Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Trái đắng của sự lệ thuộc

Vụ nhà thầu Trung Quốc bỏ ngang dự án thủy điện đang thi công ở Kontum hồi cuối tháng 7 đã làm nóng lại cảnh báo về mối nguy lệ thuộc Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực.
Phần nổi của tảng băng chìm
TS Phạm Sỹ Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) được báo Lao Động điện tử trích lời nói rằng, sự phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu
Trung Quốc mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mối nguy từ việc doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu phần lớn các dự án ‘chìa khóa trao tay’ tổng thầu EPC tại những công trình trọng điểm mới là điều đáng lo ngại.
Trả lời Nam Nguyên, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam từ Hà Nội phân tích thể thức đấu thầu hiện hành. Theo lời ông, hiện vẫn là thể thức hai phong bì, một phong bì là kỹ thuật, sau khi thông qua phong bì dự thầu về kỹ thuật thì xem đến phong bì về tài chính xem mức giá nào đó thì chọn. Về nguyên tắc là có thể không chọn giá thấp nhất, nhưng khuynh hướng hiện nay nói chung vẫn là chọn giá thấp nhất. Để nhà thầu Trung Quốc hay ai khác trúng thầu là tùy thuộc cách tổ chức chọn thầu. TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh:

    Nhà thầu Trung Quốc thì họ bỏ thầu để trúng cái đã. Còn sau đó khi ký kết hợp đồng họ sẽ thương lượng chứng minh thế nọ thế kia để bổ sung giá cao hơn.
    -TS Phạm Sỹ Liêm
“Nhưng ở đây tự nhiên không hiểu cách chọn thế nào đó mà các dự án ngành năng lượng các nhà thầu Trung Quốc đều trúng thầu. Tại sao lại như vậy, là vì các chủ dự án cứ muốn chọn những nhà thầu đưa ra giá rẻ nhất còn bên nhà thầu Trung Quốc thì họ bỏ thầu để trúng cái đã. Còn sau đó khi ký kết hợp đồng họ sẽ thương lượng chứng minh thế nọ thế kia để bổ sung giá cao hơn. Nhưng Luật Đấu thầu bây giờ thì lại cấm giá hợp đồng không được cao hơn giá đấu thầu. Thế nhưng những dự án trước đây là như vậy. Chẳng hạn dự án đường sắt trên cao thì họ cũng như thế và bây giờ họ cũng đòi thêm, không được thì họ cũng bỏ dở nửa chừng họ đi về. Tôi chưa rõ là các chủ dự án của chúng ta sẽ xử lý vấn đề như thế nào. Nhưng tôi nghĩ chắc là phải xử lý đúng theo luật pháp về hợp đồng kinh tế.”
Thông tin ghi nhận trong số 24 dự án nhà máy xi măng thì Trung Quốc làm tổng thầu EPC 23 dự án. Nắm tổng thầu Trung Quốc dành hết thầu phụ cho người của họ; đem luôn lao động phổ thông từ Hoa lục sang. Hiện nay trong 20 dự án nhiệt điện, Trung Quốc trúng tổng thầu EPC 15 dự án tỷ lệ nội địa hoá 0%. Phần lớn các dự án của Tập đoàn Than và khoáng sản phía Trung Quốc đều trúng tổng thầu, kể cả hai dự án bauxite Tây nguyên đầy tranh cãi.
Các chuyên gia đã cảnh báo an ninh năng lượng của Việt Nam nằm trong tay Trung Quốc. Giả sử nhà thầu Trung Quốc vòi vĩnh không được bỏ ngang thì gây thiệt hại rất lớn. Với thiết bị máy móc và công nghệ Trung Quốc thì các nhà thầu khác khó lòng vào làm thay được.

Báo điện tử Đất Việt ngày 21/8/2014 trích lời bà Bùi Thị An, đại biểu quốc hội đơn vị Hà Nội cảnh báo tình trạng nhà thầu Trung Quốc ngừng thi công đòi thêm tiền ngày càng phổ biến. Bà An nêu ví dụ dự án nhiệt điện Nông Sơn Quảng Nam năm 2008, nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ thi công ì ạch đến năm 2012 thì bỏ hẳn trong khi công trình mới xây dựng được một nửa khối lượng. Chưa hết, gần đây nhất chủ đầu tư dự án thủy điện Vĩnh sơn-Sông Hinh cũng đã phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc nửa chừng vì họ ngừng thi công đòi tăng giá.
Theo lời Đại biểu Bùi Thị An, cần phải truy trách nhiệm đến cùng người đứng đầu các công trình, cũng như những người đã duyệt thầu. Tất cả mọi thứ cần phải được công khai minh bạch.
 
Người TQ trúng thầu ở mọi nơi
Về câu chuyện Việt Nam đã có quá nhiều kinh nghiệm về công nghệ Trung Quốc và nhà thầu Trung Quốc, nhưng tại sao người Trung Quốc lại trúng thầu ở mọi nơi mọi chỗ. TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam nhận định:
“Rõ ràng việc lựa chọn bên trúng thầu không đúng và thực tế đã chỉ ra. Còn tại sao tình trạng tiếp tục thì cũng chưa ai nói rõ lý do. Nhưng chúng ta đều biết người Trung Quốc trong kinh tế rất coi trọng các mối quan hệ họ gọi là ‘Guan Xi” và ở Việt Nam cái ‘Guan Xi’ này đã phát huy tác dụng và do đó họ trúng thầu nhiều dự án. Trước khi thầu thì họ đã mời các bên có liên quan sang nước họ tham quan để chứng tỏ năng lực của họ. Trong quá trình tham quan thì họ đã ‘thế nào đó’ và rõ ràng cái đó tác động kết quả lựa chọn thầu.”
    Người Trung Quốc trong kinh tế rất coi trọng các mối quan hệ họ gọi là ‘Guan Xi” và ở Việt Nam cái ‘Guan Xi’ này đã phát huy tác dụng và do đó họ trúng thầu nhiều dự án.
    -TS Phạm Sỹ Liêm

Đề cao Luật Đấu thầu 2013 và hy vọng nó sẽ sớm có tác dụng giúp cải thiện tình trạng khuất tất trong vấn đề đấu thầu. Tuy nhiên TS Phạm Sĩ Liêm có thêm đề xuất ông nói:
“Những dự án này phần lớn đều là dự án của nhà nước mà những dự án người Trung Quốc tham gia phần lớn lại là những dự án vay tiền của Trung Quốc mà vay tiền của Trung Quốc, vay vốn ODA thì người ta yêu cầu phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc, tư vấn Trung Quốc, các nước khác thì cũng tương tự thôi. Các chủ đầu tư dự án nói chúng tôi phải chọn nhà thầu Trung Quốc vì chúng tôi vay tiền vốn ODA của Trung Quốc, phải theo điều kiện đặt ra. Nhưng theo tôi, chúng ta lúc cần cũng phải biết nói không với vốn ODA. Chứ không có nghĩa cứ vốn ODA là phải chấp nhận.”
Về mặt chính thức Trung Quốc không phải là nước cung cấp viện trợ phát triển (ODA) lớn cho Việt Nam. Trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, Trung Quốc xếp thứ 14 với gần 900 dự án FDI tổng vốn đăng ký 4,68 tỷ USD.
Tuy vậy theo trang mạng Diễn đàn Kinh tế Việt Nam VEF, dòng vốn Trung Quốc chảy vào Việt Nam rất lớn và chưa được thống kê đầy đủ. Thực tế Trung Quốc cung cấp vốn vay ưu đãi lãi suất thấp cho hầu hết các dự án ngành công nghiệp, năng lượng của nhà nước Việt Nam, thông qua đầu mối Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).
Rõ ràng bất kỳ sự lệ thuộc nào cũng kèm theo trái đắng, kể cả lệ thuộc vốn vay của Trung Quốc.
Nam Nguyênb- (RFA/TTHN)



14 nhận xét:

  1. Tại sao VN không làm những việc có thể tự làm? Sao CPVN quá yếu kém như vậy?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đơn giản thôi, vì quá nhiều việc mà VN chưa thể làm nổi (do hậu quả của quá trình xây dựng chiến lược kinh tế méo mó). Công nhân VN gần như làm được mọi công việc trong gói thầu, nhưng chưa có nhà thầu (tổ chức) nào có khả năng làm được từ A-Z một Nhà máy phát điện cả (có thể tham khảo dự án Nhiệt điện Uông Bí MR do LILAMA làm tổng thầu EPC thì ... biết liền).
      Còn cái dự án TĐ TKT mà các "đồng chí" TQ đang ... chạy làng, thì quá khó đối với các nhà thầu thiết kế và thi công của VN, chỉ có 2 nhà thầu QT bỏ thầu thôi, không có nhà thầu VN nào dám "cả gan" tham gia cả, nhà thầu TQ đã thắng vì đề xuất kỹ thuật hợp lý (được ngay cả Tư vấn bên "thua" thẩm định) kéo theo giá thành thấp, chứ không phải CĐT tham rẻ đâu. Nên đề nghị các vị hiểu cho kỹ rùi hãy ...nổ! Chuyện HĐKT quốc tế phải bình tĩnh mà xử theo luật và HĐ, đừng vội "xã hội hóa" vấn đề kiểu ... chém gió thế này.

      Xóa
    2. rỗng ruột, làm éo j có tiền mà làm
      1/10 số đảng viên, mỗi tồng chí bán đi cái biệt thự....xây bét nhè CNCS

      Xóa
    3. Tôi không nghĩ như các bạn 1435 và 1447. Chẳng qua bây giờ toàn bọn lười, chỉ thích ăn bẩn tiền cò (nhưng phải hoành tráng), không muốn động tay chân, đầu óc tăm tối, miệng luôn nói hay "giành khó khăn về phần mình" (kiểu anh Tư), nhưng làm thì như cứt!
      Các nước phát triển ngày nay phần lớn đi lên từ nội lực.

      Xóa
  2. Đồng tiền - mờ mắt cõi xưa - nay
    Lợi ích nhóm - tham những, đắng cay
    Thế thái nhân tình trong lẫn đục
    Công khai, minh bạch - hãy ra tay!

    Trả lờiXóa
  3. Niềm tin tự chủ chẳng dời lay
    Phụ thuộc, mê lầm chuốc đắng cay
    Lời nói, việc làm bao khoảng cách
    Hãy mau thức tỉnh kẻo tai bay.

    Trả lờiXóa
  4. Tóm lại là ai cũng biết, ai cũng có thể chỉ ra được những bất hợp lý trong công tác đấu thầu, nhưng ai trúng thầu thì phải nhìn vào đại cục...vàng lại quả thế nào đã.

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao các nhà thầu TQ lại " có tài " trúng thầu nhiều dự án kinh tế ? Điều này không vô lý và cũng không khó hiểu chút nào , nó chỉ khó hiểu với những người không chịu hiểu hoặc cố tình không hiểu mà thôi ! Các vị có " quyền sinh quyền sát " trong việc tổ chức đấu thầu và quyết định thầu đều là những kẻ " sông chết măc bay , tiền thày bỏ túi " , còn chất lượng - tiến độ công trình " hạ hồi phân giải " , " đã có đảng lo " , con cháu gánh chịu ... miễn có " lại quả " đậm đút túi là được rồi . Nói không ngoa khi có một nhà kinh tế đã phát biểu " các nhà đầu tư TQ rất chịu " chi " và rất giỏi " đi đêm " ! Thế nó mới ra nông nỗi khốn khổ khốn nạn như thế này chứ , nào là đội vốn , nào là bị bỏ " ngang xương " , nào là chưa nghiêm thu thì đã hỏng ... Rồi thì đầy rẫy " lao động nước ngoài " không quản được vì " lực lượng mỏng , vừa yếu vừa thiếu " ! Có thế thôi mà cứ hội thảo to hội thảo nhỏ về " làm sao thoát Trung " ! Chán .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Trung Hoa là cha đẻ của nạn cho và nhận hối lộ!

      Xóa
  6. Ta nói hổng có nước nào như nước mình. Ngày xưa Nam Triều Tiên chấp nhận mua thiết bị máy móc cũ về những CHÍNH DÂN HÀN tự nghiên cứu làm đường, xây hầm chui xuyên núi, nhận hỗ trợ kĩ thuật của chuyên viên đại học (dù chỉ là lý thuyết). Còn Việt Nam thuê nhà thầu TQ, xài thiết bị lạc hậu, lại dùng toàn nhân công TQ ... Tại sao? Chỉ vì dự án có độ khó cao nhưng vì tham tiền từ tài nguyên mà kiên quyết thực hiện cái mà mình không có khả năng làm được. Không có nước nào vô liêm sỉ với tài nguyên như Việt Nam.
    Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa chính là phải phát triển GIÁO DỤC, mở rộng tri thức trước kìa. Chính phủ VN hành động như một anh con nhà giàu chà hết đồ nhôm để chứng tỏ ta giàu, ta kiếm được tiền. Đào vàng lên bán nhưng không có tiền nộp thuế. Đào bauxit không biết đến bao giờ lời còn mở miệng xin thuế =0 (cho không tài nguyên à ?), đem than bán đường này, mua vào đường kia, ... và điều tệ nhất là địa phương không giàu lên nổi.
    Những thông tin trên chỉ làm cho người dân thấy được một Việt Nam như một cánh đồng mỏ hoang tàng. Chủ tịch nước muốn nói về lòng tin ? NGười dân cũng chỉ NÓI với ông " chúng tôi cũng cảm thấy nên nói là có lòng tin".

    Trả lờiXóa
  7. Quan chức-Thằng nào cũng nhọ mặt ...ngành nghề nào cũng bết bát mất hết- nòng tin chiến nược trong và ngoài nước?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  8. Hiện tượng tham nhũng trong đấu thầu ở Việt nam sẽ ko truy tố đc ai đâu bởi vì mọi dự án béo bở luân luân roi vào tay con cháu quan chức cấp cao trước sau đó bọn này mới bày ra đấu thầu này nọ làm như khách quan lắm nhưng thực ra ko phải vậy mà cụ thể chúng đã đi đêm với bọn thầu trung quốc cả rồi chuyện này hầu như mọi người làm trong lĩnh vực này biết hết nhưng cho kẹo cũng ko ai giám nói chỉ có bà ĐBQH an này nói cho có vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Xin hỏi Gai Tre: Ngày xưa hảng thầu Nhật xây đập Đa Nhim, hảng thầu Mỹ RMK làm đường tại miền nam, họ đâu có mang công nhân lao động phổ thông Nhật, Mỹ từ đất nước họ qua, mà họ thuê công nhận Việt bản xứ, còn giờ đây, cứ cái gì của nhà thẩu TQ là một đàn một đống dân chệt lao động phổ thông đi theo, từ ông kỷ sư đến thằng dọn cầu tiêu, chúng lập thành làng và lấy vợ Việt, đẻ con ra trên đất nước này, vậy đàng sau cái sự nghiệp nhà thầu ấy, ông có thấy cái gì bất tất ở bên trong chính sách hay không/ ông có thấy công nhân phổ thông VN thất nghiệp tràn lan, trong khi đó lao động TQ thì nghêng ngang vô đối không ai kiểm soát , vậy sự việc không phải ở đây, mà ở từ thượng tầng cao nhất: ai đã cho phép người tàu vaò VN không cần hộ chiếu, trong khi đó thì chính người VN có quốc tịch VN, mà ở nước ngoài, muốn về nước thì phải xin giấy tờ nầy nọ?
    Câu hỏi là: liệu đất nước chúng ta đang âm thầm bị hán hóa, đó có phải là chủ trương của bộ chính trị hay không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái bộ dở hơi ấy làm gì có chủ trương nào ra hồn? Tiền! Đó là CHỦ (tịch) CHƯƠNG!

      Xóa