Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

LỐI SỐNG NÉ TRÁNH, CO LẠI !

* BÙI VĂN BỒNG
Trong vụ tố cáo tiêu cực (nhân bản) xét nghiêm máu để vụ lợi ở bệnh viên huyện Hoài Đức mới đây, lúc đầu có 5 người ký tên đứng ra tố cáo. Mấy hôm sau, hai người đã rút đơn tố cáo là Phạm Thị Oanh và Nguyễn Thị Cường. Lý do được cả hai người đưa ra là do áp lực từ phía gia đình. Đối với chị Oanh, việc ký vào đơn tố cáo không được sự ủng hộ của gia đình nhà ngoại cũng như chồng chị. Thậm chí chị còn bị đánh đập và đuổi ra khỏi nhà vì đã ký vào đơn tố cáo. Còn chị Cương thì do gia đình không đồng ý, ngoài ra hai người con của chị đã phải quỳ xuống van xin chị rút đơn.
Hiện trạng này biểu hiện những nỗi sợ bị tru úm, bị liên lụy, bị trả thù và nhất là sự can thiệp của chính quyền, đoàn thể, công an, có khi xã hội đen, côn đồ. Sự bình yên, an toàn, chắc ăn về môi trường sống và yên bề làm ăn đã dẫn tới lối sống co lại. Sự vô cảm cũng phát sinh từ đó.
Anh bạn tôi ở Đồng Nai kể rằng vợ anh đã đập máy vi tính vì chống thường truy cập đọc tin tức trên mạng. Sau hôm họp dân phố, bà được phổ biến: “Mọi ngươi không được truy cập mạng internet. Ai vị phạm sẽ bị chính quyền xử lý, con bị đuổi học, con cái sẽ bị mất việc làm…”. Bà vợ nghe vậy sợ quá, về khuyên chống đừng mở máy tính. Nhưng ông chồng nói không sao, đừng có nghe mấy ông khu phố, tổ dân phổ không nắm chắc chủ trương, quan trọng hóa vấn đề đến mức cực đoan, quá tả. Hai vợ chồng cự cãi nhau. Bà vợ sợ bị liên lụy, nóng tính đã đập vỡ máy vi tính xách tay. Lối sống co lại còn để tránh đấu tranh, tránh né phê bình, vì “đấu tranh-tránh đâu”, giữ yên cái ghế, chỗ làm và cả quyền lợi cá nhân.
                > Một xã hội ngập tràn nỗi sợ  
               > Điêu đứng vì...tố cáo cấp trên 
              > Chị Oanh đã lập công chuộc tội  
              > Sau “vinh danh” là đuổi việc 
Lối sống co lại là một phản xạ tự nhiên. Một ông Chủ tịch tỉnh ký nhiều quyết định thu hồi đất sai trái, dân khiếu kiện nhiều lần không giải quyết. Vì né tránh ‘tội”, thấy dân là co lại.
Một vị giám đốc bất tài, nhưng vì bỏ tiền mua bằng cấp, mua chức, ai cũng biết. Mỗi làn gặp cán bộ nhân  viên là co lại. Vì họ biét mình còn khuyết điểm nặng hơn họ, chẳng dám nghiêm khắc với ai.
Một vị quan tòa xử nghiêng lệch về phía bị đơn, khiến cho công lý về phía nguyên đơn bị vùi dập, co lại.
Một người đứng đầu cơ quan tham nhũng, thủ đoạn, khi họp chi bộ, họp đảng ủy, co lại.
Một cán bộ sắp đến kỳ lên lương, hoặc trong nguồn bồi dưỡng đào tạo, thấy Bí thư Đảng ủy, Thủ trưởng sai sờ sờ, nhưng vì nghĩ cái lợi trước mắt cho mình, co lại…vv.
Đó là sự co lại của các vị quan chức phạm sai lầm. Họ biết sai chứ không phải là vô tình. Họ cố ý làm sai, chứ không phải là do trình độ năng lực yếu kém, hoặc do thiếu thông tin gì cả. Vì họ tự biết điều đó là vi phạm đạo đức, phẩm chất cán bộ đảng viên, vi phạm pháp luật, nhưng vì tham tiền, vì ôm cái cục cá nhân chủ nghĩa quá to, họ cứ làm. Làm sai, làm liều rồi, khi gặp bối cảnh, tình huống, con người nào đụng đến, hoặc ai đó có khả năng lôi mặt ra, buộc họ phải co lại. Chính họ đã làm mất cái giá trị quý nhất của con người là lòng tự trọng và quyền được sống tự do thoải mái.
Còn người dân và cán bộ nhân viên thấp cổ bé họng cũng sống co lại.
Họ sợ đấu tranh-tránh đâu, nên co lại, không muốn đụng đến chuyện đấu tranh phê bình ai cả. Họ tặc lưỡi: “Thôi, chả dại! Chuyện của cả cơ quan, của làng xóm, của toàn xã hội, đụng đến làm gì? Không khéo chẳng phải dầu cũng phải tai, sinh vạ”.
Một thanh niên đang phấn đấu vào Đảng, thấy các đảng viên làm sai, họp chi đoàn mặc dù được khuyến khích đoàn viên góp ý với đảng viên, nhưng co lại: “Thôi, đụng đến, nó đì, nó trù úm, mất phiếu, vào đảng sao được!”. Tốt nhất là co lại!
Một người dân được chính quyền mời họp, mời góp ý “xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh”. Nhưng kinh nghiệm qúa nhiều rồi, các ổng (ông ấy) nói dzậy mà hổng phải dzậy, phê bình các ổng, hôm nào lên xã (phường) xin chứng giấy đi học cho con cháu, nó đì, nó sinh chuyện chậm chạp, rắc rối, thêm bất lợi. kệ nó. Và co lại!
Một người rõ ràng thấy kẻ cắp, định la lên, nhưng bọn trộm giơ nắm đấm dọa, đành im miệng co lại, nhìn mà ngậm tức.
Một người dân được công an mời làm chứng về việc có mặt ở hiện trường cuộc ẩu đả, vụ tai nạn. Nhưng khi nói sự thật thì công an ngăn lại, vì họ muốn bảo vệ cho bên phạm sai lầm, cũng co lại.
Một nhân viên muốn mở trang mạng đọc tham khảo thông tin, nhưng nghĩ đến qy định của Thủ tường cấm cán bộ, nhân viên đọc “mạng lề trái”, cũng co lại: “Mình đọc trang báo “lề phải online” nhưng biết đâu kẻ xấu bụng đi “mét” thủ trưởng là thấy đọc trang mạng cấm, thôi tắt máy, khỏi đọc, sinh phiền”…
Nghĩa là: Từ kẻ quyền cao chức trọng, đến trung gian nịnh thần, rồi cả người dân ai cũng phải nơm nớp, thủ thế, tự giữ cho mình, an phận thủ thường. Ai cũng có ly do để sống co lại cho riêng mình. Xã hội vậy gọi là tự do được à? K.Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Nhưng ai cũng chỉ quanh quẩn nghĩ rằng: “Im lặng là vàng, đấu tranh-tránh đâu? Hạnh phúc chưa biết sao, nhưng bị trả thù, bị trù úm, bị gây phiền bất an cho cuộc sống là thực tế cứ sờ sờ ra đấy”!
Những vị lãnh đạo đầy quyền lực trong tay, nhưng ngay đến việc nói thẳng sự thật, nêu lên đúng bản chất vấn đề, gọi thẳng tên người sai phạm cũng né tránh: “Đồng chí X”…Rồi khi tiếp xúc cử tri lại biện minh rằng: Chỉ nên cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe, nếu như thi hành kỷ luật, xử lý các vụ tham nhũng mà quyết liệt 'làm mạnh, làm kiên quyết' (người ta) lại dọa ân oán, trả thù...
Người Việt Nam rất dũng cảm chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay, làm nên truyền thông anh hùng của dân tộc. Nhưng chỉ quyết liệt, khí phách khi bối cảnh đặt ra giữa cái sống và cái chết, khi “nước đến chân mới nhảy”. Nhưng tầm nhìn xa, bản lĩnh phản vệ, tư duy độc lập, chính kiến rõ ràng và tác phong phản biện xã hội lại bị tâm lý (như là thực dụng, lối sống tiểu nông xa xưa) co lại. Thế nên, cứ lặp di lặp lại: Giành độc lập, lại mất độc lập. Thắng giặc này xong, lại bị giặc khác xâm lăng. Suốt cả mấy nghìn năm rồi, một dân tộc chưa bao giờ hết bóng giặc, một dân tộc quan lại đè cổ dân rất khắc nghiệt. Dù cho thế hệ âm X (-X) trước Công nguyên đến Xo (Ếch không) rồi X1 đến X10…nhiều đời sau nữa cũng chỉ loanh quanh cái vòng nô lệ hết kẻ này đến kẻ khác xâm lược, đô hộ, đè nén, áp bức. Do mình phản ứng chậm trong cuộc sống thường nhật, nghe nói sai, nói bậy, nói sảng rất khó chịu mà không dám phản ứng tức thì, không “huýt sáo” rời ghế cử tọa mà cứ im re ngồi, nghe xong ra ngoài mới bàn luận “vuốt đuôi” rồi ngậm tức dài dài. Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Cuộc sống là sự gắn kết hài hòa, quan hệ tương hỗ 'Tôi và Chúng ta', "mình vì mọi người, mọi người vì mình". Nhưng khi cái 'tôi' quá lớn, quá đậm thì 'chúng ta' sẽ teo khuất, mờ nhạt. Ôi, ai cũng an phận thủ thường, thiếu bản lĩnh sống; ai cũng co lại, cho nên thành miếng đất mỡ màu cho cái xấu, cái ác phình to rồi hại đến chính mình, đến đời con cháu mình!
BVB
--------------------

31 nhận xét:

  1. Anh Bồng viết hay và rất chính xác.Thật buồn cho Dân tộc ta ;Có phải dân ta có cái gen như vậy không nhỉ?So với dân Au-Mỹ ,dân Việt thua kém nhiều .Có cách gì để thay đổi nhận thức của dân ta không?

    Trả lờiXóa
  2. Chuyện đời Bùi Văn Bồng viết rất đúng
    "ai cũng co lại, cho nên thành miếng đất mỡ màu cho cái xấu, cái ác phình to rồi hại đến chính mình, đến đời con cháu mình!"
    Mong mọi người dân VN nên mạnh dạn hơn lên án cái ác và ủng hộ lẽ phải, cái đúng, cái hay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong mọi người mạnh dạn mà Bạn lại "NẶC DANH" !

      Xóa
  3. Thưa bác Bồng, tôi nghĩ đơn giản là dân trí thấp. Thấp ở đây là cái cần biết thì không biết, cái thuộc về quyền của mình trước pháp luật thì không tường. Như chúng ta, những người lên xem và bình luận ở đây, như tôi, cũng là tự tìm hiểu mới biết quyền của mình như thế nào. Trong trường chưa từng thấy dạy học sinh thí dụ cụ thể thế nào là bình đẳng trước pháp luật.
    Nói thẳng ra dân ta bị mấy ông bà chứng giấy tờ trên phường hù đến run người rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Trương Thi Phươnglúc 21:52 24 tháng 8, 2013

    Bài viết nghiên cứu, tổng hợp và khái quát hóa rất tuyệt. Nỗi trắc ẩn này chất chứa trong lòng tôi từ lâu rồi. Nhất là khi sập cầu Cần Thơ làm có 64 người tử nạn và trên 180 người bị thương . Một vụ tai nạn công nhân chết oan khốc, thảm hại. Khi đó Thủ tướng là ông Ba Dũng, Bộ trưởng GTVT là Trần Hồng Quân. Nhưng không ai từ chức hoặc chịu trách nhiệm liên đới. Nếu như ở Âu -Mỹ mà thế là biểu tình lớn rồi. Nhưng ở ta, không dính gì đến mình, ai cũng MACKENO. Cảm ơn bác Bồng đã nói hộ lòng chúng tôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Thi Phươnglúc 21:57 24 tháng 8, 2013

      Xin lỗi là Bộ trưởng XD Nguyễn Hồng Quân (không phải Trần), và mời bà con tham khảo :
      http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_c%E1%BB%91_s%E1%BA%ADp_nh%E1%BB%8Bp_d%E1%BA%ABn_c%E1%BA%A7u_C%E1%BA%A7n_Th%C6%A1

      Xóa
  5. Đây là chuyện bình thường trong xã hội toàn trị, bác Bồng là nhà báo thấu hiểu thời sự nên đi trước xã hội khá lâu. Thời 80 thế kỷ trước, CA đang đêm gõ của bắt đi, mãi không về cũng không biết tin, gia đình lấy ngày bị bắt làm ngày giỗ.

    Bây giờ thời thế đã khác ít nhiều, Phuơng Uyên bị bắt về tội " chống TQ", nhưng đã được tha vi áp lực xã hội đó thôi.

    Nếu đa số dân chúng lên tiếng thì xã hội thay đổi. Xã hội toàn trị dựa trên sự sợ hãi để cai trị, những người lớn tuổi vì sợ nên im lặng, nhưng khi giới trẻ lên tiếng, thì chẳng có lũ quan tham ngu dốt nào tồn tại.

    Trả lờiXóa
  6. Anh Bồng viết hay và rất chính xác.Kể cả các cựu chiến binh (CCB), sống ở Tây Âu dân chủ, CHLB Đức, cũng vậy: "CO LẠI". Gần đến ngày 30.4, các CCB, mặc đẹp và mừng chiến thắng.Có cái việc,mời các CCB, trước thuộc nhà nước Việt nam cộng hòa,tham gia, để hòa hợp dân tộc,cũng chun cả vòi,không dám.May là có bác Hùng Lý ở Berlin,chỉ dùng từ thống nhất, thay vì giải phóng.Trong khi đó, người Việt, đa số là vượt biên bằng đường biển vào nhứng năm 80, sống ở Hamburg-Harburg, biểu tình trước lãnh sứ quán tàu, thì cầm cả 2 lá cờ (xem blog GS Nguyễn Dăng Hưng)

    Trả lờiXóa
  7. Các bạn trẻ Bloger,Tuyên bố 258, không sống "co lại"!

    Trong vấn đề cán bộ, bác Nguyễn Đình Hương, Bùi Đức Lại của ban tổ chức trung ương, đã nêu ra, những cái thực tế xảy ra trong quá khứ trong việc bổ nhiệm các bộ trung cấp.

    Trả lờiXóa
  8. Các võ sỉ trước khi ...nóc ao... hạ gục đối thủ cũng...CO...tay lại mới ra đòn....? và trong lúc đang thế thắng chủ quan nên địch thủ sẽ....nằm dài bởi cú NỐC AO... đúng địa chỉ..!

    Trả lờiXóa
  9. ""Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Cuộc sống là sự gắn kết hài hòa, quan hệ tương hỗ 'Tôi và Chúng ta', "mình vì mọi người, mọi người vì mình". Nhưng khi cái 'tôi' quá lớn, quá đậm thì 'chúng ta' sẽ teo khuất, mờ nhạt""...
    > Sự luận giải chính xác, sát thực tế. Không thể nhà hàng xóm cháy cứ mặc kệ, ta cứ tưới đẫm đường ranh đừng cháy nhà ta là được rồi. Nhưng đâu ngờ, khi lửa cháy lớn thì cháy lan sang cả nhà mình.

    Trả lờiXóa
  10. Nhiều học giả,nhà nghiên cứu hay người hoạt động chính trị nổi tiếng v.v.
    đã từng nói về thói hư tật xấu của người dân VN.chúng ta từ lâu rồi nhưng
    đến nay vẫn chưa có thuốc trị.
    Vài thói xấu tai hại điển hình như...ăn xổi ở thì,thích lợi trưóc mắt (kiểu như thằng Bờm) chứ không muốn nhìn xa,dễ tin người nên hay bị lừa gạt v.v.

    Trả lờiXóa
  11. Cái gốc vẫn đề, cũng là nguyên nhân của lối sống này là xuất phát từ quan điểm lấy lãnh đạo làm chỗ dựa, tôn vinh cá nhân lãnh đạo, nhưng lại coi thường từng ca sthể xã hội, tức là sinh ra chủ nghĩa tập thể, trở lại với "truyền thống" xã hộibày đàn...trại súc vật. Chỉ người chăn dăt svà kẻ đi mua da, mua lông, mua thịt là có quyền...CNXH là sự cổ vũ mạnh mẽ cho Chủ nghĩa tập thể, triệt tiêu hết mọi sự tồn tạo của cá nhân. Việc nổ lực tổ chức toàn thể xã hội thành một hệ thống toàn diện, chặt chẽ theo kiểu toàn trị, độc đoán, công thức cứng nhắc, chủ quan, nghiệt ngã, vô ích và không có giá trị, ý nghĩa thực chất, để coi đó là “chủ nghĩa xã hội” thì thật sự lệch lạc, sai trái, nhầm lẫn, quái gỡ mà từ lâu nay từng có rất nhiều người nhầm lẫn. Đó chính là lấy cái hình thức rỗng tuếch, giả dối bề ngoài để thay thế cho cái thực chất, ý nghĩa hay giá trị đích thực bên trong. Bởi vì trong hệ thống nghiệt ngã, giả tạo đó, không ai vì mọi người hay mọi người cũng chẳng vì ai hết mà tất cả mỗi cá nhân đều chỉ vì mình, đều nhằm sống cho chính mình một cách ích kỷ, bất chấp người khác, bất chấp xã hội hay mọi người cho dù có thấy đó là điều chính đáng, cần thiết, thì đó chính là phản xã hội, phản tinh thần, ý thức xã hội hay cộng đồng một cách đích thực nhất.
     Chính chủ trương do Các Mác đưa ra cách đây đúng một thế kỷ rưởi là đầu mối cho tất cả mọi sự nhầm lẫn này. Bởi vì ông ta quan niệm “chủ nghĩa xã hội” nhất thiết phải là kiểu làm ăn tập thể, nền kinh tế tập thể, một xã hội hoàn toàn tập thể, được tổ chức trong hướng tập trung toàn diện, theo kiểu độc đoán, chuyên chính, mà mỗi cá nhân chỉ còn là một con số trừu tượng trong cái tổ hợp số khổng lồ, hoàn toàn vô danh nhưng lại hoàn toàn khống chế toàn thể một cách mạnh mẽ thế thôi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng ý với Bạn Thanh Yên Hưng ở điểm này rằng Mác là nhà lý luận giỏi , nhưng cũng chỉ dừng lại ở lý luận mà thôi , ở thời đại của ông , CNXH chưa xuất hiện . Liên Xô và các nước Đông âu đã thực hành nó trong mấy chục năm , và đã thất bại , điều này đã tự nói lên sự sai lầm của học thuyết Mác , hay nói cách khác nó đơn giản là chỉ đẹp trong lý thuyết mà thôi.

      Tuy nhiên theo tôi , Mác không sai hoàn toàn , vì với luận điểm “ Đấu tranh giai cấp “ mà nhiều nước đã và đang áp dụng , trong đó có Việt Nam , nó đặc biệt hữu dụng đối với sự cầm quyền tuyệt đối của ĐCS khi họ dùng chiêu bài này để “ Trị “ bất kỳ sự chống đối và phản kháng nào , bất kể nó đến từ đâu , mặc cho những tư tưởng đó nhiều khả năng sẽ mang lại sinh khí cho sự phát triển của xã hội . vấn đề là ĐCS phải giành và giứ được chính quyền bằng mọi giá , bất chấp hậu quả gây ra cho xã hội , trong đó có đời sống nhân dân .

      Thật oái oăm và trớ trêu thay , cái đúng của Mác trong luận điểm về “ Đấu tranh giai cấp “ đã mặc nhiên tạo ra một “ giai cấp “ thống trị mới – sự toàn trị của ĐCS , một điều mà chính Mác chưa hề tiên liệu được ,Một cái đúng mà hàng tỷ người không mong muốn . Một cái đúng tai hại và chứa đầy thảm họa , và đó cũng là những gì mà chúng ta đang phải chứng kiến và chịu đựng hôm nay .

      Để gió cuốn đi

      Xóa
    2. Nhiều người VN đến giờ này vẫn còn tin Karl Marx. Có 1 ông VN còn xách theo điếu cày tới chân tượng Marx ở Châu Âu ngồi rít lên xòng xọc, nhả khói mịt mù, ra vẻ đắc ý: "Marx khẳng định CNCS là tương lai của nhân loại"(!)

      Xóa
    3. Tàn dư và ảnh hưởng của chủ nghỉa Marx có lẽ còn khủng khiếp hơn bất kỳ trận đại hồng thủy nào trên thế giới này

      Xóa
  12. Tôi mới đọc bài Hậu quả của "tư duy ngược" trên trang này. Do miệng thì hô chủ nghĩa xã hội, mang danh nhà lý luận- triết học, nhà giáo huấn về chủ nghĩa xã hội, nhưng họ lại Tư duy ngược. Tư duy ngược là phản dân sinh, dân chủ, là coi nhân quyền như rơm như cỏ. Họ triệt tiêu sức mạnh cộng đồng và những giá trị sống 'Thiện Nguyện'.
     - Cho nên chủ nghĩa xã hội thật sự và đúng nghĩa chỉ có thể có khi phần lớn con người đều có tinh thần và ý thức thiện nguyện vì người khác, vì cộng đồng hay vì toàn xã hội. Nền tảng và tính chất của xã hội đó phải là nền tảng tự do dân chủ hoàn toàn đúng nghĩa thật sự mà không phải chiêu bài của sự toàn trị và hệ thống tuyên truyền đầy tính giả tạo và giả dối. Trong quan niệm hay quan điểm “chủ nghĩa xã hội” đích thực, cá nhân sẳn sàng hi sinh mọi quyền lợi riêng cho công ích nếu thấy thật sự cần thiết. Do đó họ dám nói, dám làm những gì xét thấy thật sự có ích cho người khác, cho cộng đồng, cho xã hội mà hoàn toàn không ngần ngại những mất mát gì. Đó thật sự là những con người vị tha trong một xã hội vị tha. Một xã hội như thế không cần gì phải tổ chức chặt chẽ, toàn diện từ A tới Z theo kiểu nô lệ, biến mọi cá nhân thành những công cụ, những con rối cho một người hay chỉ cho một nhóm người nhỏ bé nào đó điều khiển nhân danh toàn thể xã hội. Đó chỉ là kiểu phản con người, phản nhân bản, phản xã hội trong thực tế. Khi đó mỗi người thực chất đều theo chủ nghĩa “Mackeno”, tức chủ nghĩa mặc kệ nó một cách hèn kém, ích kỷ, tiêu cực, thụ động, khiếp nhược, tuyệt đối chỉ sợ hãi điều nguy hiểm bản thân và quyền lực phi nhân bản, thì thử hỏi có còn đâu là “chủ nghĩa xã hội” hoàn toàn khách quan, tự nhiên, cao đẹp, chính đáng, thậm chí hoàn toàn cao đẹp, cần thiết trong lịch sử và trong xã hội thực tế của loài người nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã đọc những nội dung có lý và thiết thực này từ phân tích của các nhà nghiên cứu KHXH, năm 1989, nhưng khi Đỗ Mười lên thì nội dung - kiểu như thế này - là phản "Xã Nghĩa":
      - Bộ Chính trị quyết định: Phải tiếp tục đổi mới, phải thực hiện dân chủ mạnh mẽ trong Đảng từ trên xuống dưới, từ Bộ Chính trị trở đi. Cần quán triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội 6, nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về công tác đối ngoại và nghị quyết trung ương lần thứ 6 về cơ cấu kinh tế.
      Vấn đề năng lực của Đảng nổi lên hàng đầu trong lúc này. Không thể dùng quyền lực thay cho năng lực. Thời đại nào có trí tuệ của thời đại ấy. Đảng phải có năng lực trí tuệ.
      Xã hội ta đã chớm vui vì sức ép lạm phát và thị trường có giảm đi nhưng lòng dân vẫn còn chưa yên. Dân đang đòi hỏi dân chủ hóa, đòi hỏi công bằng xã hội, đòi hỏi cán bộ, đảng viên và Đảng phải vươn lên vị trí tiên phong. Đảng phải kết tinh truyền thống dân tộc và trí tuệ thời đại, không như thế thì không giữ được vai trò lãnh đạo.
      Đừng đổ lỗi cho cải tổ, đổi mới, cải cách. Đổi mới là cái gương để ta soi. Nếu mặt bị nhơ chỉ rửa mặt chứ không phải là đập vỡ gương.
      Vấn đề đặt ra lúc này là phải đổi mới đồng bộ, tổng thể, cả cơ chế kinh tế lẫn cơ chế chính trị. Hai vấn đề chủ yếu của cơ chế kinh tế là vấn đề sở hữu và vấn đề thị trường (luận đề: Kế hoạch nằm trong chứ không nằm ngoài và đứng trên thị trường). Hai vấn đề chính của cơ chế chính trị là: quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh, vai trò lãnh đạo của Đảng và quyền lực của nhân dân Đây cũng là tư tưởng cấp tiến, thực sự đổi mới của Trần Xuân Bách, nhưng bị Đỗ Mười phủ nhận!

      Xóa
  13. Trước kia khi chưa có CNXH du nhập vào VN ,dân Việt như thế nào tôi không rõ lắm .Nhưng từ khi CNXH xâm nhập thì tôi thấy thế này :luôn ở tâm bất an ,sống giả để tồn tại ,tự lừa dối mình ,lừa dối người khác .Một xã hội sống trong sợ hãi .Người có chức,quyền không dám nói thật vì nói thật sợ mất chức ;người không có chức quyền nói thật sợ mất công việc ,có khi còn mất mạng.Điều này thì ai cũng biết ,cũng thấy ;nó rõ rành từ năm 1954 đến nay.Nó tàn phá ,hủy hoại toàn diện cả một dân tộc .Phải thay đổi nhưng bằng cách nào

    Trả lờiXóa
  14. Bác đọc báo tuổi trẻ sáng nay đi , mục pháp luật tựa bài báo ĐIÊU ĐỨNG VÌ TỐ CÁO CẤP TRÊN , thì bác hiểu tại sao dân chúng co vòi lại

    Trả lờiXóa
  15. Trong bài "Sau vinh danh là đuổi việc" đăng dẫn LINK trên bài này (báo Lao Động), Tỉnh ủy Bình Phước không kiểm tra, nhanh chóng làm rõ và xử lý kỷ luật BS Loát cùng các cán bộ liên quan tại Phòng GĐYK mà để chị Oanh bị sa thải thì chứng tỏ Bình Phước không có đảng lãnh đạo. Và nếu có thì cũng là một tổ chức 'khoác áo đảng', là "thế lực thù địch" của nhân dân và công lý!

    Trả lờiXóa
  16. Thượng tá Hùnglúc 08:58 25 tháng 8, 2013

    Bài viết của Đại tá rất thiết thực, trong xã hội ta hiện nay đang sống trong sự sợ hãi, mà sự sợ hãi là biện pháp để nhà cầm quyền bảo vệ chế độ. Phải nói rằng 47 năm qua sau "giải phóng" (Người ta "giải cứu" "ngừoi rừng" mà phải còng tay mà, hình ảnh rất đúng cho từ "giải phóng") ĐCSVN đã làm tốt công tác tuyên tuyền trên mọi lĩnh vực làm cho nhân dân vui vẻ trong sự sợ hãi, hạnh phúc trong nỗi lo âu.Chỉ có quân đội là không hoàn thành nhiệm vụ theo lời thề 1 trong 10 lời thề danh dự của QĐND:" Hy sinh tất cả vì Tổ quốc VN, phấn đấu xây dựng một nước VN Hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh" mà Đại tá, và tôi có phần trách nhiệm...nhưng cũng an ủi rằng vì dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN ma ra nông nổi này....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thiếu tướng Doanhlúc 09:15 25 tháng 8, 2013

      Muốn giữ vững ghế quyền lực, ăn trọn nuốt trôi những của cải tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp phải làm cho dân sợ, cả xã hội sợ, cấm ai được ngo ngoe!

      Xóa
  17. Khi cái ác, cái xấu liên kết với nhau để đè đầu cưỡi cổ nhân dân thì cách duy nhất để triệt tiêu chúng là những người lương thiện phải biết nắm tay nhau cùng chống lại. Ai cũng nói không với lũ sâu mọt thì mới mong cuộc sống này trở nên tốt đẹp.

    Trả lờiXóa
  18. Đồng ý với tác giả BVB là "co lại" đang là kiểu sống khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Chẳng hay ho gì nhưng bảo là Xấu thì cũng không hẳn , do :
    - Tự lượng sức mình, có thể tạm thời phải co lại (lực bất tòng tâm).
    - Tự thấy điều kiện chưa cho phép, thời cơ chưa đến, tạm co lại (co chiến thuật).
    - Không đủ thông tin, chưa rõ ngô khoai thế nào, tạm co lại (chờ xem) đã.
    - V .V... Nhiều lý do để tạm thời phải co lại (hợp lý hay không hãy tự xét).

    Cái đáng trách hơn bây giờ tuy không phổ biến lắm chính là cái Dãn ra. Tức là cái a dua theo phong trào, gió chiều nào theo chiều ấy. Ném cho mấy cái bả vinh hoa, quyền lợi là thay đổi tắp lự.
    Dãn ra đáng sợ và nguy hiểm hơn co lại nhiều. Bác Bồng có đồng ý vậy không ?

    Co lại chỉ đáng lên án khi nó đồng nghĩa với vô cảm, vô trách nhiệm, makeno, ngậm miệng ăn tiền.

    Trả lờiXóa
  19. Đau cả đầu còn say giấc ngủ
    Mới 5 giờ loa rú ngọn xoan
    Nào là Gương mẫu các quan
    Nào là Hội nghị Tỉnh đoàn thành công

    Nào là Lúa trên đồng xanh tốt
    Nào là đang xóa dột hộ nghèo
    Nào là xuất khẩu đàn heo
    Nào là chống bắt trộm mèo thành công...

    Đảng ta đó một lòng vì nước
    lãnh đạo ngon cả trước lẫn sau
    Làm cho đất nước đẹp giàu
    Vay tiền Thế giới xây cầu qua sông...

    Đảng cứ tưởng được lòng dân - nước
    Thực tế nay đã ngược hẳn rồi
    Ầm ào Loa Xã liên hồi
    Tuyên truyền kiểu ấy làm trời ...điếc tai!

    Trả lờiXóa
  20. Tôi vẫn giữ vững "Lòng tin Chiến lược". Nhưng, Tôi đau:
    > Tôi đau hơn
    Lòng yêu nước của tôi bị coi là bội phản
    Có phải xuống đường là làm phản hay không?
    Trả lời đi, trong nỗi đau, tôi thấm thía vô cùng
    Càng vững tin
    Trung với nước không bao giờ là phản bội.

    Dẫu sao tôi vẫn đau
    Nỗi đau niềm tin
    Bao nhiêu năm kết tinh
    Xin đừng tan chảy.
    (Theo Vinh Anh)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chủ tịch nước gặp Obama, nói về Tự do ngôn luận ở VN, nhưng ngay sau đó ban hành Nghị định 72. Nói về Cải tiến Tư pháp, nhưng hàng nghìn vụ án tôn đọng cả mấy chục năm nay do các Thứ bậc Viện kiểm sát (biều hiện ăn tiền) ngâm lại kéo dài chịu đựng oan khốc của người dân. Và như ông Carlyle A. Thayer nói:
      ..."Kết quả bất ngờ nhất của cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ là cách hai bên nói về nhân quyền. Trước cuộc gặp, các quan chức Mỹ nói rằng để quan hệ hai bên tiến triển, phải có tiến bộ về nhân quyền, thậm chí còn gắn vấn đề nhân quyền với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương (TPP). Trong Tuyên bố chung, hai bên cam kết sẽ kết thúc đàm phán về TPP cuối năm nay.Tất nhiên, cam kết này không phải là bắt buộc, nhưng nó là kết quả mà hai bên muốn đạt được. Việt Nam cũng đề cập đến những vấn đề mà người Mỹ quan tâm. Chủ tịch Sang chủ động mang một số giới chức tôn giáo theo mình để nói về tự do tôn giáo trong khi ở Việt Nam, đàn áp chính trị và quyền con người khác khốc liệt hơn đàn áp tôn giáo".

      Xóa
  21. ..." Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
    Đảng ta đây xương sắt da đồng"...(Tố Hữu)
    - Tay, để làm, trăm tay = 50 người làm
    - Mắt -để nhìn: Nghìn mắt = 500 người đứng nhìn, đi chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giám sát..không phải làm gì cả - Quan liêu, bao cấp tốn tiền dân là đúng lắm!
    - "Xương sắt da đồng": Phê bình đến mấy cũng không lại, kỷ luật không ngán, đánh mấy cũng không biết đau! Đoảng toa thật vĩ đại và dùng cảm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "trăm tay nghìn mắt"
      1. Là quái thai
      2. Nhìn (vô cảm) là chủ yếu; hành động là thứ yếu - không muốn làm gì cả.

      Xóa
  22. TAI SAO PHẢI CO LẠI?
    Ở trong một xã hội mà những con người ngay thẳng, trung thực, thật thà, giỏi giang bị thua kém, bị đè nén, bị áp bức, bị trù dập một cách không thương tiếc nếu nói đúng sự thật thì những thói xấu sẽ lộng hành, những kẻ xấu sẽ được nước lên ngôi, nắm quyền thiên hạ. Cứ mỗi ngày một ít thì sẽ đến cái lúc các vị chức sắc chỉ toàn là một lủ dốt nát và nịnh bợ, giả dối và lưu manh, tham lam và độc ác.
    Con người và xã hội sẽ bị tha hóa dần vì cái lẽ ấy mà thôi. Đến lúc đó, những người tốt sẽ bị người ta coi như là những kẻ điên. Hãy cứ chờ mà xem.

    Trả lờiXóa