Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

CHÂN DUNG “NGƯỜI CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ”!

  
    * TÔ VĂN TRƯỜNG
Sau khi tôi viết bài “Toàn cảnh màu xám của ngành nông nghiệp” được rất nhiều bạn đọc trong và ngoài ngành quan tâm, chia sẻ. Có ý kiến cho rằng khuyết điểm của ngành thì bộ trưởng gánh chịu trách nhiệm là phải nhưng tham mưu “chỉ lối, dẫn đường” cho ông là ai? Nhiều chuyên gia kỳ cựu trong ngành kể cho tôi nghe tường tận về “bồ ruột” của bộ trưởng, là tiến sĩ  Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn (IPSARD) .
Tham khảo các nguồn thông tin, tư liệu, điều tra đối chiếu với thực tế, tạm thời vẽ lên chân dung của “người cầm đèn chạy trước ô tô”  của Bộ NN&PTNT thành viên Hội đồng lý luận trung ương, tiến sĩ Đặng Kim Sơn.
Trước hết, xin được lược qua tiểu sử của anh  Đặng Kim Sơn:  Sinh năm 1954 tại Thái Bình, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp ngành nông hóa năm 1976. Từ 1977-78: tham gia Quy hoạch nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long. 1979-1980: làm việc tại Tổng cục khai hoang kinh tế mới. 1980-1983: Nông trường Thanh Niên, Hà Tiên, Kiên Giang. 1984 -1996: Trung tâm chuyển giao kỹ thuật Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 1997-2000: Vụ Chính sách, Bộ NN&PTNT. 2001-2005: Trung tâm Thông tin NN&PTNT. Từ 2005 đến nay: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT.
Công bằng mà nói những thành tích của anh Sơn thời kỳ còn ở Nông trường Thanh Niên và khi về công tác Viện lúa Ô môn không có gì đáng nhớ ngoại trừ những điều tiếng liên quan đến mối quan hệ giữa anh và những người bạn đồng môn, đồng nghiệp của mình. Tiếng tăm của anh Sơn  thực sự chỉ “nổi như cồn” khi anh được Bộ trưởng Cao Đức Phát bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Kinh tế (nay là Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) với những mẩu chuyện đăng trên các mặt báo tự PR (đánh bóng) tên tuổi mình (ví dụ “Tiến sỹ Đặng Kim Sơn: Người cầm đèn chạy trước ô tô”, “Không đủ tiêu chuẩn thì rời vị trí”, “Đặng Kim Sơn: Kệ nhanh, kệ chậm! miễn hiệu quả!” vv…).
Từ những ngày đầu được điều về làm Viện trưởng Viện Kinh tế (nay là IPSARD) anh Sơn đã hăng hái bắt tay vào “Đổi mới” Viện với hành động mạnh tay đầu tiên là hạ bệ một loạt các trưởng và phó bộ môn cũ của Viện. Một số lãnh đạo cũ không thể hoặc không tiện hạ bệ ngay (vì họ đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn đặt ra về học hàm, học vị lẫn ngoại ngữ) thì bị vô hiệu hóa bằng cách giao cho những việc “vặt vãnh”!. Việc vô hiệu hóa một số lãnh đạo và hạ bệ các trưởng bộ phận cũ không mấy khó khăn do trước đó Viện đã có kinh nghiệm đau đớn về việc các phe phái “đánh nhau” và mọi người đều hiểu là khi đánh nhau thì người ở cả hai chiến tuyến cùng rơi vào kết cục “Trạng chết thì Chúa cũng băng hà”! Ngoài ra, vì biết rằng các trưởng/phó bộ môn và trưởng/phó các phòng chức năng cũ hầu hết không biết ngoại ngữ, cũng chẳng ai đủ dũng cảm tự nhận mình là người có thể chủ động kiếm việc về nuôi quân nên anh Sơn đã tập hợp họ lại và nói đại ý : “Trưởng phòng, bộ môn trước hết phải là đầu tàu, chủ động tìm được việc, đi đấu phải thắng thầu cả đề tài Nhà nước và quốc tế. Các đồng chí trưởng bộ môn: Ai ở đây có thể làm được điều đó?". Tất nhiên hầu hết đều lắc đầu. Thế là việc vô hiệu hóa và hạ bệ một loạt lãnh đạo cũ của Viện diễn ra suôn sẻ.
Song song, với việc hạ bệ một loạt lãnh đạo bộ môn cũ anh Sơn xây dựng cái gọi là Trung tâm Xuất sắc (Center of Excellency) để thu hút nhân tài, tạo lập Viện chính sách như là đơn vị “think tank” về chính sách, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kết quả của một trung tâm xuất sắc hay một Viện chiến lược tham mưu cho Bộ như thế nào thì đến nay chắc mọi người đều rõ. Xin được điểm qua một vài nét chính:
Kết quả đầu tiên phải kể đến là sự phá sản của ý tưởng tập hợp toàn những người “cực giỏi” là những thủ khoa, tiến sỹ và thạc sỹ tốt nghiệp các trường nổi tiếng trên thế giới vào cái gọi là Trung tâm xuất sắc. Công bằng mà nói, ban đầu anh Sơn cũng tập hợp được một số cán bộ trẻ được đào tạo bài bản ở các nước tư bản như Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Nhật, Hà Lan, v.v. Rất nhiều người trong số này đi theo anh vì bị anh thuyết phục bằng mức lương cao “ngàn đô/tháng”, điều kiện làm việc tốt, v.v. Bên cạnh đó , cũng không ít người đi theo anh vì họ đã xem anh là thần tượng của mình. Phải nói rằng anh Sơn rất giỏi trong khoa nói, nhưng đừng nghe anh ấy nói, hãy xem anh ấy làm.
Một trong số những việc làm đáng ngưỡng mộ nhất của anh Sơn là đã không thương tiếc “chém cả đệ tử ruột” của mình - người được đánh giá là có năng lực và đã theo anh Sơn từ thuở hàn vi để rồi cán bộ này phải chuyển sang một Viện nghien cứu khác. Ngoại trừ phần đông các tiến sỹ, thạc sỹ của trung tâm đến với anh Sơn vì bị thuyết phục bởi mức tiền lương hấp dẫn nên khi hết tiền dự án cũng đã “say good bye forever”, còn lại một số khác mặc dù đến với anh không hẳn vì tiền mà vì ngưỡng mộ anh nên sẵn sàng ở lại ngay cả khi không có “lương ngàn đô” nhưng do “không hợp” với anh Sơn kể cả về quan điểm khoa học hay cung cách quản lý cũng được anh “thu xếp” phải ra đi. Ở đây cần nói thêm rằng những người theo anh vì đã từng thần tượng anh đã mắc sai lầm khi ảo tưởng rằng những góp ý mang tính xây dựng của mình sẽ được anh trân trọng đón nhận, nhưng thực tế không phải vậy. Bất cứ ai có chủ kiến đều khó có thể đồng hành cùng anh Sơn, ngược lại, để có thể đồng hành cùng anh phải biết “gọi dạ, bảo vâng”.
Anh Sơn vẫn hay nói “người ta đến vì đồng lương còn ra đi là vì quan hệ”, ngẫm lại thấy nó đúng làm sao!!! Sự ra đi của những người này dẫn đến tình trạng hiện nay Viện thiếu vắng người đủ tầm kế vị và đó là “lý do chính đáng” để anh Sơn phải chạy lên Bộ làm đơn xin kéo dài thời gian công tác, hoãn nghỉ hưu thêm 01 năm để củng cố Viện mặc dù trước đó anh tung tin giả bộ rằng mình muốn nghỉ hưu sớm. Dư luận mất lòng tin và cho rằng gần 10 năm làm Viện trưởng còn chẳng củng cố được, liệu 1 năm kéo dài có là đủ, hay chỉ là thời gian để anh chuẩn bị cho chính sách “hậu Đặng Kim Sơn”?
Còn nhớ, ngày đầu mới về Viện anh Sơn đã có những phát biểu hùng hồn làm nhiều người ngưỡng mộ: “Hồi mới về, nhìn tên các đề tài nghiên cứu tôi đã cảm thấy đa số đều có xu hướng làm để kiếm tiền”; “Chúng ta ăn cơm dân, mặc áo dân, muốn cho tất cả các đề tài này sống được thì tự nó phải có chất lượng”; “Phải thành lập hội đồng tư vấn độc lập để tổ chức nghiệm thu đề tài”; “Người được mời tư vấn trong Hội đồng này phải giỏi hơn hẳn Viện trưởng và những người làm đề tài về lĩnh vực chuyên ngành"[1]; v.v. Thực tế thì hội đồng tư vấn chỉ tồn tại được một thời gian ngắn vì nếu không thì “gậy ông lại đập lưng ông”!.
Các đề tài mà anh Sơn giao cho nhóm “con đẻ” của mình làm thực sự chỉ mang tính chất giải ngân, thậm chí còn có hiện tượng “một gà ba cỗ”, điều mà trước đó chưa từng xảy ra ở Viện Kinh tế cũ. Nhiều đề tài, dự án tiêu tốn hàng tỷ đồng nhưng không có sản phẩm, ví dụ dự án Đổi mới tổ chức ngành cà phê Việt Nam” thuộc “Chương trình cà phê bền vững Việt Nam” do IDH tài trợ với tổng kinh phí 4,23 tỷ đồng nhưng sản phẩm khoa học không có, chủ yếu là các hoạt động đối thoại và vận động chính sách và thể chế trong đó khoản chi lương cho 3 cán bộ phụ trách dự án chiếm 49,3% tổng kinh phí đã giải ngân tính đến thời điểm 14/5/2013.
Cần nói thêm rằng trong quá trình tổ chức lại Viện, anh Sơn đã dồn tất cả các cán bộ cũ vào bốn bộ môn sau đó lại dồn lại còn hai bộ môn gồm: i) Thể chế nông thôn, và ii) Chiến lược, Chính sách và lập nên Trung tâm Tư vấn chính sách (CAP), Trung tâm Tư vấn chính sách miền Nam (SCAP), trung tâm Thông tin (AGROINFO), và Trung tâm Phát triển nông thôn (RUDEC). Cán bộ của hai bộ môn hầu như chỉ tự sống ngắc ngoải bằng các đề tài đấu thầu trong nước, còn các đề tài quốc tế hầu hết được dồn cho CAP, SCAP, AGROINFO hoặc outsource ra ngoài.
Mặc dù trong vòng 6 năm kể từ 2006 đến 2012 số tiền dành cho nghiên cứu đến từ các dự án quốc tế là rất lớn, trung bình mỗi năm lên tới 40 tỷ đồng nhưng kết quả nghiên cứu và xây dựng Viện đến nay hầu như không có gì đáng kể.  Tự nhận là “think tank” của Bộ NN&PTNT nhưng tới nay Viện chưa hề đưa ra được chiến lược dài hơi nào cho ngành và cũng chưa đề xuất được những chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn nào cho ra hồn! Là viện Chính sách, Chiến lược nhưng các hoạt động nghiên cứu của Viện hầu hết chỉ là “nghe nhạc hiệu đoán chương trình”. Lãnh đạo viện thì luôn phải nhìn mặt và dỏng tai nghe ý kiến của lãnh đạo cấp trên rồi cùng đồng thanh theo chứ không có và nếu có cũng không dám đưa ra chủ kiến của một cơ quan nghiên cứu độc lập. Thậm chí, một vài người có đủ dũng cảm để nói lên ý kiến độc lập của mình còn bị lãnh đạo viện “nhắc nhở” vì sợ động chạm.
Cầm đầu ngọn cờ đổi mới, tự nguyện thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115, nhưng kết quả là sau 2 hay 3 lần xây dựng tầm nhìn của Viện (visioning) với cả trăm nghìn đô la thuê tư vấn từ Úc, Pháp và Đan Mạch làm, cuối cùng cũng bỏ vào tủ khóa chặt. Mới đây, Viện lại có mặt trở lại trong danh sách cơ cấu tổ chức của Bộ NN và PTNT, chẳng khác nào một Cục, Vụ? Trong nhiều diễn đàn, giải thích về sự thất bại này người “cầm cờ” đổ tại cơ chế bó buộc, nhất là cơ chế quản lý tài chính và khoa học! Nhưng dư luận lại đặt câu hỏi “Chẳng lẽ các chuyên gia hàng đầu về chính sách gồm cả tây và ta tự nghiên cứu cho mình mà lại không hiểu và không lường trước khó khăn đó, phải để đến lúc làm đụng vào cơ chế mới biết? Và vì sao có nhiều phiên bản về “tầm nhìn” đến thế mà vẫn không rút được kinh nghiệm?” Cũng vì sự khó hiểu này mà dư luận cho rằng có lẽ hoặc là do sự kém cỏi của mấy ông tây hoặc là tại cái “chiến lược giải ngân” nó thế!.
Cũng là đi đầu, ít có Viện chính sách nào có phổ nghiên cứu rộng và bao quát như Viện chính sách và chiến lược PTNNNT. Tôi được biết, từ cái nhỏ đến cái to Viện đều nghiên cứu cả. Nhỏ thì là đi đào tạo nông dân Thái Bình quê tôi trở thành Osin ở thành thị những mong đề xuất với nhà nước chính sách chuyển đổi nghề ở nông thôn. Lớn hơn một tí là nghiên cứu phát triển các ngành hàng nông sản. Lớn hơn nữa là một loạt các Chiến lược phát triển Khoa học công nghệ nông nghiệp, đặc biệt là Viện đã từng xây dựng Chiến lược phát triển ngành nông nghiệp của Việt nam, từng giúp các bạn Lào xây dựng “Tam nông”. Mỗi công trình này đều tiêu tốn cả bạc tỷ của nhà nước nhưng rồi kết quả đến đâu thì ai có thể trả lời được? Tôi hỏi những người bạn ở các Viện kỹ thuật nông nghiệp về Chiến lược KHCN của ngành nông nghiệp, và các chuyên gia lão thành về ngành nông nghiệp đều phán chung một câu trả lời “No comment- miễn bàn”. Cá nhân tôi thì tự hỏi phải chăng một Viện nghiên cứu chính sách đầu ngành cần phải tham mưu cho Bộ một chiến lược về phát triển ngành nghề nông thôn, lớn hơn là về chiến lược công nghiệp nông thôn chứ ai lại đi làm công việc của một trường nghề đào tạo Osin để rồi Osin cũng chẳng ra hồn Osin…
Tôi quê miền bắc, nhưng công tác lại gắn bó nhiều với miền Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn nhất của nước ta. Ở đây, câu chuyện “được mùa mất giá” luôn là bài toán khó với các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương. Câu chuyện, doanh nghiệp, thương lái và cả nông dân “lật kèo” xảy ra như cơm bữa. Mà nguyên nhân là các bên đều thiếu thông tin, thiếu cách tổ chức sản xuất và thương mại các sản phẩm.
Mấy năm trước, được biết Viện của anh Sơn có hẳn một dự án “Phát triển hệ thống thông tin thị trường nông sản” do Canada tài trợ kinh phí đến cả mấy triệu đô la[2]. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cho người sản xuất rau quả và các bên liên quan ở 9 tỉnh/thành phía Nam, nơi sản xuất hàng hóa phát triển để tiếp cận, thu thập, phân tích và sử dụng thông tin nhằm ứng phó tốt hơn với các tín hiệu của thị trường, qua đó tăng hiệu quả sản xuất và lợi ích kinh tế. Vậy mà gần đây, khi báo chí kêu ca về tình trạng “được mùa mất giá” tôi có dịp đi xuống miền Tây và hỏi về hệ thống thông tin này thì chẳng ai biết hệ thống đó ở đâu? Bây giờ cái gì còn, cái gì mất ai có thể biết được? Dư luận cho rằng chắc nó đi theo dự án rồi. Nhưng có người lại nói có đâu mà mất?

Chưa hết, dự án do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ với ngân sách tổng kinh phí 2,6 triệu Euro[3] hỗ trợ phát triển được bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi không rõ, chỉ có bộ trưởng và bản thân Viện mới biết. Nhưng ai cũng biết rằng có thời Viện đã từng lập cả “Công ty mẹ - Công ty con” để đi buôn rau sạch. Nghe đã thấy buồn cười và tất nhiên là mô hình này làm sao có thể phát triển được bởi các chuỗi giá trị nông sản chất lượng mà các doanh nghiệp tư nhân bên ngoài và nông dân đang làm không cần mô hình “mẹ - con” như các tập đoàn nhà nước vẫn hay làm. Cuối cùng, Viện cũng đã “thanh lý” các công ty này vô tích sự này, tất nhiên là sau khi đã tiêu tốn không ít tiền của vào đây. Tài sản của dự án này vẫn còn một chiếc ô tô để chở rau, mua vội vàng trước khi dự án kết thúc, hiện vẫn để ở sân cơ quan chưa biết cho ai vì có quá nhiều doanh nghiệp nên không đủ chia hay vì chẳng có doanh nghiệp nào, cũng có thể là vì cơ chế quản lý như anh Sơn vẫn nói, cho nên xe thì vẫn để không mặc cho sương gió dãi dầu hoen gỉ? Tôi tự hỏi chẳng lẽ các nhà làm chiến lược lại không hiểu về tính phức tạp của thể chế mô hình công ty mẹ, công ty con? Đem ra bàn thì dư luận cho rằng cũng lại tại cái “bệnh giải ngân mà thôi”.
Có nhiều tiền để nghiên cứu là cái tài của nhà quản lý. Nhưng xin được nhiều tiền rồi mà không biết cách giải ngân thì cũng mệt. Tôi được biết cách đây vài năm, nhóm nghiên cứu của anh Sơn đã phải “xuất toán” trên 4,5 tỷ đồng trong một dự án do Danida tài trợ vì chi sai nguyên tắc. Và đó mới chỉ là con số kiểm toán của 1 năm (năm 2008) nhưng phải “đền” đến trên 4,5 tỷ thì ai đã làm quản lý đều phải sợ. Khó có thể nói chắc rằng trong cả dự án với vốn cấp lên đến 2,75 triệu đô la thực hiện trong 5 năm 2007-2012 sẽ không còn những sai sót kiểu đó? Ấy vậy, mà tôi được biết anh Sơn và nhóm nghiên cứu đã “bỏ tiền túi” và tự “thu hồi” để trả số tiền này. Quả là có trách nhiệm! Nhưng dư luận lại băn khoăn là tại sao cả một Viện sai, lại phải để một cá nhân và một nhóm người phải “sửa sai”? Tôi còn nhớ hồi đó, ngoài Viện chính sách cũng có 1 - 2 Viện khác của Bộ NN và PTNT cũng có “sai sót” với các dự án của Danida tài trợ với số tiền phải xuất toán nhỏ hơn, nhưng tôi không nghĩ điều này lại xảy ra đối với Viện và cá nhân anh Sơn, một cơ quan tham mưu về cơ chế chính sách và đầy kinh nghiệm trong giải ngân các dự án quốc tế. Có người am hiểu sự tình, lắc đầu châm biếm “đền chi, mỡ nó rán nó cả thôi!”
Tôi thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ năm 2006-2013 chỉ riêng 16 dự án hợp tác quốc tế (phần lớn ODA) của IPSARD do anh Sơn chỉ đạo thực hiện tổng số vốn phê duyệt 11.517.687 đô la, tổng số tiền bằng đồng lấy tròn 203 tỷ đồng. Anh Sơn có hẳn trang trại lớn ở Lương Sơn, lấy tên “Đặng gia trang”. Trang trại này rộng khoảng 3 ha, có cả bể bơi, điện mặt trời và người trông coi trang trại được thuê từ tiền lấy từ dự án Tây Ban Nha.  
Cách đây vài tháng, tôi và anh Sơn cùng tham gia nhóm chuyên gia tư vấn cho dự án của Hà Lan về Mekong Delta. Chúng tôi trò chuyện về quê hương, về chuyên môn. Với trách nhiệm của nhà khoa học, nhà báo công dân và vì sự phát triển của ngành, tôi không thể viết khác những điều mà mình biết!
Trên đây là một vài nét sơ lược về tiến sỹ Đặng Kim Sơn để mọi người có thêm thông tin hiểu rõ hơn về một “nhà nông học xuất sắc của Việt Nam”, “Người cầm đèn chạy trước ô tô”, “Người nghĩ mở, nói thẳng”, “một tấm lòng chan chứa tình cảm, luôn trăn trở với các vấn đề nông nghiệp, nông thôn – lĩnh vực cả đời ông gắn bó!!!”.
TVT
 (Tác giả gửi BVB)

37 nhận xét:

  1. Một người đứng đầu không nhận trách nhiệm mà tự đổ cho thể chế, cơ chế, ... là đủ thấy cái tâm của anh ta đã nằm ở sâu dưới mấy thước đất rồi. Một con người sinh ra vốn tự do, thời gian cho ta kinh nghiệm, tri thức để biến đổi hoàn cảnh tạo ra thành tựu. Cá nhân mà nói, ở vị thế một người hoạt động khoa học anh đã thất bại thảm hại chứ đừng nói ở vị trí một người lãnh đạo đứng đầu. Nói như thơ như văn thì anh sống lây lất bằng những ảo giác, anh say bằng những ngôn từ, như Mộ Dung Phục hào hứng làm vua xung quanh những đứa trẻ con. Khoa học chính là không sống bằng những thứ hào quang giả dối đó.
    An toàn lương thực chính là căn bản tiến tới cải tạo nòi giống nhanh nhất. Xây dựng nông thôn còn chậm ngày nào thì cái vận mệnh quốc gia còn bị phụ thuộc ngày đó. Quốc gia nông nghiệp mà nông thôn như thế này thì phát triển bền vững kiểu gì.

    Trả lờiXóa
  2. cán nhân tôi cho răng, làm ở VN, rất khó. Ai cũng phải sống theo hiến pháp, mà ở đây là điều 4 hiến pháp. Theo điều đó, cán bộ, là do "lực lượng lãnh đạo nhà nước" bố trí. Vì ban lãnh đạo của "lực lượng lãnh đạo nhà nước", toàn từ trường đảng ra, thấm nhuần quan điểm "chuyên chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp", nên các cán bộ, như TS nông nghiệp Đặng Kim Sơn, cũng "làng nhàng" cả như các vị lãnh đạo VN và đa phần các tiến sỹ kỹ thuật đang công tác ở trong nước. Với tập thể, toàn "làng nhàng", mà ai cũng phải nuôi gia đình, thì là như vậy.

    Cái quan trọng là có người tài, xong rồi may ra mới có chữ "tín" trong dân, thì mới làm được, Mà như vậy, chỉ có cách xóa bỏ điều 4 hiến pháp, để loại QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI, của "lực lượng lãnh đạo nhà nước".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đối với tôi đảng nào cũng không quan trọng, nó tồn tại tất có lí lẽ. Điều quan trọng là đảng đó có nhân lực đủ tầm và tâm để đóng một vai trò phù hợp hay là quá sức ? Nói nôm na khi bạn ở hạng cân 60 kg bạn đừng mơ đánh nhau với đối thủ trên 70 kg cao trên 1m8. Đừng xem nhiều phim ảnh mà tưởng tượng lầm tưởng năng lực thực tế của mình. Nhắc đến thực tế thì tôi lại đồng ý với bạn, điều 4 trong hiến pháp chính là rào cản của hiện tại. Nói thẳng ra tướng không đủ tài, đủ tín mà luôn nắm ấn thì chẳng có lính nào phục, chẳng có nhân tài nào theo. Vì người tài luôn có cái ngạo và nguyên tắc, tiền bạc có thể mua được thời gian của họ nhưng không mua được họ. Đảng có buồn, có bực thế nào thì họ cũng không còn cái uy tín mà tiền bối của họ phải trả bằng đau thương, đổ máu. Không còn cái thời xé da hổ làm cờ, đừng tự níu chân mình rồi níu cả dân tộc tụt hậu thêm tụt hậu. Việt Nam sẽ còn tiếp tục chảy máu chất xám trầm trọng thêm.

      Xóa
    2. Việc tin và không tin vào một đảng nào đó rất quan trong chứ bạn.
      Trên thế giới hiện nat, các đảng đáng tin là Độc Lập, Dân Chủ, Công Đảng...

      Xóa
  3. Thôi,cho chúng con xin, chúng con lạy các ngài,các ngài đừng đem cái "mác" Tiến Sĩ ra HÙ chúng con nữa, chúng con sợ lắm rồi mà,chúng con rét run,muốn xỉu rồi đây ! (Tiến sĩ viết tắt là TS, TS=Trung sĩ (ts),thí sinh(ts),tài sơ(tức tài mọn,tài kém cỏi hay là ngu cũng thế,cũng ts).

    Trả lờiXóa
  4. Nuôi những cái Vụ, Viện như vậy chỉ tốn cơm.
    Bao năm nay nông nghiệp nước ta gánh thêm nhiệm vụ nuôi cả nghành công nghiệp, xuất khẩu lấy mỹ kim để nhập những thứ khác thế nhưng ra cánh đồng mà xem, mọi thứ vẫn gần y nguyên, nông dân vẫn một mình lụi cụi làm lấy công cụ, cải tiến máy móc để đỡ vất vả, vẫn tự bơi, tự phát triển, trăn trở "cây gì?", "con gì?", được mùa thì đỡ khổ, mất mùa lại kéo nhau lên chợ người trên phố, có ai đỡ đần đâu.
    Có thành công thì các quan tranh nhau : do có sự chỉ đạo thế này, thế nọ v.v.
    Có thất bại thì các quan quay mặt đi : dù đã có cảnh báo nhưng nông dân vẫn làm theo tâm lý đám đông, chậm tiếp thu cái mới v.v.

    Trả lờiXóa
  5. Cán bộ Việt Nam hả?! Úi giời, suốt ngày chỉ lo đấu đá, triệt hạ nhau. Và chúng gọi là "cơ cấu" (na ná như giao cấu). Ai mà sống kiểu "tài năng chân chất" là văng ra ngay, sau khi bị chửi là "Đồ hâm, ngu, điên!"
    Sự thật trần trụi là, ở xã hội hiện nay việc ăn cắp được mặc định làm cách sống của đa phần. Núp dưới những danh hiệu mỹ miều "chạy mánh", "định hướng", "vươn lên", "phấn đấu" v.v... và v.v...
    Có thơ rằng:
    Trăm năm trong cõi người ta
    Ăn cắp cho lắm, cũng chỉ (được) trăm năm!
    Thôi, bà con ráng đợi đến năm 2030...

    Trả lờiXóa
  6. Tôi ngưỡng mộ TS Tô Văn Trường; Dám nói, dám làm, sẵn sàng bị ném đá trộm - nguy hiểm nhất trong cái thể chế này. TS viết bài nào cũng rất thuyết phục, VN mà có nhiều TS như Tô Văn Trường, Hoàng Xuân Phú thì có thể khép lại cánh cửa cuối cùng chế độ Phong kiến của loài người! Tôi nhớ Lý Quang Diệu đã nói: "Nếu để Singgapore lot vào tay những kẻ tầm thường thì sẽ là một tội lớn". VN đã để lot hàng chục ngàn kẻ như thế rồi! hỡi ôi!!!
    uyen-hanoi

    Trả lờiXóa
  7. Người sông Tiềnlúc 09:29 24 tháng 3, 2014

    Tôi cũng đồng quan điểm với TS Trường. Đảng phải chấp nhận xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp để tiến tới chế độ đa nguyên, đa đảng cùng thể chế tam quyền phân lập mới tạo cơ hội cho người tài vươn lên trong các lĩnh vực, trong đó có nông - công nghiệp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TÔi đồng ý với bạn. Nếu đảng CSVN không có lòng bao dung để nâng một người bình thường nhưng tài năng lên đỉnh cao, thúc đẩy đóng góp cho quốc gia thì buộc phải chấp nhận đa đảng. Bạn không làm được thì để người khác làm, quốc gia không cần người ngán chân.

      Xóa
  8. Thực tế Điều 4 bị lên án mầm hoạ của bán nước tham nhũng làm suy kiệt đất nước... mà bản thân những người cầm đầu Điều 4 cũng bất tài vô dụng kẻ cả những vị đã hạ cánh và đang 'lãnh đạo' Dân chúng tôi lên án và coi khinh và chửi như chửi cẩu! còn liêm sỉ các vị hãy nghỉ đi đừng cơ cấu... nữa ???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  9. Chuyên mà ko hồng-ko ngoan vứt vô sọt rác........

    Trả lờiXóa
  10. Thưa bác Trường , bác Bồng : cái cơ chế tuyển chọn nhân lực theo kiểu VN ta thì Ts Đặng Kim Són này có khi vẫn còn tàm tạm đấy . Vài năm nữa thay ông Ts này đi lại chỉ là nhân vật mà Đặng Kim Són gọi bằng ....cụ tổ cho mà xem.

    Trả lờiXóa
  11. Cảm ơn bác Trường, đã vạch ra thực trạng của quản lý, điều hành, vận hành chính sách ngành NNVN. Nhưng nói chung ngành nào cũng vậy, ở ta, những người như ông Sơn mới có thể tồn tại lâu ở vị trí của mình được vì tài giỏi đã có thứ Bộ trưởng rồi, ông ta chỉ là trợ lý thôi mà, làm không khéo thì lại phải ra đi giống các đồng nghiệp cấp dưới của ông ta thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Tục ngữ có câu : Chẳng thà làm học trò người khôn, còn hơn làm thầy thằng dại. Ở đây chúng ta gặp thầy dại, học trò cũng dại mà lại tham nữa . Hèn chi 7,8 mươi triệu nông dân Việt Nam mấy mươi năm qua thảm khổ là phải !

    Trả lờiXóa
  13. Thưa anh Bồng, anh Trường (tôi 58 tuổi), thưa các bạn còm.
    Trên thế giới này, là nông dân, có lẽ không ai khổ như nông dân Việt Nam mình.
    Kể ra thì biết bao giờ mới hết. Đảng thì tài giỏi, lãnh đạo thì tài tình, chế độ thì muôn phần tươi đẹp đẽ thế mà nông dân của ta - lực lượng nuôi dưỡng cả xã hội - vẫn lầm than khổ ải vô cùng, đến nỗi ngày hôm nay (24/03/2014) báo Thanh Niên phải hét lên : "Bao giờ nông dân hết khổ?"
    Mong có những bài viết tỷ mỷ hơn của các anh để lực lượng lãng đạo nhà nước và xã hội tỉnh ngộ ra, đặng có những chính sách công bằng hơn với 80 % dân số nước ta.
    Cám ơn các anh về sự đồng cảm của mình với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
    Còn cái đám mà bài viết nhắc tới nó không khác gì hơn là con đỉa trâu bám vào hút máu của người nông dân khốn khổ của chúng ta làm cho họ ngày thêm kiệt quệ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác cứ yên tâm , tất cả sẽ được công nghiệp hóa vào năm 2020 ." ... Những chàng trai sẽ lái máy cày và bao cô gái sẽ ngồi máy cấy ... "

      Xóa
  14. Lũ sâu mọt đục khoét, phá hoại đất nước, lúc nào cũng lên giọng đạo đức : vì nước vì dân,...... Nghe thấy phát tởm. Mong có ngày tiêu diệt hết lũ tham nhũng này đi

    Trả lờiXóa
  15. Buồn quá. Có bao nhiêu ông viện trưởng như ông Sơn ở đất nước này..các ông ấy là con đẻ của điều 4 Một thời người ta hô hào " hồng" hơn "chuyên ,rồi "hồng thắm " "chuyên sâu " ..bây giờ chắc chỉ còn "hồng " ,chỉ còn điều 4.

    Trả lờiXóa
  16. Trăm năm trong cõi người ta
    Cái cõi cướp đất, ấy là cõi riêng
    Quan chức đua nhau kiếm tiền
    Hễ mà có chức, tiền liền theo sau
    Lãnh đạo là một lũ sâu
    Nông thôn xơ xác, chớ cầu tiến nhanh
    Xã hội tụt hậu,loanh quanh
    Trộm cắp vô cảm, càng ngày càng sâu
    Mua quan, bán chức từ lâu
    Lũ ngu lãnh đạo, về sau ngu nhiều
    Thương người lao động tiêu điều
    Nhà thì thuê trọ, liêu xiêu tháng ngày
    Suốt ngày cắm mặt ai hay?
    Để cho LÃNH ĐẠO đắm say kiếm tiền

    Trả lờiXóa
  17. Mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta !!!

    Trả lờiXóa
  18. Cám ơn bác Trường, cháu ngưỡng mộ bác.

    Trả lờiXóa
  19. Tiến sỹ. Nguyễnlúc 23:13 24 tháng 3, 2014

    Đặng kim sơn còn gọi là sơn cá ngão học khoá 17 khoa trồng trọt trường ĐHNN1(trước tôi 1 năm) đi đoàn quy hoạch nông nghiệp năm 1976-1977, sau này khoa trồng trọt tách làm rất nhiều khoa.. bình thường nói phét với những đồng nghiệp dốt thôi. Gặp bọn tôi là tắt điện thưa bắc Tô văn trường. Nghe bố anh ta là ông Đặng Kim Giang nên anh ta cũng được ưu ái nhiều nên mới được cất nhắc thời bác Tạn đấy ạ!, còn phát bộ trưởng bằng tuổi tôi, quá ăn may số đỏ nhờ "cụ" tạn túm tóc đặt vào ghế đấy khi cụ lần đầu sang thăm Mỹ, phát đang học ở harvard đã nhiệt tình dẫn dắt đưa rước đến nơi đến chốn "cụ" hoa mắt với nền nông nghiệp mỹ, trước đó "cụ" chỉ một điều trung quốc hai điều trung quốc vì "cụ" ra lò từ đạị học Hoa Nam mà. Khi ở viện quy hoạch nông nghiệp An Phong viện trưởng không cho phát làm phó phòng hay tổ trưởng cũng không.

    Trả lờiXóa
  20. "Dang gia trang"khoang 3ha!
    The la biet Tai cua ong vien truong SON roi.
    Dang TA co rat nhieu Can bo nhu vay?
    Oi ! Dang ta vi dai that !

    Trả lờiXóa
  21. NGƯỜI LÀM VĂN HOÁ
    Đổi mới và luôn tự đổi mới để tự hoàn thiện sứ mệnh của Đảng. Ta đừng nên nhìn ra Ngoài mà thấy Tự Ti, chán chường, làm mất cái Tôi, mà quên đi lịch sử hào hùng của Đảng, của Đất Nước!
    Đảng Ta đang chuyển biến từng bước Chậm và Chắc, Ổn Định và Vững Bền. Từ đó sẽ vững tiến ra Biển Khơi và Hoà cùng với thế giới.
    Nông dân và đời sống của Nông dân , ở Huyện Đông Hưng , Thái Bình của Tôi đã đi lên rất nhiều, các công trình bê tông hoá mọc lên ngày càng nhiều, đó cũng là do những bàn tay, khối óc của những NGỪOI LÀM VĂN HOÁ như Tôi
    Đâu đó ngoài kia, có những ai có tư tưởng chưa hoà nhập vào khí thế của đất nước, chủ trương đường lối của đảng, nên phải xem xét và tự đánh giá lại chính mình đi ... Xem nhân cách, tư tưởng nó bị khiếm khuyết ở chỗ nào ..... ?
    Lại Thành Kiên , trưởng phòng VHTT , Huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình 0979360138

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Kiên đã đọc bài " Chuyện về người phụ nữ đầu tiên bị bắn oan trong cải cách ruộng đất " chưa ? Bạn , Tôi , Chúng ta làm sao mà quên được lịch sử " Hào hùng " của ĐCSVN , đó , nhân dân nuôi dưỡng , che chở các lãnh đạo CS lúc khó khăn để rồi họ trả ơn nhân dân như thế đó , những kẻ " ĂN CHÁO ĐÁI BÁT " thường hay kể công , khoe thành tích và tự nhận mình là người có VĂN HÓA .

      MP.78

      Xóa
    2. @ Lại Thành Kiên: Hoặc là bạn bị thằng nào đó chơi đểu, đăng tên và SĐT lên để hứng gạch. Hoặc bạn là anh Văn hóa bưng bô cho ĐCS bệnh hoạn.

      Xóa
  22. "Bao giờ nông dân hết khổ" vâng đó là tiếng hét của trên 75% dân số của đất nước này,đất nước có một đảng quang vinh và đang đi tới thiên đường XHCN .Những quan chức Việt Nam hình như họ không ăn bằng cơm,cho nên họ đâu hiểu được rằng để có được hạt gạo,người dân quê đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt và cả máu nữa.Trong khi họ biếu xén,đút lót,hối lộ,tham ô,tham nhũng,mua quan, bán tước với số tiền lên đến cả tỷ đồng hàng triệu đô la,họ xây những lâu đài, cung điện nguy nga tráng lệ,như cha con ông Bùi Thanh Quyến,ông Nguyễn Trường Tô,ông Trần văn Truyền..v..v. Trong lúc người dân quê đang loay hoay không biết bán sản phẩm do mình làm ra ở đâu với một bài ca muôn thuở "Được mùa rớt giá".Trên đất nước "Thiên đường" này có những cảnh đời khốn khổ mà có lẽ không tìm ở đâu ra trên hành tinh này ngoại trừ Việt Nam ta ,mà chắc sẽ còn kéo dài nữa,bởi vì nhân dân nông thôn đâu có được nói,đâu có chỗ nào để kêu và làm gì có quan chức nào muốn nghe họ nói.

    Trả lờiXóa
  23. "Bao giờ nông dân hết khổ" vâng đó là tiếng hét của trên 75% dân số của đất nước này,đất nước có một đảng quang vinh và đang đi tới thiên đường XHCN .Những quan chức Việt Nam hình như họ không ăn bằng cơm,cho nên họ đâu hiểu được rằng để có được hạt gạo,người dân quê đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt và cả máu nữa.Trong khi họ biếu xén,đút lót,hối lộ,tham ô,tham nhũng,mua quan, bán tước với số tiền lên đến cả tỷ đồng hàng triệu đô la,họ xây những lâu đài, cung điện nguy nga tráng lệ,như cha con ông Bùi Thanh Quyến,ông Nguyễn Trường Tô,ông Trần văn Truyền..v..v. Trong lúc người dân quê đang loay hoay không biết bán sản phẩm do mình làm ra ở đâu với một bài ca muôn thuở "Được mùa rớt giá".Trên đất nước "Thiên đường" này có những cảnh đời khốn khổ mà có lẽ không tìm ở đâu ra trên hành tinh này ngoại trừ Việt Nam ta ,mà chắc sẽ còn kéo dài nữa,bởi vì nhân dân nông thôn đâu có được nói,đâu có chỗ nào để kêu và làm gì có quan chức nào muốn nghe họ nói.

    Trả lờiXóa
  24. Cái chi tiết anh Sơn có trang trại nói lên cái gì bác Trường ơi! Anh Tạn có trang trại nuôi vịt giời đây này (chỉ sợ là vi phạm công ước CITES thôi) - http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/121981/Phong-su/Cuu-Pho-Thu-tuong-nuoi-ngong-troi.html. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, vậy anh Sơn có trang trại cũng là chuyện bình thường thôi mà.

    Trả lờiXóa
  25. Ông Đặng Kim Sơn này hẳn là được "ông anh" hay "cô em" nào đó cho tiền rồi chứ lương nhà nước mà vợ con không đói khát, thất học đã là giỏi giang rồi nói gì đến trang trại nhiều tỷ đồng kia.
    Nếu ông Sơn là đảng viên thì nhận định trên là đáng tin cậy.
    Sao vậy?
    Hôm nay các báo lề đảng đều đăng câu nói bất hủ của đồng chí Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt) khi ông phủ nhận việc ăn hối lộ từ Công ty JTC của Nhật Bản: "TÔI LÀ ĐẢNG VIÊN VÀ TÔI CAM KẾT VỀ ĐIỀU ĐÓ"

    Trả lờiXóa
  26. Thưa tiến sĩ Đặng Kim Sơn (Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn) Nếu tình cờ mà ông đọc được những dòng chữ này mong ông trả lời thắc mắc của các commenters : Từ ngày thành lập đến nay, viện của ông đã sài hết bao nhiêu tiền và đã làm được những gì cho nông dân, nông thôn và nông nghiệp Việt Nam. Thỉnh thoảng thấy ông phát biểu trên TV thấy rồng phượng lắm nhưng kết quả thực tế giúp cải thiện đời sống nông dân thì đến nay hình như vẫn là một con số 0 tròn trĩnh.
    Trộm nghĩ nếu giải tán cái Viện của ông thì bức tranh nông thôn VN ta vẫn thế nhưng ngân sách bớt được khoản chi cũng khổng lồ đấy. Có điều ông phải tự duy trì lấy trang trại của mình. Nhiều người cười nửa miệng bảo : trang trại ấy là do ông đã khéo léo "phối kết hợp" 203 tỷ đồng từ các dự án mà có chứ lương nhà nước có cơm no áo ấm cho vợ con đã là phúc lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  27. Không biết ông Sơn này đã làm gì cho nông nghiệp mà được kêu là “NGƯỜI CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ”? Theo thiển nghĩ, trong nông nghiệp nước ta nếu có người cầm đèn chạy trước ô tô thì chỉ có Cố bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú - Ông Kim Ngọc - người sẽ được thờ phụng trong lòng dân chúng vì tấm lòng đối với Tam Nông.

    Trả lờiXóa
  28. Tôi có ông bạn đại tá công an nghỉ hưu có Trang trại 400 Ha cực đẹp chắc cũng xây bằng tiền lương..ko biết có ông nào đủ gan dám viết ko tôi chỉ cho, chứ còn 3 Ha trên cái vùng khỉ ho cò gáy ấy thì chỉ là muỗi.. Đã dám viết thì viết hẳn với các quan lớn xm sao, ko họ lại gọi là mấy thằng phản động hèn mạt

    Trả lờiXóa
  29. Ai đánh giá sự kém phát triển của nông nghiệp VN cần tìm hiểu thêm các đóng góp của ngành nông nghiệp cho kinh tế quốc gia và thậm chí cả thế giới. Từ một nước đói ăn nay là một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều, đồ gỗ... Trong nước thì được đánh giá là ngành cứu sống các ngành khác trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhờ an ninh lương thực và mang ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản về làm vốn cho nhiều ngành khác phát triển.

    Trả lờiXóa
  30. Cụ Đặng Kim Giang ở nơi chín suối liệu có mỉm cười được không khi có một người con như vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên để người đã khuất yên nghỉ!

      Xóa