Thành tích nhân quyền của nhà nước Việt Nam
tiếp tục bị quốc tế chỉ trích tại buổi Kiểm điểm nhân quyền Định kỳ Phổ quát
UPR tại Liên hiệp quốc hôm 5/2.
Trong số những điểm Hà Nội bị đặt vấn đề nhiều nhất
tại sự kiện 4 năm một lần này có tình trạng sách nhiễu-giam cầm những tiếng nói
bất đồng quan điểm với nhà nước và giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của
công dân.
Đại diện Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, đại sứ Peter
Mulrean, tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ)
rằng Việt Nam vẫn tiếp tục tống giam những người thực thi các nhân quyền căn
bản trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội.
Đại sứ Mulrean cũng cho biết thêm Mỹ rất quan tâm đến
các giới hạn về quyền tự do tôn giáo và lập công đoàn độc lập bên cạnh tệ nạn
sử dụng lao động trẻ em và tình trạng cưỡng bức lao động tại Việt Nam .
Giới hoạt động nhân quyền quốc tế trong nhiều năm qua
lên án các hình thức cưỡng bức lao động mà Hà Nội áp dụng đối với tù nhân và
những người bị đưa vào các trung tâm phục hồi nhân phẩm.
Nhà ngoại giao của Hoa Kỳ cũng kêu gọi Việt Nam xem
lại các luật lệ về an ninh quốc gia có nội dung mơ hồ thường được dùng để bỏ tù
những tiếng nói đối lập, vi phạm các quyền tự do căn bản của công dân.
Hoa Kỳ cũng đề nghị Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho tất
cả các tù nhân lương tâm bị giam cầm vì các điều luật hình sự hóa việc thực thi
nhân quyền căn bản.
Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt
Nam có trụ sở tại Pháp, từ đợt kiểm điểm UPR đầu tiên của Hà Nội vào tháng
5/2009 đến giữa năm ngoái, đã có 160 người bị tuyên các bản án tổng cộng lên
tới hơn 1000 năm tù vì các điều luật bao gồm 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà
nước’, 79 ‘âm mưu lật đổ chính quyền’.
Ông Mulrean là một trong số 106 nhà ngoại giao
lên tiếng tại kỳ báo cáo UPR của Việt Nam lần này, một cơ chế áp dụng cho tất
cả 193 nước thành viên Liên hiệp quốc.
Đại diện của Anh và Thụy Điển đồng lên tiếng bày tỏ
quan ngại về xu hướng siết chặt kiểm duyệt internet tại Việt Nam hiện nay
cùng hàng loạt các vụ bắt giam-sách nhiễu blogger và những công dân mạng.
Đại sứ Thụy Điển Anna Jakenberg Brinck nói kể từ năm
2009 Việt Nam
đã dựa vào các điều luật bao quát về an ninh quốc gia để bắt giam hoặc kết án
ít nhất 58 người chỉ vì họ dám bày tỏ chính kiến trái nhà nước.
Đại diện của Nhật Bản đề nghị Việt Nam nỗ lực hơn
nữa để bảo đảm quyền tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí.
Các nhà ngoại giao Pháp và Australia đồng thanh kêu gọi Hà Nội
giảm các tội bị án tử hình.
Một trong những người tham dự buổi báo cáo UPR của Hà
Nội tại Liên hiệp quốc, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người
Việt Nam ,
cho VOA Việt ngữ biết các quan tâm của quốc tế đã được nêu lên thẳng thắn, rõ
ràng tại diễn đàn quốc tế lần này.
Ông Võ Văn Ái:
“Các quốc gia đặt rất nhiều vấn đề từ tự do ngôn luận
đến các blogger bị bắt bớ đàn áp. Họ nêu vấn đề rất rõ ràng trong thiện chí
muốn Việt Nam
thăng tiến nhân quyền.”
Đáp lại, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu
phái đoàn Việt Nam tại buổi báo cáo UPR khẳng định chính sách của nhà nước Việt
Nam, tân thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, là luôn luôn bảo vệ
và thăng tiến nhân quyền.
Trong cuộc phỏng vấn qua Skype với VOA Việt ngữ, luật
sư nhân quyền Trịnh Hữu Long từ Việt Nam
sang Geneva dự
khán buổi Kiểm điểm UPR, nói dù không ngạc nhiên nhưng anh rất thất vọng với
cách hồi đáp lảng tránh và ngụy biện của Hà Nội trước những quan tâm xác thực
của quốc tế.
Ông Trịnh Hữu Long:
“Các phản hồi của họ đều mang tính chung chung, tìm
cách biện minh cho thành tích nhân quyền vốn không sáng sủa gì của Việt Nam . Ví dụ như
đại diện ngành truyền thông Việt Nam tại buổi UPR này nói Việt Nam hoàn toàn
không kiểm duyệt báo chí, không kiểm duyệt internet, rằng Nghị định 72 không đề
ra những hạn chế nào đối với tự do ngôn luận và rằng Việt Nam hiện có 3 triệu
blogger thể hiện chính kiến hoàn toàn tự do trên mạng internet. Đại diện Bộ
Công an nói Việt Nam
đã thực hiện các cam kết quốc tế đảm bảo quyền của người bị giam. Trong khi đó
một ví dụ qua trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, anh không được sự trợ giúp
pháp lý nào trong quá trình anh đang thực hiện quyền kháng cáo. Đại diện Bộ Tư
Pháp nói họ sẽ đưa Bộ luật Hình sự sửa đổi vào nghị trình sắp tới của Quốc hội
mà trong đó sẽ giảm một số tội chịu án tử hình, nhưng sẽ giữ lại một số tội
nghiêm trọng chịu án tử hình bao gồm các tội xâm phạm đến sự tồn vong của nhà
nước. Ở đây chúng ta có thể nghĩ ngay đến điều 79 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân’, một tội danh có án tử hình, để thấy rõ quan điểm của nhà nước
Việt Nam về nhân quyền là như thế nào.”
Sau buổi báo cáo UPR ngày 5/2, phiên họp thông qua kết
quả kiểm điểm nhân quyền của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 7/2, công bố bản báo
cáo kết quả kiểm điểm bao gồm các câu hỏi, bình luận, và khuyến nghị của quốc
tế đối với Việt Nam và phản hồi của Hà Nội: chấp nhận hay bác bỏ đối với các
khuyến nghị đó.
(From: Đttl – NLG )
----------------
6h20 phút sáng nay đài tiếng nói vn có bài bình luận về nhân quyền của việt nam được thế giới ca ngợi....
Trả lờiXóaQua đó càng thấy rằng bài viết đầu xuân của Bác Bồng : " TUYÊN TRUYỀN THEO ‘PHƯƠNG PHÁP VẸT HỌC’' là chính xác đến từng mm .
XóaĐể gió cuốn đi
Tại phiên họp kiểm điểm nhân quyền ngày 5-2 tại Giơnevơ nếu có nhiều nước ca ngợi thành tích nhân quyền như đài báo nói thì sao không nói luôn đoàn Hoa kỳ nói gì,đoàn Anh nói gì,hay chỉ đẫn được 2 ông bạn vàng cũng là độc tài độc đảng là Cuba và Trung Quốc.VN cho dân thể hiện chính kiến tự do trên mạng chỉ là sự dối trá.Nếu muốn thực hiện điều đó hãy bỏ ngay các điều luật nhảm nhí đi,hãy thả những người bị bắt vì bày tỏ chính kiến đi.Thế giới hãy vạch trần sự dối trá quen lừa dân của chế độ này mạnh mẽ hơn nữa.
XóaNói dối lem lẻm. Nhật Bản (là nước mà cả thế giới công nhận là người tốt) nói VN đàn áp bloggers!
XóaBọn thù địc chống phá ghen tức đểu cáng không chấp.
Trả lờiXóaCó TQ, cháu ủn, cu cha khen là đụ rồi.....
Hài kịch trong chính trị thì chính là bi kịch!
Trả lờiXóaHoan hô nhân quyền VN hay nhất thế giới. Hoan hô là hoan hô!
Trả lờiXóaNhân quyền của Việt nam là mục tiêu cốt lõi của cách mạng Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo.Ngay 1/5/1975 là có vấn đề rắc rối về thực hiện nhân quyền ở Việt Nam rồi,nay cũng lắm vấn đề xâm phạm nhân quyền,xâm phạm cả nhân quyền của Thủ Tướng Dũng kia mà,dù Dũng có sai khi đánh mất quyền chủ tài khoản quốc gia,ủy quyền chủ tài khoản quốc gia cho người khác là lối làm việc tùy tiện.Lề lối làm việc này đang phổ biến tại Viêt Nam ngày nay.
Trả lờiXóaVề việc đại diện Hoa Kì nói VN vi phạm nhân quyền chả đúng,bản thân Hoa Kì làm gì có chuẩn mực về nhân quyền,nên không thể đánh giá được.Trung Quốc lại càng chả có.
Tay Võ Văn Ái nêu trong bài này,nói thật,tay này chả có nhân lại chả có tư cách gì mà "quyền",đêm nằm hát thầm sầu viễn xứ của Lam Phương,nỗi đóa đi kiếm tiền bằng nói càng.
Nhân quyền là phạm trù lớn và rất rộng,mỗi quốc gia tự đặt ra cái giới hạn,nhưng trong giới hạn ấy anh phải thực hiện...Đó là Hiến Pháp,luật pháp.Thông tư của bộ ngành,nghị định của Chính Phủ,điều lệ đảng,nghị quyết của đảng không thể coi và ấn đại là "coi như pháp luật".Đây là lề lối làm việc tùy tiện,khi còn sống BÁC HỒ giũa mãi mà cũng chả xong,khi nhắm mắt lo cho dân viết DI CHÚC để răn đe,chúng cũng chả ngán...nên các vị khi chui vào ĐCSVN phải đánh giá thực tiễn và thực hiện tối ưu nhất,đương nhiên sai sót nhưng không tác động lớn.
ĐCSVN không bao giờ còn mất nửa,nhưng lớp này chui vào lại chui ra khi hết nhiệm kì,nên làm thế nào để nhân quyền của Việt Nam phát triển tối đa và tối ưu.Có như vậy,nhân dân Việt Nam mới thừa tiền mua đứt bang Cali,mua lại đất đai của ta từ Nam sông DƯƠNG TỬ trở xuống.
Nhu cầu chính trị là một phần quan trọng của nhân quyền,vì đây cũng là vấn đề lịch sử của dân tộc chúng ta,ở phương tây họ chả thèm lại ghét chán,còn ở ta thì lắm người chưa chán còn thèm....Do vậy,không nên làm cái việc lấy tiền của dân nuôi cơm mấy chú đấu tranh chính trị,mỗi tháng tốn 3 triệu cho mỗi người đâu phải ít.
Họ đấu tranh chính trị và binh vận với lực lượng công sản chúng ta là thường tình,lại vui chứ,không có lực lượng đối lập thì chán lắm,nhân dân nghĩ sai về chúng ta đấy.Chỉ khi nào lực lượng đối lập nhận tiền của nước ngoài chuyển sang đối kháng với Chính Phủ thì hà cớ gì công an ra tay cho sinh chuyện,giao cho dân và du kích( còn núp danh là dân quân).Đây là lực lượng giải quyết tối ưu,họ đúng là nhân dân thực thi quyền nhân quyền,Làng xã,khu phố sống yên ổn,hòa bình hay không lại chính là HỌ.
Chui vào quần áo chỉnh tề,khi chui ra về vườn mà truồng luổng thì quá khốn nạn.
Theo Di chúc của Bác Hồ để lại,thì hiện nay các Ảnh làm chỉ được 1/3 mà thôi,Nhân dân ta làm 2/3 phần còn lại,Không có gì quí hơn độc lập tự do,đúng là chỉ có dân mới cần và biết quí hơn độc lập tự do như thế nào mà thôi.
Công Sơn có vài lời góp trên diễn đàn,cuộc sống là vui.
Đ/c cong son lày học lại cách gõ tiềng vịt đê, đọc khó chịu tóa.
XóaDạo này trình độ ný nuận của đ/c đã nâng cao lên 1 chút roài đớ.
Theo tớ hỉu thì đ/c đánh lận con đen, hòa cả làng, thằng éo nào cũng như thằng nào, trí tệ đỉnh cao tró gì mà đòi dạy đời thằng khác (trích: Về việc đại diện Hoa Kì nói VN vi phạm nhân quyền chả đúng,bản thân Hoa Kì làm gì có chuẩn mực về nhân quyền,nên không thể đánh giá được.)
Qua đó thấy đ/c coi thường dân trí quá. Đ/c đáng thương quá.........
Cứ đà thăng tiến thế này, chẳng mấy chốc VN đứng đầu thế giới về nhân quyền đấy! Lúc ấy phải lên cung trăng mới so sánh nổi với Chú Cuội!!!
Trả lờiXóaLật đổ chính quyền đâu phải là tội , ở các nước dân chủ chuyện này là bình thường ! Đảng này không đủ tư cách lãnh đạo có đảng khác lên thay , còn nhân dân mãi mãi vẫn là nhân dân !
Trả lờiXóaông Hồ Chí Minh,người khai sinh ra chế độ này đã nêu quan điểm:nếu chính phủ hư thì dân có quyền đuổi chính phủ.Ở các nước văn minh có đời sống cao đều như vậy.Theo TS C,H.Hà Vũ thì ở Trung Quốc cũng có 8 đảng hoạt động tuy không có ảnh hưởng lớn.Ông bạn láng giềng Campuchia cũng có nhiều đảng mà đảng Nhân dân cách mạng đâu có sợ mất quyền.Phải ra trước sóng gí,cạnh tranh mới biết ai giỏi.
Trả lờiXóa