Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Vẫn còn câu hỏi lớn; MH370 Ở ĐÂU?


8 kịch bản có thể xảy ra với chuyến bay bị mất tích 
Theo thống kê của Boeing, chỉ 9% các máy bay bị gặp nạn khi đã đạt độ cao ổn định. Chính điều này vụ máy bay mất tích của hãng Hàng không Malaysia thực sự khiến các chuyên gia bối rối và phải đặt ra hàng loạt giả định
Trả lời phỏng vấn AP của các chuyên gia hàng không, phần nguy hiểm nhất trong các chuyến bay chính là giai đoạn cất cánh và hạ cánh. Rất ít khi máy bay “gặp nạn” khi đã đạt độ cao ổn định.
Chính lý do này khiến cho vụ mất tích của chiếc Boeing 777 của Hãng Hàng không Malaysia trở nên khó hiểu. Các chuyên gia cho rằng, sự việc xảy ra đã rất nhanh và quá đột ngột, đến mức các phi công và phi hành đoàn không kịp đưa về bất cứ tín hiệu bị nạn nào cho các cơ quan mặt đất.
Chia sẻ với phóng viên AP, Todd Curtis, một cựu kỹ sư an toàn của Boeing, người đã từng làm việc trong những chiếc Boeing 777 và hiện đang là Giám đốc của Quỹ An toàn Hàng không (Airsafe.com), ở ngay tại thời điểm này, các chuyên gia đang phải tập trung vào một sự việc mà chính họ cũng “không biết gì”. Vụ mất tích kể trên quá kỳ bí.
“Nếu giả sử có một lỗi kỹ thuật nhỏ nào đó xảy ra, hay thậm chí là nghiêm trọng hơn, cứ cho rằng cả hai động cơ máy bay đều bị hỏng cùng một lúc, phi công vẫn có thể có thời gian để điện đàm cứu trợ".
"Việc không hề có bất cứ cuộc gọi nào về trung tâm mặt đất cho thấy đã có một điều gì đó rất đột ngột và bạo lực xảy ra”, William Waldock, một giảng viên môn Điều tra Tai nạn của Trường Đại học Hàng không Emby-Riddle tại Prescott, Ariz nói.
Sự việc diễn ra qua đột ngột và khó hiểu đến nỗi một số chuyên gia đã không loại trừ khả năng khủng bố hoặc một phi công đã cố ý phá hủy chiếc máy bay.
Theo Scott Hamilton, Giám đốc của Hãng Tư vấn Hàng không Leeham Co. cho rằng “hoặc đã có một sự việc khủng khiếp nào đó bên xảy ra bên ngoài chiếc máy bay, hoặc đã có một hành vi tội ác”.
Khi chưa có được một kịch bản nào khả dĩ cho những gì đã xảy ra, các chuyên gia cảnh báo rằng còn quá sớm để loại trừ bất cứ khả năng nào.
Theo thống kê của hãng Boeing, các tai nạn máy bay thường diễn ra trong thời điểm cất cánh và hạ cánh, chỉ có 9% các vụ tai nạn máy bay gây chết người xảy ra ở thời điểm máy bay đã đạt độ cao ổn định trên đường bay.
Cùng ý kiến với các chuyên gia kể trên, Cơ trưởng John M. Cox, người đã gắn bó 25 năm với đội bay của US Airway và hiện đang là CEO của Hệ thống Triển khai An toàn bay của US Airway, cho rằng những gì đã xảy ra với  chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines quá đột ngột.
“Trục trặc lớn đến nỗi hệ thống nhận phát sóng liên lạc của máy bay không thể phát đi tín hiệu vị trí của máy bay, hoặc thậm chí hệ thống này có thể đã cố ý tắt đi từ buồng lái”, John M. Cox nói.
Một trong các dấu hiệu đầu tiên hé lộ những gì đã xảy ra chính là kích thước của các mảnh vỡ. Nếu mảnh vỡ lớn và trải rộng hàng chục dặm thì có nghĩa là máy bay đã bị vỡ thành từng mảnh ở trên cao. Đó là dấu hiệu của việc bị đánh bom hoặc một sự cố hỏng hóc nghiêm trọng.
Nếu những mảnh vỡ nhỏ hơn thì có lẽ máy bay đã bị rơi từ độ cao dưới, rơi xuống và vỡ tung khi tiếp xúc với mặt nước.
Chiếc Boeing 777 là một trong những chiếc máy bay có độ an toàn cao nhất trong lịch sử hàng không. Chiếc 777 đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1995 và trong suốt 18 năm, Boeing 777 chưa từng gây ra bất cứ vụ tai nạn chết người nào, cho đến vụ tai nạn của Asiana Airline hồi tháng 7/2013 tại San Francisco. Tại đây, 3 trong số 307 người trên chuyến bay này đã thiệt mạng.
Chính vì những nguyên nhân trên, vụ mất tích của hãng Hàng không Malaysia thực sự khiến các chuyên gia bối rối. Dưới đây là hàng loạt các giả định đã được đưa ra bàn thảo.
1. Một sự cố thảm họa của khung máy bay hoặc các động cơ Rolls-Royce 800 của máy bay
Hầu hết khung máy bay đều được làm bằng nhôm và bị ăn mòn theo thời gian, đặc biệt trong môi trường độ ẩm cao.
Tuy nhiên, đối với một loại máy bay có lịch sử an toàn cao như Boeing 777, giả thiết này khá khó thuyết phục.
Mối nguy cơ lớn nhất của máy bay khi cất và hạ cánh là buồng điều áp và xả áp sẽ hoạt động liên tục gây áp lực lớn lên thân máy bay. Tháng 4/2011, một máy bay Boeing 737 đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ngay sau khi cất cánh vì thân máy bay bị vỡ. Rất may, 118 khách trên chuyến bay này đều an toàn.
Nhưng trường hợp đó có vẻ không có gì tương tự như vụ mất tích chiếc 777 của Malaysia vì Boeing 777 có đường bay dài hơn và số lần cất hạ cánh ít hơn nhiều so với Boeing 737.
2. Thời tiết xấu
Máy bay được thiết kế để có thể chống chọi với cả các cơn bão nghiêm trọng. Tuy nhiên, tháng 6/2009, một chiếc máy bay của hãng Air France đã gặp nạn trên đường bay từ Rio de Janeiro đến Paris vì gặp bão lớn. 
Đá đóng dầy trên các kim chỉ tốc độ khiến nó bị sai lệch dẫn đến quyết định sai lầm của các phi công: máy bay bị chết máy và rơi xuống biển. Toàn bộ 228 khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng, không một cuộc gọi cứu hộ nào được thực hiện.
Tuy nhiên, trong vụ mất tích chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines, các báo cáo đều cho thấy bầu trời rất trong.
3. Phi công bị mất phương hướng
Máy bay khi đạt độ cao an toàn có thể cài chế độ lái tự động và đôi khi phi công chỉ nhận ra bị sai phương hướng khi đã quá muộn.
Giả thiết này cũng không mấy thuyết phục vì chiếc Boeing 777 nếu bị mất phương hướng cũng sẽ được phát hiện bởi các hệ thống radar.
4. Cả hai động cơ hỏng cùng một lúc
Năm 2008, một chiếc 777 đã bị nạn khi mới chạy được khoảng 300m trên đường băng ở phi trường Heathrow. Cả hai động cơ của chiếc máy bay này đều bị chết máy vì đá đóng quá dày trên hệ thống cung cấp nhiên liệu.  Không có thiệt hại về người trong vụ tai nạn kể trên.
Hai động cơ bị hỏng cùng lúc là điều có thể xảy ra, tuy nhiên theo chuyên gia Hamilton, nếu trong trường hợp đó, máy bay sẽ vẫn lướt khoảng 20 phút trước khi rơi. Khoảng thời gian đó là quá đủ cho phi công thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp.
5. Một vụ đánh bom
Trong lịch sử hàng không, đã có nhiều vụ đánh bom khủng bố trên máy bay như vụ Pan Am Flight 103 từ Luân Đôn đi New York hồi tháng 12/1988, vụ đánh bom máy bay của hãng Air India tháng 6/1985.
Gần đây nhất, tháng 9/1989, một chiếc máy bay của hãng Union Des Transports Aeriens, Pháp cũng bị nổ bom khi bay trên không phận vùng hoang mạc Sahara.
6. Một vụ không tặc
Một vụ không tặc truyền thống thường đi kèm với những yêu sách và máy bay cũng sẽ phải hạ cánh ở một sân bay nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chiếc Boeing 777 vẫn bặt vô âm tín.
7. Phi công tự tử
Những năm cuối thập niên 90, một chiếc may bay của hang SilkAir và một chiếc máy bay của EgyptAir đã đâm vào nhau.
Người ta tin rằng vụ tai nạn trên là cố ý dù chính phủ không bao giờ công khai thừa nhận giả thiết trên.
8. Bị bắn nhầm bởi lực lượng quân đội nào đó
Năm 1988, một tên lửa hành trình của Hải quân Mỹ đã không may bắn trúng một máy bay của Iran Air khiến toàn bộ 290 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Năm 1983, một máy bay của hãng Hàng không Hàn Quốc cũng bị máy bay chiến đấu của Nga “bắn nhầm”. Đó là những kịch bản tồi tệ không ai mong muốn sẽ xảy ra với chiếc Boeing 777 của hãng Malaysian Airlines.
Lê Hương (lược dịch)/IFN
*          *          *
Mở rộng vùng tìm kiếm tới điểm nghi vấn mới
Một công ty mất tích 20 nhân viên vì có mặt trên chuyến bay 
Phát biểu trước báo giới hôm 9/3, một người phát ngôn của công ty chip máy tính Freescale, có trụ sở tại Austin, Texas, Mỹ xác nhận 20 nhân viên của mình đã có mặt trên chuyến bay MH370 bị mất tích, trên hành trình đi dự hội thảo tại Trung Quốc.

Trong số 20 người này, có 12 người đến từ Malaysia, 8 người còn lại từ Trung Quốc, làm việc tại các cơ sở của họ ở các quốc gia này.
Theo Yahoo News, ông Philip Wood, 50 tuổi, cựu giám đốc tại IBM, đã từng sinh sống tại Bắc Texas trước khi chuyển đến Bắc Kinh, cũng là hành khách trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines hôm 7/3. – Theo Tiền phong
 Ông Chu Xuân Huy - Trưởng phòng Quản lý và khai thác dữ liệu ảnh vệ tinh thuộc Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), cho biết: Sau khi được tin về vụ mất tích máy bay MH-370 của hãng hàng không Malaysia Airline tại khu vực gần đảo Thổ Chu của VN, Viện KHCNVN phối hợp với Cục Viễn thám (Bộ TNMT) - đơn vị được giao khai thác vệ tinh VINASAT-1 phục vụ nghiên cứu khoa học về môi trường, đã yêu cầu Trung tâm chụp ảnh toàn bộ khu vực được nghi máy bay mất tích.
Theo đó, trong khoảng 1 giờ (vào lúc 10h30 - 11h30 ngày 11/3), vệ tinh VINASAT-1 sẽ bay qua khu vực đảo Thổ Chu, Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ sẽ chụp những bức ảnh từ vệ tinh khu vực này. Tầm bao quát của ảnh chụp từ vệ tinh có khả năng chụp tới 400km chiều dài, chiều rộng tối đa khoảng 17m, độ phân giải lên tới 2,5m. 
Hiện khu vực nghi vấn máy bay mất tích khá rộng, trong khi các nguồn tin liên quan đều chưa xác định chính xác vị trí mất tích của máy bay. Ông Huy cho biết, sau khi có kết quả chụp từ vệ tinh, Viện KHCN VN sẽ công bố để các cơ quan tham gia tìm kiếm cứu nạn có thêm dữ liệu làm cơ sở tiếp tục tìm kiếm. Theo Lao Động.
20h  ngày 10-3: Phát ngôn viên Cơ quan Thi hành Hàng hải Malaysia thông báo mẫu dầu lấy từ vệt dầu loang ngoài khơi Malaysia không phải là từ máy bay bị mất tích bí ẩn của hãng hàng không Malaysia Airlines.
“Dầu này không phải là loại dùng cho máy bay”, Phát ngôn viên Cơ quan Thi hành Hàng hải Malaysia Faridah Shuib cho biết, đồng thời khẳng định đây là dầu cho tàu thuyền.
Còn thông tin về những mảnh vỡ nghi là kim loại trên biển Vũng Tàu, ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết, một tàu chờ container đang hành trình Nam ra Bắc đi qua khu vực đã nhận được yêu cầu tìm kiếm. Tàu này tìm kiếm từ 17h30 – 18h, nhưng vẫn không phát hiện thấy bất kể đồ vật gì như thông báo của phía Hồng Kông.
“Đây là khu vực có nhiều tàu cá của ngư dân hoạt động, nên có thể đó là những miếng xốp hoặc nilon do tàu của ngư dân để lại, máy bay bay cao nên khó xác định”, ông Chiến nói với PV Tiền Phong.
Củng cố nhận định về các mảnh vỡ rơi ở vùng biển Vũng Tàu không phải là của máy bay, trao đổi với báo GTVT, ông Đỗ Quang Việt - Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay VN cho rằng rất khó xảy ra tình huống này. Bởi theo ông Việt, nếu có các mảnh kim loại to rơi rất gần biển Vũng Tàu thì rada phải nhận biết được. Nhưng trên toàn hệ thống, không ghi nhận một thông tin nào từ rada về các vụ nổ cũng như sự cố hoạt động bay.
Trong cuộc họp báo được tổ chức tại Đài kiểm soát không lưu Phú Quốc vào lúc 19h15', ông Phạm Quý Tiêu - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: "Rất buồn khi tới lúc này vẫn chưa có thông tin về máy bay bị mất tích".
Ông cũng cho biết rằng trong hôm nay đội tìm kiếm đã phát hiện một vật, nhưng khi trục vớt thì đó không phải là mảnh vỡ liên quan đến chiếc máy bay mất tích.
Ông khẳng định sẽ tiếp tục tổ chức tìm kiếm đến khi nào vấn đề được sáng tỏ, và sẽ sử dụng hết khả năng tìm kiếm.
Thứ trưởng Tiêu cho biết, đến thời điểm này Việt Nam đã cấp phép cho 4 quốc gia là Malaysia, Mỹ, Singapore và Trung Quốc tổ chức tìm kiếm ở Việt Nam, với số lượng 30 máy bay và khoảng 40 tàu các loại. Ngày mai phạm vi tìm kiếm cũng sẽ được mở rộng hơn.
Theo Thứ trưởng Tiêu, 8h sáng ngày mai tại Đài kiểm soát không lưu Phú Quốc sẽ diễn ra cuộc họp giữa các đơn vị và tỉnh để triển khai các công tác tiếp theo.
Trước câu hỏi của PV rằng "Liệu các PV quốc tế có được theo các chuyến bay đi tìm kiếm?", Thứ trưởng cho biết trong ngày hôm nay đã có một số PV của các hãng thông tấn nước ngoài đã được đi theo lực lượng tìm kiếm rồi.  Trong cuộc họp 8h sáng mai sẽ quyết định đi tìm kiếm bằng phương tiện gì, từ đó sẽ quyết định bố trí cho các PV đi theo như thế nào vì "không thể cùng một lúc bố trí cho tất cả PV”
Trước câu hỏi đề nghị nhận định về các mảnh vỡ được phát hiện tại bờ biển Vũng Tàu, ông Tiêu cho rằng: "Với dự đoán của chúng tôi thì khó có khả năng tàu bay bay được đến khu vực đó".
Ông khẳng định, cho đến lúc này mọi thông tin liên lạc giữa hàng không, không quân, cảnh sát biển rất chặt chẽ, đảm bảo một cách tốt nhất, thuận lợi nhất cho công tác tìm kiếm cứu nạn. Ngày mai sẽ cố gắng cung cấp thông tin mỗi ngày 2 lần cho báo chí để đảm bảo chính xác.
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho PV Infonet biết, ngày mai 11/3, Việt Nam tiếp tục tổ chức tìm kiếm máy bay MH370 của Malaisia mất tích sáng ngày 8/3. 
Ngày 11/3, Việt Nam sẽ huy động tàu để tìm kiếm tại khu vực phía nam vĩ độ 8. Về tàu tìm kiếm sẽ chia thành 2 tổ. Tổ 1 tìm kiếm từ nam vĩ độ 8 đến khu vực đã tìm kiếm của ngày 9/3. Tổ 2 tìm kiếm phía Đông khu vực tìm kiếm 9/3, mở đều ra 2 bên đường bay từ điểm igari (điểm được đánh dấu ở vị trí máy bay Malaysia biến mất khỏi màn hình radar) đến Tân Sơn Nhất.
Còn lực lượng không quân tiếp tục tìm kiếm khu vực từ phía Nam đảo Thổ Chu từ vĩ độ 7 mở rộng ra phía Đông đến kinh độ 16, đồng thời điều tàu xác minh khu vực Đông Nam đảo Ô Cấp cách Vũng Tàu 32 hải lý.
Trong khi các máy bay đang trên đường về căn cứ thì các tàu vẫn tiếp tục tìm kiếm trong đêm. 
Trước thông tin Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu báo là nhận được thông tin có nhiều mảnh vỡ nổi trên vùng biển địa phương , Cục trưởng Hàng hải Việt Nam Nguyễn Nhật khẳng định: "Chúng tôi đang cho lực lượng chức năng đi xác minh đó là cái gì"….  
( Theo Infonet)
 
-----------------

21 nhận xét:

  1. Câu hỏi lớn? Bác hỏi ai đấy? đừng hỏi em và ko phải em nhới....
    Đến giờ em đi chở thuê rau cỏ, thịt heo...vô thành phố mang tên bác rạng ngời kiếm chút cháo qua ngày đây ạ.........

    Trả lờiXóa
  2. 2 ngày nay tôi có 2 mối lo:
    1. Bác tại sao không "thấy tăm hơi"?
    2. Vụ biến mất của MH3.
    Nay đã yên tâm vụ 1. Còn vụ 2, theo dự đoán của tôi, chắc MH3 bị Aliens bắt rồi. Ngoài ra, VN chi 20 tỉ đồng/ngày để tham gia tìm kiếm và đưa ra những vết tích tào lao thì đúng là... tào lao! Trong khi vụ chìm canô ở Vũng Tàu làm chết nhiều người VN thì bình chân như vại, chẳng "tích cực" như vụ này. Đúng là "Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng"! Đạo đức giả!

    Trả lờiXóa
  3. Theo nhận định trúng phải tên lửa của ai đó là có thể xảy ra và xui xẻo là chiếc MH370 đã nhận phải hoặc cơ trưởng đột tử còn cơ phó thì mơ màng,vì chỉ có thể trong đêm tối tĩnh lặng và quá bất ngờ khiến phi công không trở tay kịp làm máy bay lao hẳn xuống biển sâu mà không nổ tung. Về trục trặc kỹ thuật thì với độ an toàn tuyệt đối cộng với kinh nghiệm của cơ trưởng thì manh mối sẽ được tìm ra rất bởi họ luôn được đào bài bản để điều tồi tệ xấu nhât xảy ra vẫn còn dấu vết mà tìm. Còn bị khủng bố mà cho nổ tan xác môt chiếc máy bay như vậy là khó xảy ra khi các nghi can khủng bố là các dân tộc thiểu số vùng tân cương, họ không có tài trợ để huấn luyện chuyên nghiệp, chúng ta có thể chỉ thấy họ chủ yếu dùng giáo mác, gậy gộc mà thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Một nhận định khác là chiếc máy bay bị không tặc, bọn khủng bố yêu cầu cơ trưởng tắt hết các hệ thống để tránh rađa và nhằm vào một mục tiêu nào đó như vụ 11/9, nhưng cơ trưởng đã không cho phép chúng làm điều đó, ông đã cho máy bay rơi ở môt nơi nào đó mà chúng ta còn phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm.

    Trả lờiXóa
  5. Bỏ qua chuyện máy bay rơi, thực chất chuyện nên quan tâm chính là trong suốt thời điểm diễn ra tìm kiếm bao nhiêu tàu thuyền đã cập bến, chúng ta có nắm được thông tin này hay không, bao nhiêu tàu thuyền đã vào hải phận Việt Nam, bao nhiêu phép thử mà láng giềng đã thử đối với ta, ...
    Mọi chuyện nếu có âm mưu cụ thể đã diễn ra trước khi VN chuyển mức độ an ninh hàng không lên 1. Nhưng mà không phải chỉ hàng không, BIỂN đáng lẽ mới là ưu tiên số 1.

    Trả lờiXóa
  6. sợ quá. giờ đi máy bay cũng sợ quá đi, nhưng có người đã nhìn thấy một vệt sáng trắng giống máy bay đã hạ cánh xuống gần đó

    lioa
    on ap
    sua lioa
    sua on ap

    Trả lờiXóa
  7. Có khi nào có kịch bản đây là âm mưu của Trung quốc và chính TQ đã bắn rơi chiếc máy bay này một cách bí mật nhằm lấy cớ xây dựng căn cứ quân sự ở Hoàng sa và Trường sa?

    Trả lờiXóa
  8. Chưa bao giờ Việt Nam trở nên nhanh nhảu và huy động một lực lượng lớn tàu thuyền và máy bay tìm kiếm vào vụ này ( tất nhiên rất tốn kém tiền ngân sách ) .

    Trong khi có một sự thật đáng buồn rằng biết bao vụ ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc cướp phá ngư lưới cụ , và bắn giết ngư dân ta thì tịnh không có bất kỳ một phương tiện nào được huy động để giúp đỡ , tìm kiếm ngư dân của mình , các đài báo cũng đăng tin hết sức " Kiềm chế " và nhỏ giọt .
    Hy vọng rằng Việt Nam đang muốn chứng minh vai trò của mình trong Asean qua vụ này , chứ không phải là yếu tố có hơn 100 khách Trung Quốc đã có mặt trên chuyến bay này .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những vụ ngư dân VN bị TQ cướp phá , bắn giết là vấn đề " Nhạy cảm " còn vụ tìm kiếm này thuộc về TÌNH CẢM như Trung tướng Võ Văn Tuấn đã khẳng định : VN sẽ tìm kiếm máy bay bằng cả . . . trái tim !!! không ngờ các vị cũng ướt át và lãng mạn quá ta ! Còn với ngư dân mình thì chắc sẽ tìm kiếm bằng cả . . . bộ lòng !
      Gió cuốn mất rồi

      Xóa
    2. Tìm bằng trái tim có nuớc vào Viện Tim Trung Ương!
      Vẫn cái lối nói quê mùa mà thích làm lãnh đạo!

      Xóa
  9. Sao Việt nam không nhờ Cậu Thủy nhỉ ? thế nào cũng tìm ra mà không tốn kém

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ko phải dạy bác ah.
      Mời pháp sư rồi..... nhưng có thêm cậu thủy cũng hay hè?

      Xóa
  10. Với những thiết bị theo dõi tân tiến như hiện nay mà vẫn phải bó tay thì quả là bí ẩn ! Nhưng tôi vẫn có một câu hỏi : Giả thiết là tất cả các thiết bị truyền tin trên máy bay không hoạt động nhưng dưới mặt đất , ngoài radar theo dõi còn có biểu đồ đường bay , tọa độ , độ cao , tốc độ , hướng bay , giờ , phút , giây . Vậy điểm chấm hết của máy bay ở tọa độ nào ? không ai biết ! Chẳng lẽ chiếc máy bay khổng lồ lại tan biến thành không khí trong vòng tíc tắc ? Chuyện lạ của thế kỷ 21 !

    Trả lờiXóa
  11. Tìm thấy dấu hiệu rơi ở Malắcca rồi. Xa lắc xa lơ đảo Thổ Chu. Hề quá!

    Trả lờiXóa
  12. Mot luc cho xe tang can chet hang tram nguoi o Thien an mon ma khong ghe tay? Bay gio lai bay dat tim hon 100 nguoi mat tich tren may bay? VN cung tuong tu Mot lu dao duc gia thoi

    Trả lờiXóa
  13. Tại sao mấy vụ chìm tàu ở Vũng Tàu, vụ sập cầu treo ở Lai Châu không thấy quý ngài điều động lực lượng hùng hậu như vậy và làm việc xuyên đêm để ứng cứu. Hay chỉ muốn làm đẹp lòng nước "lạ". Thật đau lòng!

    Trả lờiXóa
  14. May bay Malai chua thay dau nhung tau chien cua trung quoc da day dac tren bien dong roi va keo dai tan mui ca mau.No muon co tim may bay mat tich .Neu bat ngo tan cong danh upVn thi lam sao tro cho kip vay Dang?????

    Trả lờiXóa
  15. @: Nặc danh19:04 Ngày 11 tháng 03 năm 2014

    Tôi đã định đi ngủ rồi mà thấy comment của bạn lại phải gõ thêm vài dòng. Khi đọc những thông tin báo đăng tôi cũng nghĩ như bạn ( tôi xin phép gọi như vậy). Nhìn các lực lượng trên không, trên biển, quan thì thằng lớn thằng bé nháo nhác lên chạy ra tìm máy bay mất tích, mà đa số khách là Tàu khựa tôi không khỏi đắng lòng cho những ngư dân trên biển đang ngày ngày đánh đổi mạng sống để lấy miếng ăn bị uy hiếp, bị đánh cướp giết ngay trên biển nhà mà lũ lãnh đạo ngậm tăm. Không một đồng tiền, không một thái độ bênh vực, không một lời động viên nào dành cho đồng bào máu thịt....nghĩ sao mà chua xót quá.

    Trả lờiXóa
  16. Tôi có linh cảm vụ này liên quan đến trung quốc . Nếu đúng vậy tôi tin thế giới sẽ có biến cố lớn nếu là bị khủng bố đánh boom , hay sự cố máy làm rơi thì đã tìm ra rồi có âm mưu... Chờ xem

    Trả lờiXóa
  17. Troi oi! Vô nµy qua de de xac dinh,99% la bon TAU cuop de lam hang nhai.Het!

    Trả lờiXóa
  18. Có bạn còn khẳng định (BBC đưa lên): máy bay này bị tên lửa bắn?! "Bùm!" một cái, tan tành! Vậy là Malaysia lúng búng, lắp bắp...
    Nhưng có lý hơn chuyện bị người ngoài hành tinh bắt. Kiểu gì cũng hấp dẫn. Bà bán cá gần nhà tôi lúc nào cũng hỏi vụ này: "Tìm thấy chưa bác?"

    Trả lờiXóa