Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Tại sao phải bỏ ngay lập tức dự án lấp sông Đồng Nai?

* ANH VŨ
Tại hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp và Mạng lưới sông ngòi VN tổ chức, các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị cần phải dừng và hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai ngay lập tức. Tại sao các nhà khoa học lại có kiến nghị kiên quyết như vậy?
Ảnh hưởng dòng chảy ở hạ lưu
Việc UBND tỉnh Đồng Nai đồng ý cho Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát khởi công dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, theo các chuyên gia về thực chất đây là dự án lấn sông Đồng Nai để phục vụ nhu cầu kinh doanh.
Dự án này với quy mô 8,4 ha, nằm dọc theo sông Đồng Nai. Trong đó hơn 7,7 ha là mặt nước, chỉ có hơn 0,6 ha là đất đang hiện hữu. Đặc biệt dự án này sẽ lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m, còn đoạn rộng nhất là 100m.
Hầu hết các chuyên gia và nhà quản lý đều cho rằng, dự án này sẽ là một hiểm họa vô cùng lớn không chỉ cho môi sinh, mà ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên một diện rộng ở khu vực Đông Nam Bộ.
Trả lời câu hỏi, Dự án lấn sông Đồng nai có tác động và ảnh hưởng thế nào đối với môi trường cũng như đời sống kinh tế - xã hội vùng hạ lưu sông Đồng Nai?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: “Bởi vì dòng chảy khi anh tác động làm cho dòng chảy hướng đi một cái hướng khác chẳng hạn, thì hoàn toàn phía hạ lưu nó sẽ thay cái lòng dẫn cho phù hợp với dòng chảy và nó uốn lượn theo quy luật dòng chảy động lực học sông. Và lúc đó, sạt lở, bồi lắng ở phía hạ lưu sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, rồi công trình hai bên ven sông. Sẽ ảnh hưởng xuống phía hạ lưu sông, ở những đoạn Sài gòn, rồi trên các tỉnh phía lân cận. Mà tôi nghĩ thiệt hại sẽ gấp hàng trăm lần cái mà chúng ta chưa lường hết được.”
Tác động ô nhiễm nước rất kinh khủng và khu vực sinh thái nhạy cảm chắc chắn sẽ làm thay đổi dòng chảy. TS. Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam ghi nhận: “Nếu như Dự án này được bê tông hóa kiểu như vậy, thì sẽ làm thay đổi đáy sông và làm tác động đến bờ bên kia, kể cả cù lao. Như vậy sẽ gây ra những trường hợp sụt lở, gọi là sạt hay sụt thẳng xuống do xuất hiện những dòng chảy thay đổi và những cái lực của dòng xoáy tác động mới. Vùng đáy sông của dòng sông này có sự khác biệt, khi đi vào vùng dự án này, cái đoạn phình ra đó thì chúng tôi thấy rằng không phải là sự vô tình, mà là sự cố ý trong thiên nhiên. ”
Từ Sài gòn, TS. Phạm Sanh một chuyên gia đô thị cho biết quan điểm của ông, ông nói: “Người ta lấn ra sông Đồng nai một khoảng từ 50 đến 100 thước, thì nó giống như một cái mỏ hàn lớn. Như vậy nó sẽ thay đổi dòng chảy, đáng chú ý bên lấp song là bên xói như vậy khi mình làm cho dòng chảy bớt xói thì dòng chảy bắt buộc sẽ phải thay đổi vận tốc. Và vận tốc này nó sẽ đánh thẳng, do đó sẽ khiến cho cù lao Phố hoàn toàn bị xói.”
Đây là một việc làm vi phạm pháp luật, cần phải được xử lý triệt để để tránh tạo một tiền lệ xấu trong tương lai. TS. Lê Mạnh Hùng khẳng định: “Đây là đang làm trái Luật Tài nguyên nước năm 2012 và kể cả những vấn đề liên quan đến Luật đê điều. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không nên để nó trở thành một cái tiền lệ. Điều này cần phải cấm ngay, bởi vì tôi nghĩ bản thân cái thiệt hại tôi tin chắc rằng sẽ lớn gấp nhiều lần cái được lợi. Tôi nghĩ cần phải xem xét lại và ngăn chặn chuyện được chuyện ấy thì mới không gây ra hiểm họa.”
Tác động sẽ vô cùng lớn
Một dự án liên quan đến nhiều tỉnh chắc chắn là Chính phủ phải giải quyết chứ không thể để chủ tịch một tỉnh giải quyết được, đặc biệt, đây là một dự án ảnh hưởng tới số đông người dân.  TS. Vũ Ngọc Long cảnh báo: “Bây giờ khi Dự án là bê tông hóa thì rõ ràng người ta nói theo báo cáo của UB Tỉnh cũng như Sở Tài nguyên Môi trường và thông cáo báo chí nói rằng đã nghiên cứu tác động đến môi trường là có tác động không nhiều, không đáng kể. Nhưng tôi nghĩ là đáng kể và rất lớn, những cái lực tác động ấy, đặc biệt là trong mùa lũ, hoặc trong các trận đại hồng thủy hay những trận lũ bất thường thì nó sẽ có tác động vô cùng lớn.”
Theo báo Thanh niên, TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội khi trao đổi với báo chí đã khẳng định: "Đấy là thách thức đối với kỷ cương phép nước. Thách thức giữa cái chủ quan và cái khoa học. Theo tôi muốn làm gì thì cũng phải dựa trên cơ sở khoa học làm được hay không làm được chứ không phải dựa vào ý muốn chủ quan rồi muốn làm gì thì làm."
Tại hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp và Mạng lưới sông ngòi VN tổ chức ngày 12/5 tại Hà Nội vừa qua. Các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị cần phải dừng và hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai, đồng thời yêu cầu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai phải trả lời chất vấn trước Quốc hội...
Tại hội nghị này, TS. Vũ Ngọc Long đã kiến nghị: “Cần phải dừng hoặc hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai. Đề nghị Ủy ban Bảo vệ môi trường và lưu vực sông Đồng Nai, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thảo luận và sớm có giải pháp ngăn chặn và “cứu” con sông Đồng Nai trước nguy cơ bị khai thác quá mức như vậy.”.
Dừng dự án chỉ là bước ban đầu, phải tiến hành xử lý triệt để là dẹp bỏ dự án vì đã vi phạm “khoản 5, điều 9” của luật Tài nguyên nước. TS. Tô Văn Trường ghi nhận: “Chỉnh trị sông cũng như dạy thú dữ làm xiếc. Nếu dạy theo một phương pháp khoa học, thì con thú có thể được thuần phục làm trò để mua vui cho mọi người, nhưng nếu dạy thú theo phương pháp trái với quy luật của thú thì nó có thể quay lại trả thù con người, trả thù rất tàn bạo. Do vậy phải dừng dự án lấn sông Đồng Nai là đúng.
Trả lời phỏng vấn của báo Thanh niên,  TS. Vũ Ngọc Long, khẳng định rằng: “một người trong sân bay Biên Hòa có xác nhận việc Công ty Toàn Thịnh Phát đã mua đất đá ở đây để đổ xuống lấp sông Đồng Nai tạo mặt bằng phát triển dự án nhà ở. Nếu đây là sự thật thì vô cùng nguy hiểm bởi nó chính là hành vi phát tán chất độc hại. Trong khi đó, ngay gần dự án lấp sông này là họng lấy nước sinh hoạt của Nhà máy nước Biên Hòa phục vụ cho 1,5 triệu người. Cách đó chừng 1 km cũng là họng lấy nước của Nhà máy nước Hóa An cấp nước sinh hoạt cho gần 10 triệu người ở TP.HCM. Hậu quả không thể lường được đối với cộng đồng, bởi dioxin đặc biệt nguy hiểm đối với con người là có thể dẫn đến quái thai, ung thư, bại não... như nhiều người ở nước ta đã gánh chịu sau chiến tranh.”
Dư luận cho rằng chủ đầu tư là Công ty cổ phần Toàn Thịnh Phát chỉ cần đầu tư hơn 100 tỷ VNĐ để san lấp mặt bằng mà không cần phải đền bù để giải tỏa và giải phóng mặt bằng như các dự án khác. Nên nguồn lợi thu được của họ qua dự án này sẽ là hàng ngàn tỷ đồng. Do vậy, câu hỏi được đặt ra là “Thế lực đứng đằng sau dự án này là ai mà họ dám bất chấp pháp luật như vậy?”
           AV/RFA
------------

9 nhận xét:

  1. Đã có quá nhiều ý kiến của các nhà khoa học , của các bộ ngành , các hội nghị hội thảo về việc tỉnh Đồng nai cho phép một nhà đầu tư tác động thô bạo vào dòng chảy tự nhiên của sông Đồng nai , nhưng đến bây giờ vẫn chưa ngã ngũ có nên dừng cái dự án " khốn kiếp " này hay không ? Lạ thật , ở một cái đất nước đầy rẫy " luật môi trường " và các loại luật khác ấy vậy mà chỉ một việc nhỏ là cái tỉnh đó do lãnh đạo thiếu hiểu biết ( và có thể là hùn hạp ăn chia ) đã " bức tử " dòng sông , bất chấp ý kiến của dư luận , các nhà khoa học , các bộ ngành liên quan ...vấn " nhơn nhơn " cho là đúng " qui trình " ... Vậy chúng ta phải hiểu vấn đề này như thế nào ? chỉ có thể giải thích cái trò này là : phép vua thua lệ làng , trên bảo dưới không nghe , nạn " 12 xứ quân " của thế kỷ 21 ... Tất cả chỉ để phục vụ lợi ích tối thượng : nhóm lợi ích ! Lãnh đạo của tỉnh Đồng Nai nói riêng , các tỉnh trong cả nước nói chung đều trong tình trạng " coi trời bằng vung " , " tao đã chạy ra tận trung ương rồi chúng mày có kiện củ khoai ! " !!! Hết chuyện để nói . Có lẽ lại phải để " thủ tướng chính phủ " ra tay giống vụ " quan xã tham nhũng gà mới nở " thì mới xong !!!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xem một GS TS ăn nói như du côn: Là người đứng đầu Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM, đơn vị thực hiện đánh giá ĐTM, trước những câu hỏi từ dư luận người dân, báo chí đặt ra, báo Người Lao Động hỏi: Dự án này đang được dư luận rất quan tâm, ông không lo ảnh hưởng uy tín của viện sao?

      Ông Nguyên Văn Phước, viện trưởng viện tài nguyên môi trường, tác giả bản DTM (đánh giá tác động môi trường) trả lời: “Dư luận là ai? Toàn mấy kẻ phá hoại thôi!”
      Ông này đang lên tiếng thách thức dư luận và các vì GSTS khác đánh nhau tay đôi với ông ta!
      Trong bản đánh giá ĐTM do Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM mà ông Phước là Viện trưởng thực hiện, TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đại diện nhóm chuyên gia nghiên cứu của VRN đã đưa ra những bằng chứng cho thấy báo cáo ĐTM dự án lấp sông Đồng Nai có sự sao chép đối với báo cáo dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng.
      TS Vũ Ngọc Long đặt dấu hỏi: “Phần kết luận của báo cáo 3 trang thì hơn 50% của kết luận này được copy từ báo cáo dự án nghĩa trang Vĩnh Hằng. Tôi rất ngạc nhiên vì sao nó lại giống nhau đến thế, từ kết luận, giải pháp kiến nghị... Có những đoạn đánh dấu giống nhau từng câu, từng chữ”.
      Trả lời về chuyện này, với tư cách người đứng đầu đơn vị thực hiện, GS-TS Nguyễn Văn Phước nói: "Tầm bậy! Họ dựa vào cơ sở nào để nói ĐTM sao chép?"
      Giải thích kỹ hơn, ông Phước nói: "Kết luận nào mà chả giống nhau! Vì các ĐTM đều thực hiện theo mẫu Thông tư 26/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn".
      Đượ c biết tay Phước này nguyên là giáo viên ĐHBK HCM, chạy chọt mãi, hối lộ khủng đề được phong GS rồi nhảy vào ngồi ghế cái viện tài nguyên môi trường của đai học quốc gia tp HCM

      Xóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 20:14 17 tháng 5, 2015

    Đất có thổ công,sông có hà bá. Làng tôi ở ven hạ lưu sông Hương (Huế). Chưa bao giờ người ta dám có ý nghĩ lấp sông mà mỗi năm còn phải cúng tế (cho hà bá thoải mái) nữa.
    Tại sao vậy?-Lý do không phải vì dị đoan mà vì lời dạy của ông cha để lại: "Đừng đụng đến giòng chảy của sông.Nước xói mòn có thể làm đổ thành".

    Trả lờiXóa
  3. => vì nó sẽ tạo ra những hậu cực nguy hiểm cho những thế hệ tương lai ! Yêu cầu hủy dự án ngay lập tức,và,trả lại nguyên trạng vô điều kiện !

    Trả lờiXóa
  4. Lãnh đạo đồng nai nói riêng và nhiều tỉnh của VN cũng như TW nói chung hiện nay vì TIỀN chúng trở thành ĐIẾC và MÙ hết rồi
    Quả đấm thép, Bo xit Tây Nguyên , Chặt cây ở Hà Nội , Lấp sông Đồng Nai , Nỗi oan khổ của gia đình ông Chấn .. . Tất cả cũng do từ điều 4 HP mà ra

    Trả lờiXóa
  5. Một số báo giấy có bài bênh vực việc lấp sông ĐN. Thật là những ví dụ cụ thể của "bầy viết thuê"!
    Các rạch nhỏ trước đây của SG nay bị lấp bởi các dự án địa ốc. Nay chỉ cần 1 cơn mưa nhỏ là Hcm Xì Tì trở thành "Đây suối Lê N, kia núi M. Cuộc đời bì bõm, thật là oan!"

    Trả lờiXóa
  6. Không phải chỉ loại bỏ những cán bộ 2D như ông Tư Sang nói , mà cần phải loại bỏ cả những D+M (Dự án và môi sinh) . Không phải chỉ loại bỏ khi chọn vào TW mà loại bỏ ở tất cả các cấp từ xã , phường , quận huyện , tỉnh thành...Đồng bộ như vậy mới hiểu quả.

    Trả lờiXóa
  7. Trí thức & Ý thức!
    1. Rất mừng và đáng khen cho việc tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững lưu vực sông - thách thức và giải pháp” do Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN phối hợp với Viện Nghiên cứu Lập pháp và Mạng lưới sông ngòi VN đồng chủ trì.
    Các vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, các nhà khoa học đến dự Hội thảo hoặc phát biểu chính kiên của mình….là những Trí thức thực thụ và có Ý thức trách nhiệm Khoa học và Công dân rất cao đã thống nhất: (a) Kiến nghị cần phải dừng và hủy bỏ dự án lấp sông Đồng Nai ngay lập tức. (b) Yêu cầu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai phải trả lời chất vấn trước Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nại về hành vi đồng ý cho Công ty Cổ phần Toàn Thịnh Phát triển khai dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”.
    2. Việc làm của ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai là hành vi cố ý đã và đang làm trái Luật Tài nguyên nước năm, Luật Đê điều và quyết định sai thẩm quyền. Một dự án với quy mô 8,4 ha, nằm dọc theo sông Đồng Nai; trong đó, hơn 7,7 ha là mặt nước, chỉ có hơn 0,6 ha là đất đang hiện hữu, lấn ra sông đoạn hẹp nhất là 30m, còn đoạn rộng nhất là 100m mà chính quyền tỉnh Đông Nai tự cho mình có quyền, vung tay ký liều, quyết điịnh lấn-lấp sông Đồng Nai. Đay là hành vi lạm quyền và coi thường luật pháp, tạo tiền đề xấu cho hành động vô chính phủ đã và sẽ tiếp tục xuất hiện ở các địa phương, nếu đảng và chính phủ không xử lý nghiệm đối với vụ việc này..
    Hành vi của ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự: Lạm dụng chức quyền, mưu lợi ích nhóm, vi phạm Luật Tài nguyên nước và Luật Đê điều, phá hoại môi trường và gây hiệu quả nghiêm trọng về đời sống vật chất và tinh thân của gần 12 triệu người sinh sông ven sông Đồng Nai. Do đó, đề nghị khởi tố vụ án và khởi tối bị can đối với ông Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
    3. Phải khởi tố hình sự, vì dấu hiệu vô chính phủ, tự ý vung tay ký liều vì lợi ích nhóm đã xuất hiện vừa qua ở nhiều ông Chủ tịch Uy ban Nhân dân tỉnh và thành phố như dự án Đèo Hải Vân ở Thừa Thiên Huế, cho thuê đất 70 năm ở Hà Tĩnh, chặt cây xanh ở Hà Nội…!
    Đó! Đã là nhà nước pháp quyền, phải hành xử bình đẳng như dzây!
    Các vị ngẫm xem!


    Trả lờiXóa
  8. Mỗi ngày bầy sâu mọt lại nghĩ ra một kế để đục khoét. Nhưng lấn sông Đồng Nai là một tội ác vì nó phá hoại nguồn nuớc, dòng chảy. Bằng mọi giá phải chặn bàn tay tội ác của họ lại.

    Trả lờiXóa