Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

NGHE DÂN NÓI VÀ NÓI CHO DÂN NGHE

 
* BÙI VĂN BỒNG
Gần đây, những phát biểu tùy tiện, lộng ngôn của một số vị lãnh đạo quan chức các cấp đã làm cho dư luận khó chịu. Từ đầu năm ngoái, dư luận đã phê phán gay gắt những câu nói vô trách nhiệm của lãnh đạo Hải Phòng quanh vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng; như là: “Nhà ông Vươn là do dân bức xúc với ông Vươn, dân phá… để ủng hộ chính quyền”, “Trận đánh đẹp, có thể viết sách, dụng phim”, “nhà ông Vươn như cái lều canh cá, phá hay không phá không thành vấn đề”...
Chủ tịch Tp Hà Nội thì nói “màu đỏ của dân khiếu kiện đất đai (áo, cờ) làm xấu bộ mặt Thủ đô”. Đến vụ Văn Giang thì lãnh đạo tỉnh cũng có những phát ngôn làm giãy nảy dư luận. Tiếp đến nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu tùy tiện, vô lối (như Nghị Hồng nghị Phước và nhiều vị khác). Gần đây nhất là phát biểu của Thứ trường ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, của bà Bộ trưởng Kim Tiến;  nghe trái tai như ông Nguyễn Xuân Anh nói rằng không có mại dâm thì ít du khách về Đà Nẵng...vv.
Giữa tháng 6 năm ngoái (2012), phát biểu tại kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII, đại biểu Dương Trung Quốc nêu rõ: “Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay hoạt động xã hội trong đó có những đại biểu Quốc hội từ rất nhiều cuộc hội thảo về đề tài nghiên cứu v.v… mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?”.
Trong thực tế hiện nay, tố chất “năng lực lắng nghe” mà ông Dương Trung Quốc nêu ra là điểm yếu chí tử của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta. Quan chức biết nghe dân nói, chịu nghe dân nói, muốn nghe dân nói và nói để dân nghe là việc còn rất khó khăn. Ở cương vị lãnh đạo nhưng với những người bị thiểu năng về nghe và ghi nhận ý kiến người khác hầu như họ không làm gì cả, hoặc nếu có làm thì chỉ làm theo ý mình, chủ đích, chủ kiến của mình, không cần nghe ai. Như vậy đã là kìm hãm sự phát triển mọi mặt của nền kinh tế-xã hội. Nghe mà không làm càng nguy hơn. Đó là biểu hiện của óc bảo thủ, sự trì trệ, sống theo kiểu an phận thủ thường, Cái kiểu sống co lại chỉ biết có bản thân mình, “sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi”, “mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng”. Chủ nghĩa cá nhân nằm ở ngay lối sống, tác phong ấy.
Trong xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế thị trường, người lãnh đạo thiếu năng lực lắng nghe, kém năng lực hành động là tai ương và hậu họa cho nền kinh tế-xã hội.  
Họ là những người quen lối sống và làm việc đầy chủ quan, cá nhân vị kỷ, nghe nhưng không làm. Hoặc cứ làm theo ý chủ quan, không cần nghe ai được biểu hiện từ những động cơ và nguyên nhân sau:
Đầu óc cố hữu, bảo thủ, trì trệ, không chịu đổi mới.
Chủ quan, tự mãn, tự cho mình là nhất không ai bằng, không cần nghe ai, mọi người đều “dưới tầm”.
Trình độ năng lực kém, nghe đấy, biết đấy, nhưng không làm.
Nghe và cũng nghĩ cách làm, nhưng do năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý kém, sinh ra làm trật, làm sai, không hiệu quả hoặc chỉ gặt được những kết quả ngược lại của ý muốn.
Không nghe, không làm theo lời khuyên can, bỏ qua lời góp ý vì những lời góp ý đó ngược lại với chủ đích lợi ích cá nhân và nhóm lợi ích. Loại cán bộ này không cần biết tốt để noi theo, không cần biết xấu để tránh, chỉ biết có tiền, mà cũng không phân biệt thế nào là đồng tiền lương thiện, đồng tiền do chính mình tạo ra hay đồng tiền lừa đảo, chụp giật, bất chính.
Nghe, nhưng đã không làm lại còn cho đó là sơ hở, dễ lộ, tìm mọi cách đối phó, thậm chí phản ứng ngầm, trả thù.
Biết rồi, nhưng do lối sống, tác phong quan liêu, trì trệ, thiếu năng động, biến nghiên cứu thành “ngâm cứu”, rồi cuối cùng phải bỏ qua, mất thời cơ và hết điều kiện thực hiện.
             Riêng trong năng lực lắng nghe đã thể hiện cả tư duy và hành động của người lãnh đạo. Tư duy thường đi kèm động cơ, suy nghĩ sao làm cách vậy. Hành động nào thì biểu hiện rõ ý đồ, mục đích ấy. Nếu hành động vì dân, vì nước, vì sự phát triển chung thì hành động cũng vì sự nghiệp chung. Còn nếu như động cơ chỉ chạy theo lợi nhuận, tiền, vàng, của cải cho cá nhân, ga đình, hùn hạp cho nhóm lợi ích, thì hành động theo chiều hướng tìm mọi thủ đoạn gian dối, báo cáo láo, giấu tiền giấu tài sản để dễ dàng đạt mục đích vụ lợi.
            Ý kiến cử tri, những bài, báo cáo, thư riêng góp ý, những đề xuất cách làm, tham mưu biện pháp của các nhà khoa học, các cơ quan tham mưu giúp việc, sự tác động của dự luận và báo chí – tất cả những điều kiện đó đều bị tước bỏ, trôi tuột, do người lãnh đạo không cần đến, hoặc thiếu hẳn năng lực lắng nghe. Dị ứng trước những ý kiến phản biện có cơ sở thực tế và khoa học, những ý kiến đúng có lý có tình chính là “tự lạc hậu hóa”, tự kìm chân, tự đánh mất uy tín chính mình. Nhiều hiện tượng đã báo trước về tham nhũng, về sự quản lý tài nguyên, tài chính, tài sản nhà nước không chặt chẽ, tiềm tàng nhiều nguy cơ mất an toàn.
Thế nhưng, những tín hiệu rung chuông cảnh báo đều không bằng tiếng dế kêu. Nhiều quy hoạch, dự án, công trình đều có biết bao ý kiến toàn Đảng, toàn dân đóng góp, với ý thức xây dựng vì lợi ích chung, vì sự bền vững lâu dài cho đất nước, nhưng đều bị gạt đi. Vấn đề chủ quyền biển-đảo, vấn đề cho người nước ngoài vào thuê biển, thuê đất rừng làm ăn, khai thác tài nguyên, vấn đề quản lý tài chính-tiền tệ, vấn nạn lạm phát và an sinh xã hội cũng đang đặt hiện trạng đất nước trong khốn khó và nhiều nguy cơ bất ổn. Rồi những cảnh báo về hậu họa của những biện pháp mất cảnh giác với kẻ thù mà đi “chuyên chính” với nhân dân, những “biện pháp cứng” trấn áp dân chủ, kể cả việc gây ra tội ác…Ngay như trước mắt còn đặt ra các dự án như Bô-xít Tây Nguyên, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, rồi cảng Lạch Huyện, cảng Kê Gà, đường sắt cao tốc Bắc –Nam, vv…đã nhiều báo cáo, lời góp ý, chứng minh, phân tích đủ cả, nhưng ai nghe? Và nghe rồi có nghiên cứu, chịu sửa hay không? Đó cũng là “năng lực lắng nghe”. Cán bộ lãnh đạo biết tôn trọng ý kiến dân chủ, có năng lực lắng nghe, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng tận tụy trước nhiệm vụ vì “quốc kế dân sinh”, vì dân chủ, công bằng, văn minh là niềm mong đợi và tin cậy của nhân dân.
            Khi cán bộ lãnh đạo còn muốn nghe dân nói là ‘lương tâm, tố chất đạo đức cách mạng, chí tiến thủ và tinh thần trách nhiệm’ còn có thể chấp nhận được. Khi đã bảo thủ, hoặc sai lầm và cố tình không muốn cho ai đụng đến mình, tránh né, là coi như đó là cái mầm tai họa khi ông (bà) ta còn nắm chức quyền. Điều đó thật là có hại cho dân cho nước. Nghe dân nói những điều trái với nghị quyết, dân phê bình thẳng thắn, chân thực, những góp ý xây dựng...thì lại cho là họ nói xấu mình, họ chống phá thậm chí còn gán ghép, chụp mũ là "thế lực thù địch" xúi giục, ...
            Nói phải đi đôi với làm. Dân gian có câu: “Nói như giời leo, làm như mèo mửa”, ám chỉ những cán bộ lãnh đạo nói rất hay, hô khẩu hiệu rất kêu, dạy đạo đức sang sảng mà làm chẳng ra gì, sống cũng không gương mẫu về đạo đức, lối sông. Người ta nói: "Làm lãnh đạo nhưng thiếu trí tuệ, phận nô lệ tri thức xếp xó" là thế. Có những vị lãnh đạo nói chỉ để vừa lòng quần chúng, nói kiểu ta cũng am hiểu tình hình, cũng thấu đáo lòng dân, nhưng mà nói vuốt đuôi rồi chẳng làm gì, chí thêm gây sốc. Quan trí như vậy thật dáng lo ngại. Cán bộ lãnh đạo nói để dân nghe, tâm phục khẩu phục, trước hết nâng cao uy tín của chính mình. Muốn vậy phải có tâm, có tầm. Nói với dân điều gì phải xuất phát từ cái tâm vì dân, vì việc chung, vì chân lý, lẽ phải, công bằng, thực sự tôn trọng dân chủ và rất cần cái tầm – trình độ - của lãnh đạo. Nâng cao năng lực lắng nghe, chịu nghe dân nói, và nói cho dân nghe lọt lỗ tai, quả là không dễ!
BVB
-----------------

17 nhận xét:

  1. Một bài viết công phu và rất sắc bén của nhà báo Bùi Văn Bồng . Tôi như nghe thấy âm hưởng và văn phong trong các bài viết của tác giả " NVL " ngày nào . Vị trí của bài báo này đúng ra phải được đặt trang trọng trên trang nhất , mục " Xã Luận " trên báo " Nhân Dân " hoặc báo Quân Đội Nhân Dân - Một bài viết tầm cỡ .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc bác chưa đọc cuốn "bên thắng cuộc" thì phải? trước đây, tôi cũng như bác-đều ngu đặc do bị tuyên truyền một chiều, cứ tưởng họ tâm tầm lắm, nhưng đọc "bên thắng cuộc" mới biết sự thật là thế nào, đọc "nhật ký rồng rắn" thì lại càng thấy những gì mà ta tưởng nó tốt đẹp thực ra chỉ là thứ hàng rởm, của bọn lừa bịp.
      Tiếc thay, cả mấy thế hệ đã cả tin mà núi xương sông máu đổ ra oan nghiệt, khổ đau đem lại. Cá nhân tôi (đảng viên huy hiệu 40 năm bị lừa-đã bỏ đảng) cũng là một nạn nhân của sự lừa bịp vĩ đại ấy.

      Xóa
  2. Phu Nguyen (VK -Mỹ)lúc 03:15 4 tháng 8, 2013

    Ông Nguyễn Thanh Sơn đã phát biểu nhiều câu làm tôi rất bất bình.
    Thưa ông Nguyễn Thanh Sơn !
    1- Chúng tôi đi biểu tình không những không được đồng bạc nào, mà thực ra còn mất rất nhiều thời gian, sức khoẻ và tiền bạc nữa.
    Nếu ở gần như tôi, thì phải đi rất sớm từ trước 6 giờ sáng mới có chỗ đậu xe, phải bỏ vào cột đồng hồ 2 dollars mỗi giờ. Và phải canh giờ quay lại bỏ tiền tiếp nếu không muốn bị phạt.
    Nếu ở xa như bạn tôi từ California thì tốn $566 vé máy bay hai chiều đi và về, $389 cho 2 ngày khách sạn Days Inn, $110 tiền mướn xe, thêm tiền xăng, tiền đậu xe, ăn uống, tổng cộng không dưới $1.500.
    Tôi quả quyết điều ông nói “có những người chỉ vì đồng tiền” là vu khống hoặc thiếu hiểu biết, chỉ nghe qua một vài kẻ lừa dối hay cũng kém hiểu biết như ông.

    Trả lờiXóa
  3. Chẵng hiểu nổi các lãnh đạo của nhiều cấp bộ ngành kể cả chính phủ đã liên tiếp đưa ra các văn bản chính sách, nghị định lại không chặt chẻ rỏ ràng, còn mơ hồ, không có tính khả thi. Lại có những cán bộ phát biểu gây sốc ngớ ngẩn. Vậy thì làm cán bộ kiểu gì ăn tiền thuế của dân đóng góp mà phục vụ không vì lợi ích của dân. Kiến thức trình độ cán bộ ở đâu mà không thể soạn thảo nổi cái văn bản cho ra hồn để làm trò cười, gây bức xúc dư luận. Hởi hiền tài đất nước, nguyên khí quốc gia đâu rồi!? Hằng năm có biết bao học sinh, sinh viên đạt giải cao quốc gia, quốc tế, thủ khoa. Cả loạt gương mặt xuất sắc được cho đi đào tạo ở nước ngoài. Họ biến đi đâu cả? Hay họ đều bị rớt lại qua ải cửa quan: lý lịch, con ông cháu cha, nạn phong bì. Hay họ phải nản lòng khi về nước chẵng thể phát huy được tài năng của mình. Đây là một nổi nhức nhối mà đất nước phải nhìn vào thực trạng của nó đừng có hô hào chung chung nửa nghe nhàm quá, người dân nản lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Chuan qua!
    Lanh dao vn chi gioi bung bit cho nhau, thong dong gian lan la number 1. Trung Quoc no vao danh duoi ngu dan, cuop dao thi chang thay da dong gi mac chi dan keu la. Con dan co lam gi thi CHUNG dua xe, dua phao, dua quan den dep, den danh... Chang the hieu dc cac CU dang lam cai gi cho dat nuoc, cho nhan dan?
    Thay canh vn hien tai ma dau long qua! Nhieu luc toi nghi nhieu bac tien boi da anh dung hi sinh de bao ve dat nuoc nhung hinh nhu ho da lam sai!!! Neu nhu cu cho My thau tom thi hien nay vn chac cung sanh ngang tam Hong Kong, Taiwan hay Korea.
    Con nguoi vn can cu, sang tao va cung co rat nhieu nguoi thong minh nhung song trong xh hien tai thi nhung nguoi co trinh do va ngay thang thi ko di lam cho DANG, ma neu co lam thi cuoc song cua ho cung ko the kha len dc vi nhung tang da cua CHINH QUYEN qua nang

    Trả lờiXóa
  5. Trịnh Đình Duyênlúc 06:55 4 tháng 8, 2013

    He....he...: ...NPT: "Tiêu cực, tham nhũng nhìn ở đâu cũng thấy, sờ vào dâu cũng có"; TTS: ... " Không chỉ một con sâu, mà cả bầy sâu"...; NSH: " Kỷ luật hết lấy ai mà làm việc?!"...Rất hay, rất đúng, nhưng lời nói gió bay, nói đó lại quên đó, vỗ tay! Rồi chẳng làm được chút trò trống gì...Hì...hì....

    Trả lờiXóa
  6. Thúy Liễu (Cali)lúc 07:09 4 tháng 8, 2013

    Ông Nguyễn Thanh Sơn ơi, ở VN có thẻ ông di họp, được cái phong bì vài trăm nghìn VN (bằng vài ba tô phở)đã cười như thỏ; Bà con VK chúng tôi ở Cali không nghèo và cũng không có phong trào phong bì như VN, đến mức cầm mấy đồng 'trả công' đi biểu tình. Ông đừng có mà 'suy bụng ta ra bụng người'!

    Trả lờiXóa
  7. Nói như quan quyền, làm cái gì cũng phải có tiền, phát biểu như thằng điên!

    Trả lờiXóa
  8. Phạm Thị Trà (xứ Nghệ)lúc 08:12 4 tháng 8, 2013

    Hôm nay lại đọc được bài viết của Đại tá rất sâu sắc, giá trị cao và chuyển tải thông tin hữu ích cho đời. Cảm ơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  9. Người sông Tiềnlúc 08:14 4 tháng 8, 2013

    Bài viết của nhà báo Bùi Văn Bồng thật xác đáng. Các quan chức VN nói nhiều điền rất bậy bạ và đáng hỗ thẹn. Đảng và Nhà nước VN không có cơ chế thu nhận người tài, chủ yếu"hồng" hơn "chuyên" nên mới ra nông nổi này.

    Trả lờiXóa
  10. Cảm ơn Bác Bồng đã có bài viết hay, khái quát Quốc nạn "Điếc không nghe súng" của hàng ngũ lãnh đạo các quan từ Trung ương đến địa phương, bệnh này trong hàng ngũ các cơ quan công quyền gây thiệt hại vô hình, âm ỉ lâu dài; nhưng ở đây còn thiếu bệnh quan liêu, hách dịch của lãnh đạo các Tập đoàn, TCT, Doanh nghiệp nhà nước đang nắm trong tay hàng trăm nghìn tỉ tiền thuế, tài nguyên khoáng sản của dân mà mắc bệnh này thì vô phương cứu chữa. Đơn cử, ở TCT SĐ căn bệnh cố hữu này đã làm thất thoát hàng nghìn tỉ đồng do bệnh quan liêu hách dịch của các xếp Tổng, xếp nhớn đã "Quyết tất" không thèm căn cứ vào ý kiến góp ý, chất vấn, phản biện của Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, dù Xếp không phải chuyên nghành nhưng khi giao ban chuyên môn kỹ thuật, chất lượng xếp phán là trên dưới im phăng phắc, ai có ý kiến ngược lại đều cho là "phạm thương" - Im đi,Anh biết gì mà nói, xếp là cán bộ tài chính nhưng luuon cầm chịch xử lý mọi vấn đề về xử lý kỹ thuật, biện pháp thi công. Vì vậy, hậu quả vô cùng tai hại là một Nhà máy thủy điện ở nước ngoài xảy ra sự cố lớn phải lùi ngày phát điện chậm lại hơn 1 năm theo kế hoạch điều chỉnh và chậm hơn 3 năm theo kế hoạch lúc đầu - thiệt hại hơn 1 nghìn tỉ đồng do chậm phát điện, chưa kể tổn phí phải xử lý sự cố gây ra chỉ vì bệnh quan liêu hách dịch của xác Xếp , do xếp phán mà gây nên chất lượng thi công kém, làm bừa làm ẩu, phi khoa học. Và nay tại một Dự án thủy điện khác cũng đang xảy ra việc khảo sát thiết kế mổ đá một đằng, xếp quyết triển khai, khai thác mổ một nẽo dẫn đến tiến độ dự kiến phải lùi lại hàng tháng gây nên lại chậm phát điện hàng năm nữa là nhởn tiền- Làm thủy điện chậm 1 tháng thì tiến độ tổng thể chậm 1 năm là điều tất nhiên, thất thoát do bệnh quan liệu hách dịch gây thiệt hại hữu hình này mới ghê gớm, có thể đo đếm được nhưng rất ít người quan tâm. Các cuộc thanh tra, kiểm soát đều không nhận ra vì diễn biến của căn bệnh được ẩn dấu, ngụy tạo dưới lớp võ bọc rất tinh vi, hợp lý rằng đây là trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, nhưng khi thất thoát xảy ra thì thường cấp dưới lãnh đủ hoặc được bỏ qua, che dấu. Với luật chống thất thoát lãng phí thì đây quả là một tội phạm không thể dung tha.

    Trả lờiXóa
  11. Phát ngôn vô cùng bừa bãi,coi dư luận như cỏ rác !!! Đây là hậu quả của Chính quyền Độc tài,chế độ phong kiến kiểu mới ! Chính vì phát ngôn cẩu thả,vô cảm của các quan từ TƯ đến địa phương cho nên người dân còn phải chịu khổ nhục dài dài Thương quá VN ơi !!!

    Trả lờiXóa
  12. Bài này phải gửi cho BCT và các UVBCHTW đảng CSVN. Quá hay và quá đúng!
    Nhưng nên nói rõ thêm: tại sao đa số các nhà lãnh đạo, các "đồng chí" cỡ thứ bộ trưởng trở lên đều hay phát ngôn như vậy. Có lẽ có 2 lý do:
    1- Trình độ văn hóa và chuyên môn của các vị này đều có vấn đề, tuy có bằng cấp, nhưng là học giả, bằng thật, được đưa lên do COCC hoặc do chạy chọt bàng tiền. Do vậy, nếu phải phát ngôn mà không chuẩn bị trước thường nói bậy, nói ngây ngô... Thậm chi ngu ngốc khi dám so sánh dân chủ của Việt Nam hơn hàng vạn lần dân chủ của Tư bản. Hoặc tay thứ trưởng Sơn ở Mỹ nhiều năm mà vẫn nói bậy, nói sai về cảnh sát giao thông của Mỹ hành xử không bằng cảnh sát giao thông Việt.
    2- Hoặc giả có chút trình độ, có chút chuyên môn nhưng lại bị "vòng kim cô" của lý luận CS làm cho phát ngôn của mình bị "cà lăm", không đầu không đuôi mà điển hình là các phát ngôn của một phó TT có bằng cấp và học thức cao.
    Chỉ có thay đổi chính trị thì mới thay đổi được cán bộ, vì lúc đó cán bộ sẽ do dân làm chủ bầu ra. Lúc này thì nói cho dân nghe hay nghe dân nói sẽ dễ dàng hơn.

    Trả lờiXóa
  13. Cảm ơn Bác môt bài viết hay thực tế tồn tại diễn ra hằng ngày trong cuộc sống người dân . Ai cũng biết và nhìn thấy nhưng sợ hãi vì chế độ cầm quyền con ông cháu cha theo thứ tự vần Ê , người giỏi phấn đấu một đời không bằng thằng dốt cơ cấu một lần ... cho ra một xã hội như thế là tất yếu .

    Trả lờiXóa
  14. Bác Bồng lại phê phán lũ ngọng làm thơ.
    Ngày xưa lũ ngọng tả cái chuông là "ấy ái uông".
    Lũ ngọng ngày nay không còn là mấy thư sinh đi vãng cảnh mà đã là lãnh đạo có chức có quyền, chúng đã không chịu nghe dân nói,nói không có tầm mà còn làm nhiều việc khuất tất đến khó hiểu luôn. Muốn hiểu được chúng chỉ đứng theo góc độ :" mèo trắng, mèo đen cũng được, miễn bắt được chuột", miễn vơ được tiền bỏ túi.
    Phê lũ này có mà phê cả ngày.
    Chỉ 2 năm vừa qua, người ta đã thống kê được gần 100 thông tư, nghị định,đề xuất bố láo,nhiều cái đã phải thu hồi ngay. Còn phat ngôn,phát biểu thì tai to mặt lớn nào cũng có xuất cả.
    Đúng là thời lũ ngọng làm vua, chưa thấy ngọng nào nói được ý nào nghe lọt tai.

    Trả lờiXóa
  15. Thế hệ cộng sản thứ 2: Đó là công tác quy hoạch cán bộ của Đảng.
    1. Bộ trưởng y tế chăm lo sức khoẻ cho dân thì thiếu trách nhiệm và thiếu đạo đức lương tâm đến thế là cùng.
    2. Thứ trưởng ngoại giao nói bừa phứa , trùng lặp , nhàm chán và thích nói .....
    3. Phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng ... không thể đánh giá được ...
    Các cô cậu này ở đâu chui ra , ai đào tạo , ai đề bạt cất nhắc .Đây là phần lộ diện ,còn phần chưa thấy ..xem ra năng lực đạo đức thế hệ 2 của CCCC rừng rú quá.

    Trả lờiXóa
  16. Đáng lẽ , nếu có một hệ tư tưởng thực sự đổi mới thì ĐCS nên mời bác Bồng làm Trưởng ban TCTW Đảng . Tiếc thay một nhân tài đã bị loại bỏ . Nhưng may mắn cho lực lượng Dân chủ-cấp tiến.

    Trả lờiXóa