Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

KIỂM DUYỆT INTERNET Ở VIỆT NAM

WKPD - Chính quyền Việt Nam kiểm duyệt việc truy cập Internet một cách sâu rộng, dùng nhiều biện pháp, cả về pháp lý lẫn kỹ thuật. Công trình nghiên cứu OpenNet Initiative của Đại học Harvard, Đại học Toronto, Đại học OxfordĐại học Cambridge đánh giá mức kiểm duyệt của Việt Nam trong lĩnh vực chính trị là "sâu rộng" (pervasive), trong khi tổ chức Phóng viên không biên giới liệt kê Việt Nam trong danh sách 10 nước "kẻ thù của Internet" trong năm 2011 và 12 nước năm 2012. Nỗ lực của chính phủ Việt Nam để quản lý, kiểm tra, và giám sát việc sử dụng Internet còn được gọi là "bức tường lửa tre" ("bamboo firewall").
Trong khi chính quyền Việt Nam cho rằng các nỗ lực kiểm duyệt Internet là để bảo vệ người dùng khỏi phải đối mặt với các nội dung tục tĩu hay "đồi trụy", nhưng phần lớn các website bị kiểm duyệt chứa các nội dung nhạy cảm về chính trị hay tôn giáo mà có thể thách thức sự thống trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.[5] Theo nghiên cứu của OpenNet, các website bị chặn hầu hết có nội dung về các hoạt động chống đối của người Việt hải ngoại, các tổ chức báo chí hải ngoại hay tổ chức phi chính phủ độc lập, nhân quyền, hay các đề tài tôn giáo.[1] Một số mạng xã hội, như Facebook, cũng bị chặn[6]. Chính quyền đã công khai phá sập một số website hay trang blog với nội dung "không phù hợp", trong khi một số website đối lập bị tin tặc tấn công.[2] Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã đưa ra nhiều trường hợp các nhà hoạt động Internet bị bắt bớ vì các hoạt động trên mạng

Văn bản pháp lý
Danh sách nội quy tại một quán Internet ở Việt Nam; trong đó điều 3.3 liệt kê các nội dung người dùng không được truy cập.
Điều 3 trong nghị định 21-CP ngày 5 tháng 3 năm 1997 (Quy chế tạm thời) đòi hỏi "mọi thông tin đưa vào, truyền đi và nhận đến mạng Internet qua cửa đi quốc tế tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định tại Điều 10 Luật Báo chí và Điều 22 Luật Xuất bản", cụ thể là:
- Không được kích động chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
- Không được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô, truỵ lạc, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
- Không được tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của công dân và bí mật khác do pháp luật quy định;
- Không được thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
Quyến định 848/1997/QĐ-BNV(A11) ngày 23/10/1997 của Bộ Nội vụ ban hành quy định về biện pháp và trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động Internet ở Việt Nam. Trong quyết định này, các nhà cung cấp dịch vụ Internet có nhiệm vụ "phát hiện, ngăn chặn, thông báo cho Bộ Nội vụ về các tổ chức, cá nhân đã hoặc đang có ý đồ, hành vi phổ biến trên mạng Internet những thông tin vi phạm Điều 3 'Quy chế tạm thời của Chính phủ' về Internet ở Việt Nam". Đồng thời, người dùng Internet có trách nhiệm:
Báo cáo cho cơ quan gần nhất khi phát hiện những vấn đề nghi vấn về an ninh quốc gia trong hoạt động Internet
Tuyệt đối tuân thủ các quy định của Nhà nước về việc cung cấp thông tin lên Internet;
Không được truy nhập khai thác, truyền bá thông tin của các tổ chức, cá nhân trên Internet có nội dung vi phạm Điều 3 "Quy chế tạm thời của Chính phủ" về Internet ở Việt Nam;
Không được tự ý tổ chức và tham gia hội thảo về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội liên quan đến Việt Nam trên mạng Internet; nếu muốn tổ chức diễn đàn và tham gia hội thảo trên Internet phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của Nhà nước về vấn đề hội thảo quốc tế.
Không được lưu truyền các thông tin, dữ liệu đã được mã hoá trên Internet
Phải kèm phần mềm giải nén đã đăng ký với Ban điều hành mạng chủ quản khi lưu chuyển những thông tin, dữ liệu được nén;
Không được lưu giữ trên máy tính có kết nối với Internet các thông tin, tư liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước của tất cả các ngành, các địa phương.
Thêm vào đó, thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHDT năm 2005 cấm các đại lý kinh doanh dịch vụ Internet ở Việt Nam "sử dụng hoặc hướng dẫn người khác sử dụng công cụ hỗ trợ để truy cập vào các trang thông tin trên Internet (trang Web) do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấm truy cập".
Nhiều nhà hoạt động trên mạng tại Việt Nam thường bị truy tố với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được định nghĩa ở điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam như sau:
Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 258 cũng định nghĩa tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là việc "lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân".
Cuối năm 2011, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lại ban hành quy định 47-QĐ/TW gồm 19 điều đảng viên không được làm, trong đó có các quy định về việc đảng viên phát biểu, viết bài (viết blog) hay tham gia phản biện và khiếu kiện, trong đó có mấy điều liên quan như cấm không được:
Điều 2 : Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Ðảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Ðảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Ðảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác. Ðe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.
Điều 3 : Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.
Điều 5 : Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
Điều 6 : Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.
Một luật sư bất đồng chính kiến cho rằng đây là quy định nội bộ riêng của Đảng Cộng sản, nhưng cho rằng "nó vi phạm rất nhiều các quy định đơn giản của con người ... Trong đó, đặc biệt là việc cấm quyền tự do tư tưởng và quyền tự do bày tỏ chính kiến, bày tỏ quan điểm.”
Đối tượng bị kiểm duyệt
Công trình nghiên cứu của OpenNet vào năm 2006 kết luận rằng chính quyền Việt Nam đang tích cực kiểm duyệt mạng, và sự tinh vi kỹ thuật, bề rộng, cũng như hiệu lực của hệ thống kiểm duyệt ngày càng tăng lên. Sự kiểm duyệt này cũng được thực hiện một cách thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm.
Khiêu dâm.
Mặc dù nội dung "đồi trụy" là một trong những lý do chính được chính quyền nêu ra để kiểm duyệt Internet, trên thực tế rất ít trang web với nội dung khiêu dâm bị kiểm duyệt tại Việt Nam. Việc này cho thấy việc kiểm duyệt trên thực tế không phải vì những lý do chính quyền nêu ra. Nghiên cứu của OpenNet cho thấy không trang web có nội dung khiêu dâm nào bị chặn (trừ một trang web có chứa liên kết đến một trang khiêu dâm, nhưng bị chặn vì lý do khác).
Khi một số trang như Facebook và YouTube được đại diện công ty truyền thông tại Việt Nam cho là bị chặn vì lý do kinh tế do chiếm đến 70%-80% băng thông quốc tế chạy qua mà không đem lại lợi nhuận cho các nhà cung cấp, một số ý kiến phản hồi trong nước thắc mắc việc hàng nghìn trang web khiêu dâm có đem lại lợi nhuận cho nhà mạng không, mà không bị chặn . Điều này đặc biệt không hợp lý trong bối cảnh Việt Nam là nước có người tìm kiếm về sex nhiều nhất thế giới, theo thống kê từ khóa của Google năm 2007 đến 2010 . Thống kê lưu lượng băng thông của những trang web này cũng chưa từng được công bố.

Chính trị  
Nghiên cứu của OpenNet cho thấy các trang web bị chặn chủ yếu có nội dung chính trị, như về các hoạt động chống đối của người Việt hải ngoại, báo chí hải ngoại hay độc lập, nhân quyền, hay tôn giáo.
Phần lớn các website bị chặn đều đặc trưng đến Việt Nam: chúng được viết bằng tiếng Việt hay có nội dung về các vấn đề của Việt Nam. Những website không có nội dung liên quan đến Việt Nam hay viết bằng tiếng Anh ít khi bị chặn. Ví dụ, trang web Việt ngữ cho đài Á Châu Tự do bị cả hai nhà cung cấp dịch vụ Internet được khảo sát chặn lại, trong khi trang web tiếng Anh chỉ bị một nhà cung cấp chặn lại. Trong danh sách các trang web của các tổ chức nhân quyền quốc tế, chỉ có trang web của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền bị chặn, trong khi nhiều website tiếng Việt có nội dung chỉ động đến hay gián tiếp chỉ trích chính quyền thì bị chặn, cũng như những website trực tiếp chỉ trích chính quyền.
Một số nội dung tôn giáo, như các trang web nói về tự do tôn giáo, Phật giáo, Cao Đài, cũng bị chặn.
Trang blog và mạng xã hội  
Từ cuối năm 2009, Facebook đã bắt đầu có vấn đề truy cập và đến năm 2010 tình trạng này đã tăng lên. Nhiều người viết blog phải tự kiểm duyệt vì sợ bị chính quyền "chiếu cố", một số người khác đã gặp trường hợp bài blog bị xóa khi viết về đề tài nhạy cảm.
Tại hội thảo do Viện Công nghệ thông tin thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đầu năm 2012, ông Nguyễn Lâm Thanh, giám đốc VTC, khẳng định việc chặn Facebook "không phải vì lý do chính trị mà chỉ vì lý do kinh tế". Việc truy cập Facebook chỉ thỉnh thoảng tắc nghẽn, mang tính không đồng đồng loạt và liên tục là nhằm nhường băng thông cho những dịch vụ sinh lợi hơn. Sau đó, đại diện các nhà cung cấp dịch vụ Internet lại phủ nhận điều này với báo giới, nói rằng họ luôn "đặt lợi ích của khách hàng lên trên lợi ích kinh tế", "việc định tuyến với nước ngoài gặp trục trặc nên dẫn đến hiện tượng khó truy cập các trang web nước ngoài".
Dụng cụ vượt tường lửa  
Theo thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT, các dụng cụ vượt tường lửa bị cấm sử dụng tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của OpenNet, nhiều proxy server và dụng cụ vượt tường lửa cũng không truy cập được.[1] OpenNet đánh giá mức độ kiểm duyệt của Việt Nam trong thể loại này là "đáng kể" (substantial).
Tấn công bằng tin tặc  
Một số trang web có nội dung chính trị, như trang web Bauxite Việt Nam của giáo sư Nguyễn Huệ Chi và trang "Anhbasam", thường xuyên bị tấn công từ chối dịch vụ. Các báo của nhà nước cũng liên tục đả phá và lên án các trang cá nhân[20]. Cuối tháng 8 năm 2010, nhân dịp lễ Quốc khánh Việt Nam, nhiều website và blog có nội dung đối lập và bất đồng chính kiến cùng lúc bị liên tục tấn công trong nhiều ngày.. Trong năm 2010, Google đã thông báo về một vụ tin tặc đột nhập trang web của Hội Chuyên gia Việt Nam rồi thay thế phần mềm đánh máy tiếng Việt VPSKeys với phần mềm ác ý nhằm để tấn công các website đối lập. Bộ phận an ninh mạng của tập đoàn Google cho hay đã phát hiện ra "chiến dịch" tấn công các trang web "nhạy cảm chính trị" bằng tiếng Việt và giám đốc kỹ thuật của công ty an ninh máy tính McAfee George Kurtz cho rằng "những kẻ thủ phạm có thể có động cơ chính trị và có thể có lòng trung thành đến chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho rằng những ý kiến này "không có cơ sở".[25] Tại một cuộc Hội nghị báo chí toàn quốc ngày 5 tháng 5 năm 2010, Trung tướng Vũ Hải Triều, Tổng cục phó Tổng cục an ninh đã tuyên bố bộ phận kỹ thuật đã "phá sập 300 báo mạng và blog cá nhân xấu".

Truy tố vì hoạt động trên mạng  
Nhiều người đã bị truy tố với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do các hoạt động của họ qua Internet. Theo tổ chức Phóng viên không biên giới, vào thời điểm năm 2011 Việt Nam giam giữ 17 công dân mạng, con số lớn thứ nhì trên thế giới, trong đó có những nhân vật bất đồng chính kiến như Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, và blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).. Mới đây, 2 blogger Trương Duy Nhât svà Phạm Viét Đào cung xbị bắt, một số blogger khác bị bắt ngắn, không giam giữ lâu..
Blogger Điếu Cày, người đã từng kêu gọi tẩy chay chặn đường đuốc của Thế Vận hội Bắc Kinh đi qua Thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt vào tháng 4 năm 2008 vì tội "gian lận thuế" rồi bị kết án 2 năm rưỡi tù. Sau đó, ông bị truy tố vì tội "tuyên truyền chống nhà nước" và tiếp tục bị giam giữ tuy chưa có án. Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ, bị bắt vào ngày 7 tháng 7 năm 2009 cũng vì điều 88 bộ luật hình sự và bị phạt tù 7 năm. Vi Đức Hồi, một cựu đảng viên cộng sản và thành viên của Khối 8406, cũng bị phạt 8 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia cũng vì điều 88. Ông đã từng kêu gọi cải cách dân chủ và đã đăng trên mạng về nhiều chủ đề nhạy cảm như vụ chiếm đoạt tài sản, tham nhũngđa nguyên.
Tháng 9 năm 2010, một giảng viên hợp đồng cho Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh tên Phạm Minh Hoàng (mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam) bị bắt vì các hoạt động cho tổ chức Việt Tân - một tổ chức được cho là phản động, bao gồm việc ông đã phát tán 29 bài viết có nội dung "xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước" trên Internet.
Trong tháng 7-8 năm 2011, một số blogger và nhà hoạt động liên quan đến hệ thống Công giáo Việt Nam bị bắt. Blogger Paulus Lê Sơn bị bắt vì muốn tường trình về phiên tòa của luật sư Cù Huy Hà Vũ, một người cũng bị truy tố vì những bài viết của mình trên mạng.
Tháng 10 năm 2011, một giáo viên trung học phổ thông tên Đinh Đăng Định bị bắt về hoạt động “tuyên truyền chống Nhà nước” vì đã phát tán trên các trang mạng những nội dung như: phản đối dự án khai thác boxit ở Nhân Cơ, đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng công an, quân đội và đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lịch sử của Đảng.. Sau khi ông bị khởi tố vào cuối tháng 2 năm 2012, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về trường hợp này, trong đó "kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận cho tất cả người Việt, kể cả quyền được bày tỏ ý kiến chính trị và quyền được chỉ trích các chính sách của chính quyền." Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và một số trang mạng ở nước ngoài cũng lên tiếng về vấn đề này. Báo Quân đội Nhân dân đánh giá việc lên tiếng này là "sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước khác".
Phản ứng 
Các nỗ lực kiểm duyệt Internet của chính quyền đã khiến tổ chức Phóng viên không biên giới liên tục đưa Việt Nam vào danh sách các "kẻ thù của Internet". OpenNet đánh giá mức độ minh bạch cũng như sự nhất quán của hệ thống kiểm duyệt là "thấp". Các tổ chức nhân quyền và chính quyền tây phương luôn chỉ trích chính quyền Việt Nam khi các nhà hoạt động mạng bị bắt giữ. Dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez đã đưa ra dự luật "Kêu gọi Tự do Internet ở Việt Nam" vào năm 2011 kêu gọi Việt Nam hủy bỏ Điều 88 và những luật liên quan dùng để giới hạn Internet.
Mặc dù thường gặp vấn đề truy cập, Facebook vẫn là website có lượng truy cập đứng thứ 3 tại Việt Nam, theo thống kê của Alexa và nhiều doanh nghiệp vẫn công khai quảng cáo trang Facebook của mình. Việc chặn Facebook diễn ra tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi. Một nhóm trên Facebook kêu gọi "Cần 1 triệu chữ ký phản đối nhà mạng Việt Nam chặn FB" đã có gần 63.000 người tham gia từ tháng 2 năm 2011. Mặc dù việc sử dụng proxy server hay các biện pháp khác nhằm vượt tường lửa là bất hợp pháp, nhiều người dùng đã dùng nhiều biện pháp vượt tường lửa để truy cập những website bị chặn. Nhiều báo chí trong nước cũng đưa thông tin hướng dẫn độc giả cách vượt tường lửa.
Ngày 15 tháng 07 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành NGHỊ
ĐỊNH QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG, với 6 chương, 46 đièu. Nghị định này mới vừa công bố ban hành đã bị ngay làn sóng phẩn đối không những trong nước mà cả dư luận trên toàn cầu. Giới hữu trách Việt Nam ngày 6/8 lên tiếng bác bỏ chỉ trích từ chính phủ Mỹ và các đại công ty internet hàng đầu trên thế giới như Google và Yahoo về một nghị định internet vừa ban hành gây tranh cãi.
Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 9 năm nay cấm người dân không được chia sẻ hay phổ biến tin tức từ báo chí hay các trang mạng của chính phủ.
             Nghị định này nói blog hay các trạng mạng xã hội như Facebook và Twitter chỉ được dùng để cung cấp, trao đổi thông tin cá nhân, không được trích đăng, thu thập, hay cung cấp thông tin tổng hợp. Nghị định 72 cũng ngăn cấm người dân đăng tải các nội dung trên Internet làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và chống lại nhà nước, tuy không nêu rõ nội dung thế nào là chống đối. Đầu tuần này, tổ chức Phóng viên Không biên giới lặp lại lời kêu gọi Việt Nam chấm dứt kiểm duyệt internet và phóng thích các blogger đang bị giam cầm.  Từ đầu năm tới nay có 35 blogger bị chính quyền bắt và cảnh cáo, ngăn cấm. Năm 2013, Việt Nam tiếp tục bị giữ tên trong danh sách của Phóng viên Không biên giới liệt kê ‘Kẻ thù của internet’.
(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt)
-----------------

7 nhận xét:

  1. Việt nam đang là kẻ thù số 1 của internet, nếu bọn cầm quyền ngăn cấm đến độ dân mạng không còn được tự do trao đổi thông tin và tiếp nhận thông tin thì chắc chắn số người hủy hợp đồng thuê bao sẽ rất nhiều- điều này chỉ có hại cho các nhà mạng, và vì vậy thu nhập của giới cầm quyền cũng sẽ giảm đi.
    anh khuyên các chú cầm quyền độc tài đừng có ngu mà tiếp tục thực hiện cái nghị định 72

    Trả lờiXóa
  2. Ngu dân là chính sách nhất quán của ĐCSVN. Cùng với tuyên truyền lừa dối bịp bợm, khủng bố người viết blog tự do, phá hoại internet là thủ đoạn xưa nay của Hà Nội.
    Nhưng chính điều đó sẽ dẫn đến nguy cơ sụp đổ nhanh chóng hơn cho thể chế độc tài, vì không cho người dân xả xu pap để biết mà điều chỉnh kịp thời.
    Tưởng sẽ ngu dân mãi được, té ra lại ngu quan!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngăn chặn, dựng nhiều tường lửa...cấm đoán, quy tội đủ kiểu với Internet trong thời đại @, công nghệ thông tin bung mở toàn cầu, thé giới phẳng...là chưa hiểu hết về kỹ thuật, tác dụng, sức bung mở của vi tính-điện tử- tin học.
      Khác nào lấy đất bùn, đất cát ngăn lũ lớn. Ngăn chỗ này, sức nước bùng phá ra chỗ khác, lớn hơn (rút gươm chém xuống nước, nước càng cháy mạnh...) . Chỗ vừa ngăn cũng bị bục toang luôn. Đó, rồi xem: Sẽ chẳng đi đến đâu. Chỉ tổ thêm mang tiếng với thế giới là Vi phạm dân chủ, Vi phạm nhân quyền, qúa lạc hậu mà thôi. Ôi, lợi đâu chưa thấy, chỉ thấy vô nghĩa mà có hại lớn!

      Xóa
  3. Nghị định 72 nói "các trang mạng ca nhan không được phép cùng cấp thông tin tổng hợp", rồi tại khoản 19 của Nghị định này giải thích rất vòng vo, giải mà phát thích: ""Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.".
    Vậy, tóm lại: "Thông tin tổng hợp là tổng hợp thông tin"! Ông Nguyễn Phú Trọng học ở Đại học Tổng hợp ngày xưa là Tổng hợp Đại học...

    Trả lờiXóa
  4. Chúng muốn bóp cổ, bịt mồn dân VN để tiết tục tham nhũng và nắm quyến thống trị xã được lâu hơn.
    Chúng ta cực lực phản đối Nghị định 72!

    Trả lờiXóa
  5. Hay, o tong bi thu tuc la o bi thu tong hop

    Trả lờiXóa
  6. MH- Nguyễn Vạn Phúlúc 19:32 13 tháng 8, 2013

    "Một nguyên tắc của định nghĩa là phần giải thích không thể dùng từ được định nghĩa để giải thích - cái này là nguyên tắc sơ đẳng ai cũng biết.
    "Nói "thông tin tổng hợp" là "thông tin được tổng hợp..." thì hài quá".

    Trả lờiXóa