Chính
phủ Australia
cho hay các cá nhân được đề cập tên trong lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in
tiền polymer không phải là đối tượng trong trình tự tố tụng vụ án.
Đây
là giải thích công khai của Đại sứ quán
Giải
thích được Đại sứ quán đăng tải một ngày ngay sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam
gặp đại diện Đại sứ quán Australia tại Hà Nội để trao công hàm phản đối về
vụ việc này cũng như yêu cầu phía Australia giải thích rõ ràng lệnh kiểm duyệt
và công khai thông tin khách quan, đúng sự thật về vụ việc.
Nguyên văn Tuyên bố giải thích
được công bố trên trang web của Đại sứ quán này cho hay:
“Đại
sứ quán Australia nhận thấy
các tin tức trên báo chí về cuộc họp giữa ngài Đại sứ và Bộ Ngoại giao Việt Nam về các trình tự pháp lý ở Australia , cụ thể có liên quan tới
lệnh cấm công khai thông tin.
Lệnh
cấm công khai thông tin là một lệnh pháp lý do tòa án ban hành nhằm ngăn ngừa
việc công bố một số thông tin tại tòa.
Đại
sứ quán nhấn mạnh rằng lệnh cấm công khai thông tin mà phía Việt Nam nhắc đến không được công bố rộng rãi bởi Tòa
án Tối cao bang Victoria .
Chính phủ Australia đặc biệt quan tâm tới
việc vi phạm lệnh cấm này và vụ việc này đã được chuyển cho cảnh sát để điều
tra.
Lệnh
cấm công khai thông tin được ban hành bởi Tòa án Tối cao bang Victoria theo đề
nghị của Chính phủ Australia .
Chính phủ Australia đã có được lệnh này để ngăn ngừa việc công khai thông tin
mà có thể dẫn đên việc hiểu rằng có sự liên quan đến vụ việc tham nhũng của một
số quan chức chính trị cấp cao cụ thể có tầm ảnh hưởng trong khu vực.\
Chính
phủ Australia
cho rằng lệnh cấm này là cách tốt nhất để bảo vệ các quan chức cấp cao này khỏi
nguy cơ bị ám chỉ không có cơ sở.
Đây là vụ án kéo dài, phức
tạp có đề cập tới danh tính của một số lượng lớn các cá nhân.
Việc
lệnh cấm đề cập tới tên các cá nhân không ám chỉ rằng họ có sai phạm.
Chính phủ Australia nhấn mạnh rằng các cá
nhân được đề cập tên không phải là đối tượng trong trình tự tố tụng vụ án
Securency”.
Nghi
án hối lộ để giành hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam lần đầu tiên được biết
tới vào 2009, khi báo The Age (Australia) đăng loạt bài về sự không minh bạch
trong các hợp đồng của Securency, công ty trực thuộc Ngân hàng Trung ương
Australia.
Sau
khi có những thông tin cáo buộc liên quan đến hợp đồng in tiền polymer, các cơ quan
chức năng của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với phía Australia, nghiêm túc tiến
hành điều tra vụ việc và không phát hiện thông tin, tài liệu, chứng cứ nào liên
quan đến việc tham nhũng của các quan chức Việt Nam.
Sau
nhiều năm điều tra, đến năm 2012, Tòa án của Australia và của Vương quốc Anh đã
phán quyết những cáo buộc liên quan đến việc một số công dân Australia và Vương
quốc Anh hối lộ quan chức nước ngoài, trong đó có quan chức Việt Nam là vô căn
cứ.
Tuy
nhiên, ngày 19/6/2014, Tòa án tối cao bang Victoria
đã ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan đến vụ in tiền polymer có nêu tên một số
quan chức cấp cao nước ngoài, trong đó có Việt Nam .
“Đây
là việc làm có dụng ý xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân lãnh đạo, đất
nước Việt Nam cũng như quan
hệ giữa Việt Nam và Australia ” -
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh hôm 8/8.
Linh Thư/News Australia/VnN
----------------
Cháy nhà ra mặt chuột ấy mà! Tôi hoàn toàn không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền hiện nay ở VN.
Trả lờiXóaLệnh bao che tham nhũng!!!
Trả lờiXóaTrước đây vụ Huỳnh Văn Sĩ, vụ đường sắt cũng vậy, ai cũng chối đây đẩy, bảo bịa đặt. Đến khi Nhật tuyên bố cắt ODA thì VN mới điều tra!
Trả lờiXóa"Đây là việc làm có dụng ý xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự cá nhân lãnh đạo, đất nước Việt Nam", thật nực cười cho Việt Nam, đáng lẽ mình phải vào cuộc điều tra xem những tên gọi là "nãnh đạo" kia có đúng như người ta nói không để công khai với công luận, thì đằng này lại làm thế, ôi Việt Nam thời mạt vận đến, chế độ sẽ tàn trong nay mai thôi, không biết những kẻ cuồng tín chủ nghĩa cộng sản nghĩ gì nhỉ.
Trả lờiXóaMệ cái bọn úc tuyền đi quy trình ngược
Trả lờiXóavà một cái tát cho những kẻ nào nói các bác nhà ta ngu
Toà Victoria không phải vô cớ khi công bố cái lệnh kiểm duyệt này, các vị quan chức có tên trong đó chưa phải là đối tượng truy tố của toà, rõ là vậy. Việt Nam không quen kiểu làm việc này, bất kể với lý do, mục đích gì, đụng đến chóp bu là phạm huý, là không được, là phản đối ngay. Trong nước có khi còn bị bỏ tù ngay.
Trả lờiXóaKhông có lửa sao có khói. Cây ngay sợ gì chết đứng. Nếu toà nó chứng minh được các cụ cũng dính chàm thì biết ăn nói làm sao ? Không lẽ quan lớn dính chàm thì vô can. VN xử thế được, tư bản nó đâu chịu thế. Có tội, tổng thống nó cũng không tha.
Vấn đề là cần làm rõ chóp bu VN có ăn chia gì không, không có thì phải chứng minh, có thì xử lý thế nào hay không xử lý, vì sao không xử lý ?. Dư luận cần biết cái đó chứ không nghĩ phản đối đồng nghĩa với vô tội.
Mất tiền để làm tiền polime, có tiêu cực không chưa biết nhưng công tâm mà nói thì thấy cái tiền polime VN có quá nhiều nhược điểm : hình thức xấu so với tiền các nước, màu sắc na ná nhau dễ nhầm mệnh giá, tiền kim loại (đã bỏ) dễ bị xỉn màu... Không biết khi thiết kế, đặt làm các chuyên gia nghĩ gì, có "rút ruột" để ăn chia không ????
Tôi cũng đồng ý kiến nhận xét này . Ngoài hình thức và màu sắc na ná giống nhau , đồng tiền rât dễ bạc màu trông không khác gì tiền gỉa nhât là tờ 20 000 và 50 000 đồng bạc màu rất nhanh . Buổi tối rất khó phân biệt các loại mệnh giá .
XóaRiêng việc in tiền , nên học người Trung quốc , tiền nhân dân tệ của họ to nhỏ tuỳ theo mệnh giá , màu sắc rất khác nhau và đặc biệt bền màu , rât dễ phân biệt nên rất khó nhầm lẫn . Cái hay thì chẳng bắt chước , chỉ cung cúc làm theo chỉ đạo của thiên triều !!! ...Rõ chán .
Tờ 20.000 Đ công nhận quá tệ! Các họa tiết bay mất hết! Tôi hay chứng kiến cảnh cãi nhau vì tờ 20.000:
Xóa- Tôi không lấy tờ này!
- Tại sao?
- Không thấy hình bác Hồ!
- Hỏi mấy thằng in tiền ấy!
An cap bi tu ban vach mat con gan co len cai
Trả lờiXóaCon vẹt Lê Hải Bình tối ngày chỉ biết kêu Vét, Vét... theo lệnh của các ông chủ nuôi vẹt. "Cá nhân lãnh đạo" Việt Nam làm đếc gì có danh dự mà "ảnh hưởng tiêu cực"! Đối với bọn bành trướng xâm lược thì run lập cập, nín thít như mồm bị dính keo. Đối với những người dân chủ tiến bộ lại làm bộ tinh tướng! Sao không giỏi mau chóng bạch hóa mật ước Thành Đô?!
Trả lờiXóaNgười Úc không nói bậy!
Trả lờiXóaWikileaks (được phát âm là /ˌwɪkɪˈliːks/, cấu tạo từ tiếng Anh: wiki và leak - sự rò rỉ) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế[4] chuyên đăng tải các nội dung được gửi đến vô danh và các thông tin rò rỉ của các loại tài liệu chưa công bố khác nhưng vẫn giữ gìn tính nặc danh của nguồn tin. Website của tổ chức ra mắt vào năm 2006, do The Sunshine Press điều hành.[5] Tổ chức này tự mô tả là được thành lập bởi những người Trung Quốc bất đồng quan điểm, cũng như các nhà báo, nhà toán học, và những nhà công nghệ của các công ty mới thành lập từ Hoa Kỳ, Đài Loan, châu Âu, châu Á và Nam Phi. Báo chí và tạp chí The New Yorker vào tháng 7 năm 2010 nói rằng Julian Assange, một nhà báo người Úc và là một nhà hoạt động Internet, là người điều hành tổ chức.[6] Chỉ trong vòng một năm sau khi ra mắt, website tuyên bố cơ sở dữ liệu của họ đã có hơn 1,2 triệu tài liệu.
XóaDảng viên thời@:
Trả lờiXóaVụ tiền Ponime có chuyện lình xình liên quan đến cha con TĐNH Lê Đức Thúy từ những năm 2009, nay lại bốc mùi khẳm nặm .Tôi con nhớ lúc ấy việc này được đưa ra QH để ông Thúy trả lời cùng với việc giải trinh số tiền XD nhà ở và việc không trả nhà công vụ .Vụ tiền Poolyme QH đề nghi sau khi thanh tra xong có kết quả sẽ trả lời đại biểu .Sao đến nay vẫn còn khất tất đến vậy !!!
Chắc là việc Thanh tra vào thời kỳ ông Trần Văn Truyền làm Chánh thanh tra rồi !Thảo nào thấy êm du ,tính kiên quyết của lãnh đạo đảng ta là vậy !Thật TỞM LỢM???
Vậy bạn chưa rõ ông Truyền có tiền ở đâu xây nhà à ?
Trả lờiXóaLòng tin của người Việt được đặt vào... ngoài nước Việt!
Trả lờiXóaCái thằng cha Trần văn Truyền chắc cũng ăn đủ vụ này. Của đồng chia năm xẻ bảy chư ông Thúy cũng chẳng dám nuốt một mình đâu.Vậy bây giờ các cụ phải bảo caaij Lê Hải Bình làm toáng lên chứ bộ !
Trả lờiXóaNhìn vào mấy tờ bạc cũ polyme của VN ta lưu thông trên thị trường là biết chúng nó ăn dày cỡ nào
Trả lờiXóa