Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Tình thế Biển Đông khi Mỹ can thiệp xung đột

Tuần duyên USS Fort Worth của Mỹ
Dư luận đang rất nóng khi hành động của Mỹ có thể tạo ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông. 

Tàu khu trục Trung Quốc và tàu USS Fort Worth của Mỹ đang “múa lượn” trên Biển Đông
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố việc cải tạo là để phục vụ mục đích dân sự và “đáp ứng nhu cầu phòng thủ quân sự” của Trung Quốc. Trung Quốc cũng cho rằng “có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)” trên Biển Đông nếu muốn.
Trước tình thế đó Mỹ buộc phải “thay đổi tư thế quân sự”, dự kiến điều hải quân và không quân đến Biển Đông để bảo vệ an toàn hàng không, hàng hải. Trung Quốc phản đối quyết liệt, đặc biệt là các “hỏa lực mồm” tung ra những tuyên bố cứng rắn…
Dư luận đang rất nóng khi hành động của Mỹ có thể tạo ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông.
Xung đột quân sự Mỹ-Trung trên Biển Đông có xảy ra không?
Xảy ra hay không? Xảy ra cách nào? Muốn đánh giá chính xác hãy nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn kinh tế và quân sự.
Trước hết về kinh tế. Cả hai, Trung Quốc và Mỹ đều có sự liên quan chặt chẽ và có quy mô lớn với nhau. Hiện tại Trung Quốc đã vượt Nhật Bản là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, 1.261 tỷ đô la, trong khi của Nhật Bản là 1.227 tỷ đô la, tính đến 3/2015.
Có một câu ngạn ngữ xưa: “Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).
Nên nhớ rằng, chính phủ Mỹ khi phát hành trái phiếu không phải lấy tiền chỉ để chi dụng cho các nhu cầu nội địa, mà dành đến 60% cho đầu tư ở nước ngoài. Vì thế các nhà doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Trung Quốc không cần phải mang tiền từ Mỹ vào Trung Quốc mà lấy ngay tiền của Trung Quốc qua các tác vụ tài chính từ khoản Trung Quốc cho Mỹ vay qua việc mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Số tiền này mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà tư bản Mỹ, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc tiềm tàng.
Ví dụ Apple lấy tiền của Trung Quốc, tận dụng nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, sản xuất ra một cái iPad cứ cho là 100 đô la chẳng hạn. Sản phẩm được xuất qua Mỹ và nhiều nước khác, bán với giá 500 đô la. Tiền lãi chảy hết vào túi Mỹ. Trung Quốc nghèo hơn, cho Mỹ giàu hơn vay tiền, còn Mỹ kiếm lợi ngay trên lưng kẻ cho vay, vậy, ai khôn hơn ai?
Đây là chưa nói tới việc kẻ đi vay lại chính là kẻ in ra đồng tiền đó. Chỉ cần nó phá giá một tý thôi, giá trị trái phiếu có thể mất đi vài trăm triệu đô la, nếu không nói đến vài tỷ, trong chốc lát. Điều này trong thực tế đã xảy ra…
Năm 1985 Mỹ đã buộc Nhật phải ký vào Plaza Accord để đồng yen lên giá hơn 50% so với đồng USD trong hai năm sau đó. Điều này tương đương với tất cả các khoản đầu tư trước đây của Nhật vào Mỹ bị mất giá hơn một nửa, cũng có nghĩa là Mỹ đã “bóc lột” Nhật một cách trắng trợn bằng cách “quịt” 50% số nợ với Nhật.
Hơn 30 năm sau, Trung Quốc đã thế chân Nhật trở thành “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ. Có điều những nỗ lực của Mỹ trong suốt giai đoạn 2000-2006 không làm Trung Quốc nhượng bộ và đồng tiền chỉ được thả lỏng một phần và cho lên giá từ từ so với USD trong những năm gần đây thôi thì cũng gần như bổ sung toàn bộ thâm hụt ngân sách của Mỹ.
Hiện tại dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã hơn 2 ngàn tỷ USD. Thử tưởng tượng nếu Mỹ thành công trong việc làm USD mất giá khoảng 50% so với đồng yuan như đã làm với Nhật năm 1985, số tiền Trung Quốc bị “quịt” sẽ “kha khá”.
Vậy tại sao Trung Quốc không chuyển dự trữ ngoại tệ của mình sang các đồng tiền khác hay vàng? Hay đơn giản hơn là ngừng không tăng dự trữ ngoại tệ nữa vì đã quá đủ để đảm bảo an toàn cho cán cân thanh toán?
Trung Quốc rất muốn và đang cố gắng trong thời gian qua với các nước như Nga, BRICS…để làm điều này, thậm chí còn thành lập ngân hàng riêng với số vốn hơn 100 tỷ USD để cạnh tranh với IMF, tuy nhiên, thoát Mỹ, không muốn là “chủ nợ” của Mỹ thì còn lâu lắm khi mà nền kinh tế đang quá phụ thuộc và Mỹ. Trung Quốc vẫn phải là chủ nợ của Mỹ, vẫn phải mua trái phiếu của Mỹ nếu phát hành.
Cái lợi mà Trung Quốc được trong ván bài kinh tế này không phải là hơn 2 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại tệ dù Trung Quốc biết sẽ mất một phần trong tương lai, sẽ bị quịt trong tương lai… mà là vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thông qua con đường xuất khẩu, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc. Đây là điều đặc biệt cần thiết để Trung Quốc giữ xã hội ổn định và là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị khác.
Vì vậy, chừng nào Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của Trung Quốc, không còn là “phao cứu sinh” bảo đảm công việc làm cho hàng chục triệu, nếu không nói là hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc…thì Trung Quốc sẽ ngừng mua trái phiếu do Mỹ phát hành, ngừng dự trữ ngoại tệ bằng dollars.
Nhưng, hiện tại thì không thể vì chỉ cần một biến động lớn trên thị trường lao động một tỷ rưỡi dân sẽ là một thảm họa cho ổn định xã hội, điều mà các nhà lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ muốn xảy ra, bằng mọi giá.
Vậy, Trung Quốc có muốn xung đột với Mỹ không? Đương nhiên không. Còn Mỹ có muốn xung đột với Trung Quốc không? Để làm gì khi “con gà đang đẻ ra trứng vàng”? Đương nhiên là không rồi.
Về góc nhìn quân sự. Về tình thế, Mỹ xuất hiện quân sự trên Biển Đông khác với xuất hiện trên biển Hoa Đông. Trên Hoa Đông là để bảo vệ Senkaku cho nên, nếu bị Trung Quốc tấn công, thì Mỹ lập tức đáp trả và xung đột quân sự sẽ xảy ra. Mỹ từng sử dụng quân đội để thách thức các tuyên bố chủ quyền không có cơ sở của Trung Quốc. Đơn cử như tháng 11/2013, Mỹ đã điều 2 chiếc B-52 bay trên các quần đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Động thái này nhằm thách thức với vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tự ý thiết lập ra trong khu vực.
Nhưng trên Biển Đông, nếu Trung Quốc chiếm đảo hoặc cải tạo các bãi đá Trường Sa của Việt Nam thì Mỹ không có trách nhiệm, Mỹ chỉ bảo vệ tự do, an toàn hàng hải, hàng không và chỉ đối đầu hay xung đột với Trung Quốc khi Trung Quốc phong tỏa, ngăn chặn hàng hải, hàng không (Trung Quốc chưa có gan làm chuyện này như lập ADIZ trên Biển Đông).
Do đó, xung đột trên Biển Đông chỉ có thể bắt đầu bởi các nước tranh chấp chủ quyền.
Về tình huống, Mỹ cho tàu chiến, máy bay theo dõi Trung Quốc ngoài vùng 12 hải lý (vì Mỹ không muốn căng thẳng) thì tình huống chưa đến mức gây nên sự “cướp cò”, nói cách khác là cả 2 đang ở nấc thang căng thẳng dưới cùng khi Mỹ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên toàn bộ Biển Đông
Về lực lượng, Mỹ mạnh gấp nhiều lần Trung Quốc trên Biển Đông thì Trung Quốc sẽ không bao giờ dám động thủ. Đó là cách của họ mà chúng ta đã chứng kiến trong các lần gọi là khủng hoảng eo biển Đài Loan.

Như vậy, tình thế xung đột là không, tình huống cũng không – do Mỹ không muốn, về lực lượng cũng không – do Trung Quốc không dám thì làm gì có chuyện Trung Quốc-Mỹ đánh nhau. Đánh nhau bằng mồm thì có và chưa biết chừng “2 con voi này lại đang làm tình với nhau” trên Biển Đông.
* Lê Ngọc Thống
-------------------/
Tàu tác chiến Mỹ-Trung 
chạm trán trên Biển Đông
Thanh Phương (RFI) – Trong một cuộc tuần tra gần đây trên Biển Đông, tàu tác chiến của Mỹ và Trung Quốc đã sử dụng các quy tắc mà hai nước đã thỏa thuận cho các cuộc gặp nhau bất ngờ trên biển.

Tàu USS Fort Worth (LCS-3) trên đường tới dự triển lãm hải quân IMDEX Asia
tại căn cứ Changi, Singapore, 18/05/2015 – REUTERS/Edgar Su
Hãng tin Bloomberg News hôm nay, 20/05/2015 trích lời Đô đốc Michelle Howard, Phó Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, cho biết là tàu tác chiến tuần duyên USS Fort Worth gần đây đã gặp một tàu quân sự của Trung Quốc ở khu vực gần quần đảo Trường Sa.
Đô đốc Howard cho biết là Hoa Kỳ đã thỏa thuận với Trung Quốc về việc sử dụng các quy tắc ứng xử cho những cuộc gặp bất ngờ trên biển để tránh xảy ra đụng độ giữa hai bên. Những quy tắc đó đã được hai tàu tác chiến nói trên sử dụng khi gặp nhau trong lúc tuần tra.
USS Fort Worth là chiếc tàu tác chiến tuần duyên đầu tiên của Mỹ được điều đến Biển Đông để tuần tra tại vùng biển chung quanh quần đảo Trường Sa, nơi mà nhiều nước, chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc và Philippines, đang tranh chấp chủ quyền.
Nhưng nữ Đô đốc Mỹ không nói rõ là chiếc USS Fort Worth đã đi vào phạm vi 12 hải lý (22 km) chung quanh quần đảo Trường Sa hay không. Bà cũng không cho biết chi tiết của vụ chạm trán giữa hai tàu tác chiến Mỹ-Trung.
Những quy tắc về gặp nhau bất ngờ trên biển chắc chắn là sẽ được sử dụng nhiều hơn, bởi vì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter chủ trương mở rộng tuần tra trên vùng Biển Đông, kể cả khu vực trong phạm vi 12 hải lý chung các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên quần đảo Trường Sa.
Kế hoạch này là nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và là một chiến dịch mà Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành. Năm ngoái, Mỹ đã tiến hành chiến dịch « Tự do hàng hải » đối với 19 quốc gia, trong đó có Indonesia, Philippines và Việt Nam.
Theo Bloomberg News, nữ Đô đốc Howard, phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên chỉ huy một chiến hạm của Hải quân Mỹ, cho rằng đã đến lúc Trung Quốc phải giải thích rõ mục tiêu của các công trình bồi đắp, mở rộng đảo ở Biển Đông.
--------------------/
Đô Đốc Mỹ tuyên bố hậu thuẫn ASEAN
đoàn kết chống Trung Quốc
(VOA) – Các hoạt động của Trung Quốc cải tạo đất chung quanh các bãi cạn trong vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông đang phương hại tới tự do và ổn định, và có nguy cơ khích động căng thẳng, thậm chí có khả năng dẫn tới xung đột, theo lời phát biểu của Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken tại một cuộc họp báo ở Jakarta hôm nay, 20 tháng 5.

Đô Đốc Michelle Howard yêu cầu Trung Quốc giải thích các hoạt động lấp đất xây đảo ở Biển Đông.
Ông Blinken được hãng thông tấn Reuters dẫn lời nói tại cuộc họp báo rằng: “Trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách xây dựng những lâu đài bằng cát thành những vùng lãnh thổ có chủ quyền, và vạch lại các ranh giới của nước này trên biển, thì các động thái này đang làm xói mòn sự tin tưởng trong khu vực, tác động đến niềm tin của giới đầu tư”.
Vẫn theo thứ trưởng ngoại giao Mỹ, cách ứng xử của Trung Quốc “có nguy cơ tạo ra một tiền lệ là các nước lớn được tự do lấn át các nước nhỏ hơn, khích động căng thẳng, tạo bất ổn, thậm chí có thể dẫn tới xung đột”.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đối đầu nhau về cuộc tranh chấp Biển Đông hôm thứ Bảy vừa qua, khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry trong lúc đến thăm Trung Quốc đã yêu cầu Bắc Kinh hành động để giảm thiểu căng thẳng. Đáp lời Ngoại Trưởng Kerry, Trung Quốc tuyên bố ý chí của họ để bảo vệ các lợi ích của mình là “vững như bàn thạch”.
Tại cuộc họp báo ở Jakarta, Thứ Trưởng Blinken nói các nước cần phải quản lý các đòi hỏi chủ quyền chồng chéo theo đường lối ngoại giao. Ông nói Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường là không ngả về phe nào, nhưng ‘cực lực chống đối các hành động có mục đích khẳng định chủ quyền bằng vũ lực hay bằng cách doạ nạt” các bên khác.
Ông Blinken khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khuyến khích tất cả các nước tranh giành chủ quyền Biển Đông giải quyết những bất đồng theo những cung cách hành xử thông thường được quốc tế công nhận.
Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đang đạt những bước tiến nhanh chóng trong các công trình lắp đất xây đảo tại quần đảo Trường Sa, và Trung Quốc đang xây một phi đạo có thể được sử dụng bởi máy bay quân sự, và có dấu hiệu là một phi đạo thứ nhì cũng sắp sửa được xúc tiến.
Tờ The Wall Street Journal hôm 19/5 trích lời lãnh đạo cao cấp thứ nhì của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ, Nữ Đô Đốc Michelle Howard, yêu cầu Trung Quốc giải thích các hoạt động lấp đất xây đảo ở Biển Đông. Bà cho biết Mỹ sẽ hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á, nếu các nước này chọn giải pháp đoàn kết với nhau chống lại Bắc Kinh.
Đô Đốc Howard nói: “Tôi nghĩ đã tới lúc Trung Quốc nên thảo luận về ý nghĩa của các hoạt động cải tạo đất của họ. Từ quan điểm riêng của tôi, không ai có thể nói là họ làm như vậy để xây một khu nghỉ mát trên đó. Thế cho nên, ai đó cần giải thích vì sao họ lại có những hoạt động đó.”
The Wall St. Journal tường thuật rằng Đô Đốc Michelle Howard đưa ra lời phát biểu đó trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba vừa rồi, phát biểu mà tờ báo bình luận là đã “góp phần tăng sức ép để đòi Trung Quốc phải đáp ứng những lời chỉ trích đối với các công trình xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong các vùng biển tranh chấp”.
Hoa Kỳ đang cân nhắc việc điều các máy bay hoặc tàu hải quân Mỹ đến gần các đảo tân tạo, một động thái có phần chắc sẽ làm leo thang tình hình, một tình huống mà Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc”.
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về phát biểu của Đô Đốc Howard.
Theo một bản tin của PressTv, một tàu hải quân Mỹ và tàu chiến Trung Quốc đã đối đầu nhau ở Biển Đông, sau khi Ngũ Giác Đài loan báo quyết định giám sát khu vực.
Đô Đốc Michelle Howard hôm qua cho biết trong cuộc đối đầu này, hai bên đã áp dụng những quy tắc mà hai bên đã thoả thuận trước đó, để xử lý những vụ đối đầu không định trước trên biển.
Tàu hải quân Mỹ, chiếc USS Forth Worth, gặp tàu hải quân Trung Quốc gần quần đảo Trường Sa, và hai bên cùng tôn trọng các quy tắc có sẵn một cách chuyên nghiệp, theo lời Đô Đốc Michelle Howard.
Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đề xuất một số giải pháp, trong đó có việc điều máy bay trinh sát Mỹ bay trên không phận Biển Đông, và điều động tàu chiến tới phạm vi 12 hải lý cách quần đảo Trường Sa.
(Nguồn: Reuters, The Wall Street Journal)
---------------

16 nhận xét:

  1. Không có sen đầm (hiến binh - lính bảo vệ hiến pháp) Mỹ, thế giới này có mà loạn! Đó là thực tế. (Ở các bộ phim châu Á, "đi Mỹ" là biện pháp để thoát khỏi bế tắc).
    Nhưng có những kẻ vẫn ra ra chửi Mỹ, trong khi bằng mọi cách lợi dụng Mỹ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. số này có cái Cosavina Group là rõ nhất. Vô liêm sỷ

      Xóa
  2. Nhiều kẻ (không biết là ngu hay mù , lú) cứ thấy báo chí đăng "TQ là chủ nợ lớn nhất của Mỹ" thì mừng rỡ ra mồm , đâu có biết được muốn thoát là "chủ nợ" cũng đâu có dễ?! Nó như dây vào "tổ kiến lửa". Thế mới biết được sưc mạnh Mỹ như thế nào...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn ơi, "chủ nợ" cái gì chứ? TC thấy đầu tư vào Mỹ là sinh lợi an toàn thì thì đổ tiền vào thôi. Dám rót vào các nước èo uột không? Vậy thì TC cần Mỹ hơn Mỹ cần TC.
      Đó đúng là những kẻ ngu, mù, lú lẫn, dốt nát!
      Thêm nữa, bất động sản không phải là ngành kinh tế đích thực, như đa số ở VN quan niệm sai lầm. Ai lại đem chuyện an cư lạc nghiệp ra để "tàn sát" nhau khốc liệt như thế? ("Tao mua thật rẻ, bán thật đắt, qua những thủ đoạn nham hiểm quỷ quyệt! Đứa nào ngu thì chết"!)
      Kinh tế đích thật sinh lợi từ sức lao động chân tay và trí óc, qua các sản phẩm vật chất (cao), cũng như dịch vụ công ích xã hội.

      Xóa
    2. những người tuyên truyền Trung quốc phát triển vượt bậc, hùng mạnh vượt bậc, là nền kinh tế lớn nhất thế giới, là chủ nợ lớn nhất cuar Mỹ.... đều là luận điêụ của tuyên giáo đảng, quán triệt tinh thần "tự sướng" để ngươì dân tin vào sự "tài tình" của đảng csTQ, tức là tin vào đảng"ta" sẽ lãnh đạo dân ta được như TQ? đấy chẳng qua là một chiêu lừa tinh vi và ngọt ngaò.

      Xóa
  3. Tóm lại: Hai chú mèo bự đang vờn (một lũ) chuột! Nhỏ con, sức yếu thì lựa cơ mà ...né. Có điều chẳng biết ta đang "lựa" cơ nào?

    Trả lờiXóa
  4. Không biết lãnh đạo nhà ta có hiểu chuyện này không? Hay tình hìnhthế giới và Biển Đông diễn biến phức tạp.

    Trả lờiXóa
  5. Thằng lớn nào cũng tính phần lợi về cho nó, nhưng có thằng lớn mã thượng, có thằng lớn bỉ ổi. Mỹ đối xử với các nước rất văn minh và sòng phẳng: Về chính trị, quân sự thì theo chuẩn mực và luật pháp quốc tế, về kinh tế thì tuân thủ quy luật kinh tế thị trường, ăn nhau bằng những đòn kinh tế hiểm hóc. Lớn mà như Tàu và Nga thì chỉ khiến thế giới lo sợ và tránh xa. Người khôn lựa bạn mà chơi, dại thì chết.

    Trả lờiXóa
  6. bây giờ đảng kêu gọi toàn dân tham gia chống MỸ không biết dân phản ứng như thế nào nhỉ

    Trả lờiXóa
  7. Đa số người dân mình có hiểu gì về kinh tế đâu . Ngay cả những lãnh đạo chóp bu chỉ học trường
    NAQ , chủ yếu học về chính trị Mác Lê với tổ chức đảng có ông nào có bằng TS kinh tế đâu . Đã
    thế lại rất tự cao tự đại, cứ vỗ ngực '' ta đánh thắng 2 đế quốc to'' thì làm gì chẳng được(!) Làm như là đã đâm lê , bắn AK được thì thành vĩ nhân toàn diện.(?!) Đúng là ngu đạt đỉnh cao thế giới ! Ngu đến mức không nhận ra mình ngu thì đúng là ngu "lũy thừa" ! Còn bọn ngu lại tự cao
    tự đại này lđ thì đất nước này còn lạc hậu, dân còn đau khổ !

    Trả lờiXóa
  8. Cụ Thống viết đúng kiểu dân ngoại đạo về kinh tế, cụ làm như dân Nhật hay TQ nó ngu hết đem xèng cho mẽo xài ròi quỵt, chỉ mình cụ khôn để ba hoa chích chòe như thế keke. Cụ viết toàn các lí do khiên cưỡng chả lọt tai là mấy.
    Mẽo nó chuyển trục sang châu á TBD thì nó đã mời tàu lên võ đài roài, bây giờ có muốn hay không, có ẩn mình kiểu gì thì cũng phải ra mặt thượng đài để so găng.
    Tôi hỏi ông Thống, tại sao gần đây trung đông nó nóng như lửa vậy? Để làm gì?
    2 câu này đơn giản mà sâu sắc đấy hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Thống này trước đây viết nhiều bài phân tích đọc cũng được , nhưng độ này không hiểu sao toàn quay sang thổi đít cho Putin , Tôi đéo đọc lão này nữa . Cú Trang BVB mà đọc , ở đây khối người giỏi , toàn chuyên gia phân tích , bây giờ tôi mới phát hiện ra trang này .

      Xóa
  9. Lê Ngọc Thống ơi ! sao TQ chúng xây dựng trái phép mà quân đội anh hùng ta không ra cưởng chế lại ngồi trên bờ ngậm miệng ăn tiền.Cứ như là biển Đông là của Mỹ và TQ không bằng.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Thống viết " Đánh nhau bằng mồm thì có và chưa biết chừng “2 con voi này lại đang làm tình với nhau” trên Biển Đông." thật không ổn cả về pháp lý lẫn luân lý.Chẳng lẽ có một cặp dắt nhau vào ngôi nhà của ông Thống làm tình, ông chỉ đứng nhìn mà không hành động gì.

    Trả lờiXóa
  11. Tôi dám cá với mọi người là ông Thống này ăn lương chí ít thượng tá bên Tc chính trị hoặc TC 2 ... Hôm nọ có được đọc bài giảng chính trị cho bên quân đội, thấy không khác một từ...

    Trả lờiXóa