Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Có thể kiện Trung Quốc, ĐÒI LẠI HOÀNG SA

            
         Tiến sĩ (TS) Nguyễn Nhã là học giả dành trọn đời nghiên cứu Hoàng Sa - Trường Sa, cũng như trong bao năm qua, liên tục đến nhiều nước, nơi có kiều bào người Việt Nam sinh sống để thuyết minh "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" để quy một lòng đoàn kết, thống nhất người Việt Nam dù ở đâu cũng hướng về tổ quốc và khẳng định với thế giới Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam, sự thật lịch sử không thể chối cãi.
PetroTimes: Đã 40 năm kể từ ngày Trung Quốc (TQ) chiếm đóng trái phép Hoàng Sa, ông có thể nói về một số tư liệu trong lịch sử khẳng định Hoàng Sa không phải của TQ, như lời lẽ mà họ đã ngụy tạo trong bao nhiêu năm qua?
TS Nguyễn Nhã: Bên cạnh những tư liệu của các Triều đình Việt Nam khẳng định tính liên tục trong việc sở hữu Hoàng Sa thì tôi muốn nhắc đến một số tư liệu do Phương Tây ghi chép. Từ thế kỷ XVIII người Pháp, thông qua hoạt động của các giáo sĩ, thương gia, nhất là từ khi giám mục Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc) giúp Nguyễn Ánh về quân sự, đã bắt đầu quan tâm đến Việt Nam.
Mặc khác, họ còn kế thừa những hiểu biết của người Bồ Đào Nha, người Hà Lan… nên biết khá rõ nội tình chính trị Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài thời phân tranh, cũng như khi Đàng Trong – Đàng Ngoài đã thống nhất. Từ đó, người phương Tây mới biết rõ chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa để khai thác và thực thi quyền cai trị.
Nhà truyền giáo Gutzlaff vào năm 1849 cho biết, chính quyền Việt Nam thời Gia Long đã thiết lập một trại quân nhỏ để thu thuế và bảo trợ người đánh cá Việt Nam. Trước đó, giám mục Taberd viết: “Chính là vào năm 1816 mà ngài (vua Gia Long) đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong… hay Chaigneau đã viết trong hồi ký “Le mémoire sur la Cochinchine” như sau: “Chỉ đến năm 1816, đương kim Hoàng đế đã chiếm hữu quần đảo ấy”…
Rồi do những dòng hải lưu cũng như hướng gió thổi ở Biển Đông, nên những người bị đắm tàu ở quần đảo Hoàng Sa luôn bị trôi dạt vào bở biển miền Trung Việt Nam, nơi được gọi là bờ biển của Đàng Trong (hay Nam Hà) ở các thế kỷ XVII, XVIII, còn người phương Tây thường gọi là Cochinchina hay An Nam. Sang thế kỷ XIX và thế kỷ XX, nhất là trước năm 1945, Việt Nam bị Pháp đô hộ, triều đình Huế chỉ còn là hư vị, chỉ cai quản Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, nên người Pháp hay Phương Tây vẫn gọi Trung Kỳ là xứ An Nam.
 
TS Nguyễn Nhã.
PetroTimes: Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ tất cả những chứng cứ lịch sử và cố ngụy tạo ra nhiều dữ kiện để chứng tỏ với thế giới rằng, Hoàng Sa là của họ và cách đây 6 năm họ đã thành lập TP Tam Sa (huyện Hải Nam). Thật vô lý!
TS Nguyễn Nhã: Về phương diện lịch sử, cho đến nay, các học giả TQ để lại quá nhiều nghi vấn do họ cố tình sử dụng sai phương pháp sử học hiện đại. Từ sử liệu địa dư, phương chí và địa đồ cổ trong kho tàng văn hiến TQ, tính đến cuối đời Thanh chưa từng thể hiện sự xác nhận chủ quyển đối với các quần đảo trên Biển Đông ngoài Hải Nam.
Trong khi đó, từ đời nhà Lê của Việt Nam, địa đồ chính thống “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” thời Hồng Đức đã xác định sự hiện diện của quần đảo Hoàng Sa. Và “Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ khoảng 1834 (thời vua Minh Mệnh) đã ghi nhận các quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc Việt Nam. Khi các học giả TQ vẫn vòng vo trong việc đưa ra các luận cứ có tính thuyết phục về vấn đề chủ quyền của TQ đối với các quần đảo Tây Sa và Nam Sa, cùng với việc lập thành phố Tam Sa một cách phi pháp nhằm quản lý các đảo này thì Chính phủ Trung Quốc chỉ góp thêm một “sử liệu” sai lầm nữa cho các học giả về sau mà thôi.
PetroTimes: Tuy nhiên, giới học giả TQ thực hiện việc tuyên truyền phi lý này đang sinh sống và làm việc ở nhiều ĐH lớn trên thế giới, không những thế họ còn in rất nhiều sách, tư liệu, trang web viết về Hoàng Sa - Trường Sa theo hướng có lợi cho họ. Việt Nam vẫn bị bất lợi về mặt tư liệu và phổ biến tư liệu ra cộng đồng thế giới đúng không, thưa ông?
TS Nguyễn Nhã: Phải thấy rằng hiện nay tư liệu của TQ viết về Hoàng Sa - Trường Sa (HS - TS) nhiều vô kể. Đi bất cứ đâu, đến bất cứ trường ĐH nào trên thế giới, tôi đều thấy tài liệu của TQ viết về HS - TS. Từ sách trong các thư viện, trên trang mạng của các thư viện, các trang web phổ biến trên toàn thế giới.
Chưa kể, là các giảng viên tại các trường ĐH này còn yêu cầu SV nên làm các nghiên cứu về HS - TS nhưng tư liệu do TQ cung cấp. Ngay ở ĐH Harvard có quỹ Havard Yenching cũng do Chính phủ TQ bỏ tiền tài trợ để nó tồn tại, các nghiên cứu đều phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh…
Còn tài liệu viết về HS - TS của Việt Nam tại hải ngoại thật hiếm hoi. Tôi chỉ thấy ở hai nơi là thư viện ở Aldelaide và Melbourne (Úc) có một cuốn sách tiếng Anh, với tựa đề “Sovereignty over Paracel anh Spratly Islands” của bà luật gia Monique Chemillier. Tài liệu này rất hay, viết về tính pháp lý quốc tế của HS - TS, trong đó có nhiều văn bản từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, quản lí thư viện cho biết là rất ít người tìm đọc cuốn sách này.
Khi đến Melbourne, nhiều nghiên cứu sinh người Việt Nam đang học tại đây hứa sẽ viết lời giới thiệu cuốn sách “Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” cùng nhiều tài liệu khác chứng minh tính chủ quyền của VN tại HS - TS lên báo chí Úc. Tuy nhiên, tài liệu của tôi thì thích hợp cho giới nghiên cứu hơn là tài liệu phổ thông.
 
Một đảo nhỏ nằm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
PetroTimes: Có giả thuyết cho rằng, nếu đưa vấn đề HS - TS ra tòa án quốc tế thì khả năng thắng kiện của Việt Nam rất cao. Ông nghĩ sao về giả thuyết này?
TS Nguyễn Nhã: Theo tôi, với tất cả những dữ kiện lịch sử của Việt Nam, cũng như tài liệu của phương Tây viết về HS - TS thì khi đưa ra tòa án quốc tế, khả năng thắng kiện của ta rất cao. Chỉ ngặt một nỗi, nếu đưa ra “Tòa án tranh chấp chủ quyền” thì phải song phương, có sự tham gia của hai nước. Cả hai quốc gia cùng ra tòa thì họ mới thụ lý hồ sơ. Tuy nhiên, rất nhiều nhà chính trị, cũng như nhà nghiên cứu cho rằng, chẳng bao giờ TQ chịu ra “Tòa án tranh chấp chủ quyền”.
Tôi từng đọc một luận án TS ở ĐH Sorbonne do một người Đài Loan viết rằng, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận ra tòa giải quyết tranh chấp chủ quyền vì đối với HS - TS, họ không có bất cứ cơ sở lịch sử, pháp lí nào để chứng minh là của họ. Thậm chí, sự kiện xảy ra năm 1894 - 1895, TQ tuyên bố Paracel (quần đảo Hoàng Sa) không thuộc chủ quyền của họ. Chính họ đã tuyên bố như thế, nhưng giờ họ lật lọng.
Do đó, nếu muốn thắng kiện thì VN chỉ còn cách dựa vào Tòa Luật Biển. Vì Tòa Luật Biển cho phép một quốc gia đơn phương đưa ra tòa, chứ không cần cả hai bên phải đồng ý, tòa mới thụ lý. Căn cứ vào đường lưỡi bò vô lý của TQ thì Việt Nam dư sức thắng. Tuy nhiên, họ có thể lắt léo nói đường lưỡi bò là liên quan đến tranh chấp chủ quyền nên không thuộc thẩm quyền của Tòa Luật Biển và từ chối thụ lí hồ sơ. Bất lợi nữa là hiện nay, trong tòa án quốc tế Lahay đã có thẩm phán người TQ, trong khi không có bất cứ thẩm phán người Việt Nam nào.
PetroTimes: Là một nhà nghiên cứu lịch sử, với tư duy khoa học lịch sử biện chứng thì ông có tin rằng Việt Nam sẽ đòi lại được Hoàng Sa?
TS Nguyễn Nhã: Tôi khẳng định là đòi được. Vấn đề còn lại là thời gian nào, thời cơ nào thôi. Lịch sử đã chứng minh, dù 1.000 năm Bắc Thuộc thì cuối cùng ta cũng giành được chủ quyền. Nhân 40 năm hải chiến Hoàng Sa, nếu Nhà nước mình thừa nhận một chính quyền đã từng thể hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của mình sẽ rất tuyệt vời.
Từ đó, người Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước, dù khác nhau về quan điểm chính trị nhưng cùng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sẽ xây dựng nội lực đất nước hùng cường, sẽ lấy lại được Hoàng Sa.
BDN (Theo PetroTimes)
------------

23 nhận xét:

  1. Hay. Cứ kiện đi, bao nhiêu đơn gửi hết cho tôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐẾN MỘT NGÀY KỂ CƯỚP THẸN VỚI CÔNG LUẬN, XẤU HỔ MÀ TỈNH NGỘ RA ĐEM CỦA CƯỚP ĐƯỢC ĐẾN TRẢ LẠI CHO BỊ HẠI.
      CHỦ NGHĨA THỰC DÂN ĐÃ TỪNG TRAO TRẢ LẠI THUỘC ĐỊA Ở KHẮP TRÊN THẾ GIỚI LÀ GÌ.

      Xóa
  2. TS mơ mộng quá...
    Nhân tiện, nói về tàu ngầm Nga chạy bằng động cơ Diesel mà "êm ái, khó bị đối phương phát hiện" nghe cũng mơ mộng không kém! Động cơ Diesel vốn là động cơ ồn ào nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn đầy tớ coi thường ông chủ quá?

      Xóa
    2. Bạn nhầm rồi. Động cơ Diesel dùng trong tầu ngầm Nga chạy rất êm ái, nó giống như quả thị của bà tiên ấy !

      Xóa
    3. Liệu nó có êm hơn xe Công Nông đầu ngang?

      Xóa
  3. Tưởng gì... Của thằng PetroTimes cám lợn này thì tao lao rồi. Ngớ ngẩn!

    Trả lờiXóa
  4. Qua cuộc phỏng vấn kiểu "dựa hơi" này,Petro Times muốn ăn theo
    lập trường bảo vệ chủ quyền HS-TS. của Ts.Nguyễn Nhã.
    Có điều cần nêu thắc mắc là Ts.Nguyễn Nhã đã tỏ ra đang lúng túng
    trong sự lựa chọn giái pháp thì phải ? Vài ngày trước đây,ông cho là
    không thể nhờ nước ngoài để lấy lại Biển Đảo mà chính mình phải...
    hùng mạnh lên (mà điều này thì mất nhiều thời gian lắm đấy,100 năm
    không chừng,chẳng lẽ chờ đợi cho...cứt trâu để lâu hoá bùn) ! Nay
    thì ông sợ là phiá Tầu cộng không chịu ra toà àn LHQ.nhưng thưa TS.
    vấn đề là phải KIỆN để chứng tỏ TÍNH LIÊN TỤC của chủ quyền VN.,
    chứ không phải được hay thua.
    Bởi vì Tàu cộng không dại gì mà tuân theo phán quyết của LHQ.song
    về lâu về dài thế giới sẽ nhận ra sự thật mà ủng hộ VN.để lấy lại chủ
    quyền.Tôi xin giả định một kịch bản sẽ là chiến tranh thứ 3 sẽ nổ ra
    giữa TC.và các nước châu Á có Mỹ hậu thuẫn.Kết cuộc Tàu cộng bị
    thua,phải trả lại những lãnh thổ,lãnh hãi đã chiếm bất hợp pháp trước
    kia.Đó sẽ là một "happy ending" cho VN.!

    Trả lờiXóa
  5. DCSVN ma dam kien TQ! Chuyen la..

    Trả lờiXóa
  6. ngớ quá đến thằng quân đội nhân dân vn còn ko ra chiếm lại dc chứ đừng mơ LHQ dòi hộ

    Trả lờiXóa
  7. Kiện TQ đòi HS là việc mà chính phủ VN phải làm dù có đòi được hay không , còn nếu Đ & NNVN sợ "há miệng mắc quai" thì hãy để ND VN thực hiện vì HS-TS là của toàn thể ND VN chứ không phải của Đảng ,lãnh đạo Đảng có thể chịu hèn nhục nhưng NDVN thì không bao giờ chịu hèn nhục như vậy được , chỉ việc đi kiện chứ có phải là đi đánh nhau đâu mà cũng không dám làm thì Đảng nên bỏ điều 4 HP đi là vừa .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VN phải kiện TQ lên LHQ để đòi HS , tuy có thể không đòi được nhưng buộc quốc tế phải lưu ý đến việc TQ đã dùng vũ lực cưỡng chiếm HS của VN , điều này sẽ biến vùng biển quanh HS vẫn là vùng biển đang còn tranh chấp nhằm tạo điều kiện cho quốc tế có thể can thiệp và phân xử khi cần thiết , đồng thời việc này sẽ tạo nên một phản ứng quốc tế mạnh mẽ ngăn chặn mưu đồ của TQ đánh chiếm Trường sa , thôn tính toàn bộ biển đông và thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên" vùng lưỡi bò" trong tương lai.

      Xóa
  8. DKM. cái thằng chuyên sài luật rừng, đi kiện cái thằng là tổ sư của luật rừng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ kiện thoải mái. Bọn mình khuyến khích mà. Oke đi...

      Xóa
  9. Phải kiện đi!
    Để cho thiên hạ luôn luôn biết rằng VN vốn là chủ nhân đích thực QĐHS.
    Nếu Đ&NN cứ mần kiểu ni thì không biết là "ngậm miệng ăn tiền" hay "im lặng là đồng ý". Dân Việt cũng chịu thì thiên hạ sao mà hiểu nổi!
    Ngày kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới tới nơi rùi mà hổng biết sao im re thế này. Khổ thân cho các liệt sĩ đang nằm lạnh nơi biên cương TQ!
    Mà cũng lạ! Tất cả các kẻ thù (Pháp, Mỹ, VNCH ...) thì bị thù (rất chi là) dai; riêng cái ông này, từng cho (nhiều) cú hộc tiết thì lại trở thành "bạn"!

    Trả lờiXóa
  10. Không công nhận các liệt sĩ trong hải chiến Hoàng Sa , cấm nhân dân không được biểu tình phản đối TQ xâm lược nhưng lại bỏ ra một đống tiền khổng lồ để mua tàu ngầm , vậy ĐCSVN có phải là " Vũ dũng vô mưu " ? Trong vụ mua bán này liệu có một " Dương Chí Dũng " nào không ? cấm nhân dân biểu tình có nghĩa là bảo vệ TQ , vậy mua tàu ngầm để đánh ai ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn ảnh tàu cũ mèm bong tróc rỉ sét, hết mẹ nó hạn sử dụng, i van nó cho không, mấy thằng mông má mang về vẫn tính tiền mua....

      Xóa
    2. Chắc nó cũng sắp thành ụ nổi rồi, không lặn được. Có cảm giác vụ mấy tầu ngầm ù xọe này sẽ đưa tới nhiều chuyện động trời.

      Xóa
    3. chỉ cần loay hoay với mấy cái nút bấm đã đủ mệt rồi , rồi còn bảo dưỡng , thực hành chiến thuật . Tên lửa và ngư lôi cho tàu ngầm thường rất đắt , mỗi quả rẻ cũng vài trăm ngàn us , tới hàng triệu . Không thực tập thì không có kinh nghiệm , nếu thực tập thì tốn rất nhiều tiền . Dân chịu hết , nghèo vẫn hoàn nghèo . chỉ béo mấy thằng lập dự án này nọ thôi , cứ vẽ ra thật nhiều để chén đẫy .

      Xóa
  11. Xin cảm ơn và ghi nhận những đóng góp , những cố gắng của TS Nguyễn Nhã cho tổ quốc trong vấn đề chứng minh chủ quyền HS – TS là của Việt Nam .

    Chủ quyền của VN tại HS và TS là chắc chắn và không phải bàn cãi , vấn đề còn lại là dùng biện pháp ( Chiến lược , chiến thuật ) gì để giành lại mà thôi . Nhân dân Việt Nam từ lâu đã hiểu rõ điều này , cũng từ lâu nhân dân đã biểu lộ ý chí của mình thông qua các cuộc xuống đường , các tuyên bố và kiến nghị của các nhân sỹ và trí thức và đông đảo nhân dân , các bài viết về đề tài này nhiều không đếm xuể nhằm thể hiện quyết tâm và ý chí của mình , chống lại sự xâm lược và khiêu khích của Trung Quốc . Nhưng đó chỉ là tâm nguyện của nhân dân – những người không nắm quyền điều hành đất nước , không có phương tiện , không có một tấc sắt trong tay .
    Bài trả lời phỏng vấn của TS Nguyễn nhã rất hay , và rất “ trúng “ , nhưng dường như nó chỉ dành để nhằm cố sức thuyết phục ……….Chính quyền Việt Nam là chính .
    Nhận xét trên có gì là sai ? , có gì là quá không ?
    Những điều sau sẽ làm rõ hơn :

    - Các cuộc xuống đường của nhân dân Hà Nội và Sài gòn trong các năm gần đây , nhằm phản đối TQ thường bị chính quyền ngăn cản với lý do nhằm ổn định và giữ vững quan hệ với TQ , nhằm giữ gìn “ Đại Cục “
    - Nhiều lần TQ đã ngang nhiên đánh đuổi , bắn vào ngư dân ta , cắt cáp , xâm phạm lãnh hải , lúc đó Bộ ngoại giao VN thường lên tiếng rất chậm trễ và hết sức yếu ớt , như buông xuôi , như không phải dân mình , nước mình .
    - Các Tuyên bố chính thức của chính phủ về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây đã không thấy xuất hiện , nó chỉ được thể hiện rất mờ nhạt và thường được “ Ngụy Trang “ một cách vô cùng khéo léo trong các văn bản , hay các trang mạng không chính thức , ít người xem , đọc , để khi cần sẵn sàng gỡ xuống nhằm ………..Phi tang .
    - Các phát biểu của lãnh đạo đảng , nhà nước , chính phủ về hai quần đảo này cũng thường hết sức yếu ớt , rào đón , nhìn trước ngó sau , hoặc lảng tránh một cách cực kỳ tế nhị và hết sức kín đáo nhằm tránh “ Rạn vỡ “ quan hệ với Trung Quốc , và nhằm tránh bị “ Bạn “ hiểu lầm là “ Ăn ở hai lòng “ .
    Với những sự biểu đạt hết sức rõ ràng và đối nghịch như vậy từ Nhân Dân và chính phủ Việt Nam trong cùng một vấn đề cực kỳ nghiêm túc và hệ trọng như chủ quyền tại HS và TS , cũng như vận mệnh đất nước , thử hỏi ai cần được chỉ giáo và khai thị - Nhân Dân , hay chính phủ Việt Nam ?.
    Trước mưu đồ xâm chiếm và lấn lướt rõ rệt của Trung Quốc , nhưng Chính phủ Việt Nam đã đớn hèn kêu không ra hơi , nói chẳng ra tiếng như thế thì dù có ngàn mưu hay , vạn kế hiểm cũng chỉ đành xếp xó mà thôi .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  12. Sắm vũ khí là hình thức bề ngoài như 1 cách tung hỏa mù
    cốt làm an lòng nhân dân,chứ tiền đâu mà chạy đua với
    bọn Tàu cộng dư đôla,lắm vàng,!
    Hơn nữa,thứ trưởng thượng tướng CHỈ VỊN tuyên bố VN.
    không được dùng giải pháp quân sự ở Biển Đông thì lấy
    lý do gì mà đánh đấm nữa cơ chứ ?
    Nói một đàng làm một nẻo mà dân ta vẫn còn tin được ư ?
    Đúng là dân ta tốt qúa nhưng nói xin lỗi,dân ta ngây thơ
    cả tin qúa đấy nên chúng cứ ..."ăn quen bén mùi" !

    Trả lờiXóa
  13. Bác Nhã mất thời gian quá... Thôi, hát một câu cho đỡ buồn,
    "Chưa gặp em... Anh đã nghĩ bậy..."

    Trả lờiXóa