Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

TÁI CẤU TRÚC HAY TÁI CẤU XÉN?

Năm 2013 được xem là năm “vượt bão” của thị trường chứng khoán Việt Nam với quá trình âm thầm tái cấu trúc khốc liệt. Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Việt Nam (SSC), cần phải tiếp tục tái cấu trúc để lành mạnh hóa thị trường.
Tuy nhiên điều này không dễ bởi khẩu hiệu này đã được không ít bộ, ngành các cấp, doanh nghiệp nhắc nhưng bài toán tái cấu trúc vẫn chưa được giải quyết liệt.
Theo ông Vũ Bằng, trong năm 2013, công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán đã được đẩy mạnh đồng bộ, bao gồm việc tái cấu trúc cơ sở hàng hóa trên thị trường, thị trường trái phiếu, cơ sở nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán…
Quá trình thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại. Vướng nhất là việc tái cấu trúc tài khoản khách hàng tại các công ty chứng khoán có quy mô lớn, bởi nó ảnh hưởng quyền lợi số lượng lớn các nhà đầu tư.
Đối với các công ty chứng khoán quy mô vừa, hoạt động xử lý công nợ giữa nhà đầu tư và công ty cũng là một áp lực. Do những tồn đọng nợ từ hoạt động đòn bảy trước đó chưa được xử lý, nên việc rút giấy phép các công ty này sẽ ảnh hưởng ngay tới thị trường.
Ai cũng biết không tái cơ cấu nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn nhưng việc thực hiện nó thì không đơn giản
Giành giật kiểu này khối thằng chết !
Thêm vào đó, tình trạng của các công ty chứng khoán dính vào các khoản phải thu, phải trả với ngân hàng và các tổ chức kinh tế, phát sinh trong thời kỳ thị trường sôi động. Các công ty chứng khoán huy động vốn dễ dàng với lãi suất cao sau đó đi đầu tư dàn trải, vướng vào bất động sản cũng rất lớn. Các tranh chấp diễn ra khá nhiều và thậm chí đã phải giải quyết hình sự. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán này không dễ dàng xóa bỏ ngay được...
Ông Bằng khẳng định: “Tất cả các cuộc tái cấu trúc đều khó khăn, đều có sự mất mát. Song, khó đến mấy nếu tuân quy tắc thị trường và đảm bảo tính luật pháp thì vẫn xử lý được. Đã đến lúc, các các tổ chức kinh doanh yếu kém phải chấp nhận, trả giá cho những sai lầm của mình thay về cầu cứu chính sách, cầu cứu xã hội”.
Trong năm 2013, lần đầu tiên thị trường chứng kiến làn sóng hủy niêm yết với số lượng lên tới 37 mã chứng khoán, do không bảo đảm điều kiện niêm yết, vi phạm chế độ công bố thông tin, thực hiện tái cấu trúc công ty...
“Rõ ràng, các doanh nghiệp đang thích ứng dần với tính chất đào thải của thị trường”, ông Bằng cho biết.
Không riêng gì lĩnh vực chứng khoán, từng cấp, từng ngành các lãnh đạo đều hô vang khẩu hiệu phải mạnh dạn tái cấu trúc, phải thay đổi…. song việc làm thực thì vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Điều này được minh chứng bằng chính kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Theo TS Nguyễn Đình Cung, Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: bài toán này giải chưa đâu vào đâu.
Theo ông Cung, ở góc độ tái cơ cấu đâu tư công dù đang được thực hiện nhưng kết quả đạt được cho đến nay không được như mong đợi, nền kinh tế tiếp tục trì trệ và suy giảm, tăng trưởng chưa được phục hồi.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: cổ phần hóa rất chậm và thoái vốn thì thực sự khó khăn. Tiêu chí cách thức bảo toàn vốn chưa phù hợp với thị trường, chưa đúng tinh thần tái cơ cấu.
“Các DNNN thì có vẻ như chỉ bán để cắt lỗ chứ không phải để tái cơ cấu kinh tế. Vẫn chưa áp đặt được đầy đủ nguyên tắc thị trường". Theo TS Cung, việc thực hiện các nội dung tái cơ cấu kinh tế thời gian qua thể hiện rõ nhất là sự ngập ngừng trong các quyết sách.
Trong tái cơ cấu đầu tư công trong mấy năm qua chủ yếu mang tính tình huống ngắn hạn, chủ yếu xử lý thực trạng quyết định đầu tư vượt quá khả năng cân đối vốn, đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ hơn là thiết lập một thể chế mới để quản lý vốn đầu tư nhà nước và một hệ thống động lực mới thúc đẩy các bộ, địa phương nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, Đề án đã xác định sẽ định vị lại vai trò và thu hẹp phạm vi kinh doanh của DNNN.
“Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố nhiều năm nay nhưng việc áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hầu như chưa có chuyển biến, kể cả trong tư duy, quan niệm và hành động chính sách”, TS Cung nói.
Do vậy ông Cung cho rằng phải quyết liệt hơn trong việc thực hiện tái cơ cấu nếu không nền kinh tế vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn.
Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đề nghị: “Phải có thái độ dứt khoát, kiên quyết, đặc biệt là thẳng thừng loại bỏ những người không có năng lực thực hiện tái cơ cấu với bất cứ lý do gì, thay thế những người không có năng lực tái cơ cấu, khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho những người có năng lực tham gia và đóng góp hiệu quả vào quá trình này”.
Nói thì nói vậy nhưng rồi không ít chuyên gia kinh tế đã phải buồn bã thừa nhận: “Tái cấu trúc mới chỉ có võ mồm, chưa có võ thật”!
Phương Nguyên / Doanh nghiệp
-------------------

8 nhận xét:

  1. Trần Quóc Phátlúc 08:01 5 tháng 1, 2014

    Đúng! Thời gian qua 'tái cấu trúc' chỉ là võ mồm, hô hào, đánh lận con đen. Vinashin, Vinaline là điển hình, "tái cấu trúc" là cái cớ để chính phủ xuất tiền ra giải cứu, thực chất là hợp thức hóa , mất thêm tiền bù vào khoản đã tham nhũng lớn!

    Trả lờiXóa
  2. Ngu mà không chịu nhận mình ngu. Hễ rách việc là hóng hớt đường mồm để ngụy biện. Nói cho hoa mỹ cái gì "tái cơ cấu", còn thẳng toẹt bình dân thì là: sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó, sai hoài sửa hoài, sửa hoài sai hoài... Còn những kẻ cầm trịch vận mệnh quốc gia mà đầu óc cuồng tín ý thức hệ và trì độn theo kiểu "Đến Phật Tổ còn ăn hối lộ", thì sai là vĩnh viễn, sửa là triền miên. Mọi thứ đã có tương lai dân tộc gánh chịu, lãnh đủ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tái ấu trúc - Bung xé ra làm lại, sắp xếp lại, và cũng coi như là lấy cớ để tiếp tục xào xáo !

      Xóa
  3. Ông Bằng, ông Cung, bà Lan ời!
    Chém gió đã chưa???
    Nghe mấy ổng, mấy bả lên lớp như cho mấy cháu học....dự bị đại học...

    Trả lờiXóa
  4. Sự thật trần trụi đê!
    Bọn dốt hiện nay thích xài từ Hán Việt để lừa đảo: "tái cấu trúc", "bất cập", "suy thoái", "tăng trưởng thấp", "tín nhiệm vừa", "định hướng",... Ngu ngu và ngu ngu... (v.v... và v.v.. ý mà)

    Trả lờiXóa
  5. Có 1 cái ông người Anh, tên sờ tanh says:
    Thật điên rồ khi đối xử với vấn đề như nhau nhưng lại trông chờ một kết quả khác?????

    Trả lờiXóa
  6. Đem nợ của thằng này đắp qua thằng khác, đổi tên thằng cũ rồi nhét tiền thuế vào nó cờ bạc tiếp, ... Ta nói đến ngày VN không còn cái gì đào lên, hút lên hay chặt xuống để bán thì hãy nhìn vào hành động của bộ máy nhà nước. Sẽ không còn đơn giản là tăng thu phí, tăng kiểm thuế, ... như hiện nay đâu. Thời phong kiến đã xa nhưng thủ đoạn của nó vẫn chạy tốt tại quốc gia này và người nông dân vẫn nghèo ngay trên đất của họ.

    Trả lờiXóa
  7. Chu choa, nghe mấy ổng có mà bán lúa giống. Toàn xạo ke

    Trả lờiXóa