Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

"THÂM CUNG" ở bệnh viện

Có những câu chuyện kinh hoàng ở các phòng khám, bệnh viện mà bất cứ ai nghe xong cũng phải bật khóc, kêu “Trời!”.
Qua lời tâm sự của một vị bác sĩ quân đội đã về hưu tên X.,chúng tôi vô tình được biết rất nhiều câu chuyện vui buồn, chua xót ở các bệnh viện mà hiếm bệnh nhân nào biết và dám tin vào sự thật này.
Bác X. cho biết, trong cuộc đời làm nghề của mình, bác đã trải qua rất nhiều vui – buồn với chính công việc mà bác đã chọn gắn bó và đam mê. Với kinh nghiệm nhiều năm trong quân y, sau khi về hưu vẫn thấy mình còn sức và còn đam mê, bác lại tham gia vào một tập đoàn y tế lớn của nước ngoài (có nhiều bệnh viện tư tại Việt Nam) với vị trí bác sĩ trưởng khoa. Chúng tôi biết bác qua lời giới thiệu của nhiều người có tuổi đời lâu năm trong ngành y, với những thông tin đáng cảm phục:“Đó là một trong những ông bác sĩ hiếm hoi còn sót lại sống với nghề đúng với câu “Lương y như từ mẫu””.
Trong cuộc trò chuyện dài về sức khỏe, về bệnh nhân và về ngành y của đất nước, bác X. chia sẻ: “Làm bác sĩ thật ra không sướng như người ta vẫn nghĩ. Chúng tôi không vô hồn trước những mất mát (cái chết của bệnh nhân) mà có những khắc khoải của riêng mình, dù đã cố gắng hết sức, có khi nó là sự ám ảnh, có khi nó thành sự dằn vặt bản thân mình suốt một đoạn đường dài chứ không dễ. Tuy nhiên, có một thứ đáng quý nhất là tình cảm của bệnh nhân và gia đình họ dành cho các y bác sĩ chữa trị cho mình. Một số trường hợp bệnh nặng, nguy kịch và không qua khỏi nhưng gia đình người bệnh vẫn nắm tay cám ơn mình vì họ tận mắt thấy được sự cố gắng hết mình của chúng tôi. Tôi tin, đó là sự sẻ chia và tình cảm mà không một ngành nghề nào may mắn có được như ngành y này. Đó là diễm phúc mà tôi luôn ghi nhận để cố gắng và luôn tận tình vì bệnh nhân, không bao giờ để họ thất vọng khi đã tin tưởng vào mình”.
Tâm sự về “sự khắc khoải, dằn vặt” từng có trong quá trình làm nghề, bác X. cũng thật tình chia sẻ:“Khi còn làm việc ở một bệnh viện công, tôi từng chứng kiến cái chết của một người đàn ông sau ca phẫu thuật mổ tim chỉ vì sự lơ đãng rất nhỏ của một y tá phụ mổ. Hôm đó, phòng mổ tiếp nhận 2 bệnh nhân, một đứa bé 3 tuổi và một người đàn ông tầm 60 tuổi. Sau ca phẫu thuật, đứa bé bị phát hiện nhiễm một con vi khuẩn hiếm gặp và nó gây nhiễm trùng trong quá trình hậu phẫu, khiến cháu bé không qua khỏi dù ca phẫu thuật rất thành công và chúng tôi đã cố gắng hết sức.
Chuyện không dừng ở đó, vài ngày sau, người đàn ông nằm cùng phòng mổ với cậu bé trên cũng bất ngờ có dấu hiệu nhiễm trùng và qua đời với đúng loại vi khuẩn hiếm có đã phát hiện trong cơ thể cậu bé kia. Ngay lập tức, tôi cho điều tra, kiểm duyệt lại tất cả quá trình thao tác công việc của những người tham gia hai ca mổ đó và phát hiện sai lầm chết người đã xảy ra chỉ vì… một cái găng tay. Một thành viên trong đội đã quên thay bao tay khi chăm sóc cậu bé trước khi quay sang chăm sóc cho người đàn ông. Một hành động vô thức nhưng gây tác hại là mạng sống của cả một con người. Hậu quả là vi khuẩn đã xâm nhập cơ thể ông mà không ai hay biết.
Sau việc đó, chúng tôi đã có những buổi họp kỷ luật và các lớp tuyên truyền về việc người làm nghề phải bảo đảm an toàn cho bệnh nhân để không lặp lại lịch sử. Nhưng thật ra, mỗi chúng ta đều biết, đó là việc ý thức trong từng người và không phải là việc mà những lớp học có thể dạy hay nhắc nhở được nếu người y bác sĩ đó không tự nhắc mình”.
Về ngành y tế nước nhà, bác X. chia sẻ: “Tôi dám khẳng định một số y bác sĩ nước mình rất giỏi, không thua gì các đồng nghiệp quốc tế cả, thậm chí là giỏi hơn. Tuy nhiên, nền y tế Việt Nam không phát triển và luôn mang nhiều nguy hiểm hơn so với các nước láng giềng là vì cơ sở vật chất của chúng ta không đủ đáp ứng. Người bệnh có thể trải qua một ca phẫu thuật rất thành công nhưng vẫn có thể mất mạng vì biến chứng, viêm nhiễm trong quá trình hậu phẫu do sự tắc trách, vô lương tâm của một số cán bộ y tế, giường bệnh quá tải, vệ sinh không an toàn, lây nhiễm vi khuẩn từ người khác… Đó là điều mà bác sĩ như tôi không thể can thiệp được, bệnh nhân cũng không quản lý được mà cần cả một xã hội cùng thực hiện. Ngoài trường hợp mà tôi vừa kể, còn rất rất nhiều câu chuyện lây nhiễm tương tự khác đã xảy ra trên khắp cả nước mình mà hiếm bệnh nhân nào biết được họ đã bị truyền bệnh như thế nào. Mà nếu có biết chắc họ cũng không dám tin đó là sự thật!”.
Tiếp tục câu chuyện, bác X. nói: “Có những người y bác sĩ rất có tâm với nghề nhưng cũng có những người tắc trách lắm. Người dân, nhất là dân nghèo ở các tỉnh thường không am hiểu về sức khỏe nên họ đến bệnh viện là phó mặc hết toàn bộ sự sống của mình cho y bác sĩ, chứ không nghĩ ngợi cẩn thận như một số người dân thành phố hay người nước ngoài đâu. Tôi biết có một bệnh viện N.P ở C.M, đó là một bệnh viện lớn với lượng bệnh nhân mỗi ngày lên đến cả ngàn người.
Họ đưa ra các chương trình giảm giá khám chữa bệnh lấy tiếng, dân nghèo tập trung rất nhiều nhưng hiếm ai biết với cơ sở vật chất và nhân lực ở đó, việc khám – chữa trị cho số lượng người như vậy thì vấn đề an toàn tiệt trùng là hoàn toàn không có. Tôi xin nhắc lại là hoàn toàn không hề có. Ví dụ như một bộ thiết bị nội soi cần khoảng thời gian tiệt trùng qua máy để bảo đảm sạch khuẩn là 30 phút, nhưng để đáp ứng đủ cho lượng bệnh nhân theo doanh số thì họ đã bỏ qua quá trình quan trọng này.
Đó là lý do vì sao các bệnh nhân sẽ gặp trường hợp đi khám chữa bệnh A nhưng chưa khỏe đã phát hiện ra thêm bệnh B. Vợ chồng quan hệ có thai nhưng bị hỏng, sau khi hút thai về, cô vợ bất ngờ mang bệnh viêm gan B dù ông chồng vẫn khỏe phây phây… Có những lúc nhìn họ khuyến mãi kéo khách, dân nghèo tin tưởng giao mạng sống, sức khỏe của mình cho những người coi trọng đồng tiền hơn lương tâm như vậy mà tôi phải rùng mình. Mỗi ngày có cả ngàn người bệnh gặp nguy hiểm mà không hề biết được sự thật kinh hoàng này…”
(Theo Kenh14)
------------

9 nhận xét:

  1. LƯƠNG Y như BỎ MẸ (từ mẫu).
    Híc, híc.

    Trả lờiXóa
  2. "thậm chí còn giỏi hơn"
    Cũng là cái trò tự sướng không thay đổi của dân Vịt.
    Giỏi cạp, cạp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bac Nac Danh 07:12 oi, sao bac ac mieng the? Toi khong phai nguoi nganh y, nhung cung khong ngan ngai khang dinh:" Nuoc ta cung co nhieu bac sy gioi, tham chi hon nuoc ngoai". Toi da chung kien nhung y, bac sy tuyet voi quanh toi. Bac hay rong luong hon khi noi ve nguoi khac nhe!

      Xóa
  3. Tôi có người anh đồng hao sáng mông bảy Tết vừa rồi thấy đau ngực. Gia đình cấp cứu anh vào bệnh viên Vinmec trên đường Minh Khai Hà nội. Khi gập bác sỹ người nhà đã thông báo anh có tiền sử động mạch vành. Bác sỹ khám rồi kết luận anh chỉ bị đau cơ. Họ tiêm cho anh một mũi giảm đau và nói anh có thể về. Anh chưa kịp ra khỏi phòng cấp cứu thì lăn đùng ra. Người nhà hô hoán, các bác sỹ tập trung trở lại và nói anh bị nhồi máu cơ tim, vội vàng cấp cứu, đặt sten cho anh. Nhưng đã qua muộn, anh qua đời sau hai ngày. Sau đó các bác sỹ lại nói anh đã bị những cơn nhồi máu nhẹ từ trước đó mà anh không biết. Câu hỏi được đặt ra là nếu vậy tại sao bác sỹ không phát hiện ra mà con cho anh về. Phải chăng chuyên môn của họ kém hay họ đắc trách. Không cứu được anh, gia đình anh mất khoảng bốn trăm triệu đồng.

    Trả lờiXóa
  4. Chia sẻ với cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
    “Các bác nhìn Bộ trưởng Y tế có khổ không? Rất là đau khổ, buồn rười rượi. Có nhiều cái nằm ngoài tính toán, những việc rất đau đầu không đáng có”.
    Và.... trớ trêu: "Kỳ họp Quốc hội thành công là sự cộng hưởng của nhiều nhân tố, cả đối nội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh. Bên ngoài cứ nói chúng ta là nhân quyền thế này thế khác, nhưng một điều trớ trêu là chúng ta lại vừa được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp quốc với số phiếu cao nhất".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và bị "hỏi cung" với số lượng thanh tra quốc tế về nhân quyền cao nhất!

      Xóa
  5. Vầy là đã tốt lắm rồi
    Xưa còn tệ gấp ngàn lần hôm nay
    Tư nhân hóa - đại thành công
    Quốc doanh y tế - mạt cùng bệnh nhân
    Rất cần Đảng cứ buông tay
    Để cho dân sự thế mà lại hay
    Đảng còn lãnh đạo dài dài
    Là còn oan mạng uổng tiền người dân.

    Trả lờiXóa