"
* TRẦN TRÍ
Châu Á phải lo
sợ, vì Washington và Trung Quốc đang nhảy vào một “cuộc chiến tranh tầm bắn” ở
phía tây Thái Bình Dương. Đây là nội dung bài viết “The real U.S- China war
that Asia should worry about the range war” của tác giả Robert Haddick, đăng
trên trang National Interest.
60 năm trước, Mỹ
quan ngại về tầm hỏa lực của TQ là tới hai đảo nhỏ Quemoy và
Nhờ có sự hỗ trợ
của Mỹ, cùng với tình trạng xuống cấp của hải quân và không quân PLA, Đài Loan
được an toàn suốt hàng chục năm sau.
Nhưng sau cuộc
khủng hoảng eo biển Đài Loan thứ ba hồi tháng 3.1996 (Mỹ triển khai hai tàu sân
bay đến khu vực) và hoạt động hiệu quả của quân đội Mỹ trong cuộc chiến vùng
Vịnh thứ nhất năm 1991, lãnh đạo TQ quyết định đổi mới lực lượng quân sự, tập
trung phát triển khả năng tên lửa và không - hải quân để “chống xâm lược”.
Mục tiêu của
chương trình này, hiện vẫn theo đuổi sau 20 năm nỗ lực, là tạo ra một vùng an
ninh do PLA kiểm soát ở phía tây Thái Bình Dương, khiến đối phương khó thể hoạt
động trong một cuộc khủng hoảng khác có thể xảy ra.
Năm 2007, một
nghiên cứu của không quân Mỹ kết luận: quân đội Mỹ có thể thua PLA và lực lượng
“chống xâm lược” của TQ nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng khác.
Các nước đi mới nhất của TQ trong
“chiến tranh tầm bắn"
Liệu có đúng
quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ thật sự “tả tơi” trước máy bay và tên lửa tầm xa
hơn của TQ ?
Hiện TQ có các
tên lửa hành trình chống hạm (ASCM) phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, như chiếc
YJ-83 có tầm bắn 160 km, chiếc SS-N-22 Sunburn có tầm bắn 250 km, chiếc SS-N-27
Sizzler có tầm bắn 300 km.
Cả 3 chiếc này
đều có tầm bắn xa hơn chiếc Harpoon ASCM (tầm bắn 124 km) của hải quân Mỹ. Vì
thế, trong một trận thủy chiến, tàu Mỹ có thể phải “hứng đạn” ồ ạt của tên lửa
TQ, trước khi số tàu Mỹ “sống sót” có thể lướt vào được tầm bắn
trả.
Mỹ có thể trông
cậy vào lợi thế của tàu ngầm và các hoạt động dưới mặt biển để khắc chế tàu
địch. Nhưng tên lửa TQ là một tầng rắc rối khác cho Mỹ và quân đồng minh trong
khu vực.
Như tên lửa hải
quân, TQ còn có lợi thế tầm bắn với tên lửa phóng từ máy bay và từ trên bộ. TQ
có nhiều kiểu chiến đấu cơ Su-30 Flanker có tầm chiến đấu tối đa 1.500 km.
Trong tương lai
gần, chiếc Flanker có thể trang bị tên lửa hành trình chống hạm YJ-12 ASCM (tầm
400 km), từ đó đe dọa các mục tiêu cách TQ khoảng 1.900 km.
Nó vượt qua tầm chiến đấu của máy
bay xuất phát từ tàu sân bay Mỹ, như chiếc F/A 18 E/F và chiếc F-35 có trang bị
tên lửa không đối đất và có tầm bay 1.300 km, hoặc tên lửa tấn công bộ Tomahawk
của hải quân Mỹ có tầm bay 1.600 km.
TQ sở hữu nhiều
tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ trên bộ, có khả năng san bằng
các căn cứ Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, TQ
có thể đánh các mục tiêu cố định trên bộ bằng tên lửa hành trình phóng từ trên
không, có tầm bắn 3.300 km, tức từ TQ vượt qua đảo Guam và eo biển Malacca.
Cuối cùng, TQ
khoe rầm rộ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có tầm bắn 1.500 km. Tên lửa này
có đầu đạn được điều khiển, có thể là một thách thức mới cho tàu sân bay Mỹ
cùng các chiến hạm khác ở phía tây Thái Bình Dương.
Khả năng đánh trả của Mỹ
Việc Mỹ không
phản ứng sẽ khiến các nhà kế hoạch quân sự TQ tin rằng họ có “đồ chơi” để tấn
công các căn cứ không quân Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương, đe dọa các tàu sân
bay cùng những tàu nổi khác trước khi chúng có thể vào được tầm tấn công các
mục tiêu TQ.
Một nhận định
như thế sẽ khiến cuộc khủng hoảng kế tiếp trong vùng này trở nên rất nguy hiểm.
Mỹ đã có vài mẫu
thiết kế mới để tăng tầm bắn cho tên lửa Mỹ. Không quân Mỹ đang trang bị
tên lửa không đối đất tầm xa JASSM-ER, một loại tên lửa hành trình thông minh
có tầm bắn 900 km.
JASSM-ER
có thể cập nhật dữ liệu của mục tiêu trong khi bay, có thể được lập trình để tự
động tìm kiếm các mục tiêu, và có thể tấn công chính xác cùng tái định vị mục
tiêu càn tiêu diệt.
Không quân Mỹ
tính trang bị tên lửa này cho tất cả các chiến đấu cơ, dù JASSM-ER quá
lớn nên khó thể gắn lên chiếc F-35 Joint Strike Fighter.
Nhận thức được tên lửa hành trình
chống hạm Harpoon đã lạc hậu so với nhiều tên lửa TQ, hải quân Mỹ đang thích
ứng JASSM-ER để sử dụng như là tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM).
Nếu thành công
trong việc này, Mỹ JASSM-ER sẽ có tầm bay xa hơn tầm của Harpoon những 7 lần,
và vượt trội hơn các tên lửa hành trình chống hạm của TQ.
Hải quân Mỹ đã phóng LRASM từ một
tàu phóng nổi đạt tiêu chuẩn và từ một máy bay, nơi mà bộ phận cảm ứng của tên
lửa này phân biệt được nhiều tàu trong khi đang chuẩn bị tấn công mục tiêu của
nó.
Máy bay và chiến
hạm Mỹ trang bị tên lửa JASSM-ER và LRASM sẽ có thể tham gia các trận đánh mà
trước đây chúng bị loại trừ, một phát triển mà các nhà kế hoạch quân sự TQ có
thể phải tính toán lại.
Hải quân Mỹ cũng
thực hiện các bước nâng tầm bắn và khả năng phòng thủ, để bảo vệ tàu sân bay
khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay và tên lửa. Các biện pháp này, gồm máy bay
mới, radar, tên lửa mới cùng phần mềm mới là một cách đáp trả những đe dọa nguy
hiểm ngày càng lớn của tên lửa chống hạm.
Nhưng dù đã tăng cường các biện
pháp bảo vệ tàu chiến, Lầu Năm Góc và các nghị sĩ Mỹ chưa hẳn tin tưởng một tàu
sân bay được bảo vệ kỹ sẽ có thể hiện diện khắp nơi.
Vì thế, Bộ Quốc phòng Mỹ và quốc
hội nước này đang tranh cãi kịch liệt, về việc hải quân có nên thiết kế các máy
bay tấn công-giám sát không người lái (UCLASS) phóng từ tàu sân bay ?
Có lẽ vì ngân
sách quốc phòng bị giảm và chương trình F-35 bị tăng giá, hải quân Mỹ cùng các
quan chức cấp cao Lầu Năm Góc chọn cách dùng máy bay tự động để tuần tra không
phận gần một tàu sân bay đang trên biển.
Số khác nay thừa
nhận tên lửa đang đe dọa tàu nổi Mỹ, nghiêng theo hướng chọn một máy bay tấn
công tàng hình tự động, thông minh, có thể phóng xa hơn tên lửa địch rồi bay
đường dài vào không phận được bảo vệ dày đặc, tự động tìm và tấn công các mục
tiêu đã chọn.
Nếu thành công,
máy bay chiến đấu tự động này sẽ bảo vệ được tàu sân bay Mỹ bằng cách mở rộng
tầm bay của lực lượng máy bay trên tàu sân bay, từ đó ngăn chặn được tên lửa
địch.
Sự ủng hộ UCLASS
tự hành và tàng hình, thông minh lý giải vì sao Mỹ đầu tư mạnh vào tàu sân bay
của họ và tàu nổi hộ vệ, trong khi lực lượng chiến đấu cơ cần thích ứng với
tương lai nhiều hơn nữa.
Ngược lại, các
quan chức cẩn trọng của Hải quân Mỹ và Lầu Năm Góc xem ra quan ngại về nguy cơ
kỹ thuật chưa cao và nguy cơ “đốt tiền” gắn với việc phát triển máy bay tự động.
Họ sợ một dự án thất bại như F-35
có thể có hậu quả là hủy UCLASS, khiến hải quân lâm cảnh tệ hại hơn, thay vì
trước tiên chỉ nên thử nghiệm một kiểu máy bay giám sát tự động.
Các bước kế tiếp
của TQ
Có thể đoan chắc
rằng sẽ còn những “chiêu trò” khác trong cuộc chiến tranh tầm bắn.
Ví dụ một khi TQ
chứng minh được tính hiệu quả của hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm
DF-21D (TQ xem ra chưa phóng thử tên lửa này vào một mục tiêu trên biển), thì
sẽ hợp lý nếu các kỹ sư của họ sẽ ứng dụng đầu đạn tự hành và bộ cảm ứng của nó
thành một tên lửa đạn đạo tầm trung bình, với tầm bắn dài hơn khoảng 2, 3 lần
so với tầm bắn 1.500 km của DF-21D.
Nếu thành công,
khả năng này sẽ cho phép tấn công các tàu di chuyển ở phía đông đảo Guam, nam Indonesia
và sâu vào Ấn Độ Dương.
Có lẽ cũng phải
đề phòng TQ mở rộng tầm bay của máy bay và tên lửa hành trình của họ. Chiến đấu
cơ tàng hình J-20 lớn của họ nay đang được phát triển, được cho là có tầm chiến
đấu 2.000 km.
Nếu các kỹ sư TQ
phát triển được một tên lửa hành trình như JASSM-ER, TQ lại có thể nhảy vọt với
khả năng tung ra đòn tấn công tàng hình vào các mục tiêu trên bộ và trên
biển trong tầm bắn 3.000 km.
Vậy thì bên nào sẽ thắng cuộc?
Khái niệm
Không-hải chiến (ASB) được Lầu Năm Góc phát triển, để tổ chức một sự đáp trả có
điều phối, đối với khả năng chống tiếp cận tầm xa của TQ hoặc của các địch thủ
tiềm năng khác.
ASB được nhận
xét là dựa cậy nhiều vào một hành động quân sự trực tiếp, để ngăn chặn khả năng
đánh chặn của đối thủ.
Trong trường hợp
TQ, các nhà chỉ trích ASB nêu khái niệm này có quá nhiều nguy hiểm
Thay vào đó, họ
đề nghị một sự ngăn chặn từ xa, tức để sức mạnh hải quân Mỹ nằm ngoài tầm vũ
khí TQ.
Nhưng cuộc
“chiến tranh tầm bắn” đều có các hệ lụy cho hai ý tưởng trên. TQ càng có tầm
bắn xa hơn so với khả năng của Mỹ, cách tiến hành ASB sẽ càng bị thử thách.
Nhưng nếu TQ
triển khai sức đe dọa tàu chiến Mỹ vượt khỏi Indonesia và vào Ấn Độ Dương và
trung tâm Thái Bình Dương, thì việc áp dụng một sự ngăn chặn từ xa càng mong
manh.
Trong tầm bắn
của tên lửa TQ, hải quân Mỹ sẽ không thể dùng các eo biển Indonesia làm chốt kiểm soát tàu
thương mại đến TQ.
Và vì tầm bắn
của tên lửa được tăng lên, nó cũng sẽ làm tăng độ dài khu vực ngăn chặn mà Mỹ
muốn tuần tra, khiến sự ngăn chặn càng bị thủng.
Từ đại lục, TQ
có nhiều căn cứ để chiến đấu cơ có thể cất cánh, trong lúc Mỹ chỉ có vài
căn cứ ở phía tây Thái Bình Dương, mà tất cả các căn cứ này đều có thể bị tên
lửa TQ tấn công.
Máy bay TQ cất
cánh từ trên bộ có lợi thế hơn về kích cỡ, tầm bay, số lượng vũ khí đem theo,
so với máy bay nhỏ hơn cất cánh từ tàu sân bay.
Không quân Mỹ đã đặt mục tiêu
quan trọng là có oanh tạc cơ tầm xa mới, điều khó gây bất ngờ vì lẽ các căn cứ
không quân chiến thuật ở Thái Bình Dương đều dễ bị tấn công.
Vả lại, chương trình này cũng tốn
khoảng 55 tỷ USD, chẳng ít tiền. Trong khi TQ lại ỷ tiền nhiều, cùng khả năng
thiết kế-sản suất hàng loạt tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo rẻ tiền.
Điều đáng nói
hơn: Hiệp định vũ khí hạt nhân tầm trung bình (INF) mà Mỹ cùng Nga ký năm 1987,
cấm cả hai nước này sở hữu các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm trung
bình. TQ không liên quan INF.
Khi nào INF còn
hiệu lực, Mỹ vẫn không thể sử dụng cách phòng thủ rẻ tiền nhất này tại khu vực
châu Á-Thái Bình Dương. Tức là Mỹ chỉ có thể tốn thật nhiều tiền cho ý tưởng
máy bay ném bom mới và UCLASS.
Không đủ tài
lực, liệu các nghị sĩ Mỹ sẽ xem xét chuyện từ bỏ “chiến tranh tầm bắn” ở
Thái Bình Dương ? Có thể nói là họ sẽ không chọn cách đầu hàng.
Nhật Bản, Ấn Độ,
Indonesia, Việt Nam cùng các nước khác trong khu vực, đều không là thành viên
của INF. Hàng rào ngăn chặn bùng phát tên lửa rất thấp, nên nếu Mỹ bỏ cuộc, các
nước láng giềng của TQ sẽ lao vào cuộc tìm sở hữu tên lửa hiệu quả mà rẻ tiền.
Hậu quả là một
khu vực có nhiều nước chạy đua vũ trang tên lửa, và là một cơn ác mộng tồi tệ
nhất của những ai muốn kiểm soát chạy đua vũ khí quân sự.
Nghiêm trọng
hơn, cuộc chạy đua này xảy ra một khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, đe
dọa hàng triệu việc làm ở Mỹ đối diện sự bất ổn.
Những hậu quả
thấy trước được này sẽ có, nếu Mỹ từ bỏ hẳn vị trí là thế lực ổn định khu vực
này. Một quyết định từ bỏ sẽ chóng thành một thảm họa.
Các nghị sĩ Mỹ cần thừa nhận
“cuộc chiến tranh tầm bắn” ở Thái Bình Dương, và xem xét các cách mới và tốt
hơn để tiếp tục với cuộc chiến này.
T.Tr
------------------
Không rõ Trần Trí là ai , nhưng đọc bài này của ông ta thì tôi chỉ còn nước hô khẩu hiệu : TQ , 16 vàng + 4 tốt của Việt nam là đỉnh cao trí tuệ " muôn năm" , "muôn năm " , " muôn năm " , Mỹ chết đi , Mỹ chết đi !
Trả lờiXóaĐúng là XH Mỹ thực sự tự do
Trả lờiXóacác tin tuyệt mật mà cứ bô bô cả làng cùng biết
tốt nhất là anh mẽo bắt tay với anh tàu, cùng thịt bọn đỉnh cao này
dân quá chán, quá mất niềm tin
đằng nào cũng bị thịt, chưa cần biết thằng nào tốt hơn thằng nào, nhưng cứ thay đổi để nuôi thêm chút hy vọng
Đến 2025 Mỹ sẽ thua xa TQ về nhiều mặt
Trả lờiXóaÝ bạn là, khi đó TQ là một nước thể chế Cộng Hòa, không phải cộng sản? Nếu vậy, TQ sẽ đại loạn khoảng trên dưới 10 năm.
XóaDù là gì, cũng khó đuổi kịp Mỹ, chuện vượt Mỹ lại càng khó. Quan điểm của tôi.
Thật ngây thơ nếu chúng ta, những người dân rất bình thường, bình luận vế vấn đề quân sự cấp thế giới! Khi ấy, chúng ta sẽ thành "quân sư quạt mo" mà thôi. Vì vậy, quan điểm cá nhân ("tôi cho rằng") sẽ là lựa chọn thích hợp. Đừng quá khẳng định hay phản đối người khác vế vấn đề này.
Trả lờiXóaNhưng, chuyện "số lượng áp đảo" của TC đối với đối phương cũng đáng để "cân nhắc"?
Lãnh đạo ĐCS VN thực tế đã phạm tội ác chống lại dân tộc và nhân loại mặc dù họ chưa nhận ra tội này
Trả lờiXóaCó đánh nhau mới biết . Nhìn hàng không mầu hạm Liêu Ninh của TQ cũng hiểu cái giá trị thực của vũ khí TQ hiện nay .
Trả lờiXóa