêu sách vì hai lý do: 1) để được hưởng lợi từ những ảnh hưởng của Trung
Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á láng giềng nhỏ bé hơn; 2) để kéo toàn bộ
khối ASEAN ra khỏi vấn đề Biển Đông, và hướng sự tâp trung vào những mục tiêu
hội nhập kinh tế khu vực trong chính sách đối ngoại mở rộng của Trung Quốc. Các
quan chức của Trung Quốc và Việt Nam cũng thừa nhận, tranh chấp biên giới trên
Biển Đông có ảnh hưởng tới quan hệ song phương, nhưng nó không làm cản trở tới
xu hướng tích cực trong những mối quan hệ giữa hai bên. Trong khi quan chức,
học giả Trung Quốc có những đánh giá khác nhau về vai trò của Quân đội PLA
trong chính sách Biển Đông, thì các đầu mối liên lạc của chúng ta đặc biệt nhấn
mạnh sự nhậy cảm của Bắc Kinh đối với những hành động mà họ cho là một sự can
thiệp của Mỹ tại Biển Đông. Hết tóm tắt.
Những lợi
ích của Trung Quốc ở Biển Đông
2. Ông Han Feng, Phó Giám đốc Viện
Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, đơn vị
thuộc cấp của Quốc vụ viện Trung Quốc đã nói với Bí thư Chính trị vào ngày 21/8
rằng, những lợi ích cơ bản của Trung Quốc tại Biển Đông là nhằm bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ và phát triển chủ quyền đối với những nguồn tài nguyên thiên
nhiên, và duy trì tự do hàng hải trên biển. Ông Han nói rằng, mục tiêu
chính sách đối ngoại tổng thể của Trung Quốc là nhằm hội nhập sâu về kinh tế
với khu vực. Để thực hiện điều này, Trung Quốc muốn giải quyết một cách
song phương những tranh chấp về lãnh thổ với các quốc gia nhỏ bé hơn không theo khuôn
khổ của ASEAN. Nhờ đó, nó giúp Bắc Kinh tập trung cho những tương tác trao đổi
của mình đối với khối ASEAN trong việc thiết lập một khu vực mậu dịch tự do
Trung Quốc-ASEAN.
Ít
khả năng để tiến triển từ DOC tới COC.
3.
Ông Fu Fengshan, Phó trưởng phòng Phân định Lãnh hải thuộc Vụ Các vấn đề về
Biên giới và Biển của Bộ Ngoại giao (Trung Quốc), ngày 01 tháng 09 vừa qua đã
cho Bí thư Chính trị biết rằng, để đảm bảo đàm phán về những tranh chấp lãnh
thổ tại Biển Đông được tiến hành giữa Trung Quốc và từng quốc gia ASEAN riêng
lẻ thay vì giữa Trung Quốc và tất cả các quốc gia ASEAN thành viên như một khối
thống nhất, Trung Quốc đã đặt ra điều kiện cho những cam kết hợp tác của họ đối
với ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Anh ta nói, Trung Quốc sẽ chỉ quay trở lại
nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc nhằm thực thi Tuyên bố về Cách ứng xử của
Các bên tại Biển Đông (DoC) nếu các quốc gia thành viên ASEAN chịu từ bỏ những
nỗ lực nhằm tạo lập một quan điểm chung của ASEAN. Fu cũng khẳng định rằng, các
quốc gia thành viên ASEAN, mà đặc biệt là Việt Nam, muốn chuyển từ văn kiện DoC
lên Bộ Quy tắc về Cách ứng xử của Các bên tại Biển Đông (CoC) có
mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn. Fu mô tả nhóm công tác đã rơi vào “bế tắc”,
và cho biết họ vẫn chưa xác định được thời điểm cụ thể cho cuộc họp tiếp theo.
Học giả Han đến từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Chinese Academy of Social
Sciences/CASS) nói riêng rằng, Trung Quốc có quan điểm “tương đối tích cực” với
việc chuyển từ DoC thành một văn kiện CoC, nhưng với điều kiện là tất cả các
bên phải đàm phán một cách thiện chí, và không kèm theo một quan điểm định sẵn
từ trước của khối ASEAN.
Sự phối hợp của ASEAN về vấn đề Biển Đông
4.
Học giả Shen Shishun của Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc
(người gặp riêng với Bí thư Chính trị trong ngày 21 tháng 8) và cả ông Han,
người thuộc Viện CASS đều phủ nhận khả năng những quốc gia thành viên ASEAN có
thể đạt được một quan điểm phối hợp chung về yêu sách lãnh thổ tại Biển Đông.
Shen không tin rằng ASEAN có thể tạo thành một khối khi mà cả Việt Nam,
Indonesia, Malaysia, Brunei và Philippines cùng có những yêu sách lãnh thổ
chồng lấn nhau. (Lưu ý: Trong tháng 05, Việt Nam
và Malaysia
cùng đệ trình tuyên bố chung về yêu sách thềm lục địa mở rộng lên Ủy
ban Giới hạn Thềm lục địa theo Công ước Luật biển của LHQ (UNCLOS) trong khi
không có sự phối hợp của toàn thể khối ASEAN đã thể hiện một bước của xu hướng
này. Việc trong năm nay, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò điều phối viên của cơ chế
ASEAN+1 trong vòng ba năm tới, và cả vị trí Chủ tịch ASEAN vào tháng 1 năm 2010
có ý nghĩa rằng, vấn đề biển Đông sẽ được nhắc tới nhiều hơn trong quan hệ giữa
Trung Quốc và ASEAN trong những năm tới.)
Tác động tới quan hệ Trung – Việt.
5.
Ông Fu, người của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và một viên chức của Sứ quán Việt
Nam đều nói với Bí thư Chính trị rằng, trong khi tranh chấp lãnh thổ tại Biển
Đông là nguyên do cho những căng thẳng trong quan hệ song phương, nhưng nó
không cản trở quỹ đạo tích cực của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Fu
mô tả cuộc đàm phán theo thông lệ về Biển Đông của Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Đại
Vĩ diễn ra trong ngày 13 tháng 08 tại Hà Nội, và nhấn mạnh rằng hai phía sẽ còn
gặp lại vào trước cuối năm nay. Theo ông Fu, Trung Quốc tái nhắc lại với Việt
Nam trong vòng đám phán hồi tháng 8 rằng, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn đạt
được sự hiểu biết song phương về quyền đánh bắt cá và thăm dò dầu khí trong khu
vực lãnh thổ có tranh chấp, và họ chờ đợi phản hồi của phía Việt Nam. Fu
cho chúng tôi biết, kết luận cơ bản rút ra từ những cuộc đàm phán này là cả hai
bên cùng nhất trí về tầm quan trọng của việc giữ hòa bình và tránh để xẩy ra
xung đột. Ông Fu cũng xác nhận, chính Vụ các Vấn đề Biên giới và Biển của
Bộ ngoại giao vốn vừa mới được thành lập có trách nhiệm giải quyết vấn đề Biển Đông
do những liên quan đến biên giới và lãnh thổ của Trung Quốc, chứ không phải vụ
Châu Á đảm trách việc này. Còn ông Shen, người đến từ Viện CIIS thì riêng
biệt đánh giá, những cuộc đàm phán diễn trong nhiều năm như là một nỗ lực nhằm
giải quyết các tranh chấp. Ông ta cho biết rằng, cả Trung Quốc lẫn Việt
Nam chưa đưa ra bất kỳ “mặc cả lớn” nào trong cuộc đàm phán hồi tháng 8 nhằm
giải quyết những khác biệt sâu sắc giữa hai bên.
6.
Mô tả khó khăn của Việt Nam trong đàm phán về Biển Đông, viên chức của Đại sứ
quán Việt Nam lưu ý rằng, ở một khía cạnh khác, Việt Nam chưa nắm bắt được
những điều kiện chiến lược tiên quyết để đàm phán một cách song phương do Trung
Quốc luôn khẳng định những yêu sách lãnh thổ của họ một cách hiếu chiến. Mặt
khác, Việt Nam
đã không thành công trong việc dẫn dắt các quốc gia thành viên ASEAN tới một
quan điểm chung thống nhất về những yêu sách lãnh thổ tại Biển Đông.
Do đó, Việt Nam muốn giải
quyết những khác biệt hiện nay với Trung Quốc thông qua con đường ngoại giao
với hy vọng rằng, qua thời gian, một quan điểm chung của ASEAN sẽ
xuất hiện và nó cho phép Việt Nam
đàm phán từ một vị trí dựa trên sức mạnh tập thể.
Những tín hiệu khác nhau về vai trò của
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tại Biển Đông.
7.Ngày 01
tháng 09, ông Fu đến từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh với Bí thư Chính trị
rằng, không phải PLA mà chính Bộ Ngoại giao điều khiển chính sách của Trung
Quốc đối với Biển Đông. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tập trung vào việc
duy trì tình hình ổn định để Trung Quốc có thể phát triển quan hệ song phương
và đẩy mạnh hội nhập kinh tế với khu vực ASEAN. Tuy nhiên, các học giả
Trung Quốc lại cho rằng, PLA có một vai trò tích cực trong
chính sách Biển Đông của Bắc Kinh. Phó trưởng khoa Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại
học Nhân dân Jin Canrong trong một cuộc đối thoại bàn tròn được tổ chức ngày 28
tháng 08 với một quan chức cấp cao của quân đội Mỹ cho biết, căng thẳng tại
Biển Đông và dọc theo biên giới Trung-Ấn đã giúp PLA hợp thức hóa yêu cầu hàng
năm về gia tăng ngân sách quốc phòng do tình hình tại eo biển Đài Loan đang
tương đối yên ả. Cũng trong cuộc đối thoại này, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ
thuộc CASS là ông Tao Wenzhao cho rằng, PLA chịu áp lực bảo vệ những lợi ích
của Trung Quốc đối với kinh tế hải dương, thứ hiện đang chiếm tới hơn 10% GDP
của Trung Quốc. Tao nói, kế sinh nhai của nhiều người Trung Quốc phụ thuộc vào
nền kinh tế biển (bao gồm đánh bắt cá, khai thác dầu mỏ xa bờ, hậu cần, vận tải
biển, vv), và do vậy, hải quân PLA có nhiệm vụ bảo vệ những lợi ích hải dương
của Trung Quốc tại Biển Đông.
Sự nhạy cảm của PRC đối với sự hiện diện
của Hoa Kỳ tại Biển Đông
8.
Các quan chức và học giả Trung Quốc cùng lập luận rằng, những sự cố như vụ đối
đầu giữa tàu USNS Impeccable và những tàu đánh cá của Trung Quốc xẩy ra hồi
tháng 3 là một biểu hiện của sự khác biệt trong việc diễn giải UNCLOS và nhấn
mạnh rằng Trung Quốc đã ký kết UNCLOS, trong khi Mỹ thì lại chưa. Tại phiên đàm
phán đặc biệt theo khuôn khổ của Hiệp định Tư vấn hàng hải Quân sự Mỹ-Trung
diễn ra ngày 26 tháng 8, những quan chức của Trung Quốc lập luận rằng Mỹ cần
phải tôn trọng UNCLOS (theo cách hiểu của Trung Quốc) để loại bỏ khả năng va
chạm trong tương lai tại khu vực lân cận của Biển Đông. Trung Quốc diễn giải
UNCLOS theo nghĩa rằng tất cả những hoạt động quân sự trong vùng Đặc quyền kinh
tế (EEZ) nước này phải được tiến hành vì mục đích hòa bình, và phải tôn trọng
cũng như tuân thủ quyền và lợi ích chủ quyền hợp pháp của họ. Trung Quốc khẳng
định rằng, những hoạt động do thám và giám sát của quân đội Mỹ trong vùng EEZ
của Trung Quốc không được thực hiện vì mục đích hòa bình và không phù hợp với
nội luật cũng như các quy định của Trung Quốc. Ông Fu Fengshan, người của Vụ
Các vấn đề về Biên giới và Biển đảo của Bộ ngoại giao Trung Quốc tiếp tục lặp
lại điều này với Bí thư Chính trị hồi tháng 9 vừa qua.
1.(Ghi
chú: Trong đối thoại, những diễn giả Trung Quốc thường hướng sự chú ý tới việc
Trung Quốc là thành viên tham gia ký kết UNCLOS, họ giải thích rằng yêu sách mở
rộng của Trung Quốc đối với “các vùng nước tại Biển Đông” - còn thường được gọi
là “Đường Chín đoạn” hoặc “Đường Lưỡi bò” – là “dựa trên căn cứ lịch sử” có từ
trước đây, và do vậy, nó “không mâu thuẫn” với những quy định của UNCLOS (tham
khảo điện riêng A). Như UNCLOS quy định rằng, những yêu sách chủ quyền đối với
một khu vực hàng hải phải xuất phát từ lãnh thổ trên đất liền (điều mà yêu sách
của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không thực hiện như vậy), những tranh chấp hàng
hải tại Biển Đông không chỉ là kết quả của những cách diễn giải khác nhau về
những hoạt động pháp lý trong vùng EEZ theo quy định của UNClOS, mà nó còn do
mâu thuẫn từ những tranh chấp yêu sách lãnh thổ và chủ quyền giữa các quốc gia.
9.
Những phạm trù quan tâm khác được các học giả và quan chức Trung Quốc thường
đưa ra khi tiếp xúc với chúng tôi, trong đó bao gồm việc công chúng Hoa Kỳ nghi
ngờ những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, và việc Trung
Quốc cho rằng Mỹ đang khuyến khích các quốc gia thành viên ASEAN hình thành
một quan điểm chung thống nhất của cả khối đối với vấn đề yêu sách lãnh thổ tại
Biển Đông. Ông Shen thuộc viện CIIS cảnh báo rằng, một nhận thức như
vậy về sự khuyến khích của Mỹ đối với các quốc gia ASEAN có thể “đầu độc” bầu
không khí của mối quan hệ Mỹ-Trung.
(NCBĐ/Link trích dẫn: Wikileaks)
-------------------
Quán triệt toàn bộ đảng viên cần kiên định phương châm
Trả lờiXóaThà mất nước còn hơn mất ghế
Những ai thích sưu tầm chuyện về Hồ Chí Minh , Lê Duẩn , Trường trinh , Cải cách ruộng dất , nhân văn GP ..............Có lẽ nên có cuốn " ĐÈN CÙ " của Trần Đĩnh ( Sắp phát hành ) , toàn là người trong chăn cả , tương tự như " Bên Thắng Cuộc " . Khối chuyện hay ho , nên đọc để biết thêm chi tiết . Kính Báo quý vị dân còm.
Trả lờiXóaMấy ông lãnh đạo ASEAN hay đứng hàng ngang rồi nắm chéo tay nhau, cười khá nhăn nhở. Mới đầu nhìn cũng hay hay. Riết rồi thấy giống phường chèo...
Trả lờiXóaNhưng nước mất rồi ghế sẽ trôi ,tiếp theo là tự thiêu và tấn công tập thể như tân cương tây tạng huhu.
Trả lờiXóaKhi ta mới vào được ASEAN, tôi mừng lắm. Vì nghĩ rằng mất "anh em xa" nhưng đã có "láng giềng gần". Những láng giềng cũng gần gần như nhau về mọi mặt, dễ quan hệ bình đẳng hơn.
Trả lờiXóaNhưng thật không ngờ, cái khối ASEAN này xem ra ngày càng hoạt động kém hiệu quả (về mọi mặt). Vì vậy, theo tôi, khó mà hi vọng dựa vào ASEAN để giải quyết có lơi cho ta về Biển Đông. Thế mà cũng nói đến việc sẽ thành một cộng đồng vào năm 2015 đấy. Có đến Tết Cônggô!
Lịch sử đã vận động và thay đổi nhiều lắm, không thể bảo thủ theo cách "ngu trung" kiểu Nho giáo được nữa.
Đã đến lúc cần phải "xét lại" để tìm kiếm những đồng minh chiến lược mới nhằm tránh "họa phương Bắc". Ta cứ hay chống "xét lại" chứ thật ra "xét lại" là một thái độ, một cách làm rất khoa học.
Nắm chéo tay nhau rồi cười nhăn răng-chúng tôi đã qui hàng TQ hết rồi và chúng tôi sẽ chết chìm cả lũ? vờ thế thôi TQ ném ra ít NHÂN DÂN TỆ-ÂM PHỦ LÀ RỜI NHAU NGAY ĐỂ MÀ VƠ MÀCƯỚP?
Trả lờiXóaNGLUY
ASEAN hiện đang như lũ con rối nhát gan, tham tiền NDTe . Vậy nên việc nhà ai nhà nấy lo. Cháy nhà hàng xóm lảng tránh cho xa, hoặc đồng NDte nó chỉ đi đâu , làm gì thì phải răm rắp...
Trả lờiXóaThực chất ASEAN chỉ là liên kết lỏng lẻo, trước đây chủ yếu dựa vào Mỹ , nay T.Q thò tay lũng đoạn, thâu tóm từng anh một như bắt ếch vậy. Nước nào cũng đặt lợi ích của mình lên lợi ích chung của khối . T.Q đã rất thành công chia tách, vô hiệu từng bước sự liên kết của ASEAN. Đặc biệt với CPC, Lao, Thái, Malai. VN cũng đạng bị T.Q mua chuộc, kích động chia raex nội bộ lãnh đạo đảng và CP . Khó lắm, nếu không rứt áo ra khỏi bàn tay tham lam, nham hiểm của T.Q, thi ASEAN chẳng giúp được nhiều cho VN , chỉ có dựa hản vào Mỹ mới hy vọng.
Trả lờiXóa