Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Đề xuất năm tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sách giáo khoa mới

Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sách giáo khoa mới vừa được giáo sư, tiến sỹ Đinh Quang Báo, Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực công bố tại Hội thảo Biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học và sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông – Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.
Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng nay, ngày 6/5, tại Hà Nội.
Cụ thể, có 5 tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sách giáo khoa mới được đề xuất. Các tiêu chí đánh giá về nhiều mặt như tuân thủ hiến pháp, yêu cầu về nội dung, tính sư phạm, cấu trúc văn bản và trình bày.
Tiêu chí trước tiên là sách giáo khoa phải tuân thủ hiến pháp, luật pháp. Theo đó, sách giáo khoa không vi phạm quy định tại Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục và các quy định hiện hành tại các văn bản luật khác có liên quan. Sách giáo khoa cũng phải tuân thủ chương trình giáo dục phổ thông.
Về nội dung kiến thức, sách phải đồng bộ và phù hợp với mục tiêu chương trình, thể hiện tường minh, cụ thể, đúng và đủ các yêu cầu cần đạt của chương trình môn học ở từng lớp của từng cấp học. Sách cung cấp kiến thức cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Về tính sư phạm, sách phải hỗ trợ giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập của học sinh; hỗ trợ học sinh phương pháp học tập.
Về cấu trúc văn bản, sách có thể được thiết kế theo chương, bài, phần… tùy theo môn học. Với các môn học tích hợp, sách được thiết kế theo hướng giữ nội dung chính của từng phân môn và sắp xếp vào một chương hoặc một số chương, đồng thời thiết kế các chủ đề liên phân môn. Các chuyên đề học tập có thể được thiết kế theo các modul.
Tiêu chí thứ năm là về trình bày văn bản sách giáo khoa. Sách phải đảm bảo các yêu cầu về tính mỹ thuật, kỹ thuật trình bày nội dung, kỹ thuật trình bày hình thức.
Ông Báo cũng công bố quy trình biên soạn sách giáo khoa áp dụng bắt buộc cho các tổ chức, cá nhân biên soạn sách gồm ba bước cơ bản. 
Trước hết phải có bản dự thảo và thử nghiệm sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông. Sau khi thử nghiệm, hội đồng quốc gia sẽ tiến hành thẩm định và phê duyệt bản thảo sạch để in.
Quy trình cụ thể hơn, các tác giả sẽ được tập huấn về biên soạn sách giáo khoa. Sau khi tập huấn, các tác giả viết đề cương sách giáo khoa và tổ chức góp ý về đề cương.
Trên cơ sở các góp ý, tác giả hoàn thiện đề cương và soạn bản thảo sách giáo khoa theo đề cương. Bản thảo này sẽ được trưng cầu ý kiến và được Hội đồng quốc gia thẩm định, tổ chức dạy thực nghiệm. Bước cuối cùng là chỉnh sửa, phê duyệt cho phép sử dụng sách giáo khoa.
Theo ông Báo, các tiêu chuẩn đánh giá sách và quy trình soạn sách dựa trên các kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia về kinh nghiệm trong nước và quốc tế về biên soạn và đánh giá sách giáo khoa.
Trước đó, ngày 4/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng công bố dự thảo 45 tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn tiếng Anh để lấy ý kiến đóng góp của dư luận trước khi ban hành chính thức.
Phạm Mai/Vn+
-------------

3 nhận xét:

  1. Muốn moi tiền nữa đây!

    Trả lờiXóa
  2. Giáo dục VNcs là ÂM!

    Trả lờiXóa
  3. Chừng nào chưa bỏ phương châm " CHÍNH TRỊ HÓA NỀN GIÁO DỤC " ( các nhà lãnh đạo từ trước đến nay rất khôn không nói ra từ này mà chỉ dùng từ nói tránh là chỉ đạo theo đường lối
    và chử trương của đảng), nghĩa là chưa từ bỏ mục đích đào tạo ra những CON NGƯỜI CÔNG
    CỤ thì việc thay đổi sách giáo khoa chỉ là ''cải cách" giả vờ bề ngoài, chẳng đem lại lợi ích gì. Thậm chí tốn tiền vô ích . Thực chất nền giáo dục của ta hiện nay vẫn không khác giáo dục thời
    phong kiến nghĩa là đào tạo ra con người công cụ phục vụ cho bọn thống trị. Những TS khoa học chuyên ngành giổi hầu như phải tiến thân bằng con đường làm quan mới được giầu sang .Chỉ có khác về hình thức các môn học đổi mới hơn một chút . Ngày xưa học "Tứ thư , Ngũ kinh", "Văn, sử, tử, tập " thì nay học một số môn khoa học vầ không thể thiếu môn chính trị kinh tế Mác Lê, lịch sử Đảng ( môn KInh sách mới) . Cái lối CHÍNH TRỊ HÓA GD này quả có ích trong thời chiến tranh vì lúc đó hướng toàn dân vào một mục đích chính trị ,còn các mục đích khác là phụ .Con người trở thành một công cụ duy nhất phục vụ chiến tranh. Nay sang thời kì
    Xây dựng KT đất nước mà Đảng vẫn không chịu thay đổi TRIẾT LÍ và PHƯƠNG CHÂM giáo dục, vẫn duy trì cung cách cũ , chỉ thay đổi sách thì có ích gì ? Sách dậy các bộ môn KH, trong đó là những chân lý KH thì hỏi rằng thay đổi cái gì hả các ông TS.GD ? Tôi biết các ông thông tỏ hơn tôi nhiều . Hay các ông cố tình ngậm miệng để ăn tiền "đổi sách" ?( Thái A)

    Trả lờiXóa