* MINH DIỆN
Thế là lại qua một kỳ thi tốt nghiêp phổ thông
trung học. Lần này cả nước có 946.000 thì sinh, trong đó 854.000 thí sinh là học
sinh trung học, 91.000 thí sinh là học sinh các trường giáo dục thường xuyên.
Ngành giáo dục đã thành lập 2.296 hội đồng
thi, huy động 142.000 cán bộ coi thi và 23. 000 cán bộ chấm thi. Số cán bộ chiến sỹ công an làm nhiệm vụ an ninh và bảo vệ các phòng thi lên tới hàng chục ngàn và
cán bộ các cơ quan ban ngành đoàn thể cũng xem xem cỡ đó.Đâu chỉ học sinh đi thi mà cả phụ huynh đi thi, vậy là hàng triệu người
trong cả nước bị cuốn vào hai cuộc thi
liền kề nhau cùng tiền bạc và bao nhiêu thắt thỏm lo toan.
Sức người đã vậy còn sức của ?
Theo phó giáo sư, tiến sỹ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục-Đào
tạo, số tiền nhà nước phải bỏ ra là gần
1.000 tỷ đồng. Nếu tính trung bình mỗi
phụ huynh phải bỏ ra 1.000.000 đồng chi
phí các khoản cho con em mình đi thi, thì cũng ném vào đó khoảng 1.000 tỷ nữa. Số tiền đó gấp 6 lần tổng thu ngân
sách năm 2012 của tỉnh Yên Bái.
Kết quả kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học
năm nay, nơi thấp nhất đạt 94%, nơi cao
nhất 100%, bình quân cả nước đạt 98%. Có
người vui mừng vì thành tích ấy, nhưng không
ít người băn khoăn tự hỏi, huy động ngần
sức người, sức của chỉ để loại ra 2% thí sinh thôi sao? Vậy thì công nhận quách 100 % tốt nghiệp cho rồi
, còn bày vẽ thi cử làm gì cho tốn công tốn của? Điều làm mọi người băn khoăn đặt câu hỏi ấy chính là cái tỷ lệ đỗ tốt nghiệp
cao ngất ngểu, mập mở hư ảo cứ lặp đi lặp
lại nhiều lần.
Nhớ
lại ngày ông Nguyễn Thiện Nhân mới nhậm chức Bộ trưởng giáo dục, và tuyên bố “nói không với bệnh thành tích”, ra
tay kiểm soát chặt chẽ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Năm đó
tỷ lệ đỗ chỉ đạt hơn 20%, thậm chí có lớp 0%. Nhưng, rồi cùng với việc nhà giáo Đỗ Việt Khoa xông xáo chống tiêu cực thi cử, như nhân vật Đôn
Kihôtê của Cevantes đánh nhau với cối
xay gió , bị đánh tơi tả, thì như có
phép thần thông, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp nhảy
vọt lên 99 %, và cứ như thế liên tục đến ngày nay.
Người ta cho mang điện thoại di động
vào phòng thi, phao thi phập phồng ngoài cửa sổ, cổng trường, giám thị ngang
nhiên gà bài cho thí sinh ... phòng thi như cái chợ trời mua bán điểm ! Căn bệnh
thành tích của thầy giáo, cô giáo, cùa trường và địa phương, cộng với thói háo
danh háo thắng bon chen của phụ huynh học sinh đẻ ra bao nhiêu chuyện nhố nhăng
phi đạo đức.
Tôi được biết hầu hết các nước trên thế giới bỏ thi tốt nghiệp trung học phổ thông lâu rồi. Ở Đức học sinh được hướng nghiệp từ tiểu học,
lên trung học cơ sở học theo năng khiếu. Chương trình giáo dục bắt buộc 9 năm, học xong là chuyển sang học nghề. Không phải ai cũng lên trung học phổ thông rồi
vào cao đẳng, đại học. Học lên cỡ đó phải có ý tưởng rất nghiêm túc. Những học sinh
trung học phổ thông không chỉ được
bồi dưỡng kiến thức mà còn coi trọng phát triển nhân cách, tư duy độc lập. Người
ta cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh căn
cứ vào kết quả học tập ba năm học , rất minh bạch công khai.
Pháp là nước vẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung
học phổ thông , nhưng làm rất gọn nhẹ thiết thực , không ầm ào khoa
trương lãng phí sức người sức của như ở
ta. Có lẽ ít người để ý, là tỷ lệ tốt
nghiệp trung học phổ thông ở Pháp chỉ đạt
từ 70-75 %, kém ta 23 đến 28 %. Nhưng đó là kết quả đích thực, không ai nghi
ngờ giá trị của cái bằng tốt nghiệp được
trao cho người thi đỗ.
Còn ở Việt Nam, như Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ thừa
nhận : “ Cái tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học cao ngất ngưởng ấy chỉ là kết quả ảo, chất lượng không thực!” Xin nói
thêm, nói trắng ra, là kết quả đó mang nội hàm của học vẹt, học gạo
và sự thông đồng gian lận. Chính
vì vậy mà Bộ giáo dục đào tạo đã phải đề
ra quy định khống chế trần tốt nghiệp. Đó
là một biện pháp chống tiêu cực. Nhưng cái sáng kiến lấy thành tích chống lại bệnh
thành tích ấy không có tác dụng, ngược lại như
tưới xăng chữa lửa, bệnh thành tích càng trầm trọng thêm.
Thật đáng buồn cho những tấm bằng tốt nghiệp phổ thông trung học được cấp từ
những cuộc thi ít chất lượng nhiều bê bối ấy. Nó chỉ
là cái giấy thông hành cho học sinh thi vào các trường cao đảng , đại học. Sau cuộc thi ấy, những
em đỗ coi cái bằng ấy là đồ bỏ, phần lớn không đỗ chỉ còn là một vật kỷ niêm buồn thời cắp sách
đến trường. Cô giáo Nguyễn Thị Loan tâm
sự trên một trang Web : “ Tôi không biết học sinh của mình làm gì với tấm bằng
tốt nghiệp trung học phổ thông?”
Đúng vậy , chẳng cơ quan nào nhận
một người nửa thầy nửa thợ vào làm việc . Ba năm học chay mớ kiến thức dàn trải, có học sinh chưa viết
thành thạo một tờ đơn xin việc, chưa biết xử lý một cái bóng đèn hư con chuột,
phỏng tấm bằng tốt nghiệp đó giá trị gì?
Vậy mà mỗi năm đã bỏ
ra hàng ngàn tỷ đồng tổ chức cuộc thi vô bổ ấy. Số tiền đó có thể xây dựng được hàng chục ngôi trường khang
trang cho con em chúng ta khỏi phải học trong những căn nhà tranh vách đất.
Ngày 31-7-2013, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị
Doan đã đề nghị Bộ giáo dục nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phồ
thông. Theo bà tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp
trên toàn quốc năm nào cũng 95-96 % . Chỉ duy nhất một năm khi thực hiện cuộc vận
động hai không, thắt chặt thi cử, thì có
trường chỉ đỗ tốt nghiệp 10-20% , thậm chí có lớp không có học sinh nào đỗ. Liệu có thắt chặt mãi được không? Nếu thắt thì phải thắt khâu quản lý, thắt quá
trình dạy và học để bỏ kỳ thi này!”
Có thể nói, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông
trung học là tấm gương phản chiếu toàn bộ nền giáo dục đào tạo của Việt Nam hiện
nay. Một nền giáo dục mà ông Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã phải thừa nhận trước Uỷ
ban thường vụ Quốc hội ngày 15-8-2013 vừa qua : “Chất lượng giáo dục phổ thông chưa đảm bảo
mức tối thiểu!” Phó giáo sư tiến sỹ Trần
Xuân Nhĩ cho rằng đó là một hành động dũng cảm của Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo.
Tháng
4 -2010, Phạm Vũ Luận được Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng giao quyền Bộ trưởng bộ
giáo dục đào tạo, thay Nguyễn Thiện Nhân , hai tháng sau, ngày 18-6,
ông được Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ nhiệm chức Bộ trưởng với số phiếu tín
nhiệm rất cao 83,98%. Lúc đó , dù
là người “ không thích tạo dấu ấn cá
nhân” nhưng chắc ông không thể ngờ rằng, ba năm sau , ngày
11-6-2013, mình lại là một trong ba quan
chức có số phiếu tín nhiệm thấp nhất
(Tín nhiệm cao 86,tín nhiệm 229, tín nhiệm
thấp 177). Giờ giải lao phiên họp ấy , nghe nói Phạm Vũ Luận đã lảng
tránh trả lởi nhà báo, bằng lời nói đúng với tâm trạng cùa mình: “ Xin lỗi nhé,
tôi đang rất buồn!”
Buồn
là phải! Bởi từ khi ông ngồi trên chiếc
ghế ấy, ngành giáo dục nhiều tai tiếng
quá. Thi cử gian lận nổi cộm vụ Đồi Ngô (Bắc Giang) nhà giáo mất phẩm chất nổi
cộm vụ Sầm Đức Xương (Bắc Cạn) sách giáo khoa in cờ Trung Quốc, không in quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, sinh
viên ra trường thất nghiệp hàng loạt, thạc
sỹ đi bán trà đá, cử nhân đi phụ hồ, nạn dạy thêm tràn lan , bạo lực học đường
như cơm bữa... Nhà giáo là người lái đò qua sông, truyền đạo làm người cho các thế hệ sau, mà để
xảy như thế , thì như Chu Văn An đã nói : “ Không xứng làm thầy!”
Giáo dục Việt Nam đã lụi lại quá xa so với thế giới.
Ở trong nước cũng lạc hậu với sự phát triển kinh tế xã hội.
Đề án đổi mới giáo dục lần này là quyết tâm của
toàn ngành giáo dục, đối với Phạm Vũ Luận còn là sự đặt cược toàn bộ sinh mạng chính trị của mình vào
nửa nhiệm kỳ Bộ trưởng còn lại. Ông Phạm Vũ Luận khẳng định rằng lần này không phải là cải cách giáo dục mà là
một cuộc “Đổi mới toàn diện và căn bản”, làm thay đổi quan điểm tư duy và triết lý giáo
dục, không đào tạo con người thụ động mà
đào tạo con người có tinh thần độc lập , có đầu óc phê phán, trung thực , con
người luôn luôn cởi mở với cái mới, con người giàu tính sáng tạo . Phạm Vũ Luận gọi đây là “trận đánh lớn” và tỏ ra rất quyết liệt để giành chiến thắng.
Ông đã nói với phóng viên báo VnExpress
: “Bước vào trận đánh , từ tường đến lĩnh đến binh lính phải quyết tâm , tin
vào chiến thắng, sẵn sàng trả giá. Tôi coi thực hiện “Đề án đổi mới giáo dục” lần này là một trận
đánh lớn!”
Giáo sư Hoàng Tụy nhận xét :
“Theo tôi, đây là lần đầu tiên chúng ta có một Đề án nghiêm chình nhất về đổi mới
giáo dục!” Còn Phó giáo sư tiến sỹ Trần Xuân Nhĩ thì đánh giá : “ Đây là đề án
đổi mới nhất của Bộ giáo dục từ trước đến nay, nhưng đáng tiếc là vẫn còn những
điềm chung chung”
Theo phó giáo sư tiến sỹ Trần Xuân Nhĩ, đề án
đã vạch ra những yếu kém của ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, cao
đẳng, dạy nghề. Đó là một hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu liên thông giữa
các trình độ đào tạo, phương thức giáo dục sách vở, giáo điều, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, chưa
gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu sử dụng cùa thị trường lao động, đội
ngũ lãnh đạo và nhà giáo chất lượng chưa cao. Mặt hạn chế của Đề án đổi mới giáo dục là chưa vạch rõ
phương hướng khác phục mà vẫn là những biên pháp chung chung. Ví dụ như bảo đảm
sự công bằng giữa trường công lập và trường dân lập thế nào? Xóa bỏ những đặc
quyền đặc lợi ra sao? Đề án nhắc tới
phương thức thi và công nhận tốt nghiệp phổ thông trung học sẽ được đổi mới
theo hướng kiểm tra năng lực học sinh, thiết thực, hiệu quả tin cậy, sử dũng được
công nhận tốt nghiệp phổ thông trung học làm căn cứ cho tuyển sinh dạy nghề và
cao đẳng đại học, tiến tới giáo dục bắt buộc 9 năm ở bậc phổ thông nhưng chưa dứt khoát được là
sẽ làm thế nào?
Đề án rất hay và rất nhiều ý kiến
đóng góp rất tâm huyết.
Nhưng một nhà giáo rất có uy
tín lại nói với tôi: “Với chính sách như hiện nay mà giáo dục Việt Nam chỉ tụt
hậu như vậy thì đã lả kỳ tích”. Ông tỏ ra hoài nghi vì: “Từ Nghị quyết Trung
ương 2 khóa 8, đảng đã nêu “Giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu” nhưng
có chuyển biến đâu.
Hội nghị Trung ương 8 lần này lại
tập trung bàn về Đổi mới toàn diện giáo dục. Tôi đã từng hy
vọng và thất vọng, giờ lại khấn: “VỪNG ơi mở cửa ra!”
http://xuandienhannom.blogspot.de/2013/10/vo-cung-thuong-tiec-vinh-biet-ai-tuong.html
Trả lờiXóabài viết hay mà đúng, cảm ơn bạn.
Trả lờiXóaKinh tế -xã hội- Giáo dục Việt Nam đã lùi lại quá xa so với khu vực và thế giới là nhận định rất chính xác.
Trả lờiXóaCấp trên ép giáo viên các trường phải dạy đạt 70% học sinh khá giỏi, nhưng khảo sát đầu năm khá giỏi chỉ có 4% thôi.
Tôi rất khâm phục và kính trọng thầy Đỗ Việt Khoa!
Chỉ lãnh đạo Đảng - Nhà nước và những kẻ lưu manh mới không ưa thầy Đỗ Việt Khoa mà thôi.
Vì sao? Vì Đỗ Việt Khoa soi sáng cái mánh kiếm tiền đen tối của họ cho bàn dân thiên hạ nhìn rõ.
XóaKinh tế -xã hội- Giáo dục Việt Nam đã lùi lại quá xa so với khu vực và thế giới là nhận định rất chính xác.
Trả lờiXóaCấp trên ép giáo viên các trường phải dạy đạt 70% học sinh khá giỏi, nhưng khảo sát đầu năm khá giỏi chỉ có 4% thôi.
Tôi rất khâm phục và kính trọng thầy Đỗ Việt Khoa!
Chỉ lãnh đạo Đảng - Nhà nước và những kẻ lưu manh mới không ưa thầy Đỗ Việt Khoa mà thôi.
Nước mình đang giàu, sợ gì. Hôm nay VTV phát ghi nhớ tội ác ở Ba Trúc, Kiên Giang. Có ai nhìn không, có thấy ở trong đó là Đồng Đăng, Lào Cai, Vị Xuyên, Cao Bằng.... và nhiều cứ điểm nữa không. Có ai trả lời?
Trả lờiXóaBạn nói rõ hơn một chút , làm ơn đi? Vì tôi ít khi xem VTV!
XóaCách đây chưa lâu, các trường trung cấp, dậy nghề, các trường cao đẳng thi nhau CHẠY lên đại học.., đại học CHẠY lên học viện... Nay sắp đổi mới giáo dục không biết họ có CHẠY "nên" dậy nghè không?
Trả lờiXóaNếu không giải tán bớt các cái gọi là đại học đó đi, mà để nó CHẠY thoát.., thành dậy nghề.. thì nó sẽ dậy nghề nói dối, nghề cơ hội đấy. Đổi mới sẽ khó mà thành công, với đội ngũ quản lý giáo dục kiêm vận động viên CHẠY vượt rào này.
CHẠY nhưng chỉ đổi được biển tên trường cho oai thôi , còn năng lực người THẦY ,còn NỘI DUNG ĐÀO TẠO , CHẤT LƯỢNG đào tạo ,cơ sở vật chất (bàn ghế, trường lớp, thí nghiệm , xưởng thực tập...) , thì sao?
XóaBao năm qua chúng ta chết vì cái OAI này đấy bạn ạ. Không chỉ nghành giáo dục mà nghành nghành nghề nghề, thi đua OAI.., đến mức tổng cục thống kê đã là con nghiện OAI nặng lắm rồi. Đây có phải là biến chứng của căn bệnh kiêu hãnh cộng sản???
XóaMot bai viet rat hay va rst chinh xsc.Csm on nha bao Minh Dien -Bui Van Bong
Trả lờiXóaVung oi hay mo cua ra
Trả lờiXóaToi cung mong lam
Nhung ma khong tin
Dung nghe ma hay cu nhin
Dang ta quen thoi cho xin lau roi
Giaó dục xứ ta nó tù mù ,rối rắm ,lằng nhằng y chang cây cột điện .
Trả lờiXóaGiaó dục mà cũng chạy theo kinh tế thị trường có định hướng XHCN thì chỉ có ở VN
Có đổi được không ?
Giáo dục , mà "theo kinh tế thị trường" và phải "có định hướng XHCN" - là sai lầm đến 2 lần. Cái đuôi ăn theo "CNXH" thì ai cũng hiểu rồi, nhưng còn "theo KT thị trường" : sản phẩm của GD là con người , con người cần tối thiểu 2 thứ được trang bị từ nhỏ đến khi trưởng thành là ĐẠO ĐỨC và KỸ NĂNG. Do vậy không thể để mặc cho các thầy các cô , mặc cho ngành GD cứ chỉ biết đến TIỀN còn cái ĐẠO ở trên thì qua loa đôi chút là hỏng hẳn.
Trả lờiXóaChinh sach nhu hien nay ma giao duc nhu the thi ds la ky tich
Trả lờiXóaDung nghe cong san noi
Trả lờiXóaHay nhin nhung gi cong san lam
Từ kho bạc ,sang đề án ,qua tay này ,đến tay kia ,vào túi chúng ta.ÚM BA LA XÌ BÙA
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaPhải chăng Giáo dục là quốc sách hàng đầu nên
Giáo viên Trường Mậu Lâm - Thanh Hóa phải bỏ dạy,
Thi tốt nghiệp lộn xộn tiêu cực như THPT Đồi Ngô …
Nói rằng bằng tại Cao Đẳng, Đại học hệ tại chức ở quê hương Yên Định - Thanh Hóa có lợi thế hơn nhiều so với bằng chính quy là không ngoa đâu.
Thanh Hóa nghèo đói, nhưng các thế hệ lãnh đạo Thanh Hóa rất giỏi chạy thành tích."
Trả lờiXóaPhải chăng Giáo dục là quốc sách hàng đầu nên
Giáo viên Trường Mậu Lâm - Thanh Hóa phải bỏ dạy,
Thi tốt nghiệp lộn xộn tiêu cực như THPT Đồi Ngô …
Nói rằng bằng tại Cao Đẳng, Đại học hệ tại chức ở quê hương Yên Định - Thanh Hóa có lợi thế hơn nhiều so với bằng chính quy là không ngoa đâu.
Thanh Hóa nghèo đói, nhưng các thế hệ lãnh đạo Thanh Hóa rất giỏi chạy thành tích."
Hay cho xem lan nay se the nao?Bac Dien noi rat dung la da hy vong va that vong qua nhieu roi nen bay gio quay ve duy tam vay thoi. Dan minh dau ngu dot ma chi vi nhung nguoi lanh dao tham danh tham quyen tham tien nen dan kho va tro nen hen.
Trả lờiXóaTU TONG BI THU TRO XUONG KHONG AI THANH THAO MOT NGOAI NGU MA AI CUNG GIAO SU TIEN SY. NHIN NHUNG CHINH KHACH NUOC NGOAI LICH LAM TU TIN NOI TIENG ANH NHU GIO MA CAM THAY THEM. DINH CAO TRI TUE HAY DINH CAO NGU DOT VA THAM NHUNG?
Trả lờiXóaToi rat thich cach viet nhe nhang khach quan cua nha bao Minh Dien chung ta khong nen di qua xa nhung van de nha bao de cap mang tinh xay dung
Trả lờiXóaTrò "Định hướng XHCN" quái quỷ nên quan giàu, dân thì trăm tầng áp bức, khốn khó.
Trả lờiXóaCần có nhiều tấm gương anh hùng Đặng Ngọc Viết - Đỗ Việt Khoa - Việt Khang - Đoàn Văn Vươn...
Cường quyền chỉ sợ khi toàn dân đoàn kết lại cùng tranh đấu cho tự do dân chủ.
Hiệu trưởng được nhà may lại quả 15% tiền may đồng phục của học sinh. Hiệu trưởng - Chủ tịch công được công ty du lịch lại quả 15% tiền du lịch của cả trường. Giáo viên khó khăn không tham gia đi du lịch bị Hiệu trưởng - Chủ tịch công đoàn quy chụp là thiếu tinh thần tập thể, dọa hạ danh hiệu thi đua là chuyện thường xảy ra ở nhiều trường hiện nay.
Trả lờiXóaĐội ngũ quản lý giáo dục VN hiện nay còn rất ít người tốt.
Đội ngũ quản lý giáo dục VN hiện nay rất ít người đủ nhân cách.
Mua chức lên Hiệu trưởng, Trưởng phòng, Giám đốc sở... thì họ đâu phải là người đủ tài, đủ đức
Hiệu trưởng được nhà may lại quả 15% tiền may đồng phục của học sinh. Hiệu trưởng - Chủ tịch công được công ty du lịch lại quả 15% tiền du lịch của cả trường. Giáo viên khó khăn không tham gia đi du lịch bị Hiệu trưởng - Chủ tịch công đoàn quy chụp là thiếu tinh thần tập thể, dọa hạ danh hiệu thi đua là chuyện thường xảy ra ở nhiều trường hiện nay.
Trả lờiXóaĐội ngũ quản lý giáo dục VN hiện nay còn rất ít người tốt.
Đội ngũ quản lý giáo dục VN hiện nay rất ít người đủ nhân cách.
Mua chức lên Hiệu trưởng, Trưởng phòng, Giám đốc sở... thì họ đâu phải là người đủ tài, đủ đức
Tôi thiển nghĩ, Cụ Hoàng Tụy đánh giá Đề án đổi mới giáo dục ,đào tạo lần này phù hợp và tốt nhất là sách lược thôi ! Không thể dạy cho học sinh những điều tốt, khi cánh đồng ngay cạnh trường các em
Trả lờiXóahọc tập, cảnh xô sát, huyên náo và máu chảy vì sự cưỡng chế đất. Chưa kể, có nhiều em không được tới trường, vì có cha mẹ trong đám đông bị sứt đầu, mẻ trán ấy...