Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

NGHỊ ĐỊNH TƯNG TỬNG (?!)

* NGUYỄN HÙNG
Điều khoản cấm các cá nhân 'tổng hợp thông tin' của Nghị định 72 về quản lý internet tiếp tục gây luận khi thời điểm nghị định có hiệu lực chỉ còn ba tuần.
Tựa của các bài viết liên quan cũng cho thấy hai cách nhìn khác nhau về văn bản pháp luật này: 'Bà Tưng và Nghị định tưng tưng', 'Nghị định 72...soạn không kỹ, mơ hồ, dễ gây tranh cãi', 'Có sự hiểu nhầm về Nghị định 72', 'RSF lên án nghị định 72 về quản lý báo chí mạng của Việt Nam', 'Nghị định 72 sẽ xử nghiêm các trang tin mạo danh' hay 'Nghị định 72 sẽ thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ hơn'.
Nghị định có cả thảy sáu chương với 46 điều trong đó nhiều điều lại có trên dưới 10 khoản nhưng dư luận dường như chỉ tập trung vào chuyện các trang web cá nhân hoặc trang do cá nhân lập ra trên các mạng xã hội sẽ không được phép "cung cấp thông tin tổng hợp".
Như vậy mấu chốt ở đây là định nghĩa thế nào là thông tin tổng hợp.
Dù bác bỏ thông tin cho rằng văn bản do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành "cấm trích dẫn một vài đoạn, bình luận và làm đường dẫn đến các bài báo chính thống", nhà báo  nói vấn đề là định nghĩa thông tin tổng hợp trong nghị định không rõ ràng.
Ông bình luận:
"Một nguyên tắc của định nghĩa là phần giải thích không thể dùng từ được định nghĩa để giải thích - cái này là nguyên tắc sơ đẳng ai cũng biết.
"Nói "thông tin tổng hợp" là "thông tin được tổng hợp..." thì hài quá".
Nguyên văn định nghĩa có tại khoản 19 của Điều 3 là: "Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội."
'Nguồn tin chính thức'
Ông Phú cho rằng những người soạn văn bản muốn nói tới các trang tin tổng hợp tự động như Báo Mới hay có người chọn bài như CafeF.
Nhà báo này cũng đặt câu hỏi về mục đích cấm tổng hợp thông tin vì nếu để bảo vệ bản quyền thì sẽ phải có cách diễn đạt khác và trên thực tế đã có các văn bản pháp luật khác về bản quyền và kết luận "kỹ năng soạn thảo văn bản...có nhiều vấn đề."
Mặc dù vậy, nghị định cũng có điều nói rõ thêm về thông tin tổng hợp.
Điều 20 về phân loại trang thông tin điện tử quy định ở khoản 2:"Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó."
"Nguồn tin chính thức" ở đây được hiểu là "những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ."
Khoản 3 và 4 cũng của Điều 20 khẳng định trang thông tin điện tử của cá nhân và cả các trang thông tin điện tử nội bộ của các tổ chức và doanh nghiệp đều không được "cung cấp thông tin tổng hợp" trong khi các tổ chức và doanh nghiệp sẽ cần có giấy phép để cung cấp thông tin tổng hợp.
Khoản 4 cũng xác định trang thông tin điện tử cá nhân "là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp."
Như vậy một điều có thể khẳng định là các cá nhân thậm chí không thuộc đối tượng được phép xin giấy phép tổng hợp thông tin vốn chỉ dành cho các tổ chức và cơ quan.
Và một số trang điểm tin hiện nay trong đó có trang Ba Sàm và Bauxite Việt Nam có thể nằm trong tầm ngắm của Nghị định 72.
'Lề phải, lề trái'
Khi  về nghị định, Tiến sỹ Hà Sỹ Phu nhắc tới câu mà ông nói "nhà báo Huy Đức tặng nhà báo Ba Sàm" - "Báo Ba Sàm thì đưa tin chính thống, báo chính thống lại đưa tin ba sàm!" - và bình luận thêm: "Trong cuộc thi đua để chiếm lòng tin cậy của dân, có khi phía "lề phải" đã thấy mình yếu thế nên phải nghĩ ra luật để kiềm chế đối thủ "lề trái" đang được lòng dân."
"Nếu lấy "lề phải" làm chuẩn thì các trang Basam, Bô-xít và hầu hết các blog cá nhân hiện nay đều phạm luật cả."
Trong khi đó blogger  tác giả của bài viết 'Bà Tưng và Nghị định tưng tưng' nhận xét:"...[N]ghị định tưng tưng ấy nếu có nguy hiểm thì cũng chỉ nguy hiểm với những blogger có tóc như Bô Xít, Quê Choa, Nguyễn Tường Thụy, JB Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Trọng Tạo, Bùi Văn Bồng, Người Buôn Gió, Nguyễn Thông, Bà Đầm Xòe, Nguyễn Đắc Kiên, Mai Xuân Dũng, Đinh Tấn Lực, Bùi Hằng...
"Còn đại ca Anh Ba Sàm, chuyên gia tổng hợp tin tức thì hình như cũng biết trước nghị định tưng tưng nên đã di tản ra nước ngoài rồi."
Gần một tuần sau khi nghị định được chính thức công bố, điều có thể thấy là nó tạo ra nhiều câu hỏi hơn câu trả lời, ít nhất trong vấn đề tổng hợp thông tin.
Nghị định cũng dễ tạo ra những hiểu lầm không chỉ đối với người dùng mạng ở Việt Nam mà cả độc giả trên thế giới.
Trang tin  hôm 1/8 đăng lại bài của AFP với đoạn mở đầu: "Cộng sản Việt Nam sẽ cấm các blogger và người sử dụng mạng xã hội chia sẻ tin tức trực tuyến trong một nghị định được xem là sự trấn áp thêm nữa tự do trên mạng [internet]."
Trong cùng ngày Cục trưởng Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Hoàng Vĩnh Bảo được  nói:
"Việc đăng tải nguyên văn những thông tin từ báo chí, trang tin điện tử khác, trang tin điện tử cá nhân không được làm.
"Tuy nhiên việc trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc thì Nghị định 72 không cấm."
Còn nhiều câu hỏi
Dù đã giải thích được thắc mắc của đông đảo người dùng Facebook, tính mơ hồ của định nghĩa "thông tin tổng hợp" vẫn khiến một loạt các câu hỏi còn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Mặc dù bị cấm lập trang tin tổng hợp nhưng liệu cá nhân có thể viết bài tổng hợp trên trang cá nhân của mình?
Chẳng hạn một blogger, chủ trang web cá nhân hay người dùng Facebook có thể viết bài với các thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn, cả chính thống và phi chính thống như người viết bài này đang làm hay không?
Và nếu được thì liệu số lượng bài viết có bị giới hạn hay không?
Ngoài ra một blogger có còn quyền đăng lại bài của các blogger khác trên blog của mình không nếu đã được phép của các blogger đó?
Ngay cả khi vị Cục trưởng đã giải thích về quyền được "trích dẫn một đoạn hoặc viết lời bình luận rồi dẫn đường link để chỉ về trang gốc" thì liệu việc này có bị hạn chế về số lượng hay không và có "trang gốc" nào bị Nghị định 72 cấm dẫn đường link tới không?
Người ta có thể hỏi rằng để bảo vệ bản quyền cho các cơ quan báo chí thì tại sao chỉ có các tổ chức và doanh nghiệp được tổng hợp thông tin trong khi các cá nhân và ngay cả trang nội bộ của các tổ chức và doanh nghiệp cũng không được quyền này?
Và cuối cùng, như nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam, ra nghị định là một chuyện, còn thực hiện ra sao lại luôn là một chuyện khác hẳn.
NH
(Theo BBC tiếng Việt)
------------------
+ Bài liên quan:
>>- Không biết có phải vì quá “bí số’ nên chỉ nhìn sơ qua từ 2009 đến nay mà có  nhiều Nghị định 72 /CHÍNH PHỦ (Quy phạm pháp luật như thế dễ lẫn lộn, tra cứu mệt!):
1 - Số: 72/2009/NĐ-CP - Ngày 03 tháng 09 năm 2009/Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
2- Số: 72/2010/NĐ-CP - Ngày 08 tháng 07 năm 2010/Quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường
3 - Số: 72/2013/NĐ-CP - Ngày 15 tháng 07 năm 2013/QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG
=>Và, ... ?
-----------------
------------------

11 nhận xét:

  1. Ngăn chặn, dựng nhiều tường lửa...cấm đoán, quy tội đủ kiểu với Internet trong thời đại @, công nghệ thông tin bung mở toàn cầu, thé giới phẳng...là chưa hiểu hết về kỹ thuật, tác dụng, sức bung mở của vi tính-điện tử- tin học.
    Khác nào lấy đất bùn, đất cát ngăn lũ lớn. Ngăn chỗ này, sức nước bùng phá ra chỗ khác, lớn hơn (rút gươm chém xuống nước, nước càng cháy mạnh...) . Chỗ vừa ngăn cũng bị bục toang luôn. Đó, rồi xem: Sẽ chẳng đi đến đâu. Chỉ tổ thêm mang tiếng với thế giới là Vi phạm dân chủ, Vi phạm nhân quyền, qúa lạc hậu mà thôi. Ôi, lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy vô nghĩa mà có hại lớn!

    Trả lờiXóa
  2. Nó chung chung bỏi nó phải cố dấu cái nó cần phải cấm...? Hiểu chửa?

    Trả lờiXóa
  3. Internet cung cấp thông tin nhanh nhạy. Lượng tung tin bậy bạ rất ít, thường là chính xác và trung thực. Lấy thế mạnh của Internet nắm bắt kịp tình hình để nhanh nhạy trong lãnh đạo mới là người lãnh đạo có tài, Dùng Internet phát huy "chính phủ điện tử" thời đại @. Còn như sợ Internet là lãnh dạo ngu dốt, quá lạc hậu, rất non tay.

    Trả lờiXóa
  4. Nghị định là văn bản pháp lý, rất cần chặt chẽ về quy phạm pháp luật và để dễ thực thi để có hiệu lực.
    Nhưng nghị định này:
    - Nhiều chỗ phi lý, phi thực tế
    - Dài dòng văn tự câu chữ như bài tập lam văn yếu.
    - Thừa và trùng lắp nhiều mà vẫn chưa đủ, quá thừa chữ, nhưng thiếu nội dung đích thực.
    - Cẩu thả, nhập nhèm...
    - Nặng về áp đặt, nói lấy được
    - Kém tính pháp lý, không thuyết phục...

    Trả lờiXóa
  5. Tuy có chức danh, chức trách, ăn lương rồi, nhưng viết một báo cáo, đưa ra được một văn bản là có thêm tiền bồi dưỡng, mà thường Bồi đậm và Dưỡng ấm chân răng. Cho nên thi nhau "sản xuất văn bản" Nước ta là năng suất sản xuất văn bản cao nhất thế giới, cũng là Bội thực các loại văn bản. Cái sau ra không hủy cái trước, chất đống lên, không biết theo cái nào để thực hiện.

    Trả lờiXóa
  6. Hoá ra các bác còn hiền lành đến ngây thơ thật đấy !
    Chế dộ này làm Luật Rừng nên càng phải rối rắm,tối tăm,phức tạp v.v.càng
    tốt ! Có như thế thì mới dễ CHỤP MŨ để tóm cổ bất cứ ai vào tù chứ ?
    Tôi cho rằng Nghị Định này là có tính nhất quán với chính sách NGU DÂN
    mà dảng ta đã thực hiện và nay đang tiếp tục từ ngày CƯỚP chính quyền !

    Trả lờiXóa
  7. Người sông Tiềnlúc 09:17 14 tháng 8, 2013

    Trên blog của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có tít: "Bà Tưng và Nghị định tưng tưng". Thật không lời bình nào độc bào bằng "Nghị định... tưng tưng". Nay lại xuất hiện trên blog của nhà báo Bùi Văn Bồng là "Nghị định tưng tửng", thật quá đả.

    Trả lờiXóa
  8. Hạnh phúc to đùn....không thấy sao..?
    no cơm ấm áo....cứ... mơ vào
    Anh hùng hào kiệt...nay đâu hiếm
    hàng thì không đứng...thích xé...rào

    Ai nắm cao quyền, dân ...có trao...?
    tham lam, cố vị lắm...nên giàu
    nói nhăn nói cụi...dân thêm chán
    nát lòng, thất vọng....có khi nào....?

    Tham nhũng đâu rồi...ra..nói mau...
    sao mi gian dối....thối anh hào...?
    mặt chai như đá...ăn cho lắm...!
    Dân chửi...đời khinh ...khó chữa....bào

    Trả lờiXóa
  9. Ôi! Nhà tù lớn Việt Nam càng ngày càng ngột ngạt, dị hợm.
    CNXH chi lạ rứa? Mần răng hè?

    Trả lờiXóa
  10. Mượn cớ "Bảo vệ nguyên bản" thôi
    Đích nhằm tiêu diệt Bloger rồi
    Lỡ giam vào tù người ngay thẳng
    Sản xuất Nghị định, chống chế thôi.

    Làm báo Online, phổ biến tin
    Chẳng ai muốn giữ để bài chìm
    Loan truyền rộng rãi, càng cao giá
    Tổng hợp tin bài - sao phải xin?

    Lý do nghị định gắng đưa ra
    Che đậy ý đồ tạo nên đà
    Cho lũ ngu muội thêm chứng cớ
    Tống giam, bóp nghẹt dân Blog ta!

    Nhân Quyền vi phạm, hoại lòng tin
    Không muốn Dân chủ nên phải gìm
    Tham nhũng, xét sử không dứt khoát
    Mới dùng hạ kế, bắt ta im.

    Thương thay cho đám cạp tiền hôi
    Vơ vét, gật gù, chỉ biết ngồi
    Chẳng tạo nên lời (lãi) cho đất nước
    Nhăm nhe kiểm duyệt chuyện trời ơi.

    Đúng là dỗi hơi những chuyện không đâu, góp thêm bằng chứng rõ ràng vào việc vi phạm nhân quyền. Hết cả đây đẩy chối là "Nhà iem" có vi phạm Nhân quyền đâu? tại "chúng nó" (lũ Bloger) cứ lôi tội "Nhà iem ăn hại đái nát ra" nên iem mới phải mượn cớ tống giam đó chứ. Bây giờ có Nghị định rồi, iem cứ thẳng tay trùng trị thôi."

    Trả lờiXóa