* NAM NGUYÊN
Công hàm Phạm Văn Đồng 1958, công nhận hải phận 12 hải
lý từ đất liền Trung Quốc kể cả các đảo ngoài khơi, được Bắc Kinh tận dụng cho
chiến lược cưỡng đoạt chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Việt Nam đã làm gì
để hóa giải điều gọi là khúc xương mắc nghẹn này.
Sau 53 năm im lặng không nhắc lại thư ngoại giao năm
1958 của thời kỳ hữu hảo xã hội chủ nghĩa giữa Việt Nam và Trung Quốc, đến
tháng 7/2011 Hà Nội bắt đầu sử dụng báo chí để công khai nội dung công hàm ngày
14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bày tỏ sự tán thành tuyên bố trước đó 10
ngày của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
Tuy vậy giới quan sát cho rằng, cách đây 3 năm Hà Nội
vẫn khá dè dặt khi chỉ sử dụng một tờ báo của Mặt trận Tổ Quốc là Đại Đoàn Kết
cho phát súng lệnh, chứ chưa đưa những tờ báo chủ lực vào chiến dịch hóa giải
nội dung công hàm Phạm Văn Đồng.
Đến nay vào thời điểm tưởng niệm 40 năm
Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, sau trận hải chiến ngày
17/1/1974 đánh bại Hải quân VNCH, Hà Nội được cho là đã hóa giải phần nào dư
luận trong nước thông qua truyền thông báo chí trong ba năm vừa qua.
Trả lời Nam Nguyên vào tối 06/01/2014, Tiến Sĩ Trần
trường Thủy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông trụ sở ở Hà Nội nhắc lại,
tại Diễn đàn Biển Đông ở Thủ đô Hoa Kỳ, Trung Quốc vẫn dùng Công hàm 1958 của
cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về việc thừa nhận chủ quyền Trung Quốc ở các quần
đảo trên Biển Đông Việt Nam. Theo TS Thủy, lập luận của Việt Nam là công
hàm đó không phải là thừa nhận chủ quyền mà chỉ thừa nhận hải phận 12 hải lý
của Trung Quốc và không có một từ nào nói đến Hoàng Sa hay Trường Sa. Đối
với hoạt động nở rộ của báo chí hiện nay liên quan đến việc Trung Quốc xâm
chiếm Hoàng sa năm 1974 sau khi đánh bại hải quân VNCH. TS Trần Trường
Thủy nhận định là, hiện nay trên một góc độ nào đó báo chí có nhiều tự do hơn
khi đề cập tới vấn đề Biển Đông.
Năm nay là năm đặc biệt, năm kỷ niệm 40 năm, thông
thường những năm chẵn thì truyền thông hay đề cập đậm những vấn đề ấy. Liên
quan đến Hoàng Sa thì rõ ràng thời kỳ ấy trước năm 1975 chính quyền VNCH quản
lý Hoàng Sa và sự kiện xảy ra trực tiếp giữa Trung Quốc và chính quyền VNCH. Cho
nên là các đề cập liên quan đến quản lý và các trận chiến và sự hy sinh của
những người lính VNCH là thực tế khách quan.
Không có giá trị pháp lý?
Trò chuyện với chúng tôi, TS Nguyễn Nhã một nhà nghiên
cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon lập luận rằng công hàm Phạm Văn
Đồng 1958 không có giá trị pháp lý mà chỉ mang ý nghĩa hậu thuẫn chính trị
trong giai đoạn hai phe đối đầu ở Việt Nam . Lúc đó chủ quyền Hoàng
Sa-Trường Sa thuộc về VNCH. TS Nguyễn Nhã tiếp lời:
Phạm Văn Đồng |
Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về
mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần
lãnh thổ phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chính quyền đã
tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam rồi. Về mặt pháp lý quốc
tế phù hợp, chính quyền có thẩm quyền quản lý Hoàng Sa Trường Sa liên tục, từ
nhà Nguyễn tới thời Pháp thuộc trong đó có nhiều chính phủ khác nhau và như vậy
cho đến sau khi thống nhất các chính phủ có thẩm quyền đều khẳng định chủ quyền
của mình và thực thi liên tục không đứt đoạn, vấn đề này thể hiện giá trị pháp
lý quốc tế.
Kể từ khi Nhà nước CHXHCN Việt Nam phá vỡ bức tường im
lặng về nội dung công hàm Phạm Văn Đồng 1958, nhà nghiên cứu Biển Đông Hoàng
Việt một giảng viên về Luật Quốc tế ở TPHCM là người có những đột phá mạnh mẽ
nhất khi ông luôn luôn nói thẳng vào vấn đề.
Theo Hiệp định Geneve (1954) mà Trung Quốc đã ký, về
mặt pháp lý quốc tế Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có trách nhiệm quản lý phần
lãnh thổ phía Nam. - TS Nguyễn Nhã
Không có ông nào ở miền Bắc lúc đó có quyền nói về
công nhận Hoàng Sa Trường Sa được cả. Bởi vì lúc đó theo Hiệp định Geneve
1954 chia đôi hai miền Nam Bắc, rõ ràng là một bên từ vĩ tuyến 17 trở ra là
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; một bên từ vĩ tuyến 17 trở vào là Việt Nam Cộng Hòa. Rõ
ràng hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa còn Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa thì có tư cách gì mà nói đến.
Chu Ân lai |
Trung Quốc viện dẫn Công hàm Phạm Văn Đồng để nói rằng
Việt Nam
công nhận chủ quyền Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo
Thạc sĩ Hoàng Việt điều quan trọng là nội dung công hàm Phạm Văn Đồng có cấu
thành một tuyên bố được thừa nhận hay không? Theo luật pháp quốc tế nếu
một bên đã ra một tuyên bố thì không thể nói ngược lại cái tuyên bố của mình và
ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia. Tuy nhiên Trung Quốc rất khó chứng minh
được điều này.
Nhiều người cho rằng có hay không có công hàm Phạm Văn
Đồng thì Trung Quốc cũng vẫn thực hiện mưu đồ chiếm lĩnh Biển Đông, bao gồm các
quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam . Tại sao Bắc Kinh luôn đặt
điều kiện đàm phán song phương và né tránh mọi tranh tụng tại Tòa án Quốc tế. TS
Trần Trường Thủy vắn tắt nhận định:
Cách thức mà Trung Quốc sử dụng biện pháp song phương,
một là truyền thống ngoại giao của họ quen xử lý các vấn đề song phương; thứ
hai, theo tôi nghĩ và theo các nhà quan sát thì Trung Quốc thấy được họ là bên
mạnh hơn nên trong giải quyết song phương họ có nhiều ưu thế hơn. Tuy vậy
đấy là về mặt lý thuyết trên thực tiễn thì nó còn thuộc nhiều yếu tố. Còn
Trung Quốc không đồng ý đưa ra tòa vì như thế không còn là song phương và Trung
Quốc có thể không chắc chắn về các lập luận của mình về pháp lý để mà đưa ra
tòa. Họ phải chắc chắn thì họ mới chấp nhận.
Những phát biểu vừa nêu cho thấy các học giả, chuyên
gia nghiên cứu Biển Đông có chung lập luận là công hàm Phạm Văn Đồng không có
giá trị pháp lý ràng buộc. Nếu có tranh tụng ra Tòa án Quốc tế thì Trung
Quốc sẽ không dành phần thắng. Bởi vì ông Phạm Văn Đồng qua công hàm đó
không có sự cam kết rành mạch về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hơn nữa người sở
hữu Hoàng Sa-Trường Sa lúc đó được quốc tế công nhận là VNCH. Và quan
trọng hơn cả người ta không thể bán hay cho một cái gì mà mình không có.
----------------
Bác PVĐồng này, ngoài vụ ngớ ngẩn 1958, là người cực kỳ liêm khiết. Không như bọn lãnh đọa bây chừ.
Trả lờiXóaNghe nói PVĐ.cũng có vai trò nào đó,dù không quan trọng trong
Trả lờiXóaHội nghị Thành Đô 1990 nhưng về sau than là bị Tàu cộng lừa ?
Thời thế, thế thời, thế phải thế.... thui.
Trả lờiXóaChạ trách làm ghề, mà cũng chạ "đến tuổi" mà trách.
Vấn đề là cọn cháu đỉnh cao trí tuệ của bác "Cu" dẫn giả luồn lách dư thế lào?
Tỉ dụ dư là: kết luận của TTCP "nợ chứ không phải thất thoát"...???
Một số người không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng một khi đã công nhận hải phận ( lãnh hải) 12 hải lý của đất liền hay hải đảo cho một nước nào đó thì cũng có nghĩa là đã công nhận đặc quyền kinh tế 200 hải lý thềm lục địa kèm theo hải phận đó , đó cũng chính là nhận thức ngu muội của những kẻ đã từng phát ngôn " Hoàng sa chỉ là bãi hoang chim ỉa " từ trước đến nay . .
Trả lờiXóaBài này chỉ đúng và công hàm Phạm Văn Dồng được/bị hóa giải nếu miền Bắc vẫn ở miền Bắc, và miền Nam vẫn ở miền Nam . Khốn nỗi, miền Bắc chiếm miền Nam thành một miền Bắc nối dài, và bác Đồng trở thành Thủ tướng nối dài .
Trả lờiXóaMột điều kiện để hóa giải nữa là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biến mất, tức là Đảng Cộng Sản VN giải tán và trao quyền lại cho một chính phủ dân chủ hơn . Thì tất cả những văn kiện ký kết của đảng Cộng Sản với bất cứ ai sẽ không còn giá trị, chính quyền mới có toàn quyền sử dụng những gì có lợi cho mình, và vô hiệu hóa những gì có hại .
Lý nó nằm ở đây: 2 anh em đang đánh nhau, thằng hàng xóm đang giúp đỡ ông anh thèm miếng đất của ông em vốn là đất của tổ tiên . Ông anh viết tờ giấy chứng thực trước tòa công nhận miếng đất đó thuộc thằng hàng xóm .
Sau khi ông anh giết em để tiếm đoạt toàn bộ cơ ngơi, ông anh không có quyền sở hữu miếng đất đã công nhận của thằng hàng xóm . Đơn giản vì ông anh đã công nhận miếng đất đó của thằng hàng xóm .
Chứng thực là Trung Quốc có đưa bản Công hàm Phạm Văn Đồng ra để loại VN khỏi vòng đàm phán quốc tế, và Trung Quốc đã thành công . Khi VN mất cơ hội tham gia đàm phán quốc tế, chuyện xé nhỏ thành đàm phán riêng lẻ là quá dễ với Trung Quốc, vì, theo lịch sử và công pháp quốc tế dưới thời VNCH, VN có chủ quyền phần lớn số đất đang tranh chấp .
Bác nên đọc kỹ bài này:
Xóahttp://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-20-cong-ham-1958-voi-chu-quyen-hoang-sa-va-truong-sa-cua-viet-nam
Cái Công hàm 1958 vốn dĩ chỉ là tờ giấy ngoại giao dùng để nịnh nhau chứ chả có nghĩa lý gì hết. Có đổi ĐCS VN sang đảng gì gì đó, có xóa sạch những gì mình đã ký TQ thì cũng vẫn thế thôi. Ý nó đã quyết chiếm cho được rồi!!
Dân Việt không nên tự dối mình nữa .
XóaBác nào dám trả lời thẳng giấy tờ ngoại giao dùng để nịnh nhau có giá trị pháp lý không. Chỉ biết Trung Quốc đã đưa bản Công hàm lên hội đồng xét xử và thành công trong việc shut out VN trong các dự định đàm phán chung về HS-TS.
Bác nịnh viết một tờ giấy giao nhà cho em, em đem ra tòa (không phải XHCN) đưa bác ra ngoài đường ở thì bác đừng nói hồi đó nịnh nhau í mà .
Đổi đảng CSVN có thể xóa sạch được những gì mình đã ký với Trung Quốc . Cùng một lúc, phải có những nỗ lực tuyên truyền chính thể Cộng Sản mắc đủ những tội ác để loại tính chính đáng đại diện VN trên phương diện quốc tế . Rất nhiều nước đã thành công trong việc này . Một số nước như Libya đã hủy những hợp đồng đổi dầu với giá rẻ mạt lấy vũ khi thời Gadhafi mà không bị phạt, và chấm dứt hoặc điều đình lại hợp đồng có lợi và thiết thực hơn cho đất nước .
Đúng, TQ muốn chiếm là chiếm, nhưng nếu VN có hành động quân sự bây giờ, thế giới sẽ mặc kệ . Trong khi đó, nếu được thế giới ủng hộ, ta có thể lấy lại được HS-TS hoặc bằng quân sự hoặc bằng đàm phán . Nếu bằng quân sự, ta có thể được thế giới, hoặc ít nhất ASEAN, Nhật, Hàn ủng hộ . Không có sự ủng hộ của thế giới, ta không làm được gì hết .
Chủ quyền một đất nước là việc vô cùng trọng đại,không phải chuyện đùa,
Trả lờiXóavì biết rõ ràng như thế,cho nên thằng ăn cướp (đồng nghiệp) phải tìm cách
lừa gạt "tuyệt hảo" mới thành công được như ta đã thấy !
Nói thì thì nói,nếu Công Hàm bị coi như giấy lộn hay nịnh nọt gì đó thì tại
sao CsVN.không kiện TC. ra Toà án Quốc tế hay nhờ LHQuốc phân xử ?
Tại sao và tại sao ? Chỉ vì "bút sa gà chết" hay "há miệng mắc quai" nên
đâm ra ú ớ mà đành phải im lặng,ngay cả trong Hội nghị về Biển Đông mới
đây ở Mỹ,có mặt TC.và cả VN.cùng với quan sát viên quốc tế !!!
Vấn đề hoá giải dễ dàng hơn nhiều lại nhất quyết lẫn tránh,đó là khi nước
VN.ta trở thành một quốc gia dân chủ,tự do chứ không phải CS.thế này !
Theo tôi,vấn đề hoá giải Công Hàm PVĐ.được ông Trương Nhân Tuấn
Trả lờiXóanhận định công bình nhất,chứ không phải vì cảm tính đối với những vị
thiên tả- thân cộng hay bị áp lực đối với quan và dân trong nước.
Chủ quyền một lãnh thổ phải căn cứ vào 2 nguyên tắc cốt lõi này :
-Estopell : nghĩa là nếu trong qúa khứ,nước nào phủ nhận chủ quyền
của mình trên 1 lãnh thổ thì nước này trong tương lai sẽ không được
thụ lý để khẳng định lại chủ quyền.Nói cách khác là chủ quyền phải
có tính liên tục,chứ không thể gián đoạn.
Trường hợp này áp dụng vào VN.đối với Hoàng Sa là như vậy,đó là lý
do tại sao VN.không dám kiện Tàu cộng.Hơn nữa,VNDCCH.thay vì ra
tuyên ngôn phản đối Tàu cộng lại nhanh nhảu đoảng ủng hộ chủ quyền
của nước xâm chiếm mà không phải là nước có lãnh thổ,lãnh hải bị
xâm chiếm là VNCH.
-Acquiescement : Công Hàm PVĐ.là bằng chứng sự đồng thuận hay sự
thú nhận chủ quyền nói trên thuộc về Tàu cộng.Sau 1975,CsVN.không hề
đưa ra công bố chính thức nào để phản đối tuyên bố của Tàu cộng song
trái lại còn ngụy biện cho mình và nhất là cho cả Tàu cộng (là đồng chí vĩ
đại,là người thầy v.v.sẽ trả lại cho ta bất cứ khi nào ta yêu cầu ??? ) !
Muốn đòi đươc Hoàng Sa thì phải có Lý thường Kiệt sống lại.
Trả lờiXóaChẳng hy vọng tí gì ở Trọng lú và 3 Ếch đâu