* MINH DIỆN
Hôm ấy ông Võ Văn Kiệt chủ trỉ cuộc
họp Thường vụ Đảng ủy Khu IX, bàn biện pháp phối hợp giành lại thế chủ động trên chiến trường miền
Tây Nam
bộ. Giờ giải lao, ông đang đứng nói chuyện vui với chính ủy mặt trận, thì bác sỹ
Huỳnh Hoài Nam
đến bên cạnh, nói nhỏ với ông:
- Anh Sáu ơi! Đơn vị báo thằng Dũng
hy sinh rồi anh!
Không nghe rõ, ông Sáu Dân kéo tay bác sỹ Huỳnh Hoài Nam hỏi:
- Mầy nói gì vậy?
Giọng bác sỹ Huỳnh HoàiNam nghẹn lại:
Giọng bác sỹ Huỳnh Hoài
- Dũng hy sinh rồi anh ơi!
Ông Sáu Dân bỗng thấy choáng váng,
suýt ngã. Bác sỹ Huỳnh Hoài
- Không sao đâu!
Chính ủy mặt trận và những người có
mặt chết lặng khi nghe tin Võ Dũng , con trai Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt
hy sinh hai ngày trước, 29-4-1972, khi đang bò vào hàng rào dây kẽm gai trinh
sát một chốt địch ở Sóc Trăng, mấy chị phụ nữ bật khóc. Ông Võ Văn Kiệt vẫy tay bảo mọi người vào họp
tiếp. Khuôn mặt hốc hác đen sạm của ông vẫn tỏ ra cương nghị.
Tan cuộc họp, ông lầm
lũi về chiếc chòi riêng, đứng một mình, đăm đắm nhìn những cánh rừng tràm, đước mênh mông. Ông
đứng như thế, không nhúc nhích đến khi màn đêm buông xuống.
Ông Võ Văn Kiệt lấy vợ năm 1949. Ông
không lấy đảng viên theo sắp xếp của tổ chức, mả vì tình cảm chân thành giữa hai
người, dù tuổi tác và hoàn cảnh chênh lệch. Năm ấy ông
27 tuổi, là Thường vụ Tỉnh ủy ,vợ ông 17 tuổi, con thứ sáu một gia đình từng là địa chủ có 300 mẫu ruộng và một nhà máy xay
lúa.
Năm 1950, bà Kim Anh có thai đứa con đầu lòng được bốn tháng thì ông Kiệt lên đường ra chiến
khu Việt Bắc. Hơn hai năm sau ông trở về, đứa con trai đã lẫm chẫm biết đi. Bà
Kim Anh tủi thân kéo con vào lòng
ôm mặt khóc.
Liệt sĩ Võ Dũng |
Ông Võ
Văn Kiệt đặt tên con là Phan Văn Dũng, lấy họ mẹ làm tên thường gọi là Võ Dũng. Ở với vợ con được năm ngày, ông lại ra đi
trong đêm khuya , khi Võ Dũng
đang ngủ say .
Năm 1954, các ông Lê Duẩn, Phan Văn Hòa (Võ Văn Kiệt) và nhiều cán bộ
lãnh đạo khác không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam làm nhiệm vụ, bị chính quyền Ngô Đình Diệm truy quét gắt gao, phải lánh sang Campuchia, đóng vai thương nhân
ở thủ đô Phnom Pênh. Năm 1955, ông Võ
Văn Kiệt đón vợ và hai con - Hiếu, Dân
sinh 1953- qua bên đó. Đó là lần đầu
tiên, cũng là duy nhất, gia đình ông được đoàn tụ.
Nhưng trên đất khách quê người, và với một nhà hoạt động
chính trị bí mật, cuộc sum họp của gia đình ông bấp bênh đầy căng thẳng hồi
hộp, và cũng chỉ được ngắn ngủi ít ngày
rồi lại chia ly. Theo quyết định của trên, ông Võ Văn Kiệt gửi cậu con trai Võ
Dũng ra miền Bắc, đưa vợ và cô con gái về quê ngoại , còn mình về Sài Gòn làm Bí thư Thành ủy.
Võ Dũng năm ấy mười tuổi bé loắt choắt, nhưng
nhanh nhẹn, khuôn mặt và dáng đi giống hệt ông Võ Văn Kiệt. Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Nam bộ
phóng khoáng, không được gần ba, nên còn
nhỏ Võ Dũng đã có tính tự lập vẻ tỏ
ra hào hiệp. Võ Dũng tự gói quần áo, đồ dùng vào bồng, tự rút từng chiếc quai dép cho vừa chân, và
chia cho mấy người bạn cùng đi từ cục xà bông đến bịch ruốc bông má mua cho
mình.
Trước lúc tiễn con trai ra Bắc, tiễn
con gái và vợ quay về quê, ông Võ Văn Kiệt muốn chụp một tấm hình kỷ niệm. Ông đưa
vợ con đến một hiệu ảnh ở đường Monivong , thủ đô Phnom Pênh. Người thợ ảnh chuẩn bị bấm máy, thì ông xin lỗi
tách ra , không chụp chung với vợ con nữa.
Cuộc chiến đấu một mất một còn đang tiếp diễn , chính quyền Ngô Đình Diệm đang
truy lùng mình ráo riết, hậu quả sẽ ra
sao ? Ý nghĩ ấy chợt đến khiến ông Võ Văn Kiệt bỏ lỡ
cơ hội duy nhất có một tấm hình kỷ niệm với vợ con, để rồi sau
này, ông mang trong lòng niềm ân hận, nuối
tiếc.
Mẹ con
bà Kim Anh trở về Rạch Gíá ở vơi ông bà ngoại, biền biệt
mấy năm không được tin chồng. Nhớ ngày ở Campuchia có quen các ông Huỳnh Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm, bà Kim Anh mang con lên Sài gòn vừa kiếm kế sanh nhai vừa
dò la tin chồng.
Dù là một địa chủ nhưng ruộng đất đã hiến cho cách mạng
gần hết, nhà máy xay thì phá hủy theo
tinh thần tiêu thổ kháng chiến , nên gia đình bà Kim Anh đã khánh kiệt. Bà lên
Sài Gón với chút vốn liếng chỉ đủ góp cùng người anh trai mua một căn nhà nhỏ
vách ván, lợp lá dừa nước , bên ao rau muống trong con hẻm Đội Có đường Võ Di
Nguy, Phú Nhuận. Hàng ngày bà xay bột làm bành tai yến mang ra chợ Tân Định bán
kiềm tiền nuôi con.
Bấy giờ ông Kiệt ở căn cứ Hố Bò, Củ Chi. Chỉ một quãng đường mà vợ chồng như cách xa vời vợi muôn
trùng. Mãi đến năm 1961, ông mới móc nối được vợ con, và bà Kim Anh cùng Hiếu Dân được giao liên đưa
lên Hố Bò.
Năm 1962, bà Kim Anh sinh con gái thứ ba,đặt tên là Ánh Hồng. Cô bé xinh
xắn vừa lẫm chẫm biết đi thì phải quay về thành, vì Củ Chi liên tiếp bị càn quét
quá ác liệt. Về thành một thời gian, còn
cảm thấy nguy hiểm hơn, mẹ con bà Kim
Anh lại bồng bế nhau lên cứ.
Năm 1965, Mỹ trực tiếp đưa quân
vào miền Nam ,
cuộc chiến tranh ác liệt hơn. Ông Võ Văn Kiệt quyết định gửi tiếp cô con gái Hiếu
Dân ra Bắc. Bà Kim Anh tiễn con ra trạm giao liên, trên đường về ghé vào bệnh viện khám , biết mình đã có thai đứa con
thứ tư.
Bà Kim Anh nhớ ba lần sanh nở đều vắng chồng , vừa cực, vừa tủi, có lần phải đẻ nhờ trong
nhà ông thợ may bên bở kinh, cắt nhau cho con bằng kéo cắt vải. Bây giờ đang có bầu, lại về quê , cảnh nhà như thế biết
nhờ ai ? Suy nghĩ kỹ, bà Kim Anh quyết định
giữ Hiếu Dân lại không cho ra Bắc nữa.
Năm ấy Hiếu Dân đã mười tuổi, là một cô bé nhanh nhẹn đảm đang . Bà Kim Anh
lật đật quay lại trạm giao liên,
nhưng Hiếu Dân đã lên đường mất rồi. Bà đành lặng lẽ rời Hố Bò, bồng đứa con ba tuổi quay về Rạch Gíá nương nhờ
cha mẹ. Cuối năm ấy Chí Tâm ra đời, cũng một mình bà xoay trở như ba đứa trước.
Ông Võ Văn Kiệt được tin nhắn về,
bảo vợ con vào cứ. Gia đình khuyên bà Kim Anh không nên
đi vì cháu Chí Tâm còn quá nhỏ, nhưng bà nóng lòng gặp chồng nên không ai cản nồi.
Cơ quan cử bà Ba Kiếm, một cán bộ
giao liên về đón mẹ con bà Kim Anh.
Rời Rạch Gía sáng sớm ngày rằm tháng Chạp , chỉ còn nửa tháng nữa là
tết Bính Ngọ,1966. Lòng vòng cắt đuôi đeo bám của mật vụ, mật thám, đến sáng 17
tháng Chạp xuống con tàu Thuận Phong ở Bến Cát , xuôi sông Sài Gòn về Củ Chi.
Cách vài cây số là tới Bến Dược.
Bỗng một tốp máy bay trực thăng của Mỹ bay tới quần đảo, rồi bắn
Rocket vào con tàu đang chở mấy trăm khách, trong đó có cả người Việt
cộng lẫn Quốc gia, nhiều nhất là thường
dân. Chiếc tàu bốc cháy , đắm giữa dòng sông Sài Gòn chảy xiết. Hơn hai trăm người thiệt mạng trong đó có bà Kim Anh, vợ ông Võ Văn Kiệt và
hai đứa con ông, Ánh Hồng lên ba, Chí Tâm chưa đầy ba tháng tuổi.
Hai ngày sau, đang ở Nhà Bè, ông Võ Văn Kiệt mới biết tin vợ
con mình chết, không tìm được xác. Ông đứng
lặng trong nhà một cơ sở bí mật. Từ đó
ông luôn giữ bên mình tấm hình vợ con và bộ quần áo bà ba lụa ,
bà Kim Anh may gửi lên cho ông trước khi
mất không lâu.
Hai anh em Võ Dũng, Hiếu Dân nhận được tin má và hai em chết cách đó mấy
tháng. Hiếu Dân khóc, còn Võ Dũng, y hệt
như tính cách ông Võ Văn Kiệt , cắn môi chảy máu mà không khóc.
Năm ấy Võ Dũng 16 tuổi, đang học lớp 6 phổ thông, học khá nhưng điểm trung bình về hạnh kiểm.
Từ ngày ra Bắc , Võ Dũng sống chung trong gia đình bà Bảy Huệ , vợ ông Nguyễn Văn
Linh. Hiếu Dân ra cũng ở đó với anh
trai.
Lúc còn
bé Võ Dũng đã có tính tự lập,và cương trực , thằng thắn, mang đậm khí chất dân Nam bộ. Phải xa ba má , sống trong một hoàn cảnh đặc
biệt, hoàn toàn khác với môi trường mình sinh ra , có khi phải chịu cảnh bất công , Dũng phản kháng như bản năng. Dũng không thể nín nhịn khi con người ta sai
lại đổ lỗi cho mình. Dũng không thích bị sai khiến, không khép nép để được người
lớn khen ngoan. Ngược lại Dũng thích sòng phẳng , thích bao bọc bạn bè và bênh
vực những người yếu thế. Ai nói oan cho mình và bạn mình Dũng cãi lại liền bất
kể người đó là ai. Đứa
nào bắt nạt em gái hay bạn bè Dũng tẩn lại liền ,dù bản thân bị toét đầu đổ máu và bị ghi hạnh kiểm xấu .
Có lần Hồ Chủ tịch cho các cháu miền
Nam
vào phủ chủ tịch chơi, lúc chia kẹo, ông hỏi các cháu có ngoan không? Tất cả trả lời “
Thưa Bác Ngoan ạ!” Riêng Võ Dũng thẳng
thắn trả lời “ Cháu không ngoan!” Trở về người phụ trách hỏi tại sao em trả lời
như vậy? Dũng trả lời “ Em không thích
nói dối!”
Từ khi nghe tin mẹ và em mất, Võ Dũng càng cô
đơn, càng buồn hơn, và Dũng thường tỏ ra bức xúc trước lối sống ích kỷ của một
số người chung quanh. Và thế là những nhận
xét thiếu vô tư, nhiều ác cảm từ miệng người
nọ người kia, biến Võ Dũng thành một thanh niên hư hỏng, đến nỗi người bạn gái nói lời từ biệt Dũng. Buồn chán
và thất vong, Dũng đã lấy phẩm xanh viết lên cánh tay mình : “Tôi là đứa con bất
hạnh!”
Những tin không vui về Võ Dũng đến tai
ông Võ Văn Kiệt. Ông viết thư cho con trai: “Từ khi má con mất ba buồn lắm. Ba
lại nghe các chú nói con hư, ba càng buồn. Thôi con hãy về đây với ba, để ba
dìu dắt con trưởng thành, để con sưởi ấm lòng ba!”.
Nhân được thư ba, Võ Dũng bỏ học
dở dang lớp 9, vào bộ đội, và lên thẳng Hòa Bình huấn luyện đi B. Hết khóa huấn
luyện, một cán bộ trong Ủy ban Thống nhất
Trung ương lúc đó, lên đơn vị nói với Võ
Dũng:
- Các chú bố trí cho cháu đi máy
bay sang Phnom Pênh, từ đó sẽ có giao liên đón cháu về chỗ ba cháu!
Dũng hỏi:
- Thế mọi người trong đơn vị đi bằng
phương tiện gì?
- Đơn vị hành quân bộ vượt Trường
Sơn ba, bốn tháng mới tới, sốt rét, bom đan gian khổ lắm.
Dũng nói:
- Các chú các bác là cán bộ phài
đi bộ, cháu là lính binh nhì lại đi máy bay? Đã vào Nam chiến đấu
thì phải vượt Trường Sơn như mọi người, cháu không thích được ưu tiên như vậy.
Võ Dũng kiên quyết từ chối đi bằng
máy bay, hòa mình vào cùng với các chiến
sỹ khác trong đơn vị, Chi đội một, đi B2
bằng đường bộ. Dũng kết bạn thân với nhà thơ Thanh Quế , chia ngọt sẻ bùi với
nhau trên đường hành quân. Anh Thanh Quế kể rằng, suốt chặng đường Trường Sơn, hai người luôn gắn bó bên nhau, nhưng Dũng
không hề nói cho Thanh Quế biết ba mình đang làm cán bộ lãnh đạo Trung ương Cục
miền Nam .
Khi Thanh Quế rẽ vào Khu V, Võ Dũng moi ba lô lấy tút thuốc Tam Đảo bao bạc để dành
tặng Thanh Quế và hẹn gặp lại nhau ngày chiến thắng .
Võ Dũng vào cơ quan Trung ương cục gặp ông Võ Văn Kiệt một buổi chiều hanh hao cuối mùa khô. Ông Võ
Văn Kiệt ôm con rất lâu, nhưng không ai khóc, và ông Kiệt không nhắc lại những
điều người ta nói về con trai.
Ông Võ Văn Kiệt muốn bố trí công tác cho Võ
Dũng ở cơ quan , nhưng Võ Dũng dứt khoát đòi ra trận. Ông Kiệt nhờ bác sỹ Nam thuyết phục
Dũng , Dũng nói :
- Em về Nam để chiến đấu trả thù cho mà và
em em, đâu phải về đào hầm cho ông già em núp!
Bác sỹ Huỳnh Hoài Nam nói:
- Ở cứ bảo vệ lãnh đạo cũng là nhiệm
vụ chiến đấu !
Dũng ngắt lời:
- Em không muốn chiến đấu
trong xó rừng! Ba em kêu gọi mọi người
ra trân địa , mà lại để con mình ở cứ ?
Không thuyết phục được Võ Dũng,
bác sỹ Huỳnh Hoài Nam
nói với ông Võ Văn Kiệt:
- Thằng Dũng bướng lắm anh Sáu.
Nó dứt khoát vào trinh sát. Em đầu hàng anh ơi!
Ông Võ Văn Kiệt nói:
- Thôi kệ nó!
Võ Dũng vào đại đội trinh sát bộ
binh, xông xáo chiến đấu hết trận này trận khác, coi thường nguy hiểm. Ông Lê Đức
Anh nghe tin, ra quyết định điều Võ Dũng sang đơn vị pháo binh. Quyết định chưa
kịp trao, thì Võ Dũng hy sinh.
Hơn bốn chục năm rồi, kể từ buổi chiều ấy.
Chiến tranh đã lùi xa 38 năm. Ông Võ Văn Kiệt mất cũng đã trên 5 năm, ông không
còn cần bất cứ thứ vàng son nào tô điểm thêm lên tên tuổi ông. Tôi, một người
lính, một nhà báo già, không còn tham vọng và cũng không thể nịnh nọt một người
đã chết để kiếm chác danh lợi.
Bằng tài liệu của bản thân và bạn
bè, tôi chỉ muốn kể lại một câu chuyện thực về một thời đầy bi tráng đã qua và muốn
cùng các bạn suy nghĩ đôi điều: Võ Dũng , sẽ trở thành một một học sinh hạnh kiểm
cực tốt nếu biết dạ vâng, khép nép cúi đầu
làm theo những cô, bác anh chị trông coi mình. Và dù Võ Dũng không ngoan như vậy,
ông Võ Văn Kiệt vẫn có thừa quyền lực và mối quan hệ đề đưa con sang Liên Xô, Đông
Đức, hayTiệp để thanh nhàn, thậm chí chỉ ăn chơi, vui thú ‘xứ người’ mà vẫn có một tấm bằng đỏ đại học
sau này ấm thân. Nhưng Võ Dũng đã sống với bản chất, nghị lực của mình, không
thớ lợ, không dựa dẫm, và ông Võ Văn Kiệt sẵn sàng chấp “tính bướng bình” đáng
khâm phục ấy của con mình. Hình như tính cách ấy, phẩm chất ngày xưa cũng không
nhiều, bây giờ thì...không có.
M D
--------------
Đau lòng. Nghĩ về hiện tại làng đau lòng hơn.
Trả lờiXóaCon trai Thủ tướng Phạm Văn Đồng, con trai TTg Võ Văn Kiệt đều là liệt sĩ.
Trả lờiXóaTôi công tác cùng anh Phạm Sơn Dương, con trai của TT PVĐ, từ 1978 đến nay. Hiện anh ấy đang chuẩn bị nghỉ hưu.
XóaLà người cũng khá quen biết vớí gia đình TT VVK, tôi thấy những điều anh MD viết là chính xác.
Xin cảm ơn.
ước gì thủ tướng bây giờ cũng là liệt sỹ
Xóachuẩn men!
XóaBài hay và xúc động quá, anh Diện ơi. Những bài này cứ kể phải đăng trên các tờ báo lớn cho nhiều người đọc thì tốt. Nếu không, rất phí vì có nhiều điều đáng để những người khác noi gương; nhất là bọn cứ mở mồm ra là nói tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng thấy gì cũng ăn cắp, ăn cắp mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi.
Trả lờiXóaCảm ơn!
Anh Diện đăng trên trang BVB là đúng rồi, nó sẽ lan tỏa đến nhiều trang khác và nhiều người. Chứ đăng trên mấy tờ báo lớn ấy à (ND, QDND chẳng hạn) thì làm gì có người xem (kể cả 4 tr. đảng viên), bài báo hay phí mất!
XóaVà dù Võ Dũng không ngoan như vậy, ông Võ Văn Kiệt vẫn có thừa quyền lực và mối quan hệ đề đưa con sang Liên Xô, Đông Đức, hay Tiệp để thanh nhà vui thú ‘xứ người’ mà vẫn có một tấm bằng đỏ đại học sau này ấm thân.
Trả lờiXóaPhải chi anh chàng ta đừng bướng bỉnh thì mọi việc đã khác rồi .
Nghe chuyện anh này mới thấy hệ thống tưởng thưởng những kẻ vâng lời, và đào thải những kẻ có cá tính mạnh . Kết quả là ngày hôm nay, chức càng cao tư duy càng tệ .
Con trai TT3X là thứ trưởng bộ xây dựng.
Trả lờiXóaCon gái TT3X là giám đốc nhà băng.
Thật tuyệt vời.
Con út phụ trách đoàn làm 150m đường nông thôn hét 1,5 tỷ. Hề hề, cung phỉ thôi, học động cơ máy bay mà...
XóaCon trai TT3X là thứ trưởng bộ xây dựng. không biết năng lực ra sao nhưng anh ấy còn được học tử tế. thiếu gì con các quan khi bố làm to chẳng học hành ra gì cũng được cẩu lên làm quan. có anh đi xuất khẩu làm thuê củng được vào uvtw làm quan. thật đốn mạt làm hại dân hại nước.
XóaLà tiến sỹ kiến trúc xây dựng,"là thứ trưởng bộ xây dựng. không biết năng lực ra sao nhưng anh ấy còn được học tử tế", thì cứ thực tế, thiết kế và tham gia xây, cho đến cùng, hãy nhận chức thứ trưởng! Chứ ôm mấy kiến thức trên sách ở USA, về trường đại học đọc sách cho sinh viên chép, rồi lên phụ trách đào tạo, thiết kế xây dựng được cái nào ra hồn.
XóaVào những năm 80, có bác tiến sỹ khoa học, rồi lên thứ trưởng bộ đại học (nổi tiếng) đã nói vui với tôi "Tiến sỹ xây dựng, thiết kế và xây chuồng lợn (cho vợ,để nuôi lợn trên nhà tập thể cao tầng), thì chuồng lợn sập"
Tiến sỷ về chuyên ngành công chánh chứ không phải "tiến sỹ kiến trúc xây dựng"(Anh ta chỉ là kỹ sư xây dựng chứ khong là kTS).
XóaDân kỹ thuật, hiệu phó phụ tách về đối ngoại. Trượt thành ủy, vậy mà độp phát là ủy viên dự khuyết và rồi là TT BXD.
Đầu năm nay anh ta ký cái quyết định hài vãi đ... luôn. QD 212 ban hành thay thế và hủy bỏ 169 tiêu chuẩn xây dựng - đợt 1 (bằng các Tiêu chuẩn Việt Nam).
He he he nhưng các TCVN kia là do Bộ Khoa Học Công Nghệ ban hành. Mà trong năm 2013 bộ này chưa có kế hoạch ban hành các tiêu chuẩn kia.
... tréo ngoe !
he he he trình anh thứ trưởng là vậy !
Tôi nghĩ TT3X cũng chỉ hơn Võ Dũng vài tuổi, thời niên thiếu cũng chiến đấu chống Mỹ. Tư cách, phẩm chất TT3X hồi đó, ai dám nói không ngang tầm Võ Dũng?
XóaNếu Võ Dũng còn sống đến bây giờ, cái chức Thủ Tướng vẫn có thể được trao vào tay, xã hội VN liệu có khác?
Thời thế tạo anh hùng, thời thế tạo gian hùng.
Đọc bài của bác Diện, tôi vô cùng cảm động !
Trả lờiXóaNỗi đau của gia đình ông Võ Văn Kiệt, nếu các nhà lãnh đạo CS có học thức thì những nỗi đau này, chắc cáắn ko xảy ra !
Cha mẹ sanh con trời sanh tính.Mỗi người một cá tính thế giới mới đẹp, như một rừng hoa muôn sắc! Mấy chục đứa tre quây quanh ông Hổ cấm đĩa kẹo trong tay chỉ cất lên năm tiếng : " Thưa Bác cháu ngoan ạ!" đó là hình ảnh ta thường thấy trên báo chi TV từ trước đến giờ.Nhạt nhẽo và khuôn phép làm sao.Võ Dũng nói thật, nói thẳng lòng mình là không ngoan, nghĩa là không muốn bị gò vào khuôn phép , muốn sống bắng bản chất riêng của mình, muốn được tự do lựa chon cách sống. Không riêng Võ Dũng muốn như vậy, và người ta kết tội hư! Chính con người bị coi là hư đó đã chối bỏ quyến lợi cá nhân xả thân vì nước! Cảm ơn nhà báo Minh Diện - Bùi Văn Bồng vì đã cho đăng một câu chuyện thật đấy ý nghĩa. (Trấn Đức Vinh, đại tá ccb,quận Đống Đa, Hà Nôi)
Trả lờiXóaBiết bao nhiêu hy sinh mất mát lớn như thế, mà giờ đây những nhà lãnh đạo CS Việt Nam lại quên hết. Thậm chí đi ngược lại những gì ông Võ Văn Kiệt đã làm.
Trả lờiXóaMột việc nữa cũng cần nói thêm cho rõ tại sao ông Kiệt làm được mà những "đồng chí" của ông không làm được?
Ông Võ Văn Kiệt sở dĩ có đầu óc "kinh tế thị trường" có lẽ cũng chính là nhờ học được (hoặc cảm nhận được) từ bố vợ lại đại địa chủ miền Tây. Tiếc thay, sau giải phóng 1975, ông đã không ngăn cản được những "đồng chí" của ông đánh tan tành các nhà tư sản công thương nghiệp miền Nam, dẫn đến đại hóa đói nghèo của cả nước sau năm 1975.
Trong khi ở thời điểm 1970 - 1975, Miền Nam có vị trí số 1 Asean, ngang tầm Hàn Quốc lúc đó. Cho đến nay, những nhà công nghiệp Hàn Quốc, khi tham quan Khu Công Nghiệp Biên Hòa vẫn nhắc lại là: những năm 1960 - 1970, Mỹ cho xây dựng Khu Công Nghiệp Biên Hòa làm hình mẫu cho các nước chư hầu của Mỹ, các nhà công nghiệp Hàn Quốc ở thời điểm đó còn phải sang Biên Hòa để học tập mô hình này.
Ông không ngăn được hay ông vẫn chưa cảm nhận được tầm quan trọng của giai cấp tư sản công thương nghiệp. Để 20 năm sau giải phóng, ông và các "đồng chi" của ông lại đi xây dựng lại hệ thống kinh tế nhều thành phần và sau này là kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Việt Nam đã trả giá hàng triệu người cho độc lập dân tộc, lại trả giá tiếp hàng chục tỷ đô la và hàng chục năm chậm tiến so với các nước Asean vì chính sách sai lầm và nhân sự ngu dốt+tham nhũng+liều lĩnh. Có lẽ đến lúc này 16 vị tinh tú BCT, bè lũ 3X nên xem lại những quá khứ đau thương mà hào hùng này, những quá khứ mất mát cả về con người, tiền của mà không mang lại được một cái gì cả: Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có độc lập đúng nghĩa (Phụ thuộc và hầu như là tay sai của Trung Quốc), người dân không có tự do, không được hưởng hạnh phúc và nói như Bác Hồ nói thì như vậy độc lập chỉ là cái bánh vẽ.
Đừng nhắc chuyện cũ nữa bạn à. Chỉ có những người muốn quốc gia vững mạnh mới nhìn vào lịch sử mà học. Nhưng nhìn vào những gì họ làm thì họ không có ý muốn đó.
XóaTại sao những người kế nhiệm cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, không làm theo đạo đức cách mạng sáng ngời của Ông
Trả lờiXóaNhìn vào thực tế hiện nay, thật sự đau buồn, vì nhiều người có chức có quyền, nhưng đạo làm người không sáng
Thật cảm động khi đọc bài viết trên
Câu kết , nói lên tất cả :
Trả lờiXóa"...Hình như tính cách ấy ,phẩm chất ấy ngày xưa cũng không nhiều, bây giờ thì...không có ".
Tại sao vậy ? Hỏi tức đã trả lời rồi.
Một bài báo rất xúc động. Hãy bỏ qua ý thức hệ mà nói về nhân cách con người, tôi khâm phục ông Võ Văn Kiệt. Nếu những người cộng sản đều như ông chắc chắn không mất hết niềm tin như hiện nay. Rất tiếc, như bài báo đã kết luận một cách rất sắc sảo : " Hình như tình cách ấy, phẩm chất ầy ngày xưa không nhiểu , bây giở không có!"
Trả lờiXóaĐây là bài học sinh động nhất cho thế hệ TN hôm nay. Liệu có bài học nào hay hơn?
Trả lờiXóaBây giờ tìm đâu ra, thắp đuốc. Toàn là sản phẩm của một nền chính trị mắc bệnh thành tích và vụ lợi.
XóaBác nói quá đúng
XóaNặc danh09:01 Ngày 04 tháng 8 năm 2013 nói ông VVK cảm nhận từ gia đình bố vợ mà có đầu óc "kinh tế thị trường" là có lẽ do Nặc danh09:01 Ngày 04 tháng 8 năm 2013 nhiễm cái tư tưởng lý lịch quá nặng. Thật ra trong cuộc chiến đấu của ông VVK ở chiến trường, ông đã hàng ngày hàng giờ trực diện với KT thị trường, nhờ đó ông có điều kiện nhìn ra vấn đề một cách thực tiễn chớ không tụng kinh điển như những nhà cách mạng " VĨ ĐẠI NHẤT VŨ TRỤ" khác.
Trả lờiXóaNac danh 11:14 rat chinh xac:Day moi la mot bai hoc ve tinh trung thuc long tu trong va dung cam cua mot con nguoi.Anh Vo Dung con bac Sau hy sinh nam 22 tuoi ma hom nay chung toi moi duoc biet su that.Cam on chu MD va chu BVB. da noi len su that dl
Trả lờiXóaToi nghi linh hon anh Vo Dung cung vui
Nhân cách của Võ Dũng tôi rất tôn trọng,con người sống dưới cái bóng người khác thì là người thừa;nhưng còn những người con khác của ông Kiệt thì lại không được như vậy,họ đã biết dùng tên tuổi cha mình dể làm giàu,âu cũng là vở kịch của cuộc đời
Trả lờiXóaĐến bây giờ có lẽ ông Kiệt mới biết mình đúng sai những điểm nào
Những câu truyện như thế này sẽ là những bản anh hùng ca bất tử để cho tổ quốc VN trường tồn, dân tộc Vn ngẩng cao đầu hiên ngang với các dân tộc khác trên thế giới.Nó khác hẳn với những bài bản hiệu triệu sáo mép, giáo điều, giả tạo nhân danh, khoác áo này nọ...bị nhân dân khinh bỉ, căm ghét./.
Trả lờiXóaBài này nên đưa vào sách giáo khoa để dạy cho học sinh hôm nay.
Trả lờiXóaHiện nay Bà Hiếu Dân Là Chủ tịch Công ty Lan Anh, và ClB Lan Anh. Lan Anh có thể là tên thật của mẹ Bà Hiếu Dân. Tôi cũng tùng giao tiếp với bà ấy ở CLB Lan Anh. Một phụ nữ xinh đẹp, trí thức có cả dịu dàng.Bác Minh Diện có thể Liên hệ Công Ty Lan Anh,(TP HCM) gặp bà Hiếu Dân để lấy thêm tư liệu, về thời thanh niên của Ông Võ văn Kiệt.
Trả lờiXóaNhững người Cộng Sản thứ thiệt đều giống như ông Võ văn Kiệt, chỉ có những kẻ đội danh Cộng Sản ngày nay mới khác ông.
Trả lờiXóaĐây là lần thứ hai em được đọc bài viết về anh Võ Dũng,anh Minh Diện à.Bài trước đây hình như của nhà báo Nguyễn Thành Phong thì phải ,đăng trên trang nhất báo Văn Nghệ đầu những năm 90 của thế kỉ trước (lâu lâu rồi nên em không nhớ chính xác lắm) .Em có nhớ một vài chi tiết trong bài báo đó là anh Dũng đã là sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ văn ĐH Tổng Hợp Hà Nội thì xung phong nhập ngũ(là em nhớ mang máng như thế).Và sau khi vợ con bị chết trên con tàu đó,bác Sáu Dân đã bốc một ít đất trong lòng tàu bị chìm mang về..Mong anh MD bổ sung thêm tư liệu qua nhiều nguồn khi có thể nha anh,cảm ơn hai anh nhiều(Người em gái Xứ Nghệ)
Trả lờiXóaThủ khoa nhận lệnh nhập ngũ: Gia đình ngỡ ngàng, mong con được đi học
Trả lờiXóaBùi Hà - theo Trí Thức Trẻ | 04/08/2013 07:35
Một bài báo rất xúc động đáng được phổ biến rộng rãi cho nhiều người được đọc.
Trả lờiXóaVõ văn Kiệt-Võ Dũng là những nhân cách lớn.
Võ văn Kiệt là lãnh đạo có tâm - có tầm; thấu hiểu nổi đau mất mát của cả hai bên,có cách nhìn nhân văn, quan tâm đến hòa giải- hòa hợp dân tộc.
Trong một bài báo của nhà thơ Thanh Quế , người cùng đi B với Võ Dũng, xác nhận Võ Dũng đang học lớp 9 hệ 10 năm thì đi bộ đội.Bà Kim Anh cùng hai con bị chết trên táu Thuận Phong, mấy ngày sau có tìm thấy xác một bé trai,một người nhận về chôn cất,hình như đó là Chí Tâm con bác Sáu Dân, lúc đó không thể xác minh được. Bác Sáu ở Nhà Bè hai ngày sau mới biết tin qua đài phát thanh,bác buồn lắm ,đứng một mính cắn môi cho nước mắt chảy vào trong. Sau đó bác Sáu Dân đến thăm chồng bà Ba Kiệm, người nữ giao liên về Sóc Trăng đưa vợ con mình lên cứ và hy sinh.Nhà báo MD đã kể lại câu chuyện một cách trung thực,, bằng cách viết giản dị chân thành nên đọc rất xúc động. Cảm ơn MD-BVB và tất cà những người nhớ vế ANH VÕ DŨNG VÀ BÁC SÁU DÂN!
Trả lờiXóaCái chết của Cụ Kiệt có bình thường không? ai biết thông tin ?
Bài viết về anh Võ Dũng và tính cách của Cựu TT Võ Văn Kiệt thật cảm động vô cùng. Cám ơn nhà báo Minh Diện và blog Bùi Văn Bồng.
Trả lờiXóacai chêt cua vơ con TTVVK do ke thu gây ra cung kha ro va minh bach con sư ra đi cua cô TTVVK THI CAC đc CUA ÔNG ĐUA RA K MINH BACH VA RÂT ĐANG NGƠ???
Trả lờiXóaBằng tài liệu của bản thân và bạn bè, tôi chỉ muốn kể lại một câu chuyện thực về một thời đầy bi tráng đã qua và muốn cùng các bạn suy nghĩ đôi điều: Võ Dũng , sẽ trở thành một một học sinh hạnh kiểm cực tốt nếu biết dạ vâng, khép nép cúi đầu làm theo những cô, bác anh chị trông coi mình. Và dù Võ Dũng không ngoan như vậy, ông Võ Văn Kiệt vẫn có thừa quyền lực và mối quan hệ đề đưa con sang Liên Xô, Đông Đức, hay Tiệp để thanh nhàn, thậm chí chỉ ăn chơi, vui thú ‘xứ người’ mà vẫn có một tấm bằng đỏ đại học sau này ấm thân. Nhưng Võ Dũng đã sống với bản chất, nghị lực của mình, không thớ lợ, không dựa dẫm, và ông Võ Văn Kiệt sẵn sàng chấp “tính bướng bình” đáng khâm phục ấy của con mình. Hình như tính cách ấy, phẩm chất ngày xưa cũng không nhiều, bây giờ thì...không có...Vậy xã hội này rồi sẽ đi đến đâu???
Trả lờiXóaRất cảm phục nhân cách của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và người con trai Võ Dũng tư cách tuyệt vời .
Trả lờiXóaThật đáng tiếc cho đất nước Việt nam của chúng ta đã không thể có được một Tổng Bí Thư như Ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Các đời Thủ tướng và Tổng bí thư sau này ngày càng kém cỏi và lỗi này chính là do Đảng CSVN gây ra chứ không có thế lực phản động nào tạo ra được.
Cảm động. Tụi con được sống trong hòa bình. Nên không thể cảm nhận hết được những nỗi đau thương của thế hệ trước. Nhưng chúng cháu rất tự hào về các đấng đi trước. Chỉ tiếc rằng bộ máy nhà nước chúng ta không còn được như ngày xưa nữa. Cái lợi, cái nhu cầu xa hoa, cái tư tưởng hưởng lợi ngày càng tồn tại nhiều trong bộ máy nhà nước.
Trả lờiXóaNhững ngày cuối đời Bác Kiệt còn có ý định sang Hà Lan để học cách làm đê biển về áp dụng cho Việt Nam, nhưng không kịp...Thật là một CON NGƯỜI vì dân vì nước đúng như tên nhân dân thường gọi BÁC SÁU DÂN.
Trả lờiXóaTôi đã đọc một vài bài của bạn, mong rằng sẽ được xem tiếp những bài hay khác,
Trả lờiXóaCảm ơn MD và BVB!
Trả lờiXóaGiá bài này được đưa vào Sách giáo khoa THCS cho lớp trẻ để thức tỉnh nhân cách còn có được của thời đại thì tốt và cũng để thay những bài sáo quá.
Đọc bài này, tôi - 1 người lính nay ngoại lục tuần mà ứa nước mắt thương xót, kính nể những nhân cách của dòng máu Lạc Hồng.
Liệu Nhân Cách đó còn sót lại kiếp này không? - Chắc còn. Hãy hy vọng!