*MẠNH MINH TÂM
BVB - Điều đáng nói hiện nay là vẫn còn không ít hiện tượng
cán bộ các cấp lợi dụng chức quyền để làm những điều sai trái, dẫn đến tệ độc
đoán và chuyên quyền. Độc đoán là tự mình quyết đoán mọi việc, không thèm nghe
ý kiến của mọi người xung quanh. Chuyên quyền là thâu tóm mọi quyền hành, tự
cho mình có quyền muốn làm gì thì làm, bất chấp tổ chức. Độc đoán và chuyên
quyền thường đi đôi với nhau như hình với bóng, cái này vừa là nhân, vừa là quả
của cái kia.
Cán bộ nào cũng vậy, khi được Đảng và Nhà nước giao
cho một chức vụ nào đó thì đồng thời cũng dành cho họ những quyền hạn cần thiết
để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ. Đối với cán bộ phụ trách một địa phương, đơn
vị có quyền ban hành các quyết định, kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó,
lựa chọn người cộng sự, đề bạt, khen thưởng, tuyển dụng hoặc xử lý kỷ luật cán
bộ, nhân viên dưới quyền theo quy định của pháp luật, v.v… thiếu các quyền đó
thì người phụ trách khó mà đảm đương được nhiệm vụ của mình. Một người lãnh
đạo, phụ trách được coi là công minh chính trực là người biết lắng nghe đầy đủ
ý kiến của những người cộng sự, cân nhắc các phương án khác nhau để có những
lựa chọn, quyết đoán sáng suốt và chịu trách nhiệm về những quyết định của
mình.
Đó là biểu hiện cụ thể, đúng đắn của nguyên tắc tập
trung dân chủ. Như vậy, chức và quyền đi đôi với nhau, hổ trợ cho nhau. Có chức phải đi đôi với trách. Cái chức (quyền) để thể hiện một vai trò, vị thế thực thi trách nhiệm, không phải dựa vào đó để "vác cái mặt làm quan cách mạng' - như bác Hồ đã nói. Quyền giúp làm tròn
chức vụ, chức vụ bảo đảm pháp lý cho quyền. Quyền đảm bảo hiệu lực công
tác giữ vững nguyên tắc, kỷ cương trong nội bộ Đảng và Nhà nước. Nó giúp cho
người cán bộ lãnh đạo, quản lý có cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ, chủ động
đứng mũi chịu sào để giải quuyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, công
tác của mình. Vì vậy, đối với cán bộ lãnh đạo phụ trách nắm vững quyền và trách
nhiệm là điều cần thiết. Buông lỏng quyền được giao là trốn tránh trách nhiệm.
Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay là vẫn còn không ít
hiện tượng cán bộ các cấp lợi dụng chức quyền để làm những điều sai trái, dẫn
đến tệ độc đoán và chuyên quyền. Độc đoán là tự mình quyết đoán mọi việc, không
thèm nghe ý kiến của mọi người xung quanh. Chuyên quyền là thâu tóm mọi quyền
hành, tự cho mình có quyền muốn làm gì thì làm, bất chấp tổ chức. Độc đoán và
chuyên quyền thường đi đôi với nhau như hình với bóng, cái này vừa là nhân, vừa
là quả của cái kia.
Chúng ta hãy xem sự phát triển và diễn biến của tệ độc đoán chuyên quyền. Khi một cán bộ nào đó được giao một chức vụ mới, thường trong thời gian đầu anh ta vẫn giữ được tính khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến những người chung quanh, biết tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ (sự dè chừng thăm dò, nhận diện mọi người nhiều hơn khiêm tốn). Nhưng đến một lúc nào đó, anh ta thấy rằng mình được những người chung quanh vì nể, thậm chí nịnh hót, bợ đỡ vì mình có quyền. Và như vậy anh ta thấy rằng có thể sử dụng quyền đó để làm những điều có lợi cho bản thân, gia đình mình thay vì sử dụng quyền đó vì lợi ích tập thể cơ quan, đơn vị. Xu nịnh là thứ chất xúc tác rất lợi hại kích ứng cho tính độc đoán chuyên quyền. Từ đó, nếu không giữ được mình, thiếu sự kiểm tra của tập thể, anh ta bắt đầu thâu tóm và kiếm chác bằng chức quyền của mình. Sau những đợt làm thử bằng những việc sai trái dễ được nguỵ trang như: Buộc cấp dưới phải răm rắp làm theo ý mình, cô lập những kẻ tỏ ra “bướng bỉnh”, “ban ơn” cho những kẻ cùng “cánh hẩu” với mình, lạm dụng tiêu chuẩn đãi ngộ về vật chất… lâu dần thấy trót lọt, “ngon ăn”, cứ thế mà trượt dài trên con đường sai lầm.
Chúng ta hãy xem sự phát triển và diễn biến của tệ độc đoán chuyên quyền. Khi một cán bộ nào đó được giao một chức vụ mới, thường trong thời gian đầu anh ta vẫn giữ được tính khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến những người chung quanh, biết tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ (sự dè chừng thăm dò, nhận diện mọi người nhiều hơn khiêm tốn). Nhưng đến một lúc nào đó, anh ta thấy rằng mình được những người chung quanh vì nể, thậm chí nịnh hót, bợ đỡ vì mình có quyền. Và như vậy anh ta thấy rằng có thể sử dụng quyền đó để làm những điều có lợi cho bản thân, gia đình mình thay vì sử dụng quyền đó vì lợi ích tập thể cơ quan, đơn vị. Xu nịnh là thứ chất xúc tác rất lợi hại kích ứng cho tính độc đoán chuyên quyền. Từ đó, nếu không giữ được mình, thiếu sự kiểm tra của tập thể, anh ta bắt đầu thâu tóm và kiếm chác bằng chức quyền của mình. Sau những đợt làm thử bằng những việc sai trái dễ được nguỵ trang như: Buộc cấp dưới phải răm rắp làm theo ý mình, cô lập những kẻ tỏ ra “bướng bỉnh”, “ban ơn” cho những kẻ cùng “cánh hẩu” với mình, lạm dụng tiêu chuẩn đãi ngộ về vật chất… lâu dần thấy trót lọt, “ngon ăn”, cứ thế mà trượt dài trên con đường sai lầm.
Và, do đó, nhiều hành động sai trái nghiêm trọng hơn sẽ
xảy ra. Chẳng hạn khi đề ra kế hoạch công tác thường xuất phát từ ý chí chủ
quan của mình, coi thường chủ trương, chính sách của Đảng, phớt lờ ý kiến của
những người cộng sự. Trong việc chấp hành Nghị quyết, Chỉ thị của cấp trên, thì
vin vào quyền chủ động, sáng tạo của địa phương, coi thường sự chỉ đạo của cấp
trên. Thậm chí có lúc còn coi địa phương, đơn vị mhình phụ trách như là một
“giang sơn” riêng. Trong công tác thì dùng mệnh lệnh, cưỡng bức hơn thuyết
phục, cho ý kkiến của mình là chân lý tuyệt đối; coi người cộng sự như là kẻ
tay sai, dung dưỡng những kẻ nịnh hót, bợ đỡ; đưa tay chân, bậu xậu của mình
vào những cương vị công tác chủ chốt trong cơ quan, đơn vị để vây cánh, dễ bề
lũng đoạn tổ chức. Đồng thời tìm mọi cách để bưng bít sự thật, bao che cho
những hành động tiêu cực; cô lập những người chính trực, trù úm những ai có ý
thức đấu tranh chống lại. Thế là anh ta tự biến mình thành một con người khác
với mọi người, thành một thứ người mà sinh thời Bác Hồ đã từng phát hoạ chân
dung và lên án một cách nghiêm khắc: “ Khi phụ trách một vùng nào thì như một
ông vua con ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh hoẹ. Đối với cấp trên thì coi
thường, đối với cấp dưới thì độc quyền lấn áp, đối với quần chúng thì ra vẻ
quan cách, làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu “ông tướng” “bà tướng” ấy đã gây
ra bao ác cảm, bao chia rẽ…”
Tệ độc đoán chuyên quyền do nhiều nguyên nhân. Có
người do tự cao tự đại, đặt mình cao hơn những người chung quanh; có người do
đầu óc gia trưởng, dựa vào chút công lao, lên mặt cha chú đối với những người
cộng sự; có người do động cơ xấu, muốn lợi dụng quyền hành để thực hiện những
mưu toan cá nhân…Bất kỳ nguyên nhân nào, độc đoán chuyên quyền cũng là một tội
lớn. Vì nó gây những tác hại, những tổn thất nghiêm trọng cho bộ máy của Đảng
và Nhà nước. Nơi nào có tệ độc đoán chuyên quyền thì ở đó tính chủ động, sáng
tạo và năng lực của cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kìm hãm, họ thường sợ
sệt, không dám phê bình người phụ trách, hoặc nể nang e dè, bỏ qua cho xong
chuyện khuyết điểm của cơ quan, đơn vị nhất là của người phụ trách. Ở đó, quyền
làm chủ của tập thể chỉ là hình thức, tiếng nói của những người tích cực dám
thẳng thắng đấu tranh thường bị xem là “tiêu cực”.
Thực tế cho thấy, để che giấu tội lỗi, những kẻ độc
đoán chuyên quyền thường không từ một thủ đoạn nham hiểm, xảo trá nào. Họ giữ
quyền bằng cách tìm những chiếc ô che, cho nên họ rất khéo bợ đỡ, nịnh hót cấp
trên. Họ dùng quyền để giữ quyền. Vì vậy họ ngày càng độc đoán, càng tàn nhẫn.
Họ giữ quyền bằng vây cánh, bằng cách lừa bịp quần chúng, khéo mị dân.
Để phòng ngừa và khắc phục tệ độc đoán chuyên quyền ở
các cấp, các ngành thì có nhiều việc phải làm đồng bộ: Tăng cường công tác giáo
dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên; Phát huy dân chủ nội bộ, đề cao tự phê bình
và phê bình; đẩy mạnh công tác kiểm tra của Đảng; xử lý kịp thời và nghiêm minh
những kẻ độc đoán, chuyên quyền…Cùng với những công việc đó, phải không ngững
cải tiến công tác tổ chức, xây dựng và chỉnh đốn nội bộ đảng, xây dựng và hoàn
thiện quy chế làm việc ở từng cấp, từng ngành; xác định trách nhiệm của từng tổ
chức và cá nhân một cách rõ ràng, rành mạch.
Một tổ chức, bộ máy mạnh, hợp lý, với những quy định
rõ ràng về chức trách, ngguyên tắc và lề lối làm việc sẽ có tác dụng không nhỏ
trong việc phòng ngừa và kiềm chế tệ độc đoán, chuyên quyền. Khi những người
trong cộng đồng, trong một bộ máy không biết, hoặc coi nhẹ và cả không được
thực thi quyền dân chủ, lối sống ai cũng co lại cá nhân, thiếu đoàn kết thì độc
đoán chuyên quyền có cơ hội, kẽ hở phân rã tập thể, kéo bè kết cánh, ‘miếng đất
mỡ màu’ sinh ra độc đoán chuyên quyền. Vấn đề đặc biệt lưu ý là phải coi trọng
phát huy quyền làm chủ và lắng nghe ý kiến của quần chúng. Với sự nhạy cảm rất
tài tình của quần chúng, chúng ta dễ dàng nhận diện “chân tướng” của những biểu
hiện độc đoán chuyên quyền mà lên án, gạt bỏ những kẻ lợi dụng chức quyền để
thoả mãn những dục vọng, những mưu toan vì lợi ích cá nhân để không ngừng xây
dựng tổ chức, bộ máy của Đảng và Nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh.
M.M.T
------------------
Đừng lo,độc đoán chuyên quyền là chui và rọ cho TÀU nó làm thịt thôi mà.
Trả lờiXóaĐảng cách mạng làm gì có độc đoán,chuyên quyền.ĐCSVN là đảng cách mạng.Tay nào đó chắc nó phản đảng rồi,trị nó thẳng cánh đi,không trị là nó đẩy cả đảng và dân xứ này xuống biển sạch.
Tay nào đó? Chắc là cháu Nixon,Jonhson rồi nên mới độc đoán chuyên quyền.Nhào vô chết,cứ nhào,hết lớp này đến lớp thanh niên Mỹ khác,đến hết vốn người.Nay nghe đâu,ở VN ngày nay,cừ ném tiền vào là mất,lại cứ ném,chưa thỏa sức,vẻ dự án ra để ném tiền vào,nay nghe đâu không cần dự án gì cả,cứ vẻ chương trình mục tiêu,chương trình nhà ở xã hôi gì đó,ném tiếp.
Ra thế nên để trót lọt,nó mới độc đoán,chuyên quyền.Nghe đâu nó thuê mấy đứa bồi bút giá 10 triệu bài,giá quá khá.
Đọc xong bài,VÕ HÒA khóc hết nổi.
quá hay
Trả lờiXóaCó tệ độc đoán, chuyên quyền là vì những nguyên nhân sau đây
Trả lờiXóa- Công tác cán bộ làm không tốt, dẫn đến bộ nhiệm cán bộ thiếu đạo đức, ít văn hóa ( mua quan, bán chức)
- Mất dân chủ trong các cơ quan, công ty do nhà nước quản lý
- Bản thân cán bộ, công nhân viên chức, an phận, sợ bị trù dập, thờ ơ với cuộc sống
- Không có cơ chế kiểm tra phù hợp
- Có sự bao che, bè phái
- Giữa lý luân và thực tiễn còn có khoảng cách
Tệ độc đoán , chuyên quyền đã góp phần làm nên tệ nạn tham nhũng đang hoành hành mọi lĩnh vực của xã hội
Độc dảng thì đi kèm là độc đoán chuyên quyền.
Trả lờiXóaCSVN đã tự đánh mất lòng tin của dân chúng (nói như 3X dạy Asean tại Shangrila, Singapore: mất lòng tin là mất tất cả), nên ngày càng sợ hãi và ám ảnh sẽ bị mất quyền lực, nên từ đó tệ độc đoán chuyên quyền càng phát sinh như căn bệnh ung thư.
CSVN đang trên đà thoái hoá biến chất do căn bệnh ung thư đã di căn ra tất cả các tế bào của cơ thể, hết thuốc chữa và đang dãy chết. Và càng dãy chết thì càng lồng lộn điên cuồng. Trước kia thì CSVN hí hửng tuyên truyền rằng TBCN đang dãy chết còn bây giờ thì ngược lại là CSVN đang dãy chết!
CSVN chỉ còn 2 lựa chọn:
1- THAY ĐỔI TOÀN BỘ TỪ TẾ BÀO ĐẾN CÁC BỘ PHẬN CỦA CƠ THỂ, LỘT XÁC THÀNH MỘT ĐẢNG KHÁC NẰM TRONG LÒNG DÂN TỘC, CÓ NGHĨA LÀ TỪ BỎ CHỦ NGHĨA CS,
2- TỪ BỎ QUYỀN LỰC VÀ CÙNG VỚI CÁC ĐẢNG KHÁC CẠNH TRANH LÀNH MẠNH MỘT CÁCH DÂN CHỦ CÔNG KHAI ĐỂ CÓ QUYỀN LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC NHƯ CÁC THỂ CHẾ DÂN CHỦ CỘNG HOÀ KHÁC (QUAY TRỞ VỀ VỚI HIẾN PHÁP 1946)
Nết không thì CSVN sẽ chết trong vòng 2 năm nữa.
Tuy nhiên, cần cảnh giác trước cơn giãy chết của tụi CSVN lưu manh này, chúng đã từ bỏ liên minh công nông và dựa hẳn vào liên minh "Công an-Côn đồ" và lấy Công án làm đội tiền phong để trấn áp các phong trào dân chủ một cách quyết liệt và tàn bạo. Tuy vậy, thời thế bây giờ không cho phép CSVN làm như hồi cải cách ruộng đất nữa.
Sự thật và "chân lý" là đây:
Trả lờiXóaMiếng ăn là miếng tồi tàn
Mất ăn (không tham nhũng, nhũng nhiễu được) một miếng, lộn gan lên đầu!
Độc đoán-chuyên quyền chỉ có nhiều ở chế độ độc đảng , còn ở chế độ dân chủ đa nguyên cũng có nhưng rất ít và chỉ lẻ tẻ vài cá nhân mà chỉ có thể tác dụng trong gia đình , chứ ngoài công sở đã được giám sát chê kỹ lưỡng , ai thể hiện sự độc đoán...mất chức liền.
Trả lờiXóaĐộc đoán, chuyên quyền là hệ quả tất yếu từ khái niệm đảng lãnh đạo tuyệt đối toàn diện, nói gọn hơn là sự độc quyền lãnh đao. Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho thói hư tật xấu tự cơ chế đó sinh ra. Mọi lý thuyết rao giảng về chống độc đoán, chuyên quyền, tham nhũng đều chỉ là sáo rỗng nếu không loại bỏ được căn nguyên của nó. Đó là chỉ với cơ chế đa nguyên chính trị đa đảng lãnh đạo thì tự nó sẻ triệt tiêu mọi thói hư tật xấu đang hoành hành trong xã hội Việt nam ngày nay.
Trả lờiXóa"tệ độc đoán và chuyên quyền"
Trả lờiXóaNghe nó giống như là cái đảng gì mà cứ đòi độc quyền lãnh đạo.
Độc đảng ,độc đoán, chuyên quyền
Trả lờiXóaHại dân,hại nước ,đi liền với nhau
Nhà nước Việt Nam đã quy định bất cứ tổ chức chính trị - xã hội nào hoạt động trên lãnh thổ VN đều phải làm đơn xin phép, khai lý lịch, tôn chỉ mục đích và chỉ được hoạt động khi có quyết định của chính quyền xét duyệt điều lệ, tôn chỉ mục đích và quy định rõ phạm vi, thể thức hoạt động, các mối quan hệ với chính quyền và các tổ chức khác trong xã hội.
Trả lờiXóaVậy mà đảng CSVN không tuân theo các thủ tục vừa kể.
Đảng CS Việt Nam trên thực tế là một đảng bất hợp pháp, là một đảng … chui, nghĩa là hoạt động không có giấy phép.
VẬY MÀ CSVN VẪN XƯNG XƯNG: «Đảng CS VN hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật». !!!
kính gởi bác MMT. (nhờ bác Bồng chuyển giúp)
Trả lờiXóaTôi thấy bác viết khúc đầu thì hay nhưng đoạn sau thì dở quá. Có lẽ bác viết như vậy để đăng báo Đảng thì được chứ nói cho cạn cùng lý lẽ thì chẳng được chút giá trị thực tế nào.
Bản chất con người là tham lam và ai cũng muốn người khác phải nghe lời của mình. Tôi, bác và những người khác cũng đều như vậy cả. Một đứa con nít khi mới sinh ra đời đã biết dùng ngay cái quyền đó rồi, mặc dù chỉ ở một dạng vô thức. Sau này nó lớn lên, nếu được cha mẹ, xã hội dạy dổ, uốn nắn, kềm chế thì may ra mới trở thành người đàng hoàng tử tế tuy nhiên trong tiềm thức của nó thì vẫn chứa đựng cái bản chất nguyên thủy đó.
Khi mà bạn đã là xếp của mọi người thì bạn chẳng hề muốn có một ai nói về những cái sai của bạn, hướng chi là để cho cấp dưới phê phán. Con người thí ai cũng đủ hỉ, nộ,ái, ố. Đặc biệt khi bạn còn cần có những đệ tử biết nghe lời để có thể biến cái QUYỀN mình đang có thành cái LỢI. Ông nào hể đã là xếp thì chắc chắn phải giỏi hơn, mưu mô hơn những người còn lại. Thử hỏi ai còn dám chống lại ông? Dẩu cho là ông còn kém người khác vài điểm nào đó thì với lợi thế của bè cánh, của quyền hành được giao thì ông cũng lấn át được hết.
Quyền lực và tiền bạc là những thứ nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ thì nó có thể làm tha hóa mọi người, bất kể đó là ai. Ông vua còn thua thằng nịnh mà lại. Con người ta thì người trần mắt thịt, ai cũng đi làm chẳng qua là để kiếm sống nên khi thấy lợi thì ai chẳng ham. Chỉ trừ ra bậc thánh nhân họa may mới thoát được sự mê hoặc của nó mà thôi. Cho nên chẳng có ai mà cầm dao tự chặt chân mình cả.
Vậy cho nên vì QUYỀN, vì LỢI người ta đã dám, đang dám và sẽ còn dám lủng đoạn cả một cơ quan, một tổ chức , một ngành. Đừng trách chi mấy thằng xu nịnh xếp để kiếm ăn. Nguyên tắc tồn tại trong xã hội thì kẻ yếu bao giờ cũng phải phục tùng kẻ mạnh. Ông làm xếp muốn trấn áp được mọi người thì cần phải có bè cánh. Nếu không thì liệu ông làm xếp được mấy ngày? Mà khi ông đã khống chế được toàn cục rồi thì chẳng còn ai còn dám phản kháng với ông. Lúc đó thì ông mới tha hồ tự tung tự tác.
Bác MMT nên nhớ rằng chỉ riêng trong cái vụ bệnh viện Hoài Đức cỏn con gần đây thì đa số nhân viên trong bệnh viện rất bất bình với ba người tố cáo vì làm cho họ bị mất nhiều quyền lợi chớ không chỉ riêng ông giám đốc với trưởng khoa xét nghiệm. Mà quyền lợi này họ được hưởng từ lâu rồi nhờ vô số những việc làm khuất tất của bệnh viện. Họ sẽ còn đòan kết với nhau nhiều lắm, lâu lắm, bác MMT ạ. Chẳng thế mà họ lập tức làm đơn tập thể tố cáo ba người kia ngay sau khi vụ việc bị phanh phui? Chẳng qua Sở y Tế Hà Nội sợ nhiều chuyện bị bung bét ra nên mới nhẹ nhàng khuyên họ rút đơn cho êm chuyện đó thôi.
Đó là chưa kể đến chuyện vô số những ông xếp khác còn khôn ngoan trật đời. Đố ai từ cấp trên cho đến cấp dưới mà bắt bẻ được họ một thứ gì trong những việc mà họ đã làm. Lợi thì họ hưởng, trách nhiệm thì cứ chung chung và thiệt hại họ gây ra thì tập thể, nhân dân, đất nước gánh chịu tất.
Nói như vậy để thấy rằng cái việc giáo dục, cái sự phát huy quyền làm chủ cơ sở, cái động lực phê bình và tự phê bình xưa như trái đất ấy dể dàng bị mấy ông làm xếp qua mặt rất dể dàng. Kiểm soát quyền lực mà chỉ dựa vào các thứ ấy thì thật là nguy hiểm. Mấy ông làm xếp cáo già còn mượn những thứ ấy để bảo vệ những việc làm sai trái của họ nữa kia.
Còn với những quy định như bác đề cập tới thì tôi thấy đã có hết rồi, có lâu lắm rồi, thậm chí còn dư thừa nữa là khác. Nhưng liệu có tác dụng gì không? Nếu như nó mà có tác dụng thì tôi và bác cũng không phải nhọc lòng bàn cãi về vấn đề này rồi. Biết bao nhiêu vụ việc động trời chỉ được lộ ra khi mà con tàu đã vô phương cứu vãn.
Vài dòng trao đổi, mong bác bình tâm suy xét. Chúc bác khỏe.
Bình Thuận
Tất cả vì sự CÔNG BẰNG ......... Đem lại niềm tự hào và HẠNH PHÚC cho NHÂN DÂN ................... Theo đúng QUY TRÌNH và ĐỊNH HƯỚNG ................... ?????
Trả lờiXóa" Hữu xạ tự nhiên hương " ......... Cần phát động phong trào " Nhìn thấy việc tốt ..... Mọi việc đều tốt ..... " Trong NHÂN DÂN khi một số QUẦN CHÚNG chưa đủ TƯ DUY hùa theo các trang mạng XÃ HỘI ................... Phanh phui chuyện cho là " NHẠY CẢM " ................... Chưa kịp " SÀNG LỌC " và được phép phổ DIỄN BIẾN ................... Gây ảnh hưởng đến UY TÍN và TÌNH CẢM người " ĐẦY TỚ " ......... Đối với " CON NGƯƠI " trong mắt NHÂN DÂN ................... ?????
https://baomoi.com/s/c/24376482.epi?utm_source=desktop...
" ĐỊNH HƯỚNG và TƯ DUY - HÀNH ĐỘNG " người " ĐẦY TỚ " của NHÂN DÂN ......... Không bao giờ có thể LẦM SAI ................... Chỉ do chưa HỢP THỜI ......... Chưa '' Vô sản hóa '' để gần gũi DÂN giúp cho NHÂN DÂN được HIỂU ......... Sự TỰ DO - DÂN CHỦ và HẠNH PHÚC đang ĐƯỢC HƯỞNG ................... ?????
Sự ..... Đầu TIÊN ???..... Cần nắm vững “ ý ĐẢNG lòng DÂN ” !!!
danviet.vn - Có quy định luật sư tố thân chủ hay không là quyền của Quốc hội
Sửa đổi Bộ luật hình sự: Luật sư sẽ là cán cân CÔNG LÝ hoàn hảo chỉ THẮNG không có thể THUA và không thể có sự thất bại NGHỀ NGHIỆP vì không lo được THÂN CHỦ ..... Thì cũng góp công lo được cho sự CHUẨN MỰC của xã hội ĐỊNH HƯỚNG ..... ?????
“ Ăn cây nào ..... Rào cây nấy ..... ’ Khi đã có tội ..... Dưới “ Con NGƯƠI của mắt mình” thì không thể có sự sai lệch được ..... ?????
NHÂN QUYỀN ???
Hành chính .....‘‘ Làm một CỬA ! ’’
Truyền THÔNG ..... Nếu ‘‘ MỘT CHIỀU ..... ’’ ?
Còn đâu sợ .....‘‘ NHẠY CẢM ..... ’’
‘‘ Nhạy Cảm ’’ !..... Chỉ ‘‘NƯỚC NGOÀI ..... ’’ ???
( Với BẰNG CHỨNG ......... MINH CHỨNG )
Thiếu ‘‘ TỰ DO ..... DÂN CHỦ ’’ ???
‘‘ Lòng TIN ’’......... Nhờ TƯỢNG ĐÀI
KHẨU HIỆU ......... Mọi ÁP PHÍCH .........
DÂN hướng theo ‘‘ DI CHÚC ......... ’’
Học vừa HỒNG vừa CHUYÊN .....
‘‘ Đạo Đức ..... HỒ CHÍ MINH ’’
Bởi gốc ......... DÂN là CHỦ
Ở địa vị ......... NHÂN DÂN .........
Ta ‘‘ NGƯỜI ..... Hay CON NGƯỜI .....’’
( TÂM !......... Bản năng THÂN XÁC ? )
‘‘ CHẾT ......... Chưa phải là HẾT !’’
‘‘ DUYÊN NỢ ?......... Muôn ĐỜI sau !’’
‘‘ NHÂN ’’ nào ..... Tất ‘‘ QUẢ ’’ đó !!!
‘‘ NHÂN – QUẢ ’’ chính ĐẠO PHẬT
Đạo CHÂN THẬT ..... TRUNG THỰC .....
Không vì ‘‘ QUYỀN – TIỀN – TÌNH ’’
Hòa đồng theo TỰ NHIÊN .........
Bảo vệ MÔI TRƯỜNG sống .........
TỰ TẠI ......... Thoát LUÂN HỒI !
( Nhân Tâm Trung Tử )