* MẶC LÂM
Cứ mỗi lần Hội nghị Trung ương mở ra là giới quan sát
trong cũng như ngoài nước đểu chú ý tới vấn đề chọn lựa nhân sự hơn bất cứ vấn
đề nào khác. Trong bải diễn văn lần này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn
mạnh tới vấn để nhân sự và báo chí đồng loạt nhắc lại điều này như một biến cố
có thể khiến Đảng lung lay.
Đối với các nước dân chủ có chế độ bầu cử tự do thì
việc chọn lựa người lãnh đạo quốc gia là cơ hội cho dân chúng thực hiện quyền
phổ thông đầu phiếu của mình. Riêng tại các nước theo chế độ Cộng sản thì cuộc
đầu phiếu theo ý dân sẽ được vài trăm Ủy viên Bộ chính trị họp kín với nhau để
chọn người lãnh đạo cho chính họ và cho người dân cả nước.
Tổng bí thư là vị trí quyền lực cao nhất, trên cả Quốc
hội và chính phủ, sẽ được Hội nghị Trung ương lần này thảo luận và bàn bạc cho
kỳ Đại hội Đảng 12 sẽ diễn ra vào năm tới.
Cuộc tranh
giành quyền lực
Mặc dù Hội nghị được xem là tuyệt mật nhưng chưa bao
giờ thoát khỏi sự rò rỉ từ bên trong cùng những thông tin được tổng hợp từ bên
ngoài sẽ cho thấy một kết quả nào đó từ các ứng viên có ý định đại diện cho phe
nhóm của mình tiến tới việc nắm giữ vị trí then chốt nhất của chế độ.
Nhiều chuyên gia quan sát chính trường Việt Nam đồng ý rằng
có hai phe được các nhóm lợi ích hỗ trợ trong cuộc tranh giành quyền lực. Hai
phe này đã hình thành ít nhất từ Hội nghị Trung ương 6 hai năm trước đây khi
ông Tổng bí thư, đại diện cho nhóm Đảng đã cố lật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nhưng thất bại một cách cay đắng và từ đó tới nay mối bất đồng ngày một đào
sâu, đặc biệt khi đường đua tới đích ngày một rút ngắn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) mỉm cười đi phía sau Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội năm 2012. |
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính
kiến nổi bật đưa ra nhận xét về vấn đề mà Hội nghị đang bàn tới:
-Bây giờ chủ yếu vấn đề được quan tâm là vấn đề nhân
sự, phe nào thì được những ghế nào. Một số nhân vật được coi như đã an bài rồi
ví dụ như Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài vấn đề tuổi tác, mà nếu ông ta còn trẻ
thì chắc cũng bị cho về vườn thôi vì với một bản lĩnh non kém như thế thì chắc
chắn không tồn tại được trong vị trí Tổng bí thư nữa. Còn những vị trí khác thì
rõ ràng bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú Trọng và một phe cầm đầu
bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao chiến mà trận giao chiến ác liệt
nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không
hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng.
TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng mặc dù bị đánh tận lực
trong Hội nghị Trung ương 6 nhưng ông Dũng không có cơ hội phản kích. Điều ông
Dũng cố làm là hạ uy tín ông Trọng khi chọn thái độ đi ngược lại những gì mà
ông Tổng Bí thư đã làm hay đã tuyên bố. Trong khi ông Trọng giữ vững lập trường
xem Trung Quốc là bạn thì ông Dũng lại cho rằng “nhất định không chấp nhận đánh
đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ
thuộc”, TS Nguyễn Thanh Giang nhận xét về thế mạnh của ông Dũng trong Hội nghị
lần này:
-Sau này ông Dũng không đánh thẳng vào Nguyễn Phú
Trọng như các tuyên ngôn khác hẳn của Nguyễn Phú Trọng đối với vấn để Trung
Quốc, đối với vấn đề kinh tế thị trường hay vấn đề diều luật biểu tình hay xã
hội, thái độ với doanh nghiệp nhà nước…người ta thấy hai bên có những cái sai
biệt nhau vấn đề quan trọng nhất và cao nhất là vị trí Tổng bí thư thì người ta
nghĩ rằng trong thế thượng phong hiện giờ thì rất có thể là ghế Tổng bí thư sẽ
nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng, vấn đề là ông ấy có kiêm nhiệm luôn Chủ tịch
nước hay là sau đó có chuyển biến thành chế độ Tổng thống hay không thì còn
phải chờ xem.
TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo, chuyên gia kinh tế và
có rất nhiều bài viết nhận định chính trị chú ý tới khía cạnh nhân quyền trước
khi Hội nghị khai mạc. Chỉ dấu im ắng không khủng bố, càn quét người đối lập
như trước đây cho thấy một diễn biến khác lạ có thể là dọn đường cho ông Trọng
sang Mỹ nhưng cũng có thể cho thấy một chủ trương nào đó từ phía Đảng:
-Hội nghị Trung ương 11 lần này tôi muốn đề cập đầu
tiên là vấn đề nhân quyền. Trong vòng hai năm qua đây là Hội nghị Trung ương
lần thứ hai mà trước Hội nghị không diễn ra bắt người còn hầu như tất cả các
Hội nghị Trung ương trước đây đều diễn ra tình trạng bắt các blogger, các nhà
bất đồng chính kiến trước khi diễn ra Hội nghị đó là vấn đề mà chúng ta cần xem
xét.
Thứ hai, ta có thể so sánh Hội nghị Trung ương 11 lần
này với Hội nghị Trung ương 7 vào năm 2013 khi đó diễn ra sự kiện khá lớn trong
Bộ chính trị là bổ xung hai Ủy viên Bộ chính trị. Có 4 ứng cửa viên mà sau đó
chỉ chọn hai người là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn ông
Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ bị trượt và Hội nghị Trung ương lần thứ 7
vấn đề nhân sự rất quan trọng.
Từ quan trọng kỳ này đổi thành hệ trọng theo lời của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà thậm chí báo chí còn rút tít là vấn để nhân sự
kỳ này ảnh hưởng sinh mệnh của Đảng điều đó cho thấy công tác nhân sự khi Đại
hội Đảng lần thứ 12 diễn ra vào năm 2016 hệ trọng đến thế nào.
Bài diễn văn
chống Mỹ
Mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiếm được khá nhiều
cảm tình của người dân qua các tuyên bố cứng cỏi, nhưng bài diễn văn đọc nhân
ngày 30 tháng 4 vừa qua là một tì vết cho sự nghiệp chính trị của ông. TS Phạm
Chí Dũng nhận xét:
-Trong suốt hai nhiệm kỳ làm thủ tướng của ông Dũng
cho tới nay ông chưa xuất hiện ở Bắc Kinh và điều đó không cho thấy một tín
hiệu quá rõ ràng về việc Thiên triểu có thể có một ảnh hưởng lớn đối với ông
Nguyễn Tấn Dũng.
Tôi cho rằng thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra
có mối quan hệ với Trung Quốc nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn
chào mừng ngày 30 tháng 4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn
chống Mỹ. Hầu như không nhắc đến vai trò hỗ trợ kinh tế của Mỹ trong vấn đề đầu
tư nước ngoài và viện trợ kể cả vai trò của Mỹ trong Biển Đông trong thời gian
gần đây. Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt quyết liệt, kể cả
mang tính chất khiêu khích điều đó có lợi gì cho ông Dũng khi ông được coi là
một trong những người có thân nhân gần gũi nhất với Hoa Kỳ?
Có lẽ từ những sai lầm chiến lược này của ông Dũng đã
khiến ông Trọng có một bài diễn văn khá tự tin trước Hội nghị Trung ương 11 lần
này, mặc dù ông Trong vốn nổi tiếng là rất khô cứng khi đọc diễn văn. TS Phạm
Chí Dũng nhận xét:
-Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chúng ta chứng kiến
một bài diễn văn có vẻ khá tự tin của ông Nguyễn Phú Trọng, nó khác với diễn
văn kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vào cuối tháng 9 năm 2012 đã cho thấy ưu thế
phía Đảng đang tăng lên đáng kể.
Người dân không tin rằng Đảng sẽ làm được điều gì đột
phá, ý nghĩa trong các Hội nghị như thế này nhưng rất nhiều người trong đó có
TS Nguyễn Thanh Giang, vẫn ước ao sẽ có một cuộc vận động nào đó khiến Đảng
Cộng sản Việt Nam đổi máu để có thề tiếp tục con đường mà họ cho là phục vụ dân
tộc, phục vụ nhân dân:
-Trong giai đoạn mà ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền thì
mỗi một ngày Đảng với dân lại chia hai con đường khác biệt cho nên người ta
trông chờ hai phía tích cực và tiêu cực. Phía tiến bộ và phía lạc hậu nó tự vận
động trong các hội nghị trung ương từ đây đến Đại hội đảng như thế nào thì may
ra cái Đại hội 12 nó sẽ khá lên một chút thì dần dần Đảng còn có thê một phần
nào giữ được cái vai trò lãnh đạo đất nước và dân tộc. Dù non kém nhưng không
đến nỗi quá tệ và thậm chí không đếnnỗi phản động như hiện nay.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chưa kết thúc nhưng hầu
như giới quan sát và đa số người có quan tâm đều cho rằng sẽ không có bất kỳ
một cuộc cách mạng nhân sự nào vì Đảng vẫn giữ truyền thống chia sẻ ghế ngồi cho
nhau nhằm ổn định chính trị và nhất là giữ vững sự cai trị của mình.
M.L/(RFA)
-------------
http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2011/10/VTT-75-OCT-14-VN-MADE-IN-CHINA.jpg
Trả lờiXóaThì ra 'cái tròng Bắc thuộc mới' mà nguyên Bộ trưỏng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sớm cảnh báo đã được Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mở đầu năm 1990, tiếp nối bởi Tổng bí thư Đỗ Mười, rồi bị thắt chặt hơn dưới thời Tổng bí thư tham quyền Lê Khả Phiêu, để rồi tiếp nối mạnh hơn nữa bởi tổng bí thư Nông Đức Mạnh, còn rước họa bô-xít vào vùng chiến lược Tây Nguyên, và nay lại được ông tổng Trọng làm cho cái tròng Bắc Thuộc thêm chặt hơn, ngẹt thở thêm, dân ta không còn chịu nổi.
Nếu thật thế thì nghiêm trọng quá!
Bùi Tín (VOA)
https://lh4.googleusercontent.com/-dD1XxWRLtLE/VSSXB7T87cI/AAAAAAAAAb0/Ef_aEahTInQ/s640/Tr%E1%BB%8Dng%20ch%E1%BA%A7u%20Thi%C3%AAn%20tri%E1%BB%81u%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20khi%20quy%20m%C3%A3.jpg
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị từ trong nước, cho rằng người dân Việt Nam ‘khó có thể trông chờ gì trong việc lựa chọn nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam’.
Trả lờiXóa“Tất cả những việc họ làm đều trong vòng nội bộ của Đảng,” ông A giải thích. “Người dân không thể được biết và không ảnh hưởng được gì cả.”
Về phần mình, ông A nói ông ‘không đặt hy vọng vào bất kỳ ai’ trong Đảng Cộng sản hiện nay, ‘kể cả những người đương nhiệm, những người ở lại lẫn những người sắp tới có thể vào Bộ Chính trị’.
“Người dân phải có tiếng nói của mình và tiếng nói đấy phải buộc Đảng Cộng sản phải thay đổi chính sách của họ và tốt hơn nữa là đẩy Đảng Cộng sản đến chỗ cạnh tranh chính trị để lên nắm quyền lực,” ông nói.
“Chỉ với bầu cử công bằng tự do lúc đó người dân bằng lá phiếu của mình mới thật sự có sự lựa chọn,” ông nói thêm.
“Điều tốt nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam thì không phải là tốt nhất cho dân tộc Việt Nam,” ông A nói và cho biết lợi ích của người dân Việt Nam và lợi ích của những lãnh đạo của Đảng ‘không trùng nhau’.(BBC)
Quyền lực & Suy thoái!
Trả lờiXóa1. Khi xưa dân chúng nô nức (đa số) theo đảng và hăng hái lật đổ, đập phá tan tành nền nếp cũ (phong kiến, thực dân) để xây dựng một xã hội, một nền nếp đạo đức và luân lý tốt đẹp hơn (nghĩ như vậy). Khi đó, cá nhân người lãnh đạo của đảng cũng rất mơ hồ và chưa nắm được bộ máy Quyền lực (của nhân dân) nên phải dựa và lợi dụng sức mạnh và trí tuệ của toàn dân chúng để tiếm quyền, cướp cho được Quyền lực. Nhưng sau khi nắm trọn (cướp) được Quyền lực và có đặc quyền, đặc lợi "ăn cướp có Giấy phép" (ý cụ Phan Châu Trinh) tài sản của dân tộc và đất nước quá dễ dàng. Thế là mở đầu cho sự Suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức và luân lý của những cá nhân trong đảng (trước đó những đảng viên này cũng không có) nắm Quyền lực băt đầu nẩy mầm và ăn xuông bổng lộc của người dân. Đó con đường Suy thoái của những con người Vô sản thành Lưu manh hóa (ý của Lênin) là như thế. Quyền lực dẫn đến Suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức và luân lý của đảng cộng sản (không có tài sản) và bọn xã hội đen (đỏ biến chất) là vậy. Các cụ ngẫm xem, xưa và nay có gì khác không?
2.Trong bài viết của Mặc Lâm "Vần đề nhân sự trong Hội nghị Trung ương 11" có tập hợp nhiều ý kiến phỏng đoán và ước vọng. Nội dung bài viết cũng chỉ là nêu vấn đề trong "cơ chế nhân sự luẩn quẩn" theo qui hoạch và cấp trên duyệt (loại người không cùng vây cánh). Vấn đề quan trọng và cơ bản phải là chọn lọc tự nhiên (người tài trong xã hội) thông qua tự do ứng cử, đề cử và bầu cử công khai và dân chủ. Qua đó, sẽ chọn được những người có đủ Tâm, đủ Tầm, có đủ Trí Tài Đức được toàn đảng và toàn dân ủy quyền thạm gia lãnh đạo đảng và đất nước. Còn cách làm nhân sự như Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XI) hiện nay chỉ là hình thức cho các vị ủy viên Trung ương tự hả hê là mình cũng rất quan trọng. Thực chất, ai nắm Quyền lực (về kinh tế, nhân sự) người đó Quyết định. Như thế, cán cân tươi (nghiêng) hẳn về phía chú Ba Dũng. Nếu chú Ba Dũng nắm quyền Tổng bí thư có khi cũng còn khá hơn bọn theo lý thuyết cộng sản nhưng hành động theo bọn mao ít Tàu Cộng tàn sát nhân dân lao động (?)
3.Nói về sự tan ra của Liên Xô và nguy cơ xâm lăng của Giặc cộng sản Phương Bắc (Tàu Cộng), cụ Ngô Đình Nhu (sinh 1911) trước tháng 11 năm 1963, có viết một cuốn sách với tên gọi "Chính đề Việt Nam". Trong đó có nhiều vấn đề, nhưng cụ nêu hai ý: (a) Liên Xô nói là theo chủ nghĩa Cộng sản, nhưng đó chỉ là cái cớ, chỉ là bình phong và phương tiện. Trước sau Liên Xỗ sẽ tan ra và hướng theo văn hóa phương Tây. (b) Tàu Hán xưa và Tàu Cộng nay luôn có mưu đồ và ý muốn xâm lấn xuống phía Nam (Việt Nam) nhưng hàng nghìn năm chưa làm được; trừ khi Tàu Cộng nắm được Cộng sản Bắc Việt thì sẽ chiếm được Việt Nam. Các vị tìm đọc cho tỏ rõ vấn đề nhé!
Đọc rồi mới ngộ ra cụ Ngô Đình Nhu đúng như một nhà tiên tri. Dự báo đó đúng với những diến biến những năm cuối thế kỷ XX xẩy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu đúng như dự báo của cụ Nhu. Rất tiếc cả hai anh em cụ (Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu) đều bị bức hại chết sớm (bắt ngày mùng 1 và giết hại 2-11-1963).
4. Rất vui và nghịch cảnh, trong khi Đảng CS Việt Nam họp Hội nghị Trung ương 11 đề về nhân sự cho Đại hội XII thì tại nước Mỹ (chú Cả Trọng sắp thăm) có hai người đàn bà là Clinton 67 tuổi (Đảng Dân chủ) và bà Fiorina 60 tuổi (Đảng Cộng hòa) lại rất tự tin và tuyên bố tham gia tranh cử chức Tổng thống Mỹ năm 2016. Thật chẳng ra thể thống gì của một Nước Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ mà nhân sự không có "qui hoạch và sắp đặt" theo thứ bậc ưu tiên 5Ệ và 4C như Việt Nam. Chủ tịch hai Đảng (Dân chủ và Cộng hòa) tranh thủ đợt công du của chú Cả Trọng sang Mỹ gặp mà học kinh nghiệm "qui hoạch và đào tạo" con"vua lại làm vua" như Việt Nam đặc sệt Phong kiến núp bóng con ngáo ộp Xã hội chủ nghĩa nhé ! Chủ tịch hai đảng (DC &CH) ở Mỹ cố tranh thủ thời gian mà học!
Thế đấy "Họp văn Hành và Thảo văn Luận" là dzây đó, các cha ơi !
Trong bài viết khá dài của tác giả Mặc Lâm về chủ đề " chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng CSVN lần thứ XII " , đúng là khá " rối rắm " khi những kẻ mang danh " vì nhân dân phục vụ " đang tranh giành , đấu đá nhau ( từ cấp cơ sở ) để " tranh quyền đoạt ghế " trong đại hội đảng các cấp tiến tới đại hội đảng toàn quốc . Tệ hại như vậy nhưng những kẻ lãnh đạo cái đảng CS này vẫn xưng xưng , ra rả nào là " vinh quang " nào là " chính danh " nào là " giai cấp tiên phong " nào là " đày tớ của nhân dân " ... điêu ngoa không để đâu cho hết . Điều tôi muốn viết ở đây là tôi đánh giá cao đoạn kết của bài viết , và rất đúng bản chất của cái tổ chức đảng CSVN này : ... hội nghị trung ương lần thứ 11 chưa kết thúc ....giữ vững sự cai trị của mình ! Tôi cho đó là nhận định chính xác nhất của tác giả về bản chất của tập đoàn ĐCSVN !
Trả lờiXóaRất khó để tiến tới đại hội đảng 12 . Tranh giành quyền lực giữa những người nắm yết hầu tài chánh & tinh thần đảng quá găy gắt .
Trả lờiXóaTổng Bí Thư không chuyên môn về hành pháp , muốn nắm trọn quyền bổ sung nhân sự là chuyện tréo cẳng ngỗng . Dàu cho bổ sung được người của mình , nhưng tri thức về chuyên môn không có , ắt bị qua mặt phản phé .
Còn nhà nước thì nắm gói hầu bao , mặc tình chiêu dụ , mua chuộc , tạo bè kết cánh . Tiền là vạn năng . Đảng không nắm nguồn tiền , tức là đảng đã thất bại , càng ngày càng suy yếu , dần hồi phải lệ thuộc vào nhà nước . Đây là quy luật trong mọi cuộc sống .
Xã hội VN hôm nay dồng hành cùng hối lộ & tham nhũng . Những hình thức bầu bán chỉ là mặt nỗi của nghi thức đâij diện cho đa số , thực chất phe phái vẫn là chính . Phe nhà nước về nhân sự đã áp đảo phe đảng , nhân số đông và chuyên môn hơn , sâu sát với thực tế hơn , nên tiếng nói của Tổng bí thư chỉ là tiếng nói để trang trí hoặc đánh bóng cho chế độ . Quyết định chính nằm trong tay Ban chấp hành Trung ương Đảng mà đa số Uỷ viên lại nằm trong khối nhà nước phải liên hệ trực tiếp vào Thủ tướng trực tiếp về kinh tế tiền bạc .
Cả hai lực lượng chính là Quân đội & Công an muốn có tiền để tham nhũng vẫn phải lệ thuộc vào thủ tướng theo điều kiện làm ăn kiểu doanh nghiệp nhà nước hiện nay .
Tóm lại , Chức Tổng bí thư không dính đến tiền trong nền kinh tế định hướng móc ngoặc tham nhũng hối lộ chỉ còn giá trị ở các phiên họp bình bầu , Thủ tướng mới là quan trọng để hướng đến .
Một khi phải chạy theo tư bản để thoát khỏi nghèo khó , bắt buộc cái bản chất độc tôn độc tài cũng phải thay đổi , mới hoà nhập được cùng thế giới . Nếu vì cương lĩnh Đảng không thể diễn biến , thì các Uỷ viên trung ương Đảng vì quyền lợi bản thân và gia đình bắt buộc phải tự diễn biến .
Bài phát biểu của Tổng bí Thư ở hội nghị 11 vì thế không thể nhắc hai lần đến Mác , Lênin và tư tưởng HCM như xưa . Đồng thời cũng không nhắc đến nền kinh tế thị trường định hướng . Khi nhắc đến chống chủ nghĩa cá nhân , bè phái & lợi ích nhóm cũng quên luôn tham nhũng , hối lộ .
Như vậy vấn đề chon nhân sự của ĐẢNG trở nên bế tắt , bế tắt vì không có người đạt yêu cầu tốt như ông Trọng phát biểu . Bầu chọn vì thế biến thành tranh chấp đấu tố tại Trung ương Đảng . Một khi đã biến thành đấu tố với những bằng chứng hiển nhiên trình làng , liệu Đại Hội Đảng lần thứ 12 có đủ khăng năng để diễn ra vào năm tới , hay sẽ kéo dài mãi mái không biết đến bao giờ ......!!!
Nhân sự đại hội XII cần phải loại trừ sớm: Phùng Quang Thanh, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Phúc, ... tại sao Chân dung quyền lực đã nêu khá chi tiết khối tài sản khổng lồ của các vị trên mà không thấy có ý kiến phản hồi của cá nhân cũng như của cơ quan tổ chức đảng. Người ta nói im lặng là đồng ý có đúng như vậy không? Muốn lấy lại lòng tin của dân trước hết phải minh bạch rõ ràng. phải diệt sạch bọn tham nhũng, bọn bán nước hại dân, đánh chuột không sợ vỡ bình. Bình vỡ ta làm lại bình khác đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Trả lờiXóađồng chí trọng làm TBT khóa nữa thì đát nước ta sẽ tiến kịp lào và cam pu chia
Trả lờiXóaNặc danh21:10 Ngày 09 tháng 05 năm 2015 nói mà không suy nghĩ hay là đầu óc u mê không hiểu được: Tất cả những tài sản mà "Chân dung quyền lực" gắn cho người nọ người kia chẳng có gì là cơ sở. Tôi cũng có thể tải các bức ảnh trên mạng; dùng kỹ thuật pho to shop, scan v.v... rồi gắn cho ông thì ông nghĩ sao. Thật ra không it người dã bị Chân dung QL lừa đảo trắng trơn mà cứ tưởng mình là thức thời. Đúng là cả tin, mắc mưu địch.
Trả lờiXóa