*
BÙI VĂN BỒNG
BVB - Nếu quy ra về số lượng, thì vai trò
của cá nhân trong lịch sử, cá nhân trong tập thể, cá nhân với cộng đồng sẽ là
rất nhỏ bé (ngoại trừ những vĩ nhân hiếm hoi, những nhà cách mạng đại tài gần như hàng trăm năm mới xuất hiện). Phần lớn, vai trò cac cá nhân bị chìm lặn như lẽ
quy luật của tự nhiên. Thế nhưng, trong cơ chế lãnh đạo của đảng từ khi mới
thành lập đến nay, vai trò cá có quyền lực trong đảng lại rất quan trọng.
Người
đứng đầu, thường cao nhất là Tổng bí thư, Bí thư các thành ủy, tỉnh ủy thuộc
Trung ương và (cứ theo đó) đứng đầu chi bộ - bí thư chi bộ. Chuyện lớn chuyện
nhỏ gì, chưa hỏi ý kiến người đứng đầu là không xong. Ai mà tùy ý quyết, chưa
có “cấp ủy chỉ fđạo”, dù đúng đường lối, chính sách, pháp luật cũng sẽ bị lôi
nguyên tắc, điều lệ đảng lấy căn cứ soi rọi, bị kỷ luật đảng ngay lập tức. Răm
rắp tuân theo, giữ đúng nguyên tắc quan hệ trên-dưới, tôn sùng cá nhân đứng đầu
mới là “kim chỉ nam” cho mọi hành động. Ai có ý kiến ý cọ gì, không quan trọng.
Vấn đề là ý kiến (cả ý định) và sự
chỉ đạo của Tổng bí tư, Bí thư…như thế nào!?
Để khắc phục tình trạng đó, và cũng
như để tránh độc đoán chuyên quyền, điều lệ đảng quy định nguyên tắc “tập trung dân chủ - tập thẻ lãnh đạo, cá
nhân phụ trách”. Vì thế, mới có Ban thường vụ, có cấp ủy. Dù vậy, xem ra
viẹc thực hiện nguyên tắc đó không đúng chủ đích đề ra, tức là vẫn sai nguyên
tắc. Cái tập thể cấp ủy cao nhất trong tổ chức đảng (thuộc quyền) đó vẫn phải
coi ông bí thư là to nhất, Bộ chính trị phải là Tổng bí thư, Thường trực ban bí
thư là to quyền nhất. Hầu như cái “lãnh đạo tập thể” cứ bị vô hiệu hóa, bởi
người đứng đầu.
Khi người đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền, quan
liêu, tiêu cực, tham nũng thì cái “tập thể lãnh đạo” càng bị vô hiệu hóa. Nguyên
tắc, điêu flệ dù đúng, dù chuẩn, dù hay, …cũng chỉ là hình thức. Khi người đứng đầu đã ‘quyết’, thì từ nhân vật
quyền chức đứng thứ 2 trở xuống coi như không được làm khác. Gần đây, người ta
thường nói đến những nhóm lợi ích này, ê-kíp kia. Nhưng hầu như người ta vẫn né
tránh ít nói đến những ‘tác hại chìm’ và nguyên nhân nào dẫn đến “Nhóm lợi ích trong đảng”. Người đứng
đầu muốn toàn quyền, phải chọn ra được “nhóm lợi ích” phù hợp – trước hết phải
là lợi ích cho chính cá nhân mình! Có những cấp ủy được “cấu tạo” (hay cơ cấu?)
bởi nhóm lợi ích với nhau mà kéo dài ‘cùng hệ’ đến mấy nhiệm kỳ. Ông đứng đầu
khóa sau muốn ‘quyết’ cái gì đều phải thụt thò đến hỏi ý kiến ông trước – người
đã bố trí, cơ cấu cho mình được đứng đầu, một ơn huệ chính trị không thể quên!
Thế nên mới sinh ra ‘thái thượng hoàng’ kiểu mới, một kiểu 'buông rèm nhiếp chính'. Thậm chí, lời trách nhỏ nhẹ
mà ai cũng phải tự giá tuân thủ: “Ai cho mày cái chức đó? Ai cơ cấu mày vào? Sao chuyện đó không hỏi qua
tao?”...Đổ sụp của nhiều triều đại rất đương nhiên là do cái cơ chế rập khuôn như vậy, 'nhà lãnh đạo' có tài có đức càng về sau càng 'phát triển củ lỗ ăn xuôi', tức là càng ngày càng bé lại, nhọn, rồi từ củ cũng thành rễ, lãnh đạo có khi kém thua thứ dân.
Ngay từ danh
sách bầu, người đứng đầu đảng (bí thư) đã có ý định đưa ai vào cấp ủy. Mà bầu
cử ở ta từ lâu đã hình thành cái nếp quái lạ: Cấp ủy đã dự kiến ai coi như bỏ
cối không trật. Dân bầu hay tập thẻ đảng viên bầu, dù bầu kiểu gì, ý cấp ủy đã
định (xếp đặt) ai ở vị trí nào là hầu như trúng phắc cả. Thế mới biết, từ ý
định, chủ đích của một người thành quyết định của cả tập thể chỉu cần một chữ
thôi: “ghế”! Đã vậy, độc đoán chuyên quyền càng được củng cố thế đứng vững,
không ai làm gì được. Cái quyền đã thành văn: “Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt
đối, toàn diện” vì thế mà bị xâm hại thành đa dạng hệ lụy khó lường.
Dư luận đã có sự đúc kết gọi cái cơ
chế kiểu đó là sự thể đã được coi như “xã hội hóa”, tự thân nó đẻ ra “Vua Đảng”.
Nếu suy cho cặn kẽ, nhìn cho thấu đáo, khi đã thành “Vua Đảng” thì quyền lực
còn mạnh hơn vua thời phong kiến ngày xưa.
Vô hình trung, cơ chế đó trở thành chỗ dựa tin cậy, rất an toàn và đầy hữu hiệu cho các tội phạm, nhất là tội phạm có chức có quyền, có vị thế trong 'đảng lãnh đạo'. Phạm sai lầm cỡ nào, cứ đổ tại cơ chế, coi như xong, yên tâm mọi sự, ngủ ngon ăn khỏe, cư sviệc cười hết cỡ và ăn chơi xả láng xì ngầu. Tòa án cũng nằm trong cơ chế, không được đứng ở vị thế pháp luật để có quyền độc lập, không được xử nghiêm minh theo pháp luật. Cấp ủy chỉ đạo vụ nào xử hay không xử, nhẹ hay nặng cỡ nào, đều phải nghe theo. Có vụ gì, dù phạm tội tày đình, nhưng tòa án cũng không tài tình gì có thể lôi mặt 'bị cáo cơ chế ' ra xét xử được!
Vô hình trung, cơ chế đó trở thành chỗ dựa tin cậy, rất an toàn và đầy hữu hiệu cho các tội phạm, nhất là tội phạm có chức có quyền, có vị thế trong 'đảng lãnh đạo'. Phạm sai lầm cỡ nào, cứ đổ tại cơ chế, coi như xong, yên tâm mọi sự, ngủ ngon ăn khỏe, cư sviệc cười hết cỡ và ăn chơi xả láng xì ngầu. Tòa án cũng nằm trong cơ chế, không được đứng ở vị thế pháp luật để có quyền độc lập, không được xử nghiêm minh theo pháp luật. Cấp ủy chỉ đạo vụ nào xử hay không xử, nhẹ hay nặng cỡ nào, đều phải nghe theo. Có vụ gì, dù phạm tội tày đình, nhưng tòa án cũng không tài tình gì có thể lôi mặt 'bị cáo cơ chế ' ra xét xử được!
Người ta vẫn nói là không gì quan
trọng, hệ trọng bằng vi phạm nguyên tắc, điều lệ đảng. Nhưng sự hình thành một
kiểu quan niệm và tự khẳng định quyền lực “Vua Đảng” đã thể hiện chẳng cần nguyên
tắc điều lệ gì cả. Sức cản phá, phanh hãm, độ trì kéo thành những mối nguy, trì
trệ, ách tắc cho tàn xã hội cũng từ đó mà ra. Và, khốn nỗi, nó cứ theo cái nếp
trên-dưới đó mà dây dưa kéo dài thành một thứ ‘điệp khúc cơ chế’ hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác. Mọi sự (ngay như cả ý tưởng) muốn cải tiến,
cải tổ, sáng tạo, muốn làm khác đi đều bị quy chụp là chống đối! Không đủ tầm nhìn, kém dũng khí -bản lĩnh, sinh ra trí tuệ yếu kém, cũng do cái để cho cái 'điệp khúc' ấy kéo dài thì đất nước vẫn đặt trong tình trang bấp bênh thiếu bền vững, không thẻ hùng cường, để rồi nhiều dân tộc có điều kiện khả năng ít hơn sẽ vượt lên phía trước.
BVB
-----------------
toàn là "đỉnh cáo trí tuệ lùn" không à: http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/07/thu-gian-cuoi-tuan-san-pham-cua-inh-cao.html
Trả lờiXóaBài viết đã dẫn liệu và phân tích rất sâu sắc. Cảm ơn Đại tá đã nói hộ lòng dân Việt!
Trả lờiXóaMột cơ chế đã lạc hậu, không phù hợp thời đại, kìm hãm và tắc tị, cái đuôi tại hại của quan liêu bao cấp. Đảng càng giữ cơ chế này càng mất uy tín và càng bất lợi cho sự phát triển đất nước cũng như mất lòng dân.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTác giả nêu lên sự lệch pha và sự lợi hại của cơ chế rất đúng thực trạng: "Tòa án cũng nằm trong cơ chế, không được đứng ở vị thế pháp luật để có quyền độc lập, không được xử nghiêm minh theo pháp luật. Cấp ủy chỉ đạo vụ nào xử hay không xử, nhẹ hay nặng cỡ nào, đều phải nghe theo"...
- Tôi được biết, về Vụ án Nông trường Sông Hậu, trong thư Gửi Thành ủy Tp Cần Thơ ngày 08-5-2008, Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc đó) đã viết: "...tôi được biết cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án xuất phát từ Thông báo kết luận của Phó bí thư Thường trực Thành ủy tại cuộc họp ngày 18/3/2008, trong đó có chỉ đạo trực tiếp việc khởi tố vụ án, đồng thời cũng nêu rõ tội danh làm cơ sở khởi tố. Tôi không lầm thì thông thường việc này phải do cơ quan điều tra hoặc VKS tiến hành.
Tôi không rõ có những lý do gì bên trong để các đồng chí giải thích cho việc này: Cơ quan Đảng chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố vụ án..."...
Ôi cái điệp khúc cơ chế
Trả lờiXóaBao năm rồi vẫn thế, chẳng đổi thay
Nước người tiến tới như bay
Nước ta sao mãi sa lầy...Đảng ơi!
Cơ chế phù hợp cho nền dân chủ, có ích cho nền dân chủ xã hội, thì chính dân chủ nuôi dưỡng, bồi đắp thêm vững. Cơ ché quan liêu, độc tài, mất dân chủ, khi quan liêu, độc tài lên tột đỉnh, cơ ché đó tự tiêu hủy.
Trả lờiXóaĐộc đoán chuyên quyền và dân chủ là hai khái niệm đối nghịch, không thể song hành. Mong sao các nhà lãnh đạo luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Đã độc đoán chuyên quyền tất yếu mất dân chủ.
Trả lờiXóa- Cho gọi bị cáo Cơ Chế ra hầu tòa!
Trả lờiXóa- Tòa cho gọi bị cáo Cơ Chế!
- ...!
- Nhắc lại lần nữa:....!
- Dạ thưa quỹ , à quên quý tòa, bị cáo Cơ Chế không ai biết mặt và cùng không xuất hiện được ạ!
- Thế thì, không thể xử vắng mặt bị cáo. Bãi trào!
Tòa: "Hú hồn! Không lẽ ta xử chính ta? Vụ này ta cũng không có gì bỏ túi."
XóaÔng tổng bí thư tiến cử hai ông ( NBT, VĐH ) vào bộ CT, đều bị gạt bỏ.
Trả lờiXóaĐây là ngoại lệ bác Bồng không tính đến hay ông vua đảng hết phép ? Đành bó tay với cái gọi là "dân chủ tập trung",thiểu số phục tùng đa số mà ông HCM cũng từng bi vô hiệu hóa với "cơ chế" này.
Ai đang thực sự điều hành đảng CSVN ? tổng bí thư, Bộ CT, ban bí thư hay nhóm lợi ích ?
Làm rõ được điều này sẽ hiểu được vì sao cái điệp khúc cơ chế cứ tồn tại dai dẳng mãi.
Bỏ sao được khi nó đang là thứ vũ khí,là phương tiện bảo vệ cho quyền và lợi của người có quyền.
Thằng say rượu có bao giờ tự thôi uống đâu, càng khuyên bảo nó lại càng uống thêm, thôi thì muốn chết cho mày chết luôn-vì rượu.
Bác Bồng hình như vẫn rất kiên trì khuyên bảo. Kính phục Bác. Chúc Bác khỏe.
Bài viết rất hay. Bác giúp em hiểu rỏ thêm. Cám ơn bác
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaSai lầm lớn nhất của ĐCSVN là không nhận ra sai lầm của mình.
Muốn hội nhập TG nhưng lại thich làm ăn kiểu một mình một chợ,một kiểu chẳng giống ai. Tự phụ, tự mãn tự kiêu tự nghĩ là đã lãnh đạo toàn dân dành độc lập, thắng hai đế quốc to, thống nhất đất nước. Thì truyện xây dựng đất nước chỉ là truyện nhỏ ("có chính quyền là có tất cả" )
Xây dựng, phục hưng quốc gia sau chiến tranh không hề là truyện nhỏ. Rất ít triều đại, quốc gia làm được truyện này, trừ Hoa kỳ, Nhật bản, Hàn quốc,Đài loan. Làm được vì họ tỉnh, họ khôn không để mấy ông tướng thắng trận lên làm "giám đốc" hay nắm những chức vụ quan trọng điều hành nền kinh tế. Cách dụng nhân của họ thực tế hơn nhiều kiểu suy nghĩ :có công là có tài,phải bố trí đãi ngộ cho xứng đáng,sai thì sửa.Lại sai, lại sửa có chết ai đâu.
Ôi, khối bê tông cơ chế, bao năm dài gánh đỡ nặng vai hoài!
Trả lờiXóaCộng 100 điểm cho Bà Me Cơ Chế Hùng Anh. Hè hè...
Trả lờiXóaCơ chế phù hợp thì phát triển, là cơ sở cho bền vững lâu dài.
Trả lờiXóaCơ chế không phù hợp kìm hãm, chóng tàn lui, tự triệt tiêu.
Không thể xem thường cơ chế hoạt động trong xã hội vốn đã tự xưng danh là "dân chủ gấp vạn lần"...người ta!
Đảng lãnh đạo-Nhà nước quản lý-Nhân dân làm chủ.
Theo xếp thứ hạng: Nhân dân làm chủ là giải Đồng, Đảng Lãnh đạo vẫn cao nhất: giải Vàng, Nhà nước - giải Bạc!
Nhân dân làm chủ... hụi. Đây là khả năng thực tế. Chứ nhân dân mong làm chủ được đảng và nhà nuớc à? Đùa dai.
XóaNếu như đồng chí 3X đã nói với các nước "mất lòng tin là mất tất cả",> Cơ chế độc tài, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ, đàn áp cả công lý, phỉ báng lẽ phải, xã hội mất công bằng lớn, thì sớm muộn cũng phải trả giá!
Trả lờiXóa"mất lòng tin là mất tất cả" là câu của người đời từ rất lâu. Và đang mất đấy.
Xóa