Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Lời tự thú của một kẻ 'Sát thủ kinh tế'


TK - "Những kẻ sát thủ kinh tế", John Perkins viết: "là những chuyên gia được trả lương hậu hĩnh để đi khắp thế giới và lừa đảo các nước trên toàn thế giới hàng tỷ đô la. Công cụ của những kẻ sát thủ này là những báo cáo tài chính lừa đảo, những cuộc bầu cử gian lận, những khoản tiền thưởng béo bở, những vụ tống tiền, tình dục và giết người".
John Perkins hẳn là phải rõ - ông đã từng là một kẻ sát thủ kinh tế. Công việc của ông là thuyết phục các nước có tầm quan trọng mang tính chiến lược đối với Mỹ - từ Inđônêxia cho đến Panama - chấp nhận vay những khoản tiền khổng lồ để phát triển cơ sở hạ tầng và đảm bảo rằng, các tập đoàn Mỹ thầu sẽ thắng thầu những dự án béo bở đó. Bị chất chồng bởi gánh nặng nợ nần, các nước này phải chịu sự kiểm soát của Chính phủ Mỹ, Ngân hàng Thế Giới và các tổ chức viện trợ khác mà Mỹ có ưu thế, họ như những kẻ cho vay nặng lãi - tự định đoạt các điều khoản trả nợ và ép chính phủ các nước phải quy phục.
Câu truyện đời thực lạ thường này đã vạch trần những mưu đồ quốc tế, những vụ tham nhũng, những hoạt động của các tập đoàn và chính phủ mà ít ai biết tới, và đang gây ra những hậu quả tàn khốc cho nền dân chủ Mỹ và toàn thế giới.
Trong cuốn tự truyện cực kỳ hấp dẫn này, John Perkins kể về sự giằng xé nội tâm mà ông đã từng trải qua để từ một người đầy tớ trung thành với đế chế trở thành ngưởi bênh vực hết mình cho quyền lợi của những người bị áp bức. Được cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ bí mật tuyển và trả lương qua một hãng tư vấn quốc tế, ông đã đi khắp nơi trên thế giới - đến Inđônêxia, Panama, Êcuađo, Côlômbia, A-rập Xê-út, Iran và những địa điểm mang tầm chiến lược khác. Núp dưới danh nghĩa xoá đoá giảm nghèo, công việc của ông trên thực tế là thực thi các chính sách nhằm phục vụ lợi ích của chủ nghĩa tập đoàn Mỹ (một liên minh giữa chính phủ, các ngân hàng và các tập đoàn). Chính những chính sách này đã gây nên sự chia rẽ giữa các quốc gia, cuối cùng dẫn tới sự kiện ngày 11/9 và khiến cho làng sóng chống đối Mỹ ngày càng gia tăng.
Câu chuyện của Perkins làm sáng tỏ những gì ông và các đồng nghiệp của mình - những người tự coi mình là EHM (Economic Hit Man) - thực sự đã nhúng tay vào. Chẳng hạn, ông giải thích vai trò của mình trong âm mưu tồn hàng tỷ đô la dầu mỏ của A-rập Xế-ut về cho nền kinh tế Mỹ, nhờ vậy làm khăng khít thêm mối quan hệ mật thiết giữa Hoàng gia Arập theo trào lưu Hồi giáo chính thống với những chính quyền Mỹ sau này. Perkins đã vạch trần guồng máy của thế lực đế quốc đứng đằng sau những sự kiện gây chấn động lịch sử đương đại như sự sụp đổ triều đại Sa của Iran, cái chết của Tổng thống Panama Omar Torrijos và những cuộc xâm lược của Mỹ ở Panama và Irắc...
--------------------
--------------
=> (tiếp - Nội dung liên quan):
Tác giả: John Perkins 
Biên dịch: Lê Đồng Tâm 
NXB: NXB Văn hóa-Thông tin Năm xuất bản: 2007
Biên tập: Nguyễn Ánh Hồng 
Chuyển sang e-book: Nguyễn Ánh Hồng 
Bạn nào muốn Download Ebook thì vào đây, File PRC (đọc File này cần có chương trình riêng. Các bạn có thể tìm trên Google)
----------
**  Lời Tựa của Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Trong vòng hai năm trở lại đây, "Confessions of an Economic Hit Man" (Lời thú tội của một sát thủ kinh tế) - Nhà xuất bản Penguin, New York - của tác giả John Perkins đã trở thành một “hiện tượng” ở Mỹ và đang lan sang nhiều nước khác.
Dù tác giả là một người hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (cho mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu trong danh sách các quyển bán chạy nhất (tháng 3/2006). Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính. 
Đây là hồi ký của một nhân vật tên John Perkins, tự xưng đã từng làm “sát thủ kinh tế”. “Sát thủ kinh tế”, theo lời Perkins, là người được giới đại doanh thương Mỹ gửi sang các quốc gia đang phát triển để thực hiện những mưu đồ kinh tế đen tối nhằm phục vụ quyền lợi của giới này, và gián tiếp là của nước Mỹ. Cuốn sách là “ lời tự thú” của Perkins về những “tội lỗi” ông đã làm trong thập niên 1970. 
Tác giả kể: sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta được một công ty tư vấn ở Boston (Mỹ) tuyển mộ làm chuyên viên kinh tế với hai nhiệm vụ. Đầu tiên, ông sẽ được gửi sang một quốc gia đang phát triển để biện minh (thường là dối trá) những dự án cơ sở hạ tầng (như xa lộ, đê đập, mạng điện...) cách nào để các quốc gia này vay được tiền của các tổ chức và ngân hàng quốc tế và, cùng lúc, giúp các đại công ty Mỹ (như Bechtel, Halliburton) “trúng thầu”. 
Sau đó, “sát thủ kinh tế” Perkins phải làm thế nào để các quốc gia ấy... phá sản, không trả được nợ. Khi đã sa vào hoàn cảnh ấy, các nước này phải nghe lời chủ nợ, trở thành một “đàn em” dễ bảo của Mỹ, cho Mỹ khai thác dầu hỏa và các tài nguyên thiên nhiên khác, lập căn cứ quân sự, hoặc ít nhất thì cũng bỏ phiếu theo Mỹ ở Liên hiệp quốc. 
Sự nghiệp của Perkins bắt đầu ở Indonesia năm 1971 với nhiệm vụ lập một dự án mạng điện cho đảo Java. Ông ta nhận lệnh đưa ra những dự báo kinh tế cực kỳ lạc quan để USAID (Cơ quan Viện trợ kinh tế của Mỹ) và các ngân hàng quốc tế có thể cho Chính phủ Indonesia vay tiền. Tất nhiên, dự án ấy sẽ thất bại (hoặc không nhiều lợi ích như dự báo), Indonesia không thể trả nợ, và sa vào cái “còng” của Mỹ. 
Chu toàn tốt đẹp sứ mạng ở Indonesia, năm 1972 Perkins được gửi sang Panama. Làm “cố vấn” cho “kế hoạch phát triển toàn bộ” của nước này, Perkins được sếp ra lệnh đề nghị một loạt dự án không thực tế, ngụy tạo các con số, tưởng tượng một tương lai sáng ngời cho Panama để Ngân hàng Thế giới đầu tư hàng tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng ở nước này. Perkins cũng không quên gài vào những hợp đồng cho vay một số điều kiện mà chỉ các công ty Mỹ mới thỏa mãn được. 
Thâm độc hơn, vì Chính phủ Panama lúc ấy có thái độ “kình” Mỹ, cụ thể là muốn Mỹ trả lại kênh Panama, Perkins được chỉ thị phải làm sao để các nhà lãnh đạo nước này “nhu mì” hơn đối với Mỹ. 
Song, có lẽ “thành tích” rực rỡ nhất của Perkins là ở Ảrập Saudi, nơi Perkins “hạ cánh” năm 1974. Như mấy lần trước, ở đây Perkins cũng được lệnh thổi phồng dự báo tăng trưởng để biện minh cho các món vay và các hợp đồng với các công ty Mỹ. 
Quan trọng hơn, Perkins thú nhận rằng, để tránh tái diễn cuộc khủng hoảng dầu hỏa như vào những năm 1970, ông ta được lệnh thuyết phục Chính phủ Ảrập Saudi (1) không để dầu hỏa chảy vào Mỹ bị gián đoạn, ở một giá “phải chăng”; (2) dùng tiền bán dầu hỏa để mua ngân khố phiếu của Mỹ; (3) rồi lại dùng tiền lãi để thuê các tập đoàn kinh doanh của Mỹ “hiện đại hóa” Ảrập Saudi theo kiểu phương Tây. 
Perkins khoe rằng ông đã biến Ảrập Saudi thành “con bò sữa có thể vắt đến ngày về hưu” cho ông và các sếp của ông, và tự đắc là “Bộ Ngân khố Mỹ thuê chúng tôi, trả lương chúng tôi với tiền của Ảrập Saudi, để xây dựng cơ sở hạ tầng ở đó, thậm chí nhiều thành phố của họ là hoàn toàn do chúng tôi xây dựng”.
Sau vài chuyến công tác nữa ở IranColombia, Perkins giải nghệ “sát thủ” năm 1980. Bị “lương tâm cắn rứt” từ đó đến nay, ông ta viết cuốn này (dù bị cản trở nhiều lần, ông ta nói). 
----------------
*** Lời bình
Phải nhìn nhận rằng "Thú tội của một sát thủ kinh tế" quả hấp dẫn như truyện gián điệp: những cái chết bí ẩn, những buổi trưa làm tình vụng trộm, những thành phố nhiệt đới có vẻ kỳ bí đối với người phương Tây, những cuộc trốn thoát trong đường tơ kẽ tóc. Tuy nhiên, đọc kỹ, có nhiều điều không ổn về tác phẩm lẫn tác giả này. 
Trước hết, ai biết chút ít về thời cuộc, về chính trị thế giới, và không quá ngây thơ, hẳn sẽ không lấy làm lạ về những xì căng đan mà Perkins kể lại. Có ai lạ gì chuyện các nhà lãnh đạo những nước nhỏ, đang phát triển (và đôi khi của vài quốc gia đã phát triển) bị nước ngoài mua chuộc (bằng tiền hoặc bằng sex), bắt chẹt, hăm dọa...
Thậm chí, áp lực này diễn ra một cách chính thức, công khai, ngay trong những cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo, bị báo chí phanh phui, lắm khi còn để lại dấu vết trong các hiệp ước thương mại. Đó là những chuyện “thường ngày ở huyện”. Có đại diện (thương mại, ngoại giao, quân sự...) nào của Mỹ (và hầu hết mọi nước khác) từ thấp đến cao, lại không sử dụng mọi thủ đoạn để đem lại lợi ích cho mình? 
Đằng khác, chả lẽ lãnh tụ các nước chậm tiến không bao giờ phạm lỗi lầm, quyết định sai về dự án này, kế hoạch nọ và không tham ô? Cần gì những người như Perkins chỉ bảo, thúc giục? Và đúng là các tư vấn ngoại quốc hay thổi phồng triển vọng các dự án, song chắc gì chỉ các công ty ngoại quốc thủ lợi? 
Cái mới lạ ở cuốn này là Perkins kể những thủ đoạn của các nhà ngoại giao, nhà kinh tế (thường là nghiêm trang đạo mạo) dưới dạng hồi ký hấp dẫn như một truyện gián điệp đầy tình tiết ly kỳ (có “sát thủ”, có rượu, có đàn bà, có án mạng, có hẹn hò giữa đêm khuya ở nhà ga, quán xá...), úp mở nghi vấn (nhưng không bằng cớ, thậm chí không đưa tên nhân chứng) về những “bí ẩn” trong cái chết của Tổng thống Kennedy, tướng Torrijos của Panama, ngay cả của mục sư Martin Luther King... 
Có thể Perkins nói thật, có thể ông nói phét. Làm sao biết được? 
Hơn nữa, những chi tiết ông đưa ra lại làm cho người đọc thắc mắc thêm: cớ gì mà một công ty tư vấn to lớn, có uy tín lâu đời ở Boston lại chọn Perkins (lúc đó chưa đến 30 tuổi, mới xong cử nhân kinh doanh) để giao những sứ mạng quan trọng như vậy? Vài phân tích kinh tế của Perkins càng làm người đọc hoài nghi kiến thức của ông ta. 
Chẳng hạn, không ai hiểu biết về kinh tế lại so sánh doanh thu của xí nghiệp và GDP của quốc gia (hai phạm trù hoàn toàn khác nhau), để kết luận rằng công ty này “mạnh” hơn quốc gia nọ. Nhiều chi tiết trong sách là hoàn toàn sai. Chẳng hạn tác giả bảo rằng National Security Agency (cơ quan tuy rất lớn, song chỉ chuyên về mật mã) là một cơ quan kinh tế của Chính phủ Mỹ... Cũng nên để ý là hầu hết kinh nghiệm của Perkins là khoảng 30 năm về trước. 
Tóm lại, "Thú tội của một sát thủ kinh tế" là một cuốn sách hấp dẫn, và nếu người đọc chưa bao giờ nghe về những thủ đoạn lươn lẹo, dối trá, quỷ quyệt, hắc ám của các đại công ty ở các quốc gia chậm tiến, thì cũng nên đọc để biết vài nét chính. 
Song, đối với những chi tiết về hành tung của tác giả, cũng như những gì mà ông không đưa bằng chứng, thì hãy cứ... hoài nghi. 
----------------

5 nhận xét:

  1. Dĩ nhiên, khẳng định cái tốt không... tốt, luôn là một kiểu nói mà nhiều người cho là trí tuệ. Thậm chí là đỉng cao trí tuệ!

    Trả lờiXóa
  2. Đưa đề tài này rất hợp và kịp thời.
    Ôn lại càng thâm thúy,đọc mới thấy nên làm gì.
    Ai mà toan cầm sổ đỏ dân tộc đến nhà "cầm đồ ",nghe rót mật vào tai thì hãy ngừng lại.Chưa có ai tài giỏi nhào xuống lũ mà còn sống cả,ngữa tay,khom lưng vay tiền mà không chịu sai khiến.
    Sách này không chỉ cho ta thấy cái ngày hôm qua,mà đang hiển hiện hôm nay.
    Báo chí lề phải,lề trái,hay báo Blogs tự do...cùng nhau lên tiến,vì dư luận có sức mạnh rất cức lớn,đủ sức ngăn chặn " một lực đẩy,lực đè" cũng đang hiện hữu trên đất nước ta.
    Ngày nay,không còn hình ảnh,một ông già nhảy vào nhà anh Nguyễn Tiến Hưng giành khúc xương gà mà ông anh vứt cho chó,hay sáng ra anh ra ngỏ dọn xác chết đói để lấy đường đi ở Nga Sơn,Thanh Hóa.Nhưng khi mà cả dân tộc phải làm thuê nhiều thế hệ,thì không thể chấp nhận.
    Nội lực của dân tộc ta còn rất lớn,anh chỉ cần chính sách và điều hành đúng đắn thì nội lực là sức mạnh vô biên.Gói xôi của anh BỜM cứ đổi bè gỗ lim,cớ chi đổi cái quạt mo mà bao nhiêu năm cứ hiển hiện. Vậy anh là AI ? anh làm như thế vì lẽ gì ?Vì ai mà anh phá giá mãi VND để mất lòng tin.khi mà mất lòng tin là mất tất cả,anh hiểu rất sâu sắc câu này kia mà !
    Chúng ta sẳn lòng trải thảm nhung chào đón họ đến để cùng xây dựng cơ nghiệp làm giàu chung,nhưng không thể cùng họ để "sát thủ" kinh tế Việt Nam lần nữa.
    Khi đất nước ngàn cân treo sợi tóc,dội xuống.Chỉ có chắc chắn chết....Thế mà như thần kỳ,cả DÂN TỘC,không hề run sợ,máu anh hùng dân tộc sôi lên, đứng thẳng xung quanh ĐCSVN mà lập ra và giữ vững một nước VIỆT NAM DÂN CHỦ CÔNG HÒA, cớ chi vay mượn XHCN,lại đổi ngược CỘNG HÒA sinh ra bao nhiêu rối ren,lại còn vay tiền làm những chuyện,những công trình mà trăm năm sau mới nên làm.
    Đảng khi chỉ có vỏn vẹn 5.000 đảng viên,kể cả già,yếu và sốt rét,nhưng từ chủ tịch đảng đến đảng viên đều là " lính " tiền phong của dân tộc.Khi đánh nhau tơi bời,vượt qua vách đá tai mèo ớn lạnh,quyết giành biên giới thắng lợi,cho đến lúc đại tá sư trưởng biệt đông Sài Gòn,tay không một mình vào dinh ĐỘC LẬP,góp phần giành chiến thắng và hòa bình.Nhân dân yêu quí vô cùng,cả những ai chống lại.Ngày nay bằng các cách các ông làm cho đảng viên đông đảo đầy ước mơ và nhiệt huyết bị liệt,lại đổ lỗi cho họ,nhân dân và cả đảng viên gạo cội như tôi cũng ghét cay ghét đắng các ông.
    Họ chưa đến nổi dám " sát thủ kinh tế " Việt Nam,nhưng các ông họp miết,họp mãi...nghị mãi,mà mỗi lần như thế là y như rằng các ông "sát thủ kinh tế" từ từ.
    Chỉ có cái việc thay đổi cơ chế quản lý cho nó đúng thế thôi cũng đủ cơ bản,không làm.Thêm nửa là đổi một chút xíu Hiến Pháp để phát huy sức bật toàn dân,thay hoài chứ chưa thay đâu mà nay cắm đầu cắm cổ cãi mãi,còn cố không thay.Mất cái gì chứ? Dân giàu thì nước đương nhiên là NƯỚC mạnh,nước mạnh thì ĐCSVN "nó" mạnh dữ lắm,đảng viên cũng giàu,không đến nổi bảy đảng viên đeo cành đu đủ không gãy như xưa nữa,thì sẽ trở thành những chiến sĩ tiên phong đầy uy lực của dân tộc.
    Hãy cố làm như thế đi,hãy tin rằng ĐẢNG và DÂN như tình cha mẹ anh em như xưa đầy nồng thắm.Không cố gắng làm thì không cho nhập khẩu MAi DỊCH,VĂN ĐIỂN,an viên Thủ Đức đâu nhé.
    Chúng tôi thì yên tâm nhập khẩu công viên CỦ CHI thôi,dù anh tôi bỏ đống tiền lên An viên Bình Dương đấy,nhưng tôi không đành bỏ đồng đội.
    Chết cũng phải còn dè tránh mấy tay sát thủ kinh tế,tội Công Sơn chưa nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao ông không nói nguyên ngày như Fidel Castro đi? Nói gì mà "ít" thế?
      Ông bà ta nói rồi - nói ít làm nhiều. Chứ còn lo nói lê thê dông dài thì còn thời gian đâu mà làm việc có ích cho đời? Quy luật đơn giản như vậy. Thôi tôi đi làm việc đây. Ông ráng gò lưng mà mổ lia lịa lên bàn phím. Chắc cũng có ít tiền chu cấp nên bà nhà không ré? Có điều hình như ông đang làm việc công cốc đấy. Đi nhậu với mấy ông bạn già cho khỏe. Hãy cười lên và yêu đời!

      Xóa
  3. đọc quyển này mới thấy cái câu thương trường là chiến trường chuẩn ko cần chỉnh, bạn nào không muốn download thì có thể đọc online ở trang này nè, thấy nó cũng ok lắm, lại free nên thích, hehe
    http://idoc.vn/sach/loi-thu-toi-cua-mot-sat-thu-kinh-te.html

    Trả lờiXóa