Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

GIẬT MÌNH QUYỀN LỰC...

Giật mình quyền lực 
những đại gia ngân hàng kín tiếng
* MẠNH HÀ 
Các thông tin mới công bố của các NH khiến nhiều người bất ngờ khi nhiều ông chủ ngân hàng bí ẩn đã lần đầu lộ diện. Mặc dù kín tiếng nhưng đây vẫn là những doanh nhaanh đầy quyền lực khi cùng gia đình và các DN của mình nắm tỷ lệ lớn trong các NH.
Lộ diện những ông chủ bí ẩn.
Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã làm mọi người ngạc nhiên khi chủ tịch VIB, ông Hàn Ngọc Vũ cùng gia đình chỉ sở hữu một lượng cổ phần khá khiêm tốn với khoảng 1,7 triệu đơn vị, chiếm chưa tới 0,4% cổ phần, riêng ông Vũ chỉ nắm hơn 800.000 cổ phiếu VIB (tương đương 0,19%).
Điểm đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của ông Đặng Khắc Vỹ, thành viên HĐQT cùng vợ là bà Trần Thị Thảo Hiền đang nắm giữ gần 80 triệu cổ phiếu, tương đương 18,6% cổ phần. Riêng ông Vỹ đang nắm giữ 9,2%, còn vợ nắm 9,4%.
Bên cạnh đó, Công ty Nettra đang nắm giữ 15% cổ phần cũng là một DN có liên quan trực tiếp tới ông Vỹ và hai thành viên HĐQT khác là ông Đặng Văn Sơn và ông Đỗ Xuân Hoàng. Cả ba thành viên HĐQT của VIB đều là cổ đông lớn của Nettra, trong đó ông Sơn là chủ tịch HĐQT Nettra. Ngoài sở hữu VIB thông qua Nettra, tính tới cuối tháng 6, ông Đỗ Xuân Hoàng còn đang trực tiếp sở hữu hơn 25,5 triệu cổ phiếu VIB (tương đương 6%).
 Đây có lẽ là lần đầu các cổ đông này chính thức lộ diện. Trước đó, rất ít người biết tỷ lệ sở hữu thực sự của các cổ đông lớn tại VIB sau một giai đoạn biến động vừa qua ở đây. Trong giới tài chính, nhiều người cũng biết đến ông Đặng Khắc Vỹ là một thành viên sáng lập VIB nhưng không biết vai trò và ảnh hưởng thực sự của ông như thế nào. Nhưng bây giờ thì mọi việc đã rõ.
Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng đã công khai báo cáo quản trị ngân hàng năm 2012 với những thông tin khá bất ngờ về cổ đông lớn tại NH thuộc nhóm quy mô không nhỏ này.
Theo đó, người nắm chức Chủ tịch OCB trong khoảng hơn một năm qua, ông Trịnh Văn Tuấn, có tỷ lệ sở hữu của gia đình, bao gồm ông Tuấn, vợ cùng 2 con, lên tới 15,47% vốn điều lệ ngân hàng, tương đương khoảng gần 50 triệu cổ phần. Nếu tính cả Công ty CP CK Quốc tế VN nơi vợ ông Tuấn là Cao Thị Quế Anh đang làm chủ tịch thì tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại OCB lên tới 18,64%. Đây là một tỷ lệ sở hữu rất lớn trong NH.
Ông Trịnh Văn Tuấn được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT OCB từ đại hội cổ đông năm ngoái (12/5/2012), thay cho ông Nguyễn Quang Tiên xin từ nhiệm, thực hiện yêu cầu của Chính phủ về việc tái cấu trúc đầu tư của các tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính.
Trong khi đó, giới đầu tư cũng đang rất tò mò về vị chủ tịch trẻ, ít xuất hiện của VPBank. Sau những thông tin đồn đoán hồi quý III/2012 về cổ đông lớn nhất của VPBank là một công ty có cái tên khá lạ “CTCP Đầu tư Châu Thổ” (với tỷ lệ sở hữu 14,99%) đã xuất hiện và nhanh chóng biến mất khỏi danh sách các cổ đông trong báo cáo quản trị 2012 của ngân hàng này.
Thông báo hồi đầu năm 2013 cho biết, Đầu tư Châu Thổ đã bán toán bộ hơn 86,5 triệu cổ phần VPBank (tương đương 14,99%) cổ phần ngân hàng này ngay sau nhận thêm gần 11 triệu cổ phần từ chia cổ tức và cổ phiếu thưởng. Báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2013 vừa được công bố khoảng một tháng trước đây cũng cho thấy không còn cái tên Đầu tư Châu Thổ trong danh sách cổ đông.
Oversea-Chinese Banking Corporation Limited (OCBC) với 14,87% đang là cổ đông lớn nhất tại NH này. Báo cáo 6 tháng 2013 cho biết, Chủ tịch Ngô Chí Dũng Dũng cùng vợ đang nắm giữ 4,7% cổ phần. Trong đó, ông Dũng năm giữ 22,9 triệu cổ phần, tương đương 4,48%. Vợ ông Dũng là bà Hoành Anh Minh nắm 0,22%; anh trai nắm 0,03%;
Ông Bùi Hải Quân – Phó Chủ tịch VPB, cùng vợ và một công ty liên quan đang sở hữu 6,44% cổ phần. Ông Quân tham gia HĐQT của VPB từ năm 2006 và đang sở hữu 1,55% cổ phiếu. Trong khi đó, bà Nguyễn Quỳnh Anh, Trưởng BKS đang nắm giữ hơn 22,7 triệu cổ phiếu (3,94%) và bà Nguyễn Thị Mai Trinh, thành viên BKS đang nắm giữ 28,35 triệu cổ phiếu (4,91%).
Quyền lực giấu kín
Tại Southernbank, đại gia kín tiếng nhưng được giới đầu tư quan tâm đặc biệt là Trầm Bê và gia đình tính tới cuối 2012 nắm giữ hơn 20% cổ phần tại đây. Giới đầu tư cũng ít biết đến các đại gia kín tiếng khác như: Vũ Văn Tiền tại ABBank, ông Trần Phương Bình tại Đông Á, Trần Phát Minh tại KienLongBank…
Trên thực tế, việc các cổ đông lớn tại các NH kín tiếng một phần là do cơ cấu sở hữu tại các tổ chức tín dụng rất đa dạng, nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tham gia. Tỷ lệ sở hữu tối đa cũng được quy định rất chặt chẽ và theo lý thuyết không có ai có thể nắm quyền áp đảo để ra những quyết định bất lợi cho NH nói riêng, hệ thống và nền kinh tế nói chung.
Đây có lẽ là lý do khiến không có những “ngôi sao” ở các NH.
Tuy nhiên, trên thực tế, ở rất nhiều tổ chức, vẫn có bóng dáng của những ông chủ thực sự, chi phối hoạt động NH. Sự lộ diện của đại gia Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) trong vụ ACB gần đây cho thấy điều này. Chỉ có điều do thiếu thông tin và kém minh bạch về thông tin trong nhiều năm trước đây khiến các NĐT không biết được thông tin đáng ra phải rất minh bạch này.
Gần đây, những quy định công bố thông tin mới áp dụng đối với các doanh nghiệp đại chúng đã mang một phần thông tin của các ngân hàng đến với công chúng.
Báo cáo là vậy, nhưng nhiều người không khỏi lo ngại những chiêu lách luật để nắm quyền chi phối NH như thông qua cách này cách khác để nâng tỷ lệ sở hữu lên mức áp đảo.
Theo VEF
-----------------

4 nhận xét:

  1. Ai tạo ra các nhà tư bản ? Ví dụ ở một tỉnh nông nghiệp hay còn gọi là thuần nông. Vào đầu những năm 1990 tỉnh thành lập công ty xây dựng nhà ở. Vào thời ấy công ty gồm một số kỹ sư và CÔNG NHÂN, TRUNG CẤP kỹ thuật xây dựng, sơ cấp kỹ thuật xây dựng.Vốn liếng thì gần như không có gì. Ăn còn không đủ lấy gì có vốn dự trữ.Cơ chế thị trường hình thành nhưng cung cách quản lý vẫn là quan liêu bao cấp.Tỉnh cắt đất cho công ty xây dựng thiết kế qui hoạch, phân lô làm nhà, tiền đất khi bán nhà sẽ trả , tiền có thu để làm nhà tỉnh "chỉ thị" cho ngân hàng cho vay. Thời đó giá nhà rất rẻ nhưng đối với người lao động vẫn là quá đắt.Từ năm 1993 đến 2003 luật đất đai thay đổi liên tục, các văn bản về nhà đất của chính phủ ban hành cũng rất nhiều, giá đất từ Bắc vào nam nhảy tưng... tưng. Thế là những cơn sốt đã ủng hộ các giám đốc xây dựng, giám đốc ngân hàng và một số quan chức trong tỉnh, người lao động thì cuống cuồng nếu không mua nhà thì giá năm sau cao hơn năm trước...nhiều mặt cộng lại xã hội có một số tư bản manh nha hình thành.Số này không phải vì tài năng mà do chính sách tạo nên họ.cũng những năm đó tại các thanh phố lớn và về đến thị trấn huyện, các vị trí đất tốt đều nằm trong sự quản lý của ngành thương mại và các ngành dịch vụ. Khi các trụ sở, cửa hàng bach hóa, HTX mua bán giải thể thì các vị lãnh đạo thương mại và các cấp lãnh đạo chính quền họ đã mua lại SÒNG PHẲNG với giá rất bèo thậm trí còn trả tiền sau, có người chưa kịp trả tiền đã bán sang tay kiếm lãi khổng lồ. Một năm dùng tên anh em, con, cháu, người chí cốt họ chiếm khá nhiều , đây cũng manh nha hình thành một số tư bản nữa...Đến lúc mở cửa đất nước thì các loại tài nguyên như lâm sản : Cẩm lai, mun, lát ,pơ mu...từ vùng sơn cước kìn kìn về cảng Qui nhơn, Hải phòng...Nó cũng tạo nên một số tư bản nữa. Trong thập kỹ 90 còn một nguồn tài nguyên khác là các loại mỏ sắt, nhôm, ti tan, đồng kểm nằm rải rác trên khấp đất nước cũng tạo nên một số tư bả nữa, trong khai thác vận chuyển tài nguyên khoáng sản mua một bán một trăm hầu hết nằm trong tay con cháu các cụ...Nói tóm lại việc hình thành các nhà tư bản là nhờ cơ chế chính sách là chính, nó là do sự ngớ ngẩn của nhà quản lý cộng với cơ may và sau này là sự cướp giật... không chịu đứng nhìn các ngành như công an , hải quan.... cũng mượn cớ ăn theo. Tuy có tiền nhưng chưa biết làm gì và cộng với tâm lý sợ kỹ luật của thời bao cấp nên đồng tiền chạy vòng quanh, nhảy nhót từ trong nước, ra nước ngoài và chạy về bằng nhiều mánh lới có sự bảo kê của người có chức sắc. Người có chức sắc lại giàu lên do sự nhốn nháo đó. một số người xưa nay ngồi trong phòng ốc theo kiểu kinh viện khi được giao chức vụ thì mới giàu được, không cần tài năng đâu chỉ cần chữ ký có hiệu lực thôi. Xã hội diễn biến như thế nhưng người nông dân và chú công nhân vẫn còn mơ thiên đường XHCN sẽ đem lại hạnh phúc cho họ. Ôi các chú,cô công nhân, các lão nông ...người lao động chân thành chất phát các người quá tốt một lòng thủy chung với đất nước tốt đẹp sao nay còn đi khiếu kiện nhiều người, có phải các người nghe bọn thù địch nhằm phá hoại xã hội tốt đẹp của chúng ta không . Xã hội mà rất hợp pháp một số đã vươn lên thành tư bản chân chính đấy học tập họ mà làm chứ còn học ở đâu nữa?

    Trả lờiXóa
  2. Tư bản là quá trình vận động và lưu chuyển của tiền tệ.Nhà tư bản là nhà có tiền,họ biến tiền đẻ ra tiền.
    Chủ nghĩa xã hội,ai bảo là thiên đường,có làm có hưởng.sáng đến cơ quan chiều về cũng hưởng...cho nên làm gì có CNXH.Hiện nay ĐCSVN chỉ hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc mà thôi.
    Công Sơn và thế hệ hết sức rồi,Cách mạng dân chủ để lại thế hệ sau.
    Để nước ta vượt qua là nước kém phát triển lên phát triển thì thế hệ sau tùy chọn,phương thức đúng là chọn con đường tư bản xã hội.phương thức sản xuất này phù hợp thực tiễn.
    Các nhà tư bản của Việt Nam hiện nay còn quá ít,chẳn có gì ghê gớm đến quyền lực đâu.Nhưng coog nhận là cac vị quá làm dốc,màu mè,sức không mấy...đây là nỗi lo của chính phủ.
    Hãy liếc mắt qua các trang WEB của họ thì mới thấy,trình độ tiểu học thời Pháp thuộc.

    Trả lờiXóa
  3. Chủ nghĩa tư bản là bóc lột thậm tệ người lao động (Karl Marx). Nói xong, ông ta ra đi nơi chín suối, ngậm theo mối căm hờn. Nếu đầu thai, ông ta chắc phải suy nghĩ lại khi hấy CNTB hiện nay giải quyết rất tốt An Sinh Xã Hội. Tôi từng cố bắt chuyện với một người Mỹ vô gia cư ở Nữu Ước. Anh ta nói bản thân thích sống lang thang như vậy, chứ vào nhà ở xã hội không khó. Người Mỹ nếu đi nghĩa vụ quân sự 10 năm rồi về hưu sẽ đươc lãng lương hưu 1.000 Mỹ Kim suốt phần đời còn lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và cnxh vẫn đang trung thành chủ nghĩ Mac Lê và rao giảng không mỏi mệt về công bằng xã hội.

      Xóa