Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

TẠI SAO PHẢI SỢ XÃ HỘI DÂN SỰ?

 
PGS-TS. ĐẶNG NGỌC DINH – Trả lời PV (*) 
“Ở VN có một số người sợ rằng nếu thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu về XHDS”.
* Thưa ông, phải hiểu khái niệm XHDS như thế nào?
- Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy XHDS đã tồn tại ở VN từ rất lâu. Nói nôm na, đó là các tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngoài gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung. 
Như vậy, thành phần quan trọng của XHDS là các hội, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính chất liên kết cộng đồng.
Theo quan niệm đó thì ở VN Mặt trận Tổ quốc là tổ chức XHDS lớn nhất, bao gồm các đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên, nông dân...), hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ... Mặt khác có thể coi XHDS là diễn đàn, là nơi mọi người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. XHDS hỗ trợ người dân thực thi luật pháp, đồng thời phản ánh nguyện vọng người dân. Nếu thể chế nhà nước hoạt động dựa vào luật, thể chế thị trường hoạt động dựa vào lợi nhuận thì XHDS vẫn tuân theo pháp luật, tuân theo thị trường, nhưng thúc đẩy khía cạnh đạo đức, khai thác tính nhân văn, tính cộng đồng.
* Hiện nay, XHDS tại VN hoạt động như thế nào?
- Chúng tôi đánh giá các chỉ số XHDS dưới dạng một hình thoi với bốn đỉnh phản ánh gồm: cấu trúc XHDS, môi trường để XHDS hoạt động, các giá trị trong XHDS và tác động của XHDS tới xã hội chung.
Theo kết quả nhận dạng ban đầu, XHDS tại VN có cấu trúc rất rộng nhưng không sâu, tức là người dân thường là thành viên một tổ chức nào đó (phụ nữ, thanh niên, hội nghề nghiệp...) của XHDS nhưng tính tự nguyện còn thấp. Trong khi đó, môi trường để XHDS hoạt động đã được thúc đẩy trên văn bản, nhưng trên thực tế yếu tố khích lệ phát huy sự tham gia của XHDS trong công cuộc phát triển còn yếu. Điều này khiến tác động của XHDS đến xã hội còn yếu tuy các giá trị XHDS được đánh giá là ở mức độ tương đối cao. Đánh giá bốn lĩnh vực trên ở VN, các chuyên gia cho điểm chung ở mức trung bình thấp. 
Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng không có nước nào đạt điểm tối đa cho bốn lĩnh vực nói trên. Một nước mạnh thể chế pháp lý, công nghiệp hóa, chưa chắc đã mạnh về XHDS. Trong số 50 quốc gia được khảo sát, XHDS ở VN nằm ở loại trung bình. Những nước có XHDS phát triển mạnh là những nước Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan. Đây là những quốc gia phát triển bền vững tốt, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề về xã hội, bảo vệ môi trường và sự tham gia tích cực của người dân trong công cuộc phát triển quốc gia.
Điểm giống nhau cơ bản của XHDS ở VN so với các nước là đều gồm các tổ chức liên kết trong dân. Điểm khác nhau là các tổ chức liên kết trong dân ở VN do truyền thống nhiều năm chống ngoại xâm nên mang màu sắc đoàn thể cách mạng, được hỗ trợ một cách đặc biệt từ phía chính quyền nên nếu những chính sách của chính quyền có sai sót (điển hình là căn bệnh tham nhũng) thì các tổ chức XHDS rất khó nói. Ngoài ra, người dân chưa quen với việc đòi hỏi chính quyền phải giải trình.
* Vì sao lâu nay XHDS được coi là vấn đề nhạy cảm, không được bàn ở VN?
- Lý do là tại một số nước có hiện tượng khai thác mặt đối lập với chính quyền của XHDS để tạo ra những xu thế mất ổn định. Từ đây có người cho rằng nếu nghiên cứu, phổ biến XHDS tại VN thì sẽ tiến tới khai thác mặt đối lập với chính quyền. Nên hiểu rằng XHDS có nhiều mặt và chúng ta cần nghiên cứu xem mặt tiêu cực, tích cực của nó là gì. Ngay cả người dân cũng hiểu biết rất ít về XHDS. Chính vì vậy càng phải nghiên cứu, hiểu rõ vai trò, tác động của XHDS, trước hết là cộng đồng nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý.
* Có ý kiến cho rằng VN không có XHDS và điểm đánh giá cho bốn lĩnh vực của XHDS là thấp, thấp nhất là sự tác động của XHDS vào xã hội nói chung?
- Đúng là tác động của XHDS vào xã hội còn thấp. Đối với việc tác động của XHDS vào qui trình dự toán ngân sách quốc gia nhóm nghiên cứu chỉ chấm 0,1 điểm. Điều đó chứng tỏ hoạt động của XHDS ở VN còn rất hạn chế và không có ảnh hưởng rõ rệt nào. Người dân (các tổ chức của dân) rất ít được tham gia các quá trình ra quyết định, như lập ngân sách, vay ODA... Hoặc trong chỉ số XHDS tác động tới việc giải trình của Chính phủ, điểm số đạt được chỉ là 0,6. Trên thực tế, hầu hết các công trình xây dựng qui mô lớn (hàng nghìn dân phải di dời, thay đổi lớn về xã hội, văn hóa), các tổ chức XHDS cũng chưa phát huy được sự tham gia của mình.
Một lý do khác để một số người còn cho rằng VN chưa có XHDS (đích thực) là các tổ chức đoàn thể, nhất là ở cấp trung ương còn gắn nhiều với Nhà nước, chưa mang tính độc lập trong khía cạnh phản ánh nguyện vọng của người dân. Ví dụ trong Quốc hội, đại biểu Quốc hội lẽ ra phải là đại biểu dân cử (mang nhiều tính chất của XHDS) nhưng lại là bộ trưởng, lại là chủ tịch tỉnh (tính chất Nhà nước). Tất nhiên VN đang trong thời kỳ chuyển đổi, các tổ chức đoàn thể (các tổ chức XHDS) xuất phát từ thời kỳ cách mạng nên có nhiều sự ràng buộc với chính quyền. Còn tác động của XHDS tới xã hội là có.
Như thế, có thể khẳng định ở VN đã tồn tại XHDS. Ở VN có những khẩu hiệu thể hiện chủ trương khích lệ sự tham gia của XHDS, như “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” hay như nghị định về dân chủ cơ sở.
* XHDS chưa tác động mạnh vào xã hội, cụ thể là không buộc Chính phủ phải giải trình được nên tệ nạn tham nhũng có cơ hội hoành hành?
- Không thể phủ nhận vai trò của XHDS trong việc đấu tranh chống tham nhũng. Nếu XHDS được trao quyền tốt hơn, được thúc đẩy tốt hơn thì sẽ đóng góp vào việc giảm tham nhũng. Do đó, phải làm sao để XHDS có quyền được tìm hiểu, được đòi hỏi chính quyền phải giải trình. Nếu Quốc hội hoạt động mạnh, các tổ chức quần chúng hoạt động mạnh sẽ tác động lên hội đồng nhân dân các cấp, và đó chính là áp lực để Chính phủ phải giải trình trong những trường hợp quan chức chính quyền bị nghi ngờ có tham nhũng.
* Chính vì luôn lo sợ XHDS đòi hỏi quyền lợi nên có những người không muốn XHDS tồn tại ở VN?
- Đúng là có cách suy nghĩ đó nhưng là vì hiểu nhầm, hiểu phiến diện thôi. Họ cho rằng hoạt động của XHDS là “rách việc”, là chống đối. Họ sợ rằng khi có XHDS thì chính quyền sẽ bị phản đối khi muốn quyết định một vấn đề nào đó. Tức là họ nghĩ XHDS sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng giảm đi, XHDS không muốn chấp hành luật lệ. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ thiểu số. Tất nhiên, những kẻ tham nhũng rất sợ XHDS. Thực chất vai trò cuối cùng của XHDS, cũng như của bất cứ chính quyền vì dân vì nước nào, là phát triển đất nước bền vững. Tiếng nói của một người dân có thể sai nhưng số đông người dân lên tiếng thì chính quyền cần lắng nghe và hiệu chỉnh.
* Nhưng rõ ràng thời gian qua chúng ta chủ ý không tạo môi trường cho XHDS phát triển?
- Việc chúng ta ít tạo môi trường cho XHDS phát triển có nhiều lý do, có thể do nguồn gốc lịch sử, chính quyền cho rằng với các đoàn thể hiện nay là đủ rồi. Rồi chính quyền làm luôn đại biểu của nhân dân. Điển hình cho việc ít tạo môi trường cho XHDS phát triển là việc chín năm rồi chúng ta chưa ra được luật về hội. Bây giờ vẫn còn đang tranh luận xem quyền lập hội đến đâu, có phụ thuộc vào bộ chủ quản hay không... Tóm lại, tôi cho rằng không nên cực đoan hiểu XHDS là đối lập với chính quyền, hoặc chính quyền có thể bao trùm hết mọi việc của người dân cho nên không cần XHDS. Có thể nói XHDS và chính quyền là bổ sung cho nhau.
* Thưa ông, khi triển khai nghiên cứu vấn đề này, VIDS có gặp phải sự phản đối nào không?
- Năm 2002 CIVICUS vào VN phối hợp cùng UNDP tìm đối tác nghiên cứu về XHDS nhưng sau gần hai năm vẫn không có đơn vị nào nhận, bởi lúc đó khái niệm XHDS được xem là nhạy cảm. Sau đó VIDS thành lập và chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu vấn đề này một cách nghiêm túc, khách quan, không định kiến và không bị lợi dụng. 
Đến nay, chúng tôi khuyến nghị cần tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới XHDS tại VN một cách đầy đủ, sâu sắc hơn để khai thác các mặt tích cực. Chúng tôi cũng khuyến nghị cần có cơ chế thúc đẩy XHDS để đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 
----------------- 
*** Quá trình nghiên cứu cho thấy kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, XHDS ở VN đã trải qua những biến đổi cơ bản và dần dần gia tăng về sức mạnh và tổ chức từ nửa đầu thập niên 1990. Các tổ chức quần chúng đã mở rộng hoạt động, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Các tổ chức mới đã xuất hiện dưới hình thức phi chính phủ và nhóm cộng đồng. Có nhiều ý tưởng mới đã được áp dụng, đặc biệt là thông qua các tổ chức phi chính phủ VN và tinh thần tự thân vận động đã được mở rộng thông qua các tổ chức cộng đồng.
Một trong những phẩm chất của các tổ chức XHDS là khả năng thực hiện các chính sách xã hội của họ đối với người nghèo và nhóm người kém vị thế trong khi các chương trình của Chính phủ không thể nào kham nổi. Sức mạnh của các tổ chức XHDS là tính chuyên môn hóa và đưa ra được những ý tưởng và phương thức mới mẻ.
Tuy nhiên, cho dù XHDS đang đóng vai trò tích cực và sáng tạo hơn nhưng những tác động còn tương đối hạn chế. Nói chung, có những xu thế hạn chế trong các chức năng giám sát của các tổ chức XHDS.
KHIẾT HƯNG thực hiện.
(TTHN)
 
----------------
 (*) – PGs.Ts Đặng Ngọc Dinh, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển (VIDS)

38 nhận xét:

  1. Xin nói thẳng ra rằng ông ĐND.chưa hiểu gì lắm về xã hội dân sự.Thật ra,xã hội dân sự
    không có mục đích CHUNG như ông nghĩ lầm mà là mỗi tổ chức ngành nghề có mục đích
    bảo vệ quyền lợi của mình,căn cứ vào Hiến Pháp.Hội ký giả nhằm bảo vệ người làm báo
    bị hạn chế tự do ngôn luận hay bị đe doạ từ bất cứ lực lượng nào.Luật sư đoàn cũng vậy,
    bênh vực cho thành viên của mình không bị chính quyền trù dập hay ngăn cấm việc biện
    hộ cho thân chủ mình (ngược với VN.luật sư chưa bị ra tòa kết tội đã bị Đoàn luật sư VN.
    trục xuất ra khỏi đoàn luật sư để lập công dâng đảng).
    Cái gọi là Mặt trận Tổ quốc không hề là một tổ chức xã hội dân sự đúng nghĩa mà là thay
    mặt đảng kiểm soát những tổ chức hay hội đoàn cốt để định hướng theo nghị quyết của
    đảng.Ngay cả bầu cử ứng cử,MTTQ.cũng là cơ quan watchdog (giữ nhà) cho đảng,nhằm
    loại bỏ những người có tinh thần phục vụ dân là chính,chứ không phải cho đảng như các
    ứng viên là đảng viên đảng CS.
    So với những vị làm Viện trưởng (Viện những Vấn đề Phát triển) tiền nhiệm,ông ĐND.chỉ
    như một cán bộ thừa hành kiểu như chạy việc cho đảng CsVN.Trừ ra,với vị thế đó,ông dè
    dặt phát biểu ý kiến để làm an lòng giới chóp bu trước khi cho xã hội dân sự đúng nghĩa
    và đúng thực chất ra đời thì cũng còn hy vọng : sinh ra được rồi mới nuôi dưỡng nó !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BVB bổ sung thêm (để tham khảo, cùng hia sẻ ) với tác giả ĐND :
      ...-- Theo tôi, XHDS cần được hiểu rộng hơn , đầy đủ hơn, nó là tập hợp (một cách tự giác, sự chính đáng, có sự đối trọng với chính quyền nhà nước, bằng nhiều hoạt động cũng như biểu hiện chính kiến trong nèn dân chủ. Xã hội dân sự cấu thành từ tổng thể của các tổ chức xã hội và dân sự tự nguyện mà các tổ chức này tạo nên cơ sở của một xã hội tự vận hành, khác với các cấu trúc quyền lực của một nhà nước (bất kể hệ thống chính trị của nhà nước này thuộc kiểu gì) và các thể chế thương mại của thị trường.
      Có nhiều định nghĩa về xã hội dân sự:
      Liên minh của công dân CIVICUS 2005:
      Xã hội dân sự là “Diễn đàn giữa cá nhân, gia đình, hội tập thể với (chính thể) nhà nước; nơi đó mọi con người bắt tay nhau để thúc đẩy quyền lợi chung.
      Trung tâm Xã hội dân sự của Trường đại học kinh tế London định nghĩa Xã hội dân sự như sau: ‘Xã hội dân sự đề cập tới một mảng các hoạt động tập thể tự nguyện xung quanh các giá trị, mục tiêu, ý thích chung. Về lý thuyết, các hình thái tổ chức xã hội dân sự khác biệt hẳn với các hình thái tổ chức nhà nước, gia đình và thị trường. Nhưng trong thực tế thì, ranh giới giữa nhà nước, xã hội dân sự, gia đình và thị trường là khá lẫn lộn, mập mờ và không rõ ràng.
      ‘Xã hội dân sự thường bao gồm một sự đa dạng về phạm vi hoạt động, các thành viên tham gia và các hình thái tổ chức, khác nhau về mức độ nghi lễ, tự do và quyền lực (quyền dân sự, quyền chisnh trị). Xã hội dân sự thường được hình thành dưới dạng các tổ chức như các hội từ thiện, các hiệp hội, các công đoàn, các nhóm tương trợ, các phòng trào xã hội, các hiệp hội kinh doanh, các liên minh, và các đoàn luật sư’..
      Theo cuốn "Chế độ Dân chủ, nhà nước và xã hội"của N.M.Voskresenskaia và N.B.Davletshina: ‘Xã hội dân sự là xã hội trong đó các tổ chức khác nhau của các công dân như đảng phái, công đoàn, hopwj tác xã, tổ, nhóm (tự lập),..thực hiện mối liên hệ giữa công dân với chính quyền (nhà nước, hệ quyền lực điều hành, quản lý) , không để cho nhà nước tuỳ tiện dùng các bieẹn pháp phi dân chủ, sai Hiến pháp, pháp luật, dùng quyền hành (cá nhân, phe nóm) áp đặt, áp bức người khác để thực hiện ý đồ cá nhân, phe nhóm’. ...
      Các yếu tố chính trị của nhiều tổ chức tự nguyện tạo điều kiện cho công dân nhận thức tốt hơn và thêm thông tin, cử tri lựa chọn tốt hơn, tham gia vào chính trị, và giữ chính quyền có trách nhiệm hơn. Quyền tự do đấu phiếu là biểu hiện khá rõ cho thực chất xã hội dân sự. Các quy chế của các tổ chức này có. thường được coi là vi hiến pháp vì họ quen với những người tham gia thủ tục ra quyết định dân chủ.
      Gần đây, Robert D. Putnam đã lập luận rằng ngay cả các tổ chức phi-chính trị trong xã hội dân sự đặc biệt quan trọng đối với nền dân chủ. Điều này là do họ xây dựng vốn xã hội, tin tưởng và giá trị chung, được chuyển sang lĩnh vực chính trị và giúp tổ chức xã hội cùng với nhau, tạo điều kiện cho sự hiểu biết về sự liên kết của xã hội và lợi ích trong đó.
      Những người khác, tuy nhiên, đã đặt câu hỏi làm thế nào xã hội dân sự dân chủ thực sự. Một số lưu ý rằng các diễn viên bây giờ xã hội dân sự đã thu được một số lượng đáng kể quyền lực chính trị mà không có người trực tiếp bầu hoặc bổ nhiệm họ. Partha Chatterjee đã lập luận rằng, trong hầu hết các thế giới, "xã hội dân sự là nhân khẩu bị hạn chế. "[14] Đối với Jai xã hội dân sự Sen là một dự án tân thực dân do giới tinh hoa toàn cầu lợi ích riêng của họ [15]. Cuối cùng, các học giả khác cho rằng, kể từ khi các khái niệm về xã hội dân sự liên quan chặt chẽ với nền dân chủ đại diện, nó nên được liên kết với những ý tưởng của dân tộc và chủ nghĩa dân tộc.

      Xóa
    2. Rất tán thành ý kiến bổ sung của Đại tá BVB. Bài của PGS.TS Dinh còn có những chỗ chưa khoan sâu làm rõ tính khu biệt XH có - không quyền dân sự- chính trị. Thực chất XHDS là một thể chế mà nhà cầm quyền phải biết tôn trọng dan chủ, đưa dân chủ lên hàng đầu trọng yếu. Ở đó người dân và nhà nước(chính quyền) bình đẳng trên cơ sở hài hoà lợi ích và quyền lực, nếu không XH đó sẽ bị quân chủ chuyên chế, độc đoán chuyên quyền, thậm chí độc tài chi phối "trực tiếp, toàn diện về mọi mặt", quản lý , điều hành...thì nguy!

      Xóa
    3. Xin góp ý với bác Bồng rằng tôi đã viết "...căn cứ vào Hiến Pháp",tức là
      nếu có mục đích thi đó là mục đích CHUNG dựa trên Hiến Pháp nhưng
      xin nói thêm cho rõ là về mặt áp dụng thì mỗi hội đoàn có mục đích riêng
      của mình.Mọi tôn giáo không thể nói rập khuôn theo chính trị độc quyền.
      Tóm lại,xã hội dân sự không phải là mọi cái đều răm rắp theo lệnh đảng
      và ngay cả những chủ tịch (các xã hội dân sự) cũng là người có tinh thần
      độc lập,thậm chí trung lập.Như vậy mới gọi là đứng ngoài chính phủ hay
      phi chính phủ (non-governement organization = NGO).
      Trân trọng.

      Xóa
    4. OK, yes, rất tán thành ND 07:14 như thế. Cảm ơn sự quan tâm chia sẻ kịp thời, kèm luận cứ!

      Xóa
    5. Ngu dốt là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
      Kẻ ngu dốt thì luôn sợ sệt, sợ hãi.

      Xóa
    6. Thực ra là ông ĐND có thể nói kỹ hơn, thật lòng hơn, nhưng vì cương vị nên ông cũng sợ, nên vẫn nói giáo điều, :"ở VN Mặt trận Tổ quốc là tổ chức XHDS lớn nhất, bao gồm các đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên, nông dân...), hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ... ". Tuy vậy, vẫn cám ơn bác Bồng đã tạo ra một đề tài để nâng cao thông tin...

      Xóa
    7. Hồi năm 1985-1986, tội học sau đại học (như cao học hiện nay), môn: kỹ thuật hệ thống, thầy PTS. Đặng Ngọc Dinh. Thầy Dinh, lúc đó, là chủ nhiệm bộ môn Hệ thống điện, Khoa Điện, đại học bách khoa Hà nội. Trước đó đến năm 1981, có lẽ, bộ môn này, mang tên khác: Phát dẫn điện, nới mà ông Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, tổt nghiệp.

      Xóa
  2. Cái Xã hội dân sự hoàn toàn xa lạ với XH Việt Nam.
    Tốt nhất là không lai căng, không nên bắt trước ai khi ta chưa hiểu bản chất và mưu mô của người đó. Dù rằng bề ngoài họ thể hiện một phong cách hào hoa phong độ nhưng trong thâm tậm của họ là độc ác nham hiểm đang ý đồ thôn tính ta...Chẳng han như người ta mời xhaof cho ta vay, rồi nói là giúp ta xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu...Nhưng trong thâm tâm của họ lại tìm cách làm cho ta thua lỗ mất vốn để rồi tịch thu "bắt nợ" nhà và đất của ta đuổi ta ra đường...
    Hãy theo định hướng của ta mà làm. hãy phấn đấu vì mục tiêu công bằng xã hội thực hiện công bằng dân chủ văn minh.

    Trả lờiXóa
  3. Trịnh Quang Thịnhlúc 07:37 7 tháng 10, 2013

    Xã hội dân sự là XH người dân được quyền làm chủ, được tôn trọng nhân quyền. Đảng ta vẫn nêu (và tự hào) là chế độ do đảng lãnh đạo mới là ' dân chủ gấp vạn lần tư bản', rằng XH 'của dân, do dân, vì dân", rồi thì: "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra',...nhưng mục đích, tiêu chí , ý nghĩa ấy hỉ là khẩu hiệu thực tê nói mà không làm, không quan tâm làm tốt, mà còn ..làm ngược lại.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Văn Thắnglúc 08:15 7 tháng 10, 2013

    Ở một bài có tính phản biện' - Làm thất bại chiến lược hoà bình- của Vĩnh An, đăng trên báo QĐND có đoạn: "Trong xã hội ta, bên cạnh các tổ chức XHDS nói trên còn có các đoàn thể chính trị-xã hội. Cho đến nay, chúng ta có 5 tổ chức chính trị-xã hội, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Các tổ chức chính trị-xã hội này là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy những tổ chức này nằm trong hệ thống chính trị, nhưng không phải là cơ quan chính quyền, mà là đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của các giai tầng xã hội. Khác với những tổ chức XHDS nói trên, những tổ chức này được sự giúp đỡ của Nhà nước. Thiết nghĩ đây là một ưu việt của các tổ chức xã hội trong chế độ ta...Tôn trọng, bảo đảm quyền công dân, quyền con người là bản chất của chế độ xã hội, là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta, không tùy thuộc vào áp lực của bất cứ lực lượng chính trị nào. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Chế độ ta là chế độ do nhân dân làm chủ; Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN. Các quyền và tự do cơ bản của mọi người được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Không thể phủ nhận rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và xem việc bảo đảm các quyền con người nói chung, quyền DSCT nói riêng của người dân. "...
    > Thì lâu nay 'vưỡn ' nói vậy, thuộc lòng rồi, biết rồi, khổ lắm, nói mãi... không ai cãi, nhưng đó là nói, là lý thuyết, còn làm thì sao? Biết bao chuyện vi phạm dân chủ, vi phạm nhâ quyền, bỏ qua pháp luật, không thự hiện công bằng XH, ruồng ép, làm mất quyền lợi của dân nghèo, tham nhũng đặc quyền đặc lợi tràn lan...thé là "không xa lạ với XH dân sự" à? Nghe hô hào, tâng bốc, khen qúa mức một chiều quen rồi. Viết thế, có thực tế không, có vi phạm tính chân thực tính quần chúng của báo chí không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 5 tổ chức CT trên chỉ là "cánh tay nối dài" và "chậu hoa, cây cảnh" của ĐCS để lòe bịp thiên hạ mà thôi. Vì vậy dân VN phải có Tổ chức XHDS của người dân , chỉ hoạt động vì những quyền lợi của người dân và đem lại những lợi ích thiết thực cho toàn XH .

      Xóa
    2. Không thẻ coi 5 Tổ hức, đoàn thể- Chính trị do đảng lập ra, nhà nước biên chế trả lương là thể hiện XH Dân sự được. ND 09:46 nói rằng đó chính là "cánh tay nối dài" và "chậu hoa, cây cảnh" của ĐCS, chính xác đấy. Đó không thể nói lên hết, trúng, đúng tiếng nói dan chủ, bởi vì không có tính độc lập, không có quyền tự quyết cái gì. Mọi sự răm rắp nghe theo đảng chỉ đạo , như một con chiên ngoan đạo, như một đệ tử vâng nhất nhất vâng lời, không coi trọng lòng dân, mà chỉ tôn sùng, vâng mệnh ý đảng.. Tóm lại, thêm cồng kềnh, tốn tiền Nhà nước, mị dân, chẳng giải quyết được vấn đề gì!

      Xóa
  5. Có thể nói, kế cả xã hội hoàn hảo nhất …vẫn không thể phủ nhận được những biểu hiện mang hơi thở của đời sống dân sự. Nếu xã hội Việt Nam những năm tháng qua có được một hình thức nào đó tương tự như “Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự…”, mà các vị Nhân Sĩ Trí Thức hàng đầu của đất nước đang chủ trương…thì trí tuệ dân tộc được giải phóng, nhờ đó chính quyền có thêm kênh thông tin để điều chỉnh đường lối, hoàn thiện được chủ trương chính sách cho phù hợp với thực tiễn phát triển…Nội lực dân tộc sẽ dồi dào, cũng nhờ thế mà người láng giềng Phương Bắc bớt đi được cái mộng bá quyền thâm căn cố đế của họ. Đời sống xã hội Việt Nam sẽ bớt những căng thẳng không cần thiết một khi chúng ta có được một xã hội dân sự đúng cách, sẽ không xuất hiện những căng thẳng như những hình ảnh này:
    Xã hội Việt Nam đương đại, bên cạnh những bế tắc về chính trị, lụn bại về kinh tế, băng hoại nghiêm trọng về đạo đức … xã hội đó lại đang trượt nhanh, trượt dài vào vòng lệ thuộc Trung Quốc. Bất chấp kỳ thị, ngăn cấm, đàn áp, bắt giữ, tù đầy… xã hội đó vẫn còn có những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước từ nhiều năm tháng , nhưng chẳng lọt tai ai, đảng vẫn tự vỗ ngực là ...đang phát huy nền "Dân chủ xã hội"...

    Trả lờiXóa
  6. Tôi rất tâm đắc , tán thành những bổ sung qua comment của bác Bồng trên đây:
    -- Tôi cùng nghĩ vậy: Xã hội dân sự tồn tại một cách độc lập và có phần đối trọng với nhà nước, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu vực tự nguyện”, ở đó các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát sinh thông qua đối thoại “dân sự” và biện pháp phi bạo lực. Vai trò của các tổ chức này là kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Theo mô hình Xã hội tốt lành (Good Society), xã hội dân sự là một bộ phận cấu thành xã hội, không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà nằm ở khu vực giao nhau của ba bộ phận này; ranh giới của nó cũng không rạch ròi, luôn có sự tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tổ chức xã hội nhằm đem lại sự đồng thuận tốt lành cho mọi người. Mô hình Hậu hiện đại (Postmodern) xem xã hội dân sự thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẽ, thông cảm và liên kết, hợp tác giữa các bên tham gia đối thoại, thảo luận.

    Trả lờiXóa
  7. Ở nước ta hiện nay, một số tổ chức xã hội hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của đoàn viên, hội viên, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự tài trợ của Nhà nước; có xu hướng “hành chính hoá” về mặt tổ chức và hoạt động, do đó khả năng thu hút, tập hợp hội viên bị hạn chế; mọi tổ chức này nhân sựu ra sao, làm gì đều không được vượt qua sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng, , ‘mặc áo phải qua cổ”.

    Trả lờiXóa
  8. Không phải người nào cũng muốn và cũng có khả năng xây dựng dân chủ. Rõ ràng là có rất nhiều người không hề muốn có dân chủ: những nhà độc tài và những người ăn theo các nhà độc tài. Độc tài thì chỉ có một người hoặc một nhóm người, nhưng đám ăn theo độc tài thì có thể rất đông: Đó có thể là một giai cấp (ví dụ giai cấp quý tộc ngày xưa) hay một đảng (ví dụ đảng Nazi, phát xít hay Cộng sản). Những người không có khả năng xây dựng dân chủ thì lại càng nhiều: Đó là những kẻ có căn tính nô lệ hoặc vô cảm, hoàn toàn hờ hững với mọi chuyện, kể cả thân phận cũng như cuộc sống của mình và của cả cộng đồng.

    Trả lờiXóa
  9. Chỉ cần theo dõi những sự kiện gần đây thì đủ thấy vai trò của Công đoàn hay Mặt Trận tổ quốc là rất mờ nhạt. Vụ 2 tỷ 6, công đoàn ở đâu trong quyền lợi của người lao động bị cắt xén ? Mặt trận tổ quốc ở đâu trong 10 năm qua trong vụ thuốc trừ sâu ở Cẩm Thủy Thanh Hóa ?
    Chúng ta có những tổ chức nhân dân, trong vấn đề bình thường thì không nổi bật, trong vấn đề, sự kiện nghiêm trọng thì tránh né y chang chính phủ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công đoàn ở đâu trong vụ hàng vạn người lao động ở các công ty, tập đoàn nhà nước bị nợ lương dầm dề hàng năm trời? Công đoàn có quan tâm xem họ sống ra sao? Công đoàn có đòi hỏi gì về quyền lợi cho các thủy thủ bị nợ lương, bị bỏ mặc trên các con tàu hoang ở nước trong, nước ngoài? Cuối cùng rồi tổ chức đại hội của liên đoàn lao động vẫn thành công rực rỡ và bốc phét đến trời!? Một bằng chứng hiển nhiên cho sự dối trá từ trên xuống dưới trong cái chế độ này!!!

      Xóa
  10. Nói MTTQ là tổ chức xã hội dân sự lớn nhất liệu pgs-ts ĐND có lầm lẫn hoặc ý đồ gì không ?
    Ngay lãnh đạo mặt trận cũng còn đang hô hào không coi mặt trận như chậu hoa, cây kiểng mà phải là nơi có tiếng nói phản biện tích cực. Muốn vậy nhưng có được vậy không vẫn còn là ẩn số. Gán cho nó là tổ chức XHDS lớn nhất là sự gán ghép gượng gạo. Nó là cái gì, thiên hạ đã thừa biết.

    Thế kỉ 15-16 các nhà khoa học đã chứng minh "mặt trời là trung tâm vũ trụ". Nhưng giới thần quyền vẫn khăng khăng trái đất do Chúa tạo ra mới là trung tâm. Để bảo vệ chân lý, nhiều nhà khoa học đã phải trả giá đắt....

    Cuốc sống có những quy luât khach quan để tồn tại và phát triển, nó hiển nhiên như mặt trời là trung tâm vũ trụ, vậy mà thế kỉ 21 rồi vẫn có thế lực "thần quyền" muốn phủ định cái khách quan đó. Họ chủ quan đưa ra một quy luật khác rồi khẳng định, giữ vững, kiên trì, tự tin và buộc mọi người phải tin theo,không được khác. Cần XHDS thì đã có mặt trận đó tha hồ cho mọi tầng lớp tham gia, tha hồ xây dựng góp ý... nhưng phải theo quy dịnh của pháp luật. hết ý nhé.

    Chấp nhận quy luật khách quan cũng là cuộc tranh đấu cho chân lí, phải trả giá. XHDS cũng nằm trong quy luật đó, muốn đấu tranh để có XHDS thiết nghĩ ý kiến đưa ra cũng phải thật khách quan, đúng đắn. Ngược lại nếu mập mờ, đánh lận con đen chỉ làm vấn đề thêm phức tạp và sẽ phải trả giá đắt.

    Trả lờiXóa
  11. Các chế độ độc đảng, nếu họ sử dụng phương pháp đàn áp, họ hoàn toàn đánh mất tính chính danh. Ở Việt Nam sự chính danh đó cũng đã đổi từ chủ nghĩa dân tộc, từ phong cách của Hồ Chí Minh sang thành quả kinh tế. Và chúng ta cũng đều biết Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn kinh tế và chế độ bắt đầu cải tổ từ năm 1982, cởi mở hơn về mặt chính trị, nhưng mọi thứ diễn ra rất chậm chạp. Có những thành viên trong đảng hoàn toàn bất đồng với chính sách hiện nay. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng thúc giục và thuyết phục Đảng hãy đối thoại với người bất đồng chính kiến. Trong các kịch bản đưa ra tôi vẫn nghĩ thay đổi phải nảy sinh từ trong Đảng, rõ ràng với những người như tướng Trần Độ trong quá khứ, và ngày càng có nhiều người công khai quan điểm của họ. Có một điểm chung là những tiếng nói xã hội dân sự này cần được lắng nghe và tìm cách đưa vào trong guồng máy. Kịch bản khả dĩ nhất theo tôi là cuối cùng họ sẽ được phép nắm giữ những ghế trong quốc hội. (GS Thayer).

    Trả lờiXóa
  12. Xửa xưa có câu :Tư tưởng không thông,vác bình đông không nổi.
    Do vậy đề tài này,rất thú vị cho ông chủ blogs đưa lên để cùng nhau tranh luận dân chủ,tự do,công bằng,văn minh..Thật ra cũng góp phần xây dựng nhà nước Việt Nam tiên tiến và vững mạnh.
    Từ lúc manh nha cho đến nay xã hội dân sự đã có trăm năm,sự nghiệp xây dựng XHDS như thể "lục bình trên sông",hoa rất đẹp nhưng chưa từng có bến đậu.
    Văn minh của thời đại đương nhiên làm thay đổi sự nghiệp xây dựng xã hội dân sự (XHDS) làm cho đất nước ta và dân tộc ta tốt đẹp hơn,phát triển hơn.
    ĐCSVN của chúng tôi đương nhiên phải cầm quyền,nhưng trước hết những người cộng sản,nhất là lãnh đạo cao cấp phải thực hiện các quyền mà các tầng lớp trong đất nước yêu cầu hợp lý,tôn trọng quyền lợi của các tầng lớp,lợi ích hài hòa.
    Lịch sử chứng minh,độc quyền thì tồn tại,nhân dân chấp nhận,nhưng phát triền kinh tế và xã hội chậm, độc tài và lộng quyền (khác độc quyền) chắc chắn đưa đất nước suy vong vì ngay bên trong đã mâu thuẫn ngày càng sâu sắc...nghĩ cho cùng độc tài là tội ác với dân tộc,thậm chí là phản động.Bao nhiêu vị VUA không được tôn thờ,không đặt tên đường,dù một con hẻm chính vì thế, dù có công lớn.
    XHDS rất cần được xây dựng và phát triển nhằm xây dựng đất nước,nhất là hiên nay.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
  13. Các tổ chức của VN Nam gồm: Liên đoàn lao động VN, Mặt trận TQVN. Đoàn thanh niên CSHCM,. Hội Nông dân, hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh....Đều do đảng Cộng sản dựng lên, nuôi dưỡng, ăn lương nhà nước nhưng phải làm tay sai cho CS.
    Hảy ngừng cấp lương và kinh phí từ Ngân sách "Tiền thuế" của dân. Thử hỏi các tộ chức này có tự bỏ tiền túi ra đóng góp làm kinh phí hoạt động được không? Nói tóm lại là Ngân sách nhà nước, Tiền thuế của dân đang phải nuôi một lũ báo cô, báo hại, chẳng làm được tích sự gì???

    Trả lờiXóa
  14. Mục tiêu của CNXH là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu. Bảo đảm công bằng xã hội. xóa bỏ áp bức bất công. Quá hay. Nhưng thực tế nhiều cán bộ đảng viên đã trở thành các ông chủ bóc lột, nhiều cán bộ đảng viên cộng sản đang trở thành những tay chùm lưu manh (Mafia)
    Thật không hiểu nổi ra làm sao? Thế mà lúc nào họ cũng ra rả cái luận điệu XHCN do dân vì dân.

    Trả lờiXóa
  15. Ở Việt Nam, Đảng CS độc quyền lãnh đạo dẫn đến độc tài toàn trị, Đảng chỉ nói theo ý mình và đồng thời cũng buộc nhân dân cũng phải nói theo ý Đảng, chẳng thèm nghe ý kiến của ai, ai nói trái ý là lập tức vu cho họ là phản động và thế lực thù địch.Đảng thiết lập một hệ thống "nhân dân" riêng của Đảng, đó chính là mặt trận tổ quốc, mổi khi có sự kiện nào đó xảy ra, nhất là những ai đứng ra chống lại cái sai trái của Đảng, thì Đảng trừng phạt không thương tiếc, sau đó cái gọi " nhân dân " này đồng thanh lên tiếng phê phán thóa mạ người ta tơi bời khói lửa, bồi thêm cú đòn chí mạng này là hệ thống truyền thông hơn 700 báo đài đồng loạt đưa tin lên án và vùi dập người ta tận đáy bùn sâu. Kết thúc kịch bản hoàn hảo này là đối tượng bị trừng phạt nghiêm khắc, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, bản án nhận được sự đồng tình ủng hộ của "nhân dân", việc làm của đối tượng bị "nhân dân" cực lực lên án. Còn nhân dân thực sự thì mãi cô đơn và cam chịu đủ thứ bất công

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho nên ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ MẤY..CHẢ NÓI.....MÀ HÃY NHÌN KỶ NHỮNG GÌ MẤY CHẢ....N...À...M....

      Xóa
  16. Đảng CSVN không có và không hề sợ xã hội dân sự đâu.ĐCSVN chỉ mong muốn XHDS mạnh mẽ,vững vàng hơn mà thôi.
    Khi mà XHDS lớn mạnh thì xã hội càng tốt đẹp,sự lãnh đạo của đảng nhẹ biết chừng nào.Mọi chủ trương đường lối của ĐCSVN đã thành công đều có sự đóng góp lớn lao của các hình thức và tổ chức XHDS đó mà.
    Ngày nay,cũng như hôm qua biết bao nhiêu lực lượng chống phá,nếu không có XHDS thì ĐCSVN làm gì mà đứng vững,sống sót cho đến ngày nay.
    Cá nhân tay nào mà sợ và chống XHDS cần chỉ ra,bắt viết và kiểm điểm 3 tuần là ngán thôi mà.
    Các bạn biết chán rồi mà,kiểm điểm là nghệ thuật mà đến cụ Ngô Đình Cẩn phải phục lăn đấy.Các kiểu tra tấn, bỏ bao bố vùi đại ngoài đồng ruộng hay ném sông của các đoàn "đặc biệt ",hay vừa tấn công chùa chiền vừa đập lại số ấy như đã biết của chế độ tự do dân chủ lãnh lương nước ngoài....còn thua xa.
    Thực tế cho thấy rõ, tay nào làm hại dân thì trời hành cho đến chết mới thôi mà.
    hoàng kiều trang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa cụ Hoàng Kiều Trang, cụ nói gì mà con không hiểu gì cả, vậy cụ là người của họ Ngô hay họ Hồ vậy

      Xóa
    2. Thấy tên các cụ ông cụ bà cụ Hoàng Kiều Trang, Công Sơn, Võ Hòa đừng đọc, mất thời gian lắm. Mấy cụ này nói trời đất mênh mông. Cái kiểu như "Nó xấu đấy, nhưng thật ra nó tốt lắm..."

      Xóa
    3. Cụ này không phải họ Ngô, mà họ Bắp, hơn nữa là Bắp lai.

      Xóa
    4. Cụ này tên Bắp họ Cùi

      Xóa
  17. Ngày hôm nay 07/10/2013 hơn 300 tiểu thương bao vây UBND tỉnh Thanh Hóa phản đối cấm chợ.
    Chợ cóc của phường bị phá, khoảng 300 người mất chỗ buôn bán đã kéo đên UBND tỉnh biểu tình phản đối việc làm của chính quyền. Hàng trăm công an chìm...Nổi được huy động để đối phó.
    Đến chiều cùng ngày số người này đã kéo về UBND Thành Phố Thanh Hóa để phản đối chính quyền thành phố và đề nghị được tiếp tục buôn bán tại chợ này...Vì lý do chính quyền dẹp chợ là bất hợp lý.
    Lý do : Theo lời chị H một thương nhân ở chợ cho biết là chính quyền đi đêm với Đại gia ép tiểu thương chợ cóc này phải vào chợ Tây Thành để buôn bán...Do BQL chơ Tây Thành thu quá nhiều khoản vượt khả năng chi trả của tiểu thương nên nhiều người bỏ chợ ra ngoài để buôn bán.
    Được biết chợ Tây Thành mới được Đại Gia móc ngoặc với đại ca chính quyền đầu tư xây lại 2 tầng quy mô hoành tráng, vì vậy mà họ đang khẩn trương tăng thu để bù chi làm nhiều tiểu thưởng không chịu đựng nổi phải bỏ chợ.

    Trả lờiXóa
  18. Mấy ngày nay, những dòng người từ khắp nơi, không quản trời mưa, đường xa đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Gáp. Chúng ta đang chứng kiến "sự hấp dẫn" của một con người vĩ đại, chắc chắn chỉ sau Hồ Chí Minh. Đó là dòng người như bất tận đang ngày đêm lặng lẽ, tấm tức khóc, có người không nén lòng được đã gào lên kêu tên Đại tướng, khi rồng rắn xếp hàng đến viếng Võ Đại tướng tại nhà riêng. Người ta ngưỡng vọng ông chắc chắn không phải vì ông là Đại tướng mà là vì tài năng, đức độ của ông trong cả một cuộc đời. Tướng Giáp là một trong những người cầm cân nảy mực của Đảng lãnh đạo đất nước đi theo con đường đúng, hoàn toàn vì dân, tôn trọng dân, không lừa dối dân, không để xảy ra thoái hóa biến chất thì không bao giờ dân mất lòng tin như ngày nay
    Đảng bây giờ liệu có dễ dàng lấy lại được niềm tin của nhân dan như trong hai cuộc kháng chiến? Không dễ, nát lắm, thoái hoá biến chất lắm rồi! Muốn vậy, chỉnh dốn đảng phải làm nghiêm, quyết liẹt, dứt khoát, cái kiểu …ừ ..à , lề mề chất giáo làng như cụ Tổng Trong thì khó lắm, khó hy vọng khá ơn được. Phải là một đảng thật sự trong sạch, không tham nhũng, lãng phí, quan liêu, không nói một đằng làm một nẻo và biết tôn trọng dân, khơi thác tốt sức mạnh của dân. Đó chỉ có một con đường là thực thi dân chủ thật sự, tự do thật sự, dân được làm chủ thật sự. Chứ dân không bao giờ chấp nhận một đảng suy thoái như hiện nay lại đứng trên cả Hiến pháp trên cả các tổ chức tối cao của Nhà nước...Xã hội dân sự , thể chế dân chủ theo đúng nghĩa cần một đảng lãnh đạo thực sự vì dân vì nước, trong sạch, có tâm-có tầm .

    Trả lờiXóa
  19. Xin cảm ơn các bạn,Hoàng kiều Trang là cháu của bác Hoàng Đức Nhã,gọi cụ Hoàng Lệ Kha nhà cách mạng nổi tiếng là cụ cố bác.
    Cháu tuy sinh và sống ở Nha Trang,nhưng cả gia đình giòng họ đều là dân CỤ HỒ,Do vậy,không đồng tình vói ai mà ngày nay vẫn " chơi " vua chiến trường trên mạng,hễ ai " chơi " thì dù thân con gái cũng phải " Bung" lưới,không để đạn 175 li nổ.
    Cụ Ngô,dù sao thì nay cháu cũng hiểu phần nào,thương cụ.
    Quá khứ là dĩ vảng đau và quá đau cho cả dân tộc.Những người công sản như Trang biết không hề khoét hận thù,xóa hết.Xóa thật sự vì tương lai cao đẹp của dân tộc,chứ ai cũng ra đi như cụ VÕ NGUYÊN GIÁP mà thôi.
    Do vậy,chúng ta cùng tìm ra những cách xây dựng xã hội dân sự thật sự,xây dựng dư luận lành mạnh,góp vào cho lãnh đạo nước nhà tạo môi trường tốt nhất.
    Đòi hỏi xây dựng xã hội dân sự ngày nay là nhu cầu cần và đủ cho toàn dân,cho mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta,con cháu sẽ đời đời bền vững.
    hoàng kiều trang.xin trân trọng cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tốt nhất vẫn nên "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai". Chuyện nào ra chuyện ấy. Tại sao bài XHDS này cứ lôi cụ Diệm ra làm gì? Nói đâu trúng đề tài, chủ đề, cái việc, chỗ cần nói, không nên mượn diễn dàn lồng tâm trạng cá nhân, mất tính cộng đồng Làng Mạng cần hoà nhập, hoà hợp, hội tụ!

      Xóa
  20. Xã hội dân sự yêu cầu minh bạch cao, người dân thật sự tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội nên cơ hội "không làm nói có, ăn có nói không" giảm đi. Vì vậy mà người ta sợ, đơn giản chỉ có thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại có nhiều bạn nã pháo vào quá khứ của đảng mà mình là con của ông đảng viên.Em bung khói che tên lửa thông minh thôi mà.
      Hoàng kiều trang.

      Xóa
  21. Anh chị cô chú bác cứ bóng bàn làm gì???
    Dân sự với chạ dân chủ........
    Bí quyeert trường tồn chùm khế ngọt: Dối trá - sợ hãi - bất minh.

    Trả lờiXóa