Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Vì sao các tướng Công an không ủng hộ việc bổ sung quyền im lặng?

Những ngày vừa qua, Quốc hội đã thảo luận dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), tuy nhiên các ĐBQH là tướng công an đều không muốn quy định “quyền im lặng” được bổ sung trong bộ luật này. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
Phương tiện hạn chế bức cung
Tình trạng bức cung, dùng nhục hình của các điều tra viên đã dẫn tới việc có rất nhiều bản án oan sai, đã trở thành hiện tượng phổ biến trong lĩnh vực tư pháp của VN.
Quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình - nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự.
Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng cho tới khi được tiếp xúc với luật sư hỗ trợ về pháp lý cho mình.
Nói về ý nghĩa của việc bổ xung quyền im lặng của bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS (sửa đổi), từ Sài Gòn LS. Phan Trung Hoài thuộc Đoàn LSVN giải thích: “Quyền im lặng này nó xuất phát từ một quyền cơ bản của con người, đó là quyền của người bị tình nghi là tội phạm hay người là bị can, bị cáo phải nhận được sự trợ giúp pháp lý ngay từ đầu. Chính vì thế cái quyền im lặng này sẽ cho phép thể hiện trên thực tế họ có quyền chờ luật sư trước lúc cơ quan điều tra tiến hành thẩm vấn đối với họ.”
Hiện nay, Quốc hội VN đang thảo luận việc có nên bổ xung “quyền im lặng” của bị can, bị cáo vào trong trong Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS). Tuy nhiên đã có vấn đề khác biệt lớn về quan điểm giữa các ĐBQH.
Theo báo Tuổi trẻ, vừa qua Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), các ĐBQH là tướng công an đều không muốn quy định “quyền im lặng” trong bộ luật này. Theo đó, quan điểm của ngành Công an là “Luật cần phải tạo điều kiện cho cơ quan tư pháp làm việc, nếu không sẽ xảy ra tình trạng chúng ta bó tay trong cuộc đấu tranh chống tội phạm”. Còn các ĐBQH khác thì cho rằng “quyền không khai báo các nước đã làm hết, còn VN nếu không như thế là hạ thấp quyền của người dân Việt Nam xuống”.
5 bị cáo là công an, đã tham gia trong vụ bắt giữ,
 đánh đập nạn nhân Ngô Thanh Kiều đến tử vong
tại phiên xử hôm 27/3/2014.
Đây là vấn đề do khác biệt về quan điểm, đánh giá về hiện tượng này, từ Hà nội LS. Trần Thu Nam cho biết: “Từ trước đến nay, ở VN người ta chưa quen với cách thức làm luật theo cái hướng bảo vệ quyền con người một cách tối đa, như các nước khác. Khi cho rằng khi bản án chưa có hiệu lực thì con người họ vẫn có các quyền của họ. Tuy nhiên ở VN, các bản án được xét xử không dựa trên cơ sở tranh luận, họ đã quen cách thức cũ là người bị coi là phạm tội phải có trách nhiệm trả lời. Và qua nhiều vụ án cho thấy, khi không trả lời theo yêu cầu của họ thì họ sẵn sàng dùng vũ lực”.
Việc đưa “Quyền im lặng” đối với các bị can, bị cáo bổ xung trong Bộ luật TTHS là điều HP đã quy định và hết sức quan trọng, LS. Phan Trung Hoài ghi nhận: “Theo quy định của pháp luật VN, thì bị can, bị cáo có quyền, nhưng không buộc chứng minh là mình vô tội. Theo quy định của khoản 2 điều 72 của Bộ luật TTHS thì không thể sử dụng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội, nếu như nó không thống nhất với các chứng cứ khác trong hồ sơ. Quyền đó là quyền con người, đã được nhà nước VN ký kết khi ra nhập công ước của LHQ về các quyền Dân sự và chính trị từ năm 1966”.
Quyền tham gia tố tụng của LS sẽ bị vi phạm
Nếu không bổ xung “Quyền im lặng” đối với các bị can, bị cáo thì quyền tham gia tố tụng của LS sẽ bị vi phạm. Nói về các vướng mắc và trở ngại, LS. Phan Trung Hoài cho biết: “Nhưng vấn đề vướng mắc cụ thể hiện nay là ở chỗ cơ hội của người bào chưa – luật sư tiếp cận với người bị bắt giữ ngay từ đầu, nó có một rào cản rất lớn, đó là trình tự cấp giấy phép chứng nhận người bào chữa. Đến đây thì nó lại phát sinh tình trạng, khi tiếp xúc lấy ý kiến của người bị bắt hay bị tạm giữ nhưng không có sự có mặt của luật sư cho nên chúng tôi thường nhận được cái gọi là giấy hoặc quyết định từ chối có người bào chữa. Vì họ cho rằng, bị can trong giai đoạn điều tra thì chưa cần thiết có luật sư”.
Khi được hỏi, lý do tại sao ngành Công an lại kiên quyết bác bỏ việc bổ xung quyền im lặng của các bị can, bị cáo trong Bộ luật TTHS (sửa đổi)?
Một khi luật pháp công nhận quyền này thì việc phán xử một bản án phải được dựa trên các chứng cứ, đó là một bước tiến để tránh khỏi vấn đề các bản án oan sai.
LS. Phan Trung Hoài khẳng định: “Đây là vấn đề thuộc về nhận thức, nhưng rõ ràng nếu hiểu sự tham gia của LS sẽ gây khó khăn cho giai đoạn điều tra tôi nghĩ là không đúng. Nên hiểu, LS thực hiện chức năng xã hội của mình cũng góp phần chống và phòng ngừa tội phạm, để giúp các cơ quan tố tụng xác định sự thật khách quan và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Hiểu như vậy để thấy vai trò của LS là phản biện, để đảm bảophán quyết của tòa án phải xuất phát từ việc tranh tụng”.
Bằng một thái độ thẳng thắn, LS. Trần Thu Nam giải thích: “Cái nguyên nhân là do thói quen từ trước đến nay họ đã như thế rồi, cho nên bây giờ sửa đổi theo chiều hướng có lợi cho bị can, bị cáo thì họ chưa sẵn sàng về vấn đề tâm lý, về kỹ thuật làm án và khả năng chứng minh tội phạm. Do vì chưa quen nên họ lo sợ quyền im lặng trong Bộ Luật tố tụng Hình sự mới sẽ làm khó khăn hơn trong công việc chứng minh tội phạm, từ đó sẽ dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm. Chính vì thế họ đã phản đối rất mạnh về việc ấy”.
Nói về các suy nghĩ của cá nhân, trước việc nhiều khả năng “Quyền im lặng” đối với các bị can, bị cáo sẽ không được đưa vào trong Bộ luật TTHS (sửa đổi) LS. Trần Thu Nam nói: “Với tư cách là một người Luật sư tôi cho rằng cần thiết phải đưa quyền im lặng của bị can, bị cáo bổ xung trong Bộ Luật tố tụng Hình sự và họ có quyền im lặng cho tới lúc có luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên có nhiều nguy cơ quyền im lặng sẽ không được bổ xung trong Bộ Luật tố tụng Hình sự mới. Đó là một điều đáng thất vọng và cũng đáng thất vọng vì có một số những người có chức vụ quyền hạn lại có các phát biểu mang tính chất kém hiểu biết”.
Cũng theo báo Tuổi trẻ, ĐBQH Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM bày tỏ: “Đừng nghĩ rằng vì trình độ thế này chúng ta không nên cải cách. Chúng ta không kém hơn các nước, vấn đề là có tôn trọng quyền của bị can, bị cáo hay không”.
Một vấn để khác cần xem xét đó là, khi ĐBQH là một viên tướng công an thì việc bảo vệ quyền lợi cho người dân sẽ bị lệch lạc. Thay vì làm cho Hiến pháp công minh hơn, thì họ lại bênh vực cho người trong ngành của mình, tìm mọi lý do để làm cho việc điều tra xét hỏi thuận lợi. Bất kể sự thuận lợi đó có dẫn tới ép cung, nhục hình,  khi nghi can không có được quyền tối thiểu của một công dân là quyền im lặng cho tới khi có luật sư bảo vệ cho họ.
Anh Vũ/(RFA)
--------------

19 nhận xét:

  1. Nghi can bị đánh đau quá thường phải nhận "tội" mà mình không làm. Do vậy mới có Công Ước Chống Tra Tấn của thế giới mà csVN cũng tham gia ký (kiểu ký Hiệp Định Paris rồi...)
    Thông thường ở các nước văn minh Tòa án không xem xét tin ngay vào "Lời thú tội của bị can" do cảnh sát đưa ra. Thẩm phán cũng luôn nhìn cảnh sát một cách nghi ngờ ("Mấy ông có phải cảnh sát bẩn không đấy?...")
    Tòa xem xét các vật chứng nhân chứng, rồi tuyên án - thường là làm tâm phục khẩu phục.
    Đó là những Tòa án độc lập thật sự, họ là Bao Công ngày nay, vốn không còn ở Trung Cộng và chư hầu.
    Tổng thống làm bậy cũng bị họ tóm cổ áo và gằn giọng hỏi, làm cho toát mồ hôi hột.

    Trả lờiXóa
  2. Cai bon chuyen bat nguoi khac phai khai thi no phan doi la phai roi
    Trong tiem thuc chung luon nghi ' luat la tao, tao la luat '

    Trả lờiXóa
  3. Tướng thì chỉ trỏ cho lính làm, đến khi hữu sự thì đổ hết cho lính. Bắt điêu tra viên phải làm theo ý chủ quan của mình, đến khi oan thì chỉ điều tra viên là bị tội. Công tướng giành, tội tướng tránh.

    Trả lờiXóa
  4. Cac Ban Phai biet cai Ban chat Cua CA Cong san.la Rat da mang va khac mau . No co tu lau ko phai 1 som la nhan dinh duoc.Cho nen cac QH co tri thuc va toan dan phai dau tranh ung ho Quyen im langcua bi can cho den khi co LUAT SU cua ho vao cuoc.Nhu vay de tranh oan sai .Chu dau phai ai lai di bao che toi pham nhu DCSVN khi lam sai pham thi chi RUT KINH NGHIEM VA KINH NGUYET La xong

    Trả lờiXóa
  5. Nhờ có biệt tài tra tấn, bức cung và nhục hình, nên cơ quan điều tra CA VN mới được ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH, Nguyễn Đình Quyền "xếp hạng" là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới, phá án rất nhanh. Nay nếu cấm bức cung, nhục hình và tra tấn, và thực hiện quyền im lặng đối với các nghi can nữa thì cơ quan điều tra đành "bó tay". Vì vậy ngành CA luôn phản đối việc lắp camera và ghi âm khi hỏi cung nghi can. Kể cả việc quyền mời luật sư khi hỏi cung nghi can cũng bị họ phản đối. Như vậy phải chăng cái "giỏi nhất" của CAVN là ...không có tội thì đánh cho ra tội. Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn là một điển hình.

    Trả lờiXóa
  6. Thực ra họ mang quân hàm tướng nhưng cũng từ cấp úy mà lên, đã mòn ghế hỏi cung, mớm cung, bức cung rồi! Họ! những người lười biếng và vô cảm! không cần mất công đi tìm bằng chứng cho vất vả mà chỉ cần "Đánh cho mày khai"! ngồi trong mát mà vẫn "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" và lĩnh thưởng, báo công!

    Trả lờiXóa
  7. "Vì sao các tướng Công an không ủng hộ việc bổ sung quyền im lặng? ": Đây là câu hỏi rất giản dị Vì: "Còn đảng còn mình" và đấy không phải là CÔNG AN mà đấy là lực lượng chuyên chính vô sản của ĐCS VN. Dưới thể chế CS thì làm gì có pháp luật (Pháp luật là tao, tao là pháp luật) mà CS quản lý mọi mặt đều bằng Nghị quyết, bằng các phong trào, bằng thi đua, bằng thành tích...Bằng TUYÊN RÁO và CCVS thế thôi. "Quyền yên lặng" ĐCS đâu cần vì nó có mang lợi lộc gì cho đảng cho lực lương ccvs đâu mà bổ xung?.

    Trả lờiXóa
  8. Bác Trịnh Xuyên là Thiếu Tướng, Phó Giáo Sư, Tiến sỷ luật chuyên ngành điều tra chống tội phạm đấy . Không phải thường đâu, đừng có đùa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin bổ sung: Bác còn là GĐ CA Thanh Hóa; Cao cấp lý luận chính trị HVQG HCM; ĐBQH... Không vừa...vừa ...đâu

      Xóa
    2. Ba độ tuổi
      Khung độ tuổi đối với nhân sự (nam và nữ) được giới thiệu tham gia BCHTƯ khóa XII được quy định như sau:
      * Ủy viên trung ương lần đầu cần đủ tuổi tham gia hai khóa, tối thiểu cũng đủ tuổi tham gia trọn một khóa (không quá 55).
      * Ủy viên trung ương tái cử: không quá 60 tuổi.
      Trường hợp đặc biệt (mới và tái cử) cần thiết phải cơ cấu vào BCHTƯ ngoài các độ tuổi trên sẽ được Bộ Chính trị cân nhắc, trình BCHTƯ xem xét, quyết định việc đề cử với đại hội.
      * Ủy viên trung ương dự khuyết: không quá 45 tuổi (khác với quy định ở khóa XI là có thể có một số không quá 50 tuổi).
      Thanh Hóa quê em có bác Trịnh Văn Chiến TS nông nghiệp, BT tỉnh ủy sinh 03/1960 đến 2016 được 56 tuổi muốn vào UVTU lần đầu chắc phải dựa vào Tỉnh đặc thù KIỂU MẪU. Bác Chiến cố ...cố ...cố lên...

      Xóa
  9. Con thieu, bac con la chuyen gia chong phan dong, bao loan va lat do. Cai nay moi quan trong voi Dang ban a

    Trả lờiXóa
  10. Tranh luận ở QH cho vui ấy mà , ở VN ĐCS lãnh đạo toàn diện CT, KT, VH, XH...Luật Pháp Đảng đứng trên LP...

    Trả lờiXóa
  11. Tranh luận tưởng ghê lắm , xong thực tế đâu vẫn hoàn đấy , cứ như những năm 60 tk trước!

    Trả lờiXóa
  12. Cũng hay!
    Thứ nhất: Việc các tướng công an đồng loạt phát biểu và có ý kiến (như định hướng) là không qui định "quyền im lặng" của nghi can, bị bắt, tạm giữ, bị giam ...khi chưa có luật sư vào sửa đổi Luật Tố tụng Hình sự lộ ra một điều: Xưa nay, ngành công an chủ yếu dựa vào quyền uy (nhân dân giao) để khống chế người dân phải nhận tội để lấy thành tích phá án nhanh và bản thân được thăng quan tiến chức. Điều nay, quan sát trên nghị trường Quốc hội thấy rất rõ ý đồ này của các tướng công an. Thực chất lên được đến tướng công an trong thời bình này (không có địch Tây, Tàu) chủ yếu là thành tích và chiến công trấn áp nhân dân trong giải phóng mặt bằng đất cát cho bọn "lợi ích nhóm" thân quen, con ông, cháu cha và kẻ có tiền. Các bác cứ quan sát và ngâm xem!
    Thứ hai: Quan điểm của ngành Công an là “Luật cần phải tạo điều kiện cho cơ quan tư pháp làm việc, nếu không sẽ xảy ra tình trạng chúng ta bó tay trong cuộc đấu tranh chống tội phạm”. Vậy, xin hỏi các ngài là tướng công an, "Cơ quan Tư pháp làm việc" là những cơ quan nào ? Nếu các ngài là tướng công an mà nghĩ và hiểu "cơ tư pháp" là có cả công an thì dân tôi "bái lạy" ! Các ngài tướng công an nên đi học lại trường hành chính quốc gia Việt Nam sẽ rõ "đầu cua, tai nheo" lập pháp, hành pháp và tư pháp là những cơ quan nào. Thật buồn cho công chức gạo cội, tướng lĩnh công an mà nhập nhằng và nhận thức méo mó, lệch lạch nghề nghiệp như dzậy!
    Thứ ba: Lại có một ông nghị (Đương thì phải) có ý cho rằng nếu thực hiện "quyền im lặng" thì sẽ mất quyền "tự bào chữa". Thật lạ lùng và khó hiểu về trình độ và nhận thức của ông nghị này. Quyền im lặng khi bị nghi can, bị bắt...thường bị điều tra viên nóng vội phá án nên mới bức cung, nhục hình (giai đoạn điều tra); còn "quyền tự bào chữa" là khi ra Tòa xét xử. Chắc đầu óc của ông nghị này có vấn đề không bình thường, nên mới lý giả và nghênh ngang tuyên bố như vậy (!)
    Bái phục cả nón các ông nghị "hại dân" và "bênh quan" ngồi trong nghị trường Quốc hội!

    Trả lờiXóa
  13. Các tướng ca khi6ng đồng ý cũng rất dễ hiểu vì nếu áp dụng quyền im lặng thì chúng ông chẳng bao giờ phá được án à?

    Trả lờiXóa
  14. Tòa án của VN hiện nay là bọn bẩn thỉu và hèn hạ nhất mà chúng ta từng biết! Chỉ là lũ bù nhìn, tay sai!

    Trả lờiXóa
  15. Cộng sản có biệt tài đem những tội lỗi của mình gán cho
    đảng phái hay tô chức nào không đi theo họ.
    Đó là thủ đoạn tâm lý có ý đồ gieo ác cảm cho người dân
    đối với những tỏ chức chính trị đối lập với CS.
    Trước 1975,CS.thường coi lực lượng cảnh sát,công an
    chế độ cũ là bọn ác ôn vì kiểm soát và kềm kẹp nhân dân
    nhưng nay người ta mới hiểu công an,cảnh sár CS.còn ác
    ôn gấp ngàn lần vì họ được đảng ban cho nhiều quyền lực
    vượt cả Hiến Pháp,chứ không phải như trước,bị hạn chế vì
    có báo chí tư nhân (tự do ngôn luận),,có Quốc Hội gồm đủ
    mọi thành phần nhân dân,nhất là quân đội và công an chỉ có
    nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và giữ cho xã hội được an toàn và
    an ninh mà không làm công cụ cho 1 đảng nào cả !

    Trả lờiXóa
  16. Vì bị can chỉ là con cừu trong tay sói dữ, họ đâu có kinh nghiệm đối phó với bọn gian xảo, nên phải nhờ luật sư. Vậy, họ có quyền im lặng, để không nói hớ hênh (khi chưa bị "thương cho roi cho vọt"). Tất nhiên, khi chưa bị tra tấn mà nói hớ hênh, bất lợi kiểu vô tình nhận tội mình không làm (chắc chắn là bị ghi âm) rõ ràng là chứng cứ rất thuyết phục trước tòa.
    Luật sư là người có kinh nghiệm để bảo vệ một bị can vô tội. Họ sẽ đương đầu với tình trạng hiểm nguy, rất dễ thành dân oan của bị can. (Chẳng hạn, nhiều nhà báo và luật sư đã thực nghiệm chứng minh nghi can Hải không thể gây tội ác trong vụ sát hại hai nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi, Long An; vậy mà còn bị phớt lờ?)
    Gần như 100% các nước nhân viên pháp luật đều bắt buộc phải hô to trước khi tạm giữ người:
    - Anh đã bị bắt! Anh có quyền giữ im lặng! Những gì anh nói sẽ là bằng chứng chống lại anh trước tòa!
    (Trừ VN hiện nay!)

    Trả lờiXóa
  17. "Vì sao các tướng Công an không ủng hộ việc bổ sung quyền im lặng?"
    Vì trước khi làm tướng thì các tướng đều trải qua là điều tra viên cấp úy, tá. Có nghĩa là các tướng đã trưởng thành lên trong môi trường ép, nhục cung, đấm, đá, vả vỡ mồm những thằng "ngoan cố" không chịu nhận tội theo các cách của các điều tra viên. Thê nên ủng hộ cái "quyền không mở mồm" này thì bắt các tướng bó tay chấm com à. Bọn lính lác, đàn em không đạt thành ích làm sao lên tướng để thay các tướng về hưu. Không được đâu, như thế khong có người kết thừa sự đấm đá. Gay lắm. Nếu đồng ý thì cũng dễ mất cái mà ông Quyền UB tư pháp gán ghép cho là "giỏi nhất thế giới". Thằng cha Quyền ngu mồm dại lưỡi nên nói lung tung. Nhưng hắn là đại biểu quốc hội, nhiều người nghe mới chết chứ!

    Trả lờiXóa