Tình trạng
nhiều người lợi dụng sơ hở trong quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng ở
các địa phương để để khai man, lập hồ sơ khống, hồ sơ giả... để hưởng các chế
độ chính sách tốt đẹp của Đảng và Nhà nước như thương binh, bệnh binh, người
nhiễm chất độc gia cam, hộ nghèo, người khuyết tật... đã rút ruột tiền của Nhà
nước nhiều tỷ đồng trong nhiều năm liền. Đặc biệt nghiêm trọng hơn, vi phạm này
hiện nay đang có dấu hiệu trở thành đại nạn, gây bất ổn về an ninh – chính trị
ở địa phương, mất niềm tin trong dư luận nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
uy tín của Đảng và Nhà nước ta.
Mặc dù Sở Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH)
tỉnh Nghệ An đã có các kết luận, quyết định về việc đình chỉ trợ cấp và
thu hồi giấy chứng nhận người hưởng chính sách thương binh đối với ông Trần
Quyết Thắng, Phó Trưởng Công an xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương nhưng ông này
hiện nay vẫn tiếp tục được hưởng chế độ chính sách thương binh... Vì sao vậy?
“Mưa” văn bản, quyết định
Liên quan đến vấn đề xử lý đơn thư tố cáo về việc ông
Trần Quyết Thắng đã hưởng sai chế độ thương binh trong suốt hơn 10 năm qua,
ngày 04/7/2014, Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An đã có thông báo số 1350/TB có nội
dung “ông Trần Quyết Thắng không đủ điều kiện hưởng chế độ
thương binh theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ
và Thông tư liên tịch số 16 của Liên bộ LĐTB&XH và Trung ương Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh”. Theo đó, ông Trần Quyết Thắng (sinh năm
1954, trú tại xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương) bị đình chỉ trợ cấp thương tật
và thu hồi giấy chứng nhận người hưởng chính sách thương binh. Thời gian dừng
trợ cấp thương tật và các chế độ ưu đãi khác kẻ từ ngày 1/7/2014. Đồng thời
giao Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Thanh Chương truy thu số tiền hưởng sai quy
định của ông Thắng đã hưởng từ 1/3/2003 đến ngày 30/6/2014 nộp vào ngân sách
Nhà nước và thu hồi Giấy chứng nhận người hưởng chính sách thương binh của ông
Trần QuyếtThắng nộp về Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An trước ngày 20/7/2014.
Đến ngày 01/8/2014, Sở LĐTB&XH
Nghệ An tiếp tục có Quyết định số 1200/QĐ-LĐTBXH về việc đình chỉ bị đình chỉ
trợ cấp thương tật và thu hồi giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương
binh đối với ông Trần Quyết Thắng. Tại quyết định này, cá nhân ông Thắng bỗng
chốc được kéo dài thời gian dừng hưởng lên tới 1/9/2014 thay vì 1/7/2014 như
trước. Chưa dừng lại ở đó, chỉ chưa đầy 2 tuần sau: Ngày 14/8/2014, Sở LĐTB&XH
tỉnh Nghệ An lại tiếp tục có Quyết định cùng số 1200/QĐ-LĐTBXH với nội dung y
hệt như Quyết định trước đó.
Điều khiến dư luận
quan tâm chính là việc tại sao trường hợp của riêng ông Trần Quyết Thắng
hưởng sai chính sách mà có tới 3 Quyết định. Đáng chú ý là hai Quyết định
sau lại y chang nhau cả về số lẫn nội dung Quyết định, có chăng chỉ khác ngày
tháng ký ban hành mà thôi. Chính điều này khiến cho những kết luận, thông báo
của Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An không được thi hành và ông Thắng vẫn được hưởng
chế độ chính sách như chưa có chuyện gì?
Huyện ông Thắng hưởng sai chế độ
lương thương binh hơn 10 năm qua đã được Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An kết luận,
tuy nhiên để sửa sai và khắc phục hậu quả thì các cơ quan chức năng dường
như vẫn đang có hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Đó là chưa kể đến
việc xác minh sai để ông Thắng hưởng sai chế độ, làm mất sự công bằng và niềm
tin trong nhân dân, gây thất thoát ngân sách Nhà nước trong hơn 10 năm qua ai
là người chịu trách nhiệm?
Lại chuyện trên bảo
dưới không nghe?
Sự việc ông Trần Quyết Thắng không
đủ điều kiện hưởng chế độ thương binh đã được Sở LĐTB&XH Nghệ An khẳng định
rõ tại Kết luận số 134/KL-TTg và thông báo kết quả giải quyết tố cáo số 1350/TB
ngày 4/7. Tại các văn bản này, Sở LĐTBXH đều có nội dung truy thu số tiền ông
Thắng hưởng sai quy định từ năm 3/2003 đến nay và nộp vào ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, không những không thực hiện các văn bản nêu trên, các quyết định thi
hành của Sở LĐTB&XH Nghệ An cũng không có hiệu lực khi các bộ phận liên
quan thiếu sự phối hợp trong quá trình thực hiện, gây những sai lầm không đáng
có.
Tại bản danh sách chi trả trợ cấp
hàng tháng các tháng 7,8,9/2014 ở mục Thương binh 21%-60%, dòng thứ 44 vẫn có
tên ông Trần Quyết Thắng, số sổ lĩnh tiền là TB3083TC với số tiền trợ cấp
thường xuyên là 1.129.000 đồng.
Khi được đặt câu hỏi: Tại sao ông Trần Quyết Thắng đã
có quyết định đình chỉ trợ cấp và truy thu tiền đã hưởng sai nhưng UBND xã vẫn
thực hiện chi trả cho đối tượng? Ông Hoàng Cao Phơn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hà
lý giải: Xã không nắm được danh sách hưởng chế độ và số tiền họ được hưởng.
Danh sách này do Phòng LĐTB&XH huyện chuyển về, thấy trong danh sách có nên
thủ quỹ sau khi nhận tiền về thì phải phát thôi. Với lại ban đầu UBND xã không
hề biết có Quyết định đình chỉ và thu hồi của Sở, chỉ khi thắc mắc và hỏi ở
Phòng LĐTB&XH huyện thì chúng tôi mới được nhận bản sao được công chứng.
Tuy nhiên, sau đó vẫn thấy danh sách phòng gửi về có tên của ông Thắng. Vậy là
chuyện Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An ra quyết định đình chỉ chi trả tiền chế độ
thương binh cho ông Thắng xã không biết, hay Phòng LĐTB&XH huyện Thanh
Chương vẫn cố tình che đậy, trên bảo dưới không nghe, vẫn cấp tiền chế độ chính
sách cho người không đủ điều kiện?
Để tìm hiểu thêm thông tin Phóng viên đã tìm đến Phòng
LĐTB&XH huyện Thanh Chương. Ông Đặng Văn Lập, Trưởng phòng LĐTB&XH
huyện Thanh Chương khẳng định: Bản thân ông không hề nhận được Quyết định số
1189/QĐ-LĐTBXH ký ngày 9/7/2014 nào cả nên Phòng LĐTB&XH huyện vẫn lập danh
sách chi trả bình thường. Chỉ đến ngày 17/9, Phòng mới nhận được Quyết định số
1200/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 14/8/2014 về việc đình chỉ trợ cấp đối với ông
Thắng. Khi đó Phòng đã hoàn thành việc chi trả tháng 9/2014 nên không kịp để
dừng trợ cấp nữa. Câu hỏi đặt ra đó là: Tại sao hơn 1 tháng trời, Quyết định
của Sở LĐTBXH mới về đến Phòng LĐTB&XH huyện Thanh Chương? Liệu chăng có sự
dung túng, bao che hay thiếu trách nhiệm của các bộ phận chuyên môn? Hơn nữa
việc thẩm định hồ sơ để ông Trần Quyết Thắng để ông được hưởng chế độ chính
sách thương binh sai trong hơn 10 năm qua ai sẽ là người chịu trách nhiệm.
Những câu hỏi nhức nhối ấy đang được dư luận nhân dân đặt ra, rất cần các cơ
quan chức năng ở tỉnh Nghệ An và huyện Thanh Chương khẩn trương vào cuộc trả
lời, xử lý nghiêm minh.
------------
Bài 2: Nghệ An lộ diện đường dây “chạy” thương binh giả
Chỉ bỏ ra khoảng 15 triệu – 30 triệu
đồng cho một đối tượng tên là Nguyễn Hồng Tư trú ở phường Lê Mao, TP. Vinh,
tỉnh Nghệ An, những người bình thường, lành lặn sau đó được hô biến bằng hồ sơ
giả đã trở thành thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ bị chất độc màu da
cam... Đó là một nội dung trong đơn tố cáo của ông Đặng Văn Khoái, 66 tuổi,
thương binh hạng ¼ ở xóm 2, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An gửi Tạp chí
Quê Hương Ngày Nay và các cơ quan chức năng. Một đường dây làm giả chế độ
thương binh, bệnh binh, chế độ chất độc da cam đang bị lộ sáng...
Đơn thư của ông Đặng Văn Khoái cho biết: Sau khi được UBND xã Mỹ Sơn, huyện Đô
Lương, tỉnh Nghệ An thông báo cho những đối tượng có tham gia chiến đấu tại
chiến trường miền Nam, các đối tượng liên quan nạp hồ sơ cho Ban chính sách của
UBND xã Mỹ Sơn để UBND xã xét duyệt và chuyển hồ sơ lên Phòng Lao động Thương
binh & Xã hội (LĐTB&XH) huyện Đô Lương. Nhưng trên thực tế, UBND xã Mỹ
Sơn đã không nạp hồ sơ cho Phòng LĐTB&XH huyện Đô Lương mà đem hồ sơ trả
lại cho đối tượng để đối tượng đem xuống nhà ông Nguyễn Hồng Tư ở phường Lê
Mao, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An để ông Nguyễn Hồng Tư xem xét. Trong số 56 bộ hồ sơ
của các đối tượng mà ông Đặng Văn Khoái tố cáo thường bị thiếu hai loại giấy tờ
là: Giấy chứng nhận bị thương và Giấy quyết định phục viên, xuất ngũ. Tuy
nhiên, cả hai loại giấy tờ này ông Nguyễn Hồng Tư đều chịu trách nhiệm cấp đầy
đủ cho đối tượng bằng cách “lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia”, tức là ông Nguyễn
Hồng Tư lấy giấy chứng nhận bị thương và quyết định phục viên, xuất ngũ của những
đối tượng bị thương thật đem thay thế họ tên, huyện, xã... rồi đem phô – tô
công chứng???
“Sau khi các đối tượng được ông Nguyễn Hồng Tư hợp tác
hóa hồ sơ xong, ông Tư báo cho ho mang tiền xuống nhà ông ta để nạp tiền ứng
trước là 10 triệu đồng/đối tượng. Một thời gian sau thì đối tượng có giấy mời
đi khám thương tật. Được biết, khoản tiền giao dịch với Hội đồng khám thương
tật do ông Nguyễn Hồng Tư chịu trách nhiệm. Sau khi các thủ tục được hoàn tất,
đối tượng được hưởng một tháng lương đầu tiên thì họ phải nạp thêm cho ông Tư
số tiền 15 - 20 triệu đồng. Trong số 56 đối tượng làm hồ sơ giả không có đối
tượng nào có vết thương trong người”, ông Đặng Văn Khoái nói rõ.
Trong số 56 đối tượng làm hồ sơ giả (đều ở xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương) để hưởng chế độ ưu đãi trái quy định của Nhà nước, ông Đặng Văn Khoái liệt kê gửi kèm đơn tố cáo có 22 đối tượng đang hưởng chế độ thương binh từ loại 1 đến loại 3 do Phòng Chính sách – Quân khu 4 thẩm định hồ sơ gồm: Đặng Văn Bỉnh, Đặng Công Hồ, Đặng Bá Huyềnh, Nguyễn Anh Minh, Lê Hồng Phúc, Lê Thị Loan, Nguyễn Hàm Kiều, Cao Thị Vượng, Đặng Văn Thao, Nguyễn Đức Lợi, Đặng Công Sơn, Hoàng Hữu Thế, Nguyễn Công Dục, Nguyễn Văn Nguyên, Đặng Văn Thanh, Nguyễn Đình Quý, Đặng Văn Mạnh, Đặng Công Đồng, Hoàng Bá Khoa, Nguyễn Tất Tiến, Hoàng Văn Sơn. 14 đối tượng làm hồ sơ giả “chạy” chế độ thương binh do Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An thẩm định hồ sơ gồm: Nguyễn Tất Khai, Nguyễn Văn Long, Phan Thị Xuân, Bùi Thị Tiêu, Lê Văn Hồng, Nguyễn Thị Hải, Đặng Quang Mai, Đặng Ba Tập, Đặng Thị Đàn, Đặng Văn Nhật, Nguyễn Trọng Thớm, Nguyễn Hàm Đực, Đặng Văn Lập, Nguyễn Văn Nhật. 5 đối tượng làm hồ sơ “chạy” bệnh binh giả là: Nguyễn Trọng Vỵ, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Đình Thông, Đặng Quang Đông, Nguyễn Đình Hàm. Các đối tượng này đều không bị thượng, chưa đủ tuổi hoạt động trong quân ngũ từ 15 năm trở lên, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, 15 năm sau mới làm hồ sơ do Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An thẩm định hồ sơ.
Ngoài ra có 15 đối tượng làm hồ sơ giả để hưởng chế độ chất độc da cam do Phòng LĐTB&XH huyện Đô Lương thẩm định hồ sơ: Đặng Văn Quý, Đặng Thị Chung, Lê Thị Loan, Đặng Bá Công, Hoàng Bá Khoa, Nguyễn Trọng Thơm, Hoàng Văn Năm, Phàng Văn Nghĩa, Nguyễn Quang Hào, Nguyễn Xuân Mai, Đặng Công Biền, Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Đại Dũng, Nguyễn Anh Minh, Đặng Công Long. Có những đối tượng làm hồ sơ giả hưởng 2 suất vừa hưởng 1 suất thương binh vừa 1 suất chất độc da cam như: Hoàng Bá Khoa, Nguyễn Anh Minh, Nguyễn Trọng Thớm. Cá biệt có đối tượng Đặng Công Long hưởng một lúc 3 chế độ: Thương binh, da cam và cả bệnh binh???
Theo thống kê sơ bộ của ông Đặng Văn Khoái, tổng số tiền Nhà nước chi cho các đối tượng làm hồ sơ giả chạy chế độ sai quy định từ năm 1996 đến 2014 đã gây thất thoát của Nhà nước hơn 14 tỷ đồng. “Đấy là điều vô cùng phi lý, làm sao mà họ “chạy” như thế, họ đã chà đạp lên biết bao người, mua bán trên công sức, xương máu những người đi trước. Tiêu cực đã xảy ra. Một số tiền lớn đã bị bọn sâu mọt đục khoét, tham nhũng của Nhà nước”, ông Đặng Văn Khoái xót xa gạt nước mắt.
Ngày 31/7/2014, Thanh tra Bộ LĐTB&XH đã có văn bản số 31687/CĐ-TTr do ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh Thanh tra ký gửi Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An về việc chuyển đơn của công dân Đặng Văn Khoái có nội dung: Tố cáo đường dây làm giả hồ sơ người có công để chiếm đoạt tiền của Nhà nước do ông Nguyễn Hồng Tư, địa chỉ phường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thực hiện. Căn cứ nội dung đơn trình bày và theo quy định của pháp luật, Thanh tra Bộ LĐTB&XH chuyển đơn đến Công an TP. Vinh xem xét, xử lý theo thẩm quyền, trả lời công dân.
Trong số 56 đối tượng làm hồ sơ giả (đều ở xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương) để hưởng chế độ ưu đãi trái quy định của Nhà nước, ông Đặng Văn Khoái liệt kê gửi kèm đơn tố cáo có 22 đối tượng đang hưởng chế độ thương binh từ loại 1 đến loại 3 do Phòng Chính sách – Quân khu 4 thẩm định hồ sơ gồm: Đặng Văn Bỉnh, Đặng Công Hồ, Đặng Bá Huyềnh, Nguyễn Anh Minh, Lê Hồng Phúc, Lê Thị Loan, Nguyễn Hàm Kiều, Cao Thị Vượng, Đặng Văn Thao, Nguyễn Đức Lợi, Đặng Công Sơn, Hoàng Hữu Thế, Nguyễn Công Dục, Nguyễn Văn Nguyên, Đặng Văn Thanh, Nguyễn Đình Quý, Đặng Văn Mạnh, Đặng Công Đồng, Hoàng Bá Khoa, Nguyễn Tất Tiến, Hoàng Văn Sơn. 14 đối tượng làm hồ sơ giả “chạy” chế độ thương binh do Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An thẩm định hồ sơ gồm: Nguyễn Tất Khai, Nguyễn Văn Long, Phan Thị Xuân, Bùi Thị Tiêu, Lê Văn Hồng, Nguyễn Thị Hải, Đặng Quang Mai, Đặng Ba Tập, Đặng Thị Đàn, Đặng Văn Nhật, Nguyễn Trọng Thớm, Nguyễn Hàm Đực, Đặng Văn Lập, Nguyễn Văn Nhật. 5 đối tượng làm hồ sơ “chạy” bệnh binh giả là: Nguyễn Trọng Vỵ, Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Đình Thông, Đặng Quang Đông, Nguyễn Đình Hàm. Các đối tượng này đều không bị thượng, chưa đủ tuổi hoạt động trong quân ngũ từ 15 năm trở lên, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, 15 năm sau mới làm hồ sơ do Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An thẩm định hồ sơ.
Ngoài ra có 15 đối tượng làm hồ sơ giả để hưởng chế độ chất độc da cam do Phòng LĐTB&XH huyện Đô Lương thẩm định hồ sơ: Đặng Văn Quý, Đặng Thị Chung, Lê Thị Loan, Đặng Bá Công, Hoàng Bá Khoa, Nguyễn Trọng Thơm, Hoàng Văn Năm, Phàng Văn Nghĩa, Nguyễn Quang Hào, Nguyễn Xuân Mai, Đặng Công Biền, Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Đại Dũng, Nguyễn Anh Minh, Đặng Công Long. Có những đối tượng làm hồ sơ giả hưởng 2 suất vừa hưởng 1 suất thương binh vừa 1 suất chất độc da cam như: Hoàng Bá Khoa, Nguyễn Anh Minh, Nguyễn Trọng Thớm. Cá biệt có đối tượng Đặng Công Long hưởng một lúc 3 chế độ: Thương binh, da cam và cả bệnh binh???
Theo thống kê sơ bộ của ông Đặng Văn Khoái, tổng số tiền Nhà nước chi cho các đối tượng làm hồ sơ giả chạy chế độ sai quy định từ năm 1996 đến 2014 đã gây thất thoát của Nhà nước hơn 14 tỷ đồng. “Đấy là điều vô cùng phi lý, làm sao mà họ “chạy” như thế, họ đã chà đạp lên biết bao người, mua bán trên công sức, xương máu những người đi trước. Tiêu cực đã xảy ra. Một số tiền lớn đã bị bọn sâu mọt đục khoét, tham nhũng của Nhà nước”, ông Đặng Văn Khoái xót xa gạt nước mắt.
Ngày 31/7/2014, Thanh tra Bộ LĐTB&XH đã có văn bản số 31687/CĐ-TTr do ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó Chánh Thanh tra ký gửi Công an TP Vinh, tỉnh Nghệ An về việc chuyển đơn của công dân Đặng Văn Khoái có nội dung: Tố cáo đường dây làm giả hồ sơ người có công để chiếm đoạt tiền của Nhà nước do ông Nguyễn Hồng Tư, địa chỉ phường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thực hiện. Căn cứ nội dung đơn trình bày và theo quy định của pháp luật, Thanh tra Bộ LĐTB&XH chuyển đơn đến Công an TP. Vinh xem xét, xử lý theo thẩm quyền, trả lời công dân.
------------
Bài 3: Thanh tra Bộ Lao động Thương binh & Xã hội vào
cuộc!
Sau khi Tạp chí Quê Hương Ngày Nay thông tin về vụ việc “Nghệ An lộ diện đường dây “chạy” thương binh giả”, các cơ quan chức năng ở trung ương và địa phương đã vào cuộc xác minh đơn tố cáo của ông Đặng Văn Khoái, đồng thời có những động thái xử lý vụ việc. Thanh tra Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) cũng đã có kết quả thanh tra, làm rõ vụ việc...
Ngày
02/10/2014, Thanh tra Bộ LĐTB&XH gửi Thông báo số 655/TTr-NCC V/v thông báo
kết quả thanh tra cho ông Đặng Văn Khoái do ông Lê Hữu Long, Phó Chánh Thanh
tra ký (kèm theo danh sách đối tượng hồ sơ có sai sót hoặc có dấu hiệu sai
sót), có nội dung: Ngày 05/6/2014, Chánh Thanh tra Bộ đã ban hành Kết luận
thanh tra số 178/KL-TTr về việc thành tra thực hiện chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng tại tỉnh Nghệ An, trong đó kết luận 26 trường hợp thương
binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị
nhiễm chất độc hóa học thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An hồ sơ có
sai sót hoặc có dấu hiệu sai sót, cụ thể: 02 trường hợp khai man, giả mạo giấy
tờ để xác lập hồ sơ; 24 trường hợp có nghi vấn tẩy sửa nội dung, khai man hồ sơ.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, xác minh, Thanh tra Bộ
LĐTB&XH đã kiến nghị Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An: ban hành quyết
định đình chỉ trợ cấp và thu hồi số tiền đã hưởng sai ngân sách Nhà nước đối
với 02 trường hợp khai man, giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ; ban hành quyết định
tạm đình chỉ trợ cấp đối với 24 trường hợp hồ sơ có nghi vấn tẩy sửa, khai man
để tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác minh tại các cơ quan có liên quan. Sau khi
có kết quả kiểm tra, xác minh đối với 24 trường hợp hồ sơ có dấu hiệu sai sót
nêu trên, Thanh tra Bộ LĐTB&XH sẽ tiến hành xử lý theo quy định.
Được biết, đơn tố cáo của ông Đặng Văn Khoái đã được Thanh tra Bộ LĐTB&XH chuyển đến Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An (đơn gửi lần 1) và Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (đơn gửi lần 2) để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
Ngày 01/01/2015, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an thành phố Vinh gửi văn bản số 307/CV-ĐT (KT) “về việc trả lời đơn tố cáo và hướng dẫn” do Đại tá Mai Chiến Thắng, Phó Thủ trưởng CQCSĐT ký gửi ông Đặng Văn Khoái ở xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An về nội dung đơn tố cáo của ông Khoái tố cáo đường dây làm giả hồ sơ người có công để chiếm đoạt tiền của Nhà nước do ông Nguyễn Hồng Tư trú tại phường Lê Mao, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An thực hiện. Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Nghệ An trả lời: “Về nội dung ông tố cáo, ngày 30/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Công an tỉnh Nghệ An, Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An xác minh, điều tra làm rõ sự việc.
Được biết, đơn tố cáo của ông Đặng Văn Khoái đã được Thanh tra Bộ LĐTB&XH chuyển đến Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An (đơn gửi lần 1) và Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (đơn gửi lần 2) để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
Ngày 01/01/2015, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an thành phố Vinh gửi văn bản số 307/CV-ĐT (KT) “về việc trả lời đơn tố cáo và hướng dẫn” do Đại tá Mai Chiến Thắng, Phó Thủ trưởng CQCSĐT ký gửi ông Đặng Văn Khoái ở xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An về nội dung đơn tố cáo của ông Khoái tố cáo đường dây làm giả hồ sơ người có công để chiếm đoạt tiền của Nhà nước do ông Nguyễn Hồng Tư trú tại phường Lê Mao, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An thực hiện. Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Nghệ An trả lời: “Về nội dung ông tố cáo, ngày 30/10/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Công an tỉnh Nghệ An, Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An xác minh, điều tra làm rõ sự việc.
Hiện tại Phòng PA83, Công an tỉnh Nghệ An với Sở LĐTB&XH
tỉnh Nghệ An đang xác minh. Vậy, CQCSĐT – Công an TP. Vinh thông báo và hướng
dẫn cho ông liên hệ đến Phòng PA83, Công an tỉnh Nghệ An với Sở LĐTB&XH
tỉnh Nghệ An để giải quyết”.
Sau đó, ông Đặng Văn Khoái đã đến Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An để liên hệ kết quả giải quyết, nhưng cho đến nay, đại diện của Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An vẫn thông báo cho ông Khoái là đang tiến hành xác minh. Như vậy... ông Đặng Văn Khoái phải tiếp tục chờ kết quả. Còn những kẻ lưu manh “rút ruột tiền chính sách” thì bao ngày qua vẫn nhởn nhơ trục lợi, đứng ngoài vòng pháp luật???
Sau đó, ông Đặng Văn Khoái đã đến Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An để liên hệ kết quả giải quyết, nhưng cho đến nay, đại diện của Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An vẫn thông báo cho ông Khoái là đang tiến hành xác minh. Như vậy... ông Đặng Văn Khoái phải tiếp tục chờ kết quả. Còn những kẻ lưu manh “rút ruột tiền chính sách” thì bao ngày qua vẫn nhởn nhơ trục lợi, đứng ngoài vòng pháp luật???
Pháp Chính, Phạm Tiến/QHNN
-------------
Mối mọt không thể đục được gỗ lim , gỗ sến . Nó chỉ đục được gỗ tạp . Tương tự ruồi muỗi chỉ sống và sinh xôi được ở môi trường bẩn thỉu . Hay nói một cách khác là chính gỗ tạp , môi trường bẩn thỉu đã tạo điều kiện cho mối mọt và ruồi mỗi sống và phát triển !!!
Trả lờiXóaKhông có gì bất ngờ khi cán bộ tiếp tay cùng người dân rút tiền chính sách !!!. Đến bác cựu tbt Manh , bác tổng thanh tra nhà nước Truyền mặt đanh như sắt , bác chủ tịch tỉnh Hà giang Tô Tồng Ngồng v.v.v. còn thích tiền , thì chuyện cán bộ chính sách của huyện , tỉnh nhận hối lộ làm liều cũng là chuyện dễ hiểu .
ĐÂY LÀ LỖI Ở HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN ĐỘC ĐẢNG TOÀN QUYỀN !. KHI CÁI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ "MÔI TRƯỜNG BẨN" NÀY KHÔNG THAY ĐỔI , THÌ CHUYỆN QUAN CHỨC THAM NHŨNG , HỐI LỘ Ở NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM LÀ CHUYỆN MUÔN NĂM !!!
HOÀN TOÀN CHÍNH XÁC !
XóaChính xác. cám ơn
XóaLãnh đạo của Đảng CS VN nay không phải là người tâm đức nữa mà là 1 lưu manh lũ sâu mọt
Trả lờiXóađi vệ sinh thu 2000đ / lần / người mà sao hàng chục tỉ đồng chi sai đối tượng
Sao Đảng CS VN thờ ơ vô cảm như vậy ?
Vô liêm sĩ => gây ra đại nạn !
Trả lờiXóaTHAM NHŨNG TRÀN LAN Ở MỌI CẤP, MỌI NGÀNH TỪ TRUNG ƯƠNG ĐẾN ĐỊA PHƯƠNG; TỪ TINH VI, MA GIÁO VÀ THỦ ĐOẠN THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN ĐẾN NGANG NHIÊN TRẮNG TRỢN MUA BÁN CHỨC QUYỀN ! NẠN THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM ĐÃ VÀ ĐANG BÙNG NỔ NHƯ ĐỊCH BỆNH HIV ! ĐCSVN GẦN NHƯ BẤT LỰC TRƯỚC QUỐC NẠN NÀY ! TỪ 15 NĂM TRƯỚC, KHI TÔI CÒN SINH HOẠT ĐẢNG THÌ ĐÃ ĐƯỢC CÁN BỘ TUYÊN HUẤN QUÁN TRIỆT RẰNG : Nếu chúng ta chống tham nhũng một cách kiên quyết và liên tục thì sẽ dẫn đến nguy cơ mất Đảng, mất chế độ, và sẽ kéo theo bao hệ lụy khó lường khác nữa ! Nạn tham nhũng còn nguy hiểm hơn cả nạn ngoại xâm !
Trả lờiXóaKHÔNG BIẾT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH VÀ MUÔN NĂM CÒN TỒN TẠI ĐƯỢC BAO LÂU NỮA TRƯỚC ĐẠI NẠN THAM NHŨNG NÀY ???!!!.
PHẢI CHĂNG ĐCSVN CHẤP NHẬN CÙNG TỒN TẠI VỚI ĐẠI NẠN THAM NHŨNG ?!
Đến nay,đảng vẫn chưa tịch thu bằng công nhận "anh hùng" của Hồ Xuân Mãn,chưa truy thu số tiền mà "anh hùng" đã nhận
Trả lờiXóaVới cái gương đó thì dễ hiểu là rất nhiều người vẫn ra sức "chạy",vì chẳng may bị phát hiện,họ củng chẳng mất gì
Bác Bồng tính hộ - Năm 2015 Đại hội Đảng các cấp từ địa phương đến TW tốn hết bao nhiêu tiền?
Trả lờiXóacần sử lý những kẻ ký tên đóng dấu vào các hồ sơ ,các quyết định sai mới là gốc của vấn đề
Trả lờiXóaPhai goi thoi bay gio la : quan hoi vo pheng
Trả lờiXóa